1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tìm hiểu đánh giá khả năng khử trùng của dung dịch hoạt hóa điện hóa anolit đối với e coli staphylocuss và salmonela trong môi trường nước

33 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 714,28 KB

Nội dung

Báo Cáo Thực Tập BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài TÌM HIỂU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHỬ TRÙNG CỦA DUNG DỊ[.]

Trang 1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA: MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài: TÌM HIỂU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHỬ TRÙNG CỦA DUNGDỊCH HOẠT HÓA ĐIỆN HĨA ANOLIT ĐỐI VỚI E.COLI,

STAPHYLOCUSS VÀ SALMONELA TRONG MƠI TRƯỜNG NƯỚC.

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NHẬT KÝ THỰC TẬP 3PHẦN I GIỚI THIỆU 4

1 Viện Công nghệ Môi trường 4

1.1 Chức năng 4

1.2 Nhiệm vụ 4

1.3 Cơ sở làm việc: 5

1.4 Các phịng chun mơn: 5

2 Phịng Cơng nghệ điện hóa mơi trường: 5

PHẦN II NỢI DUNG THỰC TẬP 6

1 Dung dịch hoạt hóa điện hóa 6

2 Nghiên cứu khả năng khử trùng của dung dịch anolit 9

2.1 Chuẩn bị thí nghiệm: 9

2.2 Quy trình tiến hành thí nghiệm: 9

2.3 Kết quả thí nghiệm: 10

3 Nghiên cứu khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit 15

3.1 Chuẩn bị thí nghệm: 15

3.2 Quy trình tiến hành thí nghiệm: 15

3.3 Kết quả thí nghiệm: 16

4 Nghiên cứu khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit 21

4.1 Chuẩn bị thí nghiệm: 21

4.2 Quy trình tiến hành thí nghiệm: 21

4.3 Kết quả thí nghiệm: 22

PHẦN III KẾT QUẢ - KINH NGHIỆM BẢN THÂN 27

1 Kết quả 27

2 Kinh nghiệm bản thân 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 3

MỞ ĐẦU

Khử trùng là công việc rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực Các vấn đềkhử trùng rất đặc biệt được quan tâm và phải kể đến như việc khử trùng tại các bãirác, khử trùng khơng khí tại các bãi rác, các nhà máy sản suất có phát sinh chấtthải, khử trùng nước thải, khử trung nước ăn uống…Trong lĩnh vực y tế, việc khửtrùng càng đặc biệt được chú trọng Khử trùng các phòng kín sạch, các phịng mổvà các dụng cụ cho các ca mổ, ca phẫu thuật đặc biệt quan trọng đối với sức khỏengười Trong ngành thực phẩm việc bảo quản hoa quả, các sản phẩm chế biến nhưtrong chế biến thủy sản khỏi vi khuẩn làm hỏng chất lượng của sản phẩm quyếtđịnh đến chất lượng, giá thành của sản phẩm Vì vậy, vấn đề nghiên cứu phát triểncơng nghệ khử trùng rất được quan tâm Ngày nay có rất nhiều các phương phápkhử trùng khác nhau với các loại tác nhân khử trùng khác nhau Phổ biến hiện naychủ yếu sử dụng để khử trùng môi trường nước và bề mặt Mỗi chất khử trùng cónhững ưu nhược điểm nhất định và nhiều các chất khử trùng chưa được u thíchvì chúng khá độc hại đối với con người và môi trường.

Việc nghiên cứu lựa chọn chất khử trùng có hiệu quả cao và thân thiện vớimơi trường và con người được đánh giá cao Với mục đính như vậy Viện Côngnghệ Môi trường đã thực hiện đề tài cấp nhà nước: “ Nghiên cứu công nghệ sảnxuất và ứng dụng dung dịch siêu oxy hóa có độ khống hóa thấp để làm chất khửtrùng trong chế biến thủy sản xuất khẩu” do KSC Nguyễn Văn Hà là chủ nhiệm.Trong thời gian thực tập tại Viện Công nghệ Mơi trường tơi đã được tham gia cùng

nhóm nghiên cứu và cùng thực hiện một phần nhỏ công việc của đề tài là : “Xác

định hiệu lực khử trùng của Anolit và so sánh với khả năng khử trùng của cácchất khử trùng khác đang có mặt phổ biến trên thị trường là Canxi

Trang 4

NHẬT KÝ THỰC TẬP

TuầnCông việc

Tuần(Ngày 26/03 đến30/03/2012) Tìm và đọc tài liệuTuần 8(Ngày 02/04 đến06/04/2012)

Khả năng khử khuẩn của Anolit đối với vi khuẩn E.coli,Salmonella và Staphylococus

