1. Trang chủ
  2. » Tất cả

36 cau trac nghiem lich su 11 bai 19 co dap an 2023 nhan dan viet nam khang chien chong phap xam luoc tu nam 1858 den truoc nam 1873

7 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 254,85 KB

Nội dung

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11 BÀI 19 LIÊN QUÂN PHÁP – TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VIỆT NAM CHIẾN SỰ Ở ĐÀ NẴNG NĂM 1858 Câu 1 Cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam ở mặt trận Đà Nẵng đã tác động như thế[.]

Trang 1

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11

BÀI 19: LIÊN QUÂN PHÁP – TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VIỆT NAM CHIẾN SỰ Ở ĐÀ NẴNG NĂM 1858

Câu 1: Cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam ở mặt trận Đà Nẵng đã tác động như thế nào đến bước đường xâm lược của thực dân Pháp?

A Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp

B Chặn đứng kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp C Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân

Pháp

D Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta

Đáp án:

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Cuộc kháng chiến nào của nhân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp trong quá trình xâm lược nước ta lần thứ nhất?

A Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất

B Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng C Chiến thắng trên sông Vàm Cỏ Đông

D Cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở Gia Định

Đáp án:

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Thực dân Pháp sử dụng duyên cớ gì để tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?

Trang 2

B Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp C Triều đình Nguyễn bế quan tỏa cảng với người Pháp D Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam

Đáp án:

Lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây, ngồi việc thực hiện chính sách đóng cửa nhà Nguyễn cịn cấm đạo, giết đạo, tàn sát đạo vì cho rằng các giáo sĩ đang lấy danh nghĩa truyền đạo để ngấm ngầm thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam Tuy nhiên, chính sách này khơng chỉ làm rạn nứt khối đồn kết dân tộc mà còn là cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Đâu không phải nguyên nhân thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?

A Đà Nẵng là cảng nước sâu tàu chiến dễ dàng ra vào

B Gần với kinh đô Huế để thực hiện ý đồ đánh nhanh thắng nhanh C Đội ngũ giáo dân, gián điệp hoạt động mạnh

D Đây là vựa lúa lớn nhất của nhà Nguyễn, có thể lấy chiến tranh nuôi chiến tranh

Đáp án:

Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng Hơn nữa Đà Nẵng chỉ cách Huế khoảng 100 km, phù hợp với ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp Tại đây có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và một số gián điệp đội lốt thầy tu đã dọn đường cho cuộc chiến tranh của quân

Pháp…=> Pháp quyết định chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Bản chất của chính sách “bế quan tỏa cảng” do nhà Nguyễn thực hiện là

A Tập trung phát triển các hoạt động nội thương B Nghiêm cấm buôn bán các mặt hàng quân sự C Không giao thương với thương nhân phương Tây D Cấm bn bán vũ khí chiến tranh

Trang 3

“Bế quan tỏa cảng” tức là đóng cửa với nước ngồi, hạn chế những hoạt động mua bán với các quốc gia khác mà chủ yếu là ám chỉ các nước phương Tây Lí do quan trọng nhất nhà Nguyễn thực hiện chính sách này là do lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Vì sao trong cuộc chạy đua với các nước tư bản phương Tây, tư bản Pháp lại có thể “bám sâu” được vào Việt Nam?

A Buôn bán, trao đổi hàng hóa với Việt Nam từ lâu đời B Thực dân Anh đang bận rộn xâm chiếm Ấn Độ

C Vai trò của Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp ở Việt Nam D Thơng qua bn bán vũ khí với triều đình nhà Nguyễn

Đáp án:

Tư bản Pháp không phải là người đầu tiên đến Việt Nam nhưng lại là người “bám trụ” đến cuối cùng ở Việt Nam thông qua vai trị của Hội truyền giáo nước ngồi của Pháp Các giáo sĩ đội lốt gián điệp đã tích cực hoạt động, gây dụng cơ sở ở cả trong Nam ngoài Bắc và trở thành người đi tiên phong vạch đường cho cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Thách thức chung lớn nhất mà Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á phải đối mặt từ giữa thế kỉ XIX là