Ngày 26/03

Ngày 27/03Ngày 28/03Ngày 29/03Ngày 30/03

Chuẩn bị thí nghiệm: pha môi trường nuôi cấy vi sinh, đĩa Petri, ống nghiệm muối sinh lý, Tiến hành thí nghiệm

Đọc kết quả

Đọc lại kết quả và chụp ảnh mẫuHấp rửa đĩa pettri

Tuần 9

(Ngày 09/04 đến13/04/2012)

Khả năng khử khuẩn của Canxi hypoclorit đối với vi khuẩn

E.coli, Salmonella và Staphylococus

Tuần 10

(Ngày 16/04 đến20/04/2012)

Khả năng khử khuẩn của Natri hypoclorit đối với vi khuẩn

E.coli, Salmonella và Staphylococus

Tuần 11

(Ngày 23/04 đến27/04/2012)

Khả năng khử khuẩn của Anolit đối với vi khuẩn E.coli vàStaphylococus

Tuần 12 (Ngày

30/04 đến04/05/2012)

Khả năng khử khuẩn của Canxi hypoclorit đối với vi khuẩn

E.coli và Staphylococus

Tuần 13 (Ngày

07/05 đến11/05/2012)

Khả năng khử khuẩn của Natri hypoclorit đối với vi khuẩn

E.coli và Staphylococus

Công việc của các tuần gồm: Chuẩn bị thí nghiệm, tiến hànhthí nghiệm, đọc kết quả, đọc lại thí nghiệm, chụp ảnh mẫu và

hấp rửa đĩa Petri.

Tuần 14

(Ngày 14/05 đến18/05/2012)

Trang 5

PHẦN I GIỚI THIỆU

1 Viện Công nghệ Môi trường

Viện Công nghệ Môi trường thuộc Viện Khoa học và Công nghệViệt Nam được thành lập theo Quyết định số 148/2002/QĐ-TTg ngày 30/10/2002 của

Thủ tướng Chính phủ của Chính phủ Nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Hiện nay, Viện đã có: 01 phịng Quản lý tổng hợp; 10 phịng nghiên cứu; 01Trung tâm Cơng nghệ mơi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh; 01 Trung tâm Côngnghệ môi trường tại Thành phố Đà Nẵng, 01 Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụngcông nghệ môi trường, Trung tâm hợp tác Khoa học và Công nghệ Việt - Nga; vớimột đội ngũ cán bộ công chức, viên chức gồm 149 người, trong đó có 01 GS.TS, 4PGS.TS; 16 TS; 40 ThS; 90 cử nhân và kỹ sư, 20 kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật.

1.1 Chức năng

Nghiên cứu những vấn đề khoa học – công nghệ thuộc lĩnh vực môi trường.Triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tronglĩnh vực môi trường phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam.

Tham gia tư vấn với các cơ quan nhà nước về chính sách bảo vệ môi trường,phát triển các công nghệ thân mơi trường.

Đào tạo cán bộ có trình độ cao, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứukhoa học và triển khai công nghệ môi trường.

1.2 Nhiệm vụ

Nghiên cứu những vấn đề khoa học cơ bản và các vấn đề liên quan nhằmxây dựng cơ sở khoa học cho sự phát triển ngành khoa học môi trường.

Nghiên cứu các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngănngừa và xử lý ô nhiễm môi trường, phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam.

Nghiên cứu, sản xuất vật liệu, thiết bị đo đạc, thiết bị xử lý, phục vụ côngtác bảo vệ môi trường.

Triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, chuyển giao côngnghệ môi trường phục vụ công tác bảo vệ môi trường: rắn, lỏng, khí, sinh vật,

Dịch vụ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Tư vấn thiết kế kỹ thuật và chuyển giao công nghệ các cơng trình mơitrường Quy hoạch mơi trường, đánh giá tác động mơi trường, quan trắc và phântích mơi trường.

Trang 6

Tư vấn cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, các doanh nghiệptrong việc bảo vệ môi trường và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và triển khaicông nghệ môi trường.

Tham gia đào tạo cán bộ khoa học về cơng nghệ mơi trường có trình độ cao

1.3 Cơ sở làm việc:

- Trụ sở chính của Viện: Nhà A30, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội- Trung tâm Cơng nghệ mơi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 1 MạcĐĩnh Chi, TP Hồ Chí Minh;

- Trung tâm Công nghệ môi trường tại Thành phố Đà Nẵng: Tồ nhà thínghiệm phục vụ cho mơi trường trong “Khu nghiên cứu và triển khai công nghệ tạiĐà Nẵng”, Phường Hoà Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng

1.4 Các phịng chun mơn:

Viện có 10 phịng chun mơn và 5 trung tâm trực thuộc, trong đó có 1 trungtâm ở Đà Nẵng và 1 Trung tâm ở TP.HCM

2 Phịng Cơng nghệ điện hóa mơi trường:

Phịng Cơng nghệ Điện hóa mơi trường thuộc hướng cơng nghệ thân môitrường được thành lập theo Quyết định số 20/QĐ-VCNMT ngày 12/02/2007 củaViện trưởng Viện Công nghệ môi trường

Chức năng nhiệm vụ chính của Phịng là:

- Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến cơng nghệ điện hóa và khả năngứng dụng rộng rãi trong sử lý nước và môi trường;

- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo một số loại thiết bị điện hoạt hóa có nhucầu lớn trong thực tế Việt Nam;

- Nghiên cứu các khả năng ứng dụng cơng nghệ điện hóa trong sản xuất vàđời sống;

- Triển khai ứng dụng cơng nghệ điện hóa mơi trường vào thực tế trong cáclĩnh vực: y tế, xử lý nước cấp và nước thải, giảm ô nhiễm môi trường trong chănnuôi, chế biến thịt và thủy sản, bảo quản nông sản phẩm

- Phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng côngnghệ điện hóa mơi trường;

Trang 7

PHẦN II NỢI DUNG THỰC TẬP

Nội dung chính trong thời gian thực tập là tìm hiểu về tính chất của dungdịch Anolit và từ đó so sánh hiệu lực khử trùng của Anolit so với các chất khửđang được sử dụng trên thị trường Ở đây chúng tôi so sánh với hai chất khử trùngđược sử dụng khá phổ biến hiện nay là Canxi hypoClorit và Natri hypoClorit đối

với một số vi khuẩn gây hại như E.coli, Salmonella và Staphylococus

1 Dung dịch hoạt hóa điện hóa

Phương pháp sản xuất dung dịch điện hóa hoạt hóa được Viện Sĩ người NgaBakhir V.M tìm ra từ năm 1972 và cho đến nay ngày càng được nghiên cứu phát triểnvà được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong các ngành y tế, nơng nghiệp, dịch vụsinh hoạt, mơi trường với vai trị là chất khử trùng ưu việt: hiệu quả khử trùng cao,thân thiện với mơi trường và đặc biêt có thể sản xuất tại chỗ với chi phí thấp.

Dung dịch hoạt hóa điện hóa được điều chế từ nguyên liệu là muối lỗng NaCl(hàm lượng muối khơng q 0,5%) trong buồng phản ứng điện hóa có màng ngăn Từnước muối ở đầu vào sau q trình hoạt hóa bằng điện trường ở hai ngăn catot và anotcủa buồng phản ứng điện hóa người ta nhận được hai dung dịch sản phẩm ở Catot gọilà Catolit và ở bên Anot gọi là Anolit.

Trang 8

Hình 1.2: Cấu tạo của buồng phản ứng điện hoá

Trang 9

Bảng1.1: Một số các phản ứng hóa học của q trình hoạt hóa điện hóaCác phản ứng anốtCác phản ứng catốt2H2O - 2e-  2H+ + H2O2OH- - e-  HO• O2 - 2e- + 2OH-  O3 + H2OH2O - e-  HO• + H+H2O2 - e-  HO2• + H+3OH- - 2e-  HO2- + H2O2Cl- - 2e-  Cl2Cl- + H2O - 2e-  HOCl + H+Cl- + 2H2O - 4e-  HClO2 + 3H+HCl + 2H2O - 5e-  ClO2 + 5H+Cl- + 4OH- - 4e-  ClO3- + 2H2O2H2O + 2e-  H2 + 2OH-O2 + e-  O2- O2 + H2O + 2e-  HO2- + OH-HO2- + H2O + e-  HO• + 2OH-O2 + 2H+ + 2e-  H2O2e-catốt + H2O  e-aqH+ + e-aq  H•H2O + e-aq  H• + OH

-Trong thành phần của dung dịch anolit có chứa nhiều chất oxy hóa có hoạttính diệt vi sinh vật cao như: HClO, ClO2, HClO3, HClO4, H2O2, O2, ClO3-, ClO2-,Cl*, O*, HO2*, OH*, nằm trong trạng thái bền hoặc giả bền Các thông số cơ bản đểđánh giá chất lượng của Anolit và Catolit là pH, thế ơxy hóa khử (ORP), hàmlượng các chất oxy hóa tính thơng qua hàm lượng Clo hoạt động.

Các chỉ tiêu đặc trưngĐơn vịAnolitCanolit

pH - 6,5- 7,5 8.5 - 13

Trang 10

2 Nghiên cứu khả năng khử trùng của dung dịch Anolit

Lần 1 ( Ngày 27/03/ 2012): Đối với vi khuẩn E.coli, Salmonella và

Staphylococus

Lần 2 (Ngày 17/04/2012): Đối với vi khuẩn E.coli và Staphylococus

Nghiên cứu đánh giá khả năng khử trùng của dung dịch anolit được tiến

hành trên một số chủng vi khuẩn E.coli, Salmonella và Staphylococus… và quá

trình thí nghiệm được lặp lại 2 lần Q trình thí nghiệm được tiến hành như sau:

2.1 Chuẩn bị thí nghiệm:

- Chuẩn bị sinh khối vi khuẩn E.coli, Salmonella và Staphylococus có nồng

độ khoảng 108 (CFU/ml)

- Chuẩn bị các mơi trường đặc hiệu để xét nghiệm từng vi khuẩn:

 Xác định E.coli trên môi trường Chromocult

 Xác định Salmonella trên môi trường SS-Agar

 Xác định Staphylococus trên môi trường BAIRD-PARKER-Agar

- Chuẩn bị dung dịch chất khử trùng Anolit có nồng độ Clo hoạt tính 5 mg/l.

2.2 Quy trình tiến hành thí nghiệm:

- Lần 1: Chuẩn bị dung dịch hỗn hợp 3 vi khuẩn (dịch gốc) gồm : 3 ml nước

muối sinh lý + 3 ml dịch sinh khối Staphynococus + 3 ml dịch sinh khối

Salmonella + 3 ml dịch sinh khối E.coli.

- Lần 2: Chuẩn bị dịch hỗn hợp 3 vi khuẩn gồm (dịch gốc): 4 ml nước muối

sinh lý + 4 ml dịch sinh khối Staphynococus + 4 ml dịch sinh khối E.coli.

- Chuẩn bị 9 ml dung dịch Anolit

- Bổ sung 1 ml dịch gốc vào 9 ml dung dịch Anolit - Để trong các khoảng thời gian 30 giây, 60 giây.- Bổ sung 0,5 ml Na2S2O3 0,1 N.

- Định lượng số vi khuẩn còn lại trên môi trường đặc hiệu:

- Xác định E.coli và Salmonella theo phương pháp đổ đĩa được thực hiện

qua các bước sau:

Trang 11

• Đổ khoảng 12 - 15 ml môi trường đã khử trùng và để nguội đến 45 – 550 Cvào đĩa Petri đã cấy mẫu.

• Xoay nhẹ đĩa Petri cùng chiều và ngược chiều kim đồng hồ vài lần đểdung dịch giống được trộn đều trong môi trường cấy

→ Đậy nắp đĩa Petri, để đơng tự nhiên.

• Cất vào tủ ấm ở nhiệt độ 370C trong thời gian từ 24 - 48 giờ Sau đó lấy rađọc kết quả.

- Xác định Staphylococus theo phương pháp cấy chang được thực hiện qua

các bước sau:

• Bước 1: Ứng với mỗi một khoảng xác định ta hút 0,1 ml dịch cấy, nhỏ vàođĩa Petri có mơi trường đặc đã được chuẩn bị

• Bước 2: Dùng que gạt sau khi đã được khử trùng dưới ngọn lửa đèn cồn,phân phối giọt dịch đều khắp mặt thạch đĩa.

• Bước 3: Cất vào tủ ấm ở nhiệt độ 370C trong thời gian từ 24 - 48 giờ Sauđó lấy ra đọc kết quả.

2.3 Kết quả thí nghiệm:

Cách tính kết quả:

* Trong đó :

A : số tế bào (đơn vị hình thành khuẩn lạc) vi khuẩn trong 1g hay 1ml mẫuN : tổng số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa đã chọn

ni : số lượng đĩa cấy tại độ pha loãng thứ ifi : độ pha lỗng tương ứng

V: là dung tích huyền phù tế bào cho vào mỗi đĩa (ml)

Trang 12

● Kết quả lần 1:

 Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với E.Coli

Bảng 2.1: Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với E.Coli

Thời gian (s) E.coli (CFU/ml)

30 3,3.103

60 3,8.101

Đối chứng 2,5.107

Mẫu đối chứng Sau 30s tiếp xúc

Hình 2.1: Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với E.Coli sau 30s tiếp xúc

 Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với Salmonella.

Bảng 2.2: Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với Salmonella.

Thời gian (s) Salmonella (CFU/ml)

30 2,8.105

60 5.103

Trang 13

Mẫu đối chứng Sau 60s tiếp xúc

Hình 2.2: Khả năng khử trùng của dd anolit đối với Salmonella sau 60s tiếp xúc

 Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với Staphylococus:

Bảng 2.3: Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với Staphylococus.

Thời gian (s) Staphylococus (CFU/ml)

30 3,4.104

60 3.102

Trang 14

Mẫu đối chứng Sau 60s tiếp xúc

Hình 2.3: Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với Staphylococus sau 60s

Trang 15

● Kết quả lần 2:

 Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với E.Coli

Bảng 2.4: Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với E.Coli

Thời gian (s) E.Coli (CFU/ml)

30 7,9.103

60 6,5.103

120 0

Đối chứng 2,2.108

Mẫu đối chứng Sau 30s tiếp xúc

Hình 2.4: Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với E.Coli sau 30s tiếp xúc

 Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với Staphylococus:

Bảng 2.5: Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với Staphylococus.

Thời gian (s) Staphylococus (CFU/ml)

30 1,8.103

60 2,3.102

120 0

Trang 16

Mẫu đối chứng Sau 30s tiếp xúc

Hình 2.5: Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với Staphylococus sau 30s

tiếp xúc

 Nhận xét: Khả năng khử khuẩn của Anolit ở nồng độ 5 mg/l đối với vi

khuẩn E.coli, Salmonella và Staphylococus:

- Sau 30 giây tiếp súc với E.coli đạt khoảng 99,9% Salmonella đạt 98,8%và Staphylococus: 99,7%

Trang 17

3 Nghiên cứu khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit

Lần 1 (Ngày 03/04/2012): Đối với vi khuẩn E.coli, Salmonella và StaphylococusLần 2 (Ngày 24/04/2012): Đối với vi khuẩn E.coli và Staphylococus

Nghiên cứu đánh giá khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypocloritđược

tiến hành trên một số chủng vi khuẩn E.coli, Salmonella và Staphylococus… và q

trình thí nghiệm được lặp lại 2 lần Q trình thí nghiệm được tiến hành như sau:

3.1 Chuẩn bị thí nghệm:

- Chuẩn bị sinh khối vi khuẩn E.coli, Salmonella và Staphylococus có nồng

độ khoảng 108 (CFU/ml)

- Chuẩn bị các mơi trường đặc hiệu để xét nghiệm từng vi khuẩn:

 Xác định E.coli trên môi trường Chromocult

 Xác định Salmonella trên môi trường SS-Agar

 Xác định Staphylococus trên môi trường BAIRD-PARKER-Agar

- Chuẩn bị dung dịch chất khử trùng Canxi hypoclorit có nồng độ Clo hoạttính 5 mg/l.

3.2 Quy trình tiến hành thí nghiệm:

- Chuẩn bị dịch hỗn hợp 3 vi khuẩn (dịch gốc) gồm : 3 ml nước muối sinh lý

+ 3 ml dịch sinh khối Staphynococus + 3 ml dịch sinh khối Salmonella + 3 ml dịchsinh khối E.coli.

- Lần 2: Chuẩn bị dịch hỗn hợp 2 vi khuẩn gồm (dịch gốc): 4 ml nước muối

sinh lý + 4 ml dịch sinh khối Staphynococus + 4 ml dịch sinh khối E.coli.

- Chuẩn bị 9 ml dung dịch Anolit

- Bổ sung 1 ml dịch gốc vào 9 ml dung dịch Canxi hypoclorit - Để trong các khoảng thời gian 30 giây, 60 giây.

- Bổ sung 0,5 ml Na2S2O3 0,1 N.

- Định lượng số vi khuẩn cịn lại trên mơi trường đặc hiệu:

 Xác định E.coli và Salmonella theo phương pháp đổ đĩa được thực hiện

Trang 18

môi trường đã khử trùng và để nguội đến 45 – 550 C vào đĩa Petri đã cấy mẫu.• Xoay nhẹ đĩa Petri cùng chiều và ngược chiều kim đồng hồ vài lần để dungdịch giống được trộn đều trong môi trường cấy → Đậy nắp đĩa Petri, để đông tựnhiên.

• Cất vào tủ ấm ở nhiệt độ 370C trong thời gian từ 24 - 48 giờ Sau đó lấy rađọc kết quả

 Xác định Staphylococus theo phương pháp cấy chang được thực hiện qua

các bước sau:

• Bước 1: Ứng với mỗi một khoảng xác định ta hút 0,1 ml dịch cấy, nhỏ vàođĩa Petri có mơi trường đặc đã được chuẩn bị

• Bước 2: Dùng que gạt sau khi đã được khử trùng dưới ngọn lửa đèn cồn,phân phối giọt dịch đều khắp mặt thạch đĩa.

• Bước 3: Cất vào tủ ấm ở nhiệt độ 370C trong thời gian từ 24 - 48 giờ Sauđó lấy ra đọc kết quả.

3.3 Kết quả thí nghiệm:

Cách tính kết quả:

* Trong đó :

A : số tế bào (đơn vị hình thành khuẩn lạc) vi khuẩn trong 1g hay 1ml mẫuN : tổng số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa đã chọn

ni : số lượng đĩa cấy tại độ pha loãng thứ ifi : độ pha loãng tương ứng

Trang 19

● Kết quả lần 1:

 Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với E.Coli

Bảng 3.1: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với E.Coli

Thời gian (s) E.coli (CFU/ml)

30 5,8.104

60 1,4.102

Đối chứng 108

Mẫu đối chứng Sau 30s tiếp xúc

Hình 3.1: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với E.Coli sau

30s tiếp xúc

 Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với Salmonella:

Bảng 3.2: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với Salmonella

Thời gian (s) Salmonella (CFU/ml)

30 3.105

60 1,1.103

Trang 20

Mẫu đối chứng Sau 30s tiếp xúc

Hình 3.2: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với Salmonella

sau 30s tiếp xúc

 Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypocloritđối với Staphylococus

Bảng 3.3: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với Staphylococus

Thời gian (s) Staphylococus (CFU/ml)

30 1.102

60 9.101

Đối chứng 6,8.106

Mẫu đối chứng Sau 60s tiếp xúc

Hình 3.3: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypocloritđối với Staphylococus

Trang 21

● Kết quả lần 2:

 Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với E.Coli

Bảng 3.4: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với E.Coli

Thời gian (s) E.coli (CFU/ml)

30 7,5.104

60 4,9.104

120 4,6.103

Trang 22

Hình 3.4: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với E.Coli sau

Trang 23

 Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với Staphylococus

Bảng 3.5: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với Staphylococus

Thời gian (s) Staphylococus (CFU/ml)

30 6,6.104

60 6,4.104

120 5,8.104

Đối chứng 1,98 107

Mẫu đối chứng Sau 60s tiếp xúc

Hình 3.5: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với

Staphylococus sau 60s tiếp xúc

 Nhận xét:

Khả năng khử khuẩn của Canxi hypoclorit nồng độ Clo hoạt tính 5 (mg/l)

đối với vi khuẩn E.coli, Salmonella và Staphylococus

- Sau 30 giây tiếp súc với E.coli đạt khoảng 99,9% Salmonella đạt 99,9%và Staphylococus: 99,9%

Trang 24

4 Nghiên cứu khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit

Lần 1 (Ngày10/04/2012): Đối với vi khuẩn E.coli, Salmonella và StaphylococusLần 2 (Ngày 01/05/2012): Đối với vi khuẩn E.coli và Staphylococus

Nghiên cứu đánh giá khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit được

tiến hành trên một số chủng vi khuẩn E.coli, Salmonella và Staphylococus… và q

trình thí nghiệm được lặp lại 2 lần Q trình thí nghiệm được tiến hành như sau:

4.1 Chuẩn bị thí nghiệm:

- Chuẩn bị sinh khối vi khuẩn E.coli, Salmonella và Staphylococus có nồng

độ khoảng 108 (CFU/ml)

- Chuẩn bị các môi trường đặc hiệu để xét nghiệm từng vi khuẩn:

 Xác định E.coli trên môi trường Chromocult

 Xác định Salmonella trên môi trường SS-Agar

 Xác định Staphylococus trên môi trường BAIRD-PARKER-Agar

- Chuẩn bị dung dịch chất khử trùng Natri hypoclorit có nồng độ Clo hoạttính 5 mg/l.

4.2 Quy trình tiến hành thí nghiệm:

- Chuẩn bị dịch hỗn hợp 3 vi khuẩn (dịch gốc) gồm : 3 ml nước muối sinh lý

+ 3 ml dịch sinh khối Staphynococus + 3 ml dịch sinh khối Salmonella + 3 ml dịchsinh khối E.coli.

- Lần 2: Chuẩn bị dịch hỗn hợp 2 vi khuẩn gồm (dịch gốc): 4 ml nước muối

sinh lý + 4 ml dịch sinh khối Staphynococus + 4 ml dịch sinh khối E.coli.

- Chuẩn bị 9 ml dung dịch Natri hypoclorit

- Bổ sung 1 ml dịch gốc vào 9 ml dung dịch Anolit - Để trong các khoảng thời gian 30 giây, 60 giây.- Bổ sung 0,5 ml Na2S2O3 0,1 N.

- Định lượng số vi khuẩn cịn lại trên mơi trường đặc hiệu:

 Xác định E.coli và Salmonella theo phương pháp đổ đĩa được thực hiện

qua các bước sau:

Trang 25

• Đổ khoảng 12 - 15 ml mơi trường đã khử trùng và để nguội đến 45 – 550 Cvào đĩa Petri đã cấy mẫu.

• Xoay nhẹ đĩa Petri cùng chiều và ngược chiều kim đồng hồ vài lần để dungdịch giống được trộn đều trong môi trường cấy → Đậy nắp đĩa Petri, để đơng tựnhiên.

• Cất vào tủ ấm ở nhiệt độ 370C trong thời gian từ 24 - 48 giờ Sau đó lấy rađọc kết quả.

 Xác định Staphylococus theo phương pháp cấy chang được thực hiện qua

các bước sau:

• Bước 1: Ứng với mỗi một khoảng xác định ta hút 0,1 ml dịch cấy, nhỏ vàođĩa Petri có mơi trường đặc đã được chuẩn bị

• Bước 2: Dùng que gạt sau khi đã được khử trùng dưới ngọn lửa đèn cồn,phân phối giọt dịch đều khắp mặt thạch đĩa.

• Bước 3: Cất vào tủ ấm ở nhiệt độ 370C trong thời gian từ 24 - 48 giờ Sauđó lấy ra đọc kết quả.

4.3 Kết quả thí nghiệm:

Cách tính kết quả:

* Trong đó :

A : số tế bào (đơn vị hình thành khuẩn lạc) vi khuẩn trong 1g hay 1ml mẫuN : tổng số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa đã chọn

ni : số lượng đĩa cấy tại độ pha loãng thứ ifi : độ pha loãng tương ứng

Trang 26

● Kết quả lần 1:

 Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với E.Coli

Bảng 4.1: Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với E.Coli

Thời gian (s) E.coli (CFU/ml)

30 6.105

60 6,5.104

Đối chứng 108

Mẫu đối chứng Sau 60s tiếp xúc

Hình 4.1: Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với E.Coli sau

30s tiếp xúc

 Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với Salmonella

Bảng 4.2: Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với Salmonella

Thời gian (s) Salmonella (CFU/ml)

30 2.105

60 3.103

Trang 27

Mẫu đối chứng Sau 60s tiếp xúc

Hình 4.2: Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với Salmonella

sau 60s tiếp xúc

 Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với Staphylococus:

Bảng 4.3: Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với

Staphylococus

Thời gian (s) Staphylococus (CFU/ml)

30 6,4.105

60 7.103

Đối chứng 2,5.107

Trang 28

● Kết quả lần 2:

 Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với E.Coli

Bảng 4.4: Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với

E.Coli

Thời gian (s) E.coli (CFU/ml)

30 8,9.105

60 4,7 105

120 7,5.104

Đối chứng 2,2.108

Mẫu đối chứng Sau 120s tiếp xúc

Hình 4.4: Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với E.Coli sau

120s tiếp xúc

 Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với Staphylococus

Bảng 4.5: Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với Staphylococus

Thời gian (s) Staphylococus (CFU/ml)

30 6,9.104

60 7,6.103

120 5,8.105

Trang 29

Mẫu đối chứng Sau 120s tiếp xúc

Hình 4.6: Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với

Staphylococus sau 120s tiếp xúc

 Nhận xét: Khả năng khử khuẩn của Natri hypoclorit ở nồng độ 5 mg/l đối

với vi khuẩn E.coli, Salmonella và Staphylococus:

- Sau 30 giây tiếp súc với E.coli đạt khoảng 99,5% Salmonella đạt 99,2%và Staphylococus: 98,2%

Trang 30

PHẦN III KẾT QUẢ - KINH NGHIỆM BẢN THÂN1 Kết quả

Từ những kết quả thí nghiệm ban đầu ta thấy rằng các chất khử trùng được

lựa chọn đều có hiệu lực khử trùng rất cao đối với vi khuân E.coli, Salmonella và

Staphylococus Để lựa chọn một chất khử trùng tốt nhất ta cần xem xét kĩ khơng

chỉ về tác dụng khử trùng, mà nó cịn phải đáp ứng được tính an tồn đối với sứckhỏe con người và thân thiện với môi trường Qua lần làm thí nghiệm và tìm hiểuvề các chất khử trùng, tôi thấy rằng sản phẩm khử trùng mới Anolit không chỉ đemlại kết quả khử trùng rất cao (sau 2 phút đạt 100%) mà cịn an tồn với người sửdụng do có nồng độ (chất khử trùng thấp 200 - 300mg/l) và độ pH gần như trungtính và khơng cần phải trung hồ nó sau khi sử dụng vì sau khi được sản xuất 5ngày dung dịch trở về dạng nước muối ban đầu trước khi được kích hoạt điện hố.

2 Kinh nghiệm bản thân

Qua 16 tuần thực tập, đó là một thời gian ngắn nhưng qua đợt thực tập nàyđã mang lại cho tơi nhiều điều bổ ích, giúp tôi cũng cố và phát huy được một phầnkiến thức trong nhà trường, bổ sung thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm từ thực tế.Bản thân tôi được học hỏi rất nhiều về tác phong làm việc như cách xử sự và quanhệ với các đồng nghiệp trong cơ quan.

- Sau q trình thực tập tơi đã chủ động trong phân tích vi sinh, biết tự lên kếhoạch, sắp xếp cơng việc, cho việc phân tích tich vi sinh.

- Hình thành các kĩ năng cần để làm được chính xác cơng việc vi sinh hơn,

- Kiến thức lý thuyết tôi được biết thêm về phương pháp Phân lập Vi sinh, mỗi loạiVi khuẩn được nuôi cấy ở môi trường khác nhau, phương pháp tạo vòng khángkhuẩn và cách loại bỏ vi khuẩn trước khi đổ ra môi trường,

- Kiến thức về tay nghề, tôi đã được rèn luyện các kỹ năng, thao tác cấy vi sinh vậtvà các kỹ thuật trong tủ cấy,

- Tôi được biết đến phương pháp màng lọc, nano bạc và cách khử trùng bằng dungdịch Anolit,

Sau những trải nghiệm thực tế đó tơi cũng đã rút ra cho mình một số bài học: - Phải ln tuân thủ nội quy của cơ quan.

- Có quan hệ tốt với mọi người.- Hồn thành tốt cơng việc được giao.

- Khơng ngừng tìm tịi, học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ đơn vị thực tập và cácanh chị đi trước.

- Phải luôn chủ động, hăng say làm việc nhóm…

Trang 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Ngọc Tuân 2002 Vệ sinh thịt Nhà xuất bản Nông Nghiệp.2 Trần Linh Phước 2003 Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước,thực phẩm và mĩ phẩm Nhà xuất bản giáo giục.

3 Lương Đức Phẩm 2002 Vi sinh vật học và an toàn vệ sinh thực phẩm.Nhà xuất bản Nơng Nghiệp.

4 Hướng dẫn sử dụng nước hoạt hóa điện hóa để khử trùng các đối tượngkhác nhau trong ngành thực phẩm Viện Hàn Lâm khoa học Nông Nghiệp Nga banhành năm 1995.

5 Zakomyrdin A.A.,Vanner N.E.,Skvortsov F.E et al.1999 Về ứng dụngcác dung dịch hoạt hóa điện hóa trong thú y và chăn nuôi.

6 Zibrova E A 2001 Tác dụng khử trùng của Anolyte trung tính đối vớicác lồi vi sinh vật khác.

7 Corry, D.Roberts, and F A Skiner Isolation and indenfication methodsfor food poisoning organisms Academic Press London.

Trang 32

PHỤ LỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ điều chế các dung dịch điện hoạt hóa anolit và catolitHình 1.2: Cấu tạo của buồng phản ứng điện hố

Hình 1.3: Thiết bị điện hoạt hóa mang tên ECAWA được lắp đặt tại hiện trườngHình 2.1: Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với E.Coli sau 30s tiếp xúcHình 2.2: Khả năng khử trùng của dd anolit đối với Salmonella sau 60s tiếp xúcHình 2.3: Khả năng khử trùng của dung dạch anolit đối với Staphylococus sau 60stiếp xúc

Hình 2.4: Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với E.Coli sau 30s tiếp xúcHình 2.5: Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với Staphylococus sau 30stiếp xúc

Hình 3.1: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với E.Coli sau30s tiếp xúc

Hình 3.2: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với Salmonellasau 30s tiếp xúc

Hình 3.3: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối vớiStaphylococus sau 60s tiếp xúc

Hình 3.4: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với E.Coli sau120s tiếp xúc

Hình 3.5: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối vớiStaphylococus sau 60s tiếp xúc

Hình 4.1: Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với E.Coli sau30s tiếp xúc

Hình 4.2: Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với Salmonellasau 60s tiếp xúc

Hình 4.3: Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối vớiStaphylococus sau 60s tiếp xúc

Hình 4.4: Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với E.Coli sau120s tiếp xúc

Hình 4.6: Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối vớiStaphylococus sau 120s tiếp xúc

Trang 33

PHỤ LỤC BẢNG

Bảng1.1: Một số các phản ứng hóa học của q trình hoạt hóa điện hóaBảng 2.1: Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với E.ColiBảng 2.2: Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với Salmonella.Bảng 2.3: Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với Staphylococus.Bảng 2.4: Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với E.Coli

Bảng 2.5: Khả năng khử trùng của dung dịch anolit đối với Staphylococus.Bảng 3.1: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với E.ColiBảng 3.2: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với SalmonellaBảng 3.4: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với E.ColiBảng 3.5: Khả năng khử trùng của dung dịch Canxi hypoclorit đối với StaphylococusBảng 4.1: Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với E.ColiBảng 4.2: Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với SalmonellaBảng 4.3: Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với StaphylococusBảng 4.4: Khả năng khử trùng của dung dịch Natri hypoclorit đối với E.Coli

Ngày đăng: 16/02/2023, 09:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w