A Tiến hành cải cách hay thủ cựu

B Đương đầu với nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây

C Khôi phục chế độ phong kiến đang trên đường khủng hoảng suy vong D Xoa dịu những mâu thuẫn trong lòng xã hội đang phát triển gay gắt

Đáp án:

Trang 4

=> Thức chung lớn nhất mà Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á phải đối mặt từ giữa thế kỉ XIX là đương đầu với cuộc xâm lược vũ trang và nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Chính sách nào của nhà Nguyễn đã gây ra mâu thuẫn và rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc?

A “Bế quan tỏa cảng” B “Cấm đạo”

C “Đối ngoại”

D “Cấm khai khẩn đất hoang”

Đáp án:

Chính sách đối ngoại sai lầm “cấm đạo”, đuổi các giáo sĩ phương Tây đã gây ra những mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Nông nghiệp nước ta giữa thế kỉ XIX như thế nào?

A Sa sút

B Có bước phát triển

C Nhà Nguyễn nắm độc quyền

D Ruộng đất được chia cho người dân

Đáp án:

Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền nông nghiệp của Việt Nam sa sút Nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức quy mô nhưng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Đặc điểm cơ bản của Việt Nam trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược là

A Là một quốc gia độc lập, có chủ quyền B Là vùng tự trị của Trung Hoa

Trang 5

D Là một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa

Đáp án:

Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là môt quốc gia độc lập, có chủ quyền

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Giữa thế kỉ XIX Việt Nam bị cô lập với bên ngồi là do?

A Cơng nghiệp Việt Nam khơng phát triển B Chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn C Chính sách cấm đạo

D Nơng nghiệp khơng phát triển

Đáp án:

Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn đã khiến cho nước ta bị cơ lập với thế giới bên ngồi

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng B Quân Pháp tấn cơng Bắc Kì lần thứ nhất

C Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam D Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai

Đáp án:

Sáng ngày 1-9-1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng khơng đợi trả lời, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã nổ súng và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858, quân dân Việt Nam đã khai thác triệt để cách đánh giặc nào?

A Tằm thực

Trang 6

C Đánh thần tốc

D Vườn không nhà trống

Đáp án:

Tại mặt trận Đà Nẵng, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Trị Phương, quân dân ta đã tích cực thực hiện “vườn khơng nhà trống” gây cho Pháp nhiều khó khăn

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Vì sao có thể khẳng định: thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu lịch sử?

A Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thị trường của tư bản Pháp trong khi Việt Nam lại đáp ứng được yêu cầu đó

B Do chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng C Do triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo giết đạo

D Do sự giàu có về tài nguyên của Việt Nam

Đáp án:

Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, nhân công ngày càng tăng trong khi những nguồn lực trong nước đã dần cạn kiệt Trong khi đó Việt Nam là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ => Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây trong đó có Pháp Đặc biệt từ khi thất thế ở Canada và Ấn Độ, Pháp càng muốn có một thuộc địa ở Viễn Đông mà trước hết là Việt Nam

=> Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu lịch sử Đáp án cần chọn là: A

Chú ý

Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu nhưng việc Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp không phải là tất yếu

Câu 15: Sự khác biệt về kẻ thù, tiềm lực đất nước của Việt Nam cuối thế kỉ XIX so với các thế kỉ XI đến XIII đã có tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Pháp?

Trang 7

B Việt Nam đứng vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp

C Việt Nam có đủ khả năng để đương đầu với cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp

D Sự thất bại tất yếu của cuộc kháng chiến

Đáp án:

-Về kẻ thù:

+ Kẻ thù của Việt Nam cuối thế kỉ XIX là thực dân Pháp- một kẻ thù mạnh, mới, hơn ta hẳn một phương thức sản xuất

+ Kẻ thù của Việt Nam ở thế kỉ XI-XIII là phong kiến Trung Hoa- mặc dù là một kẻ thù mạnh nhưng cùng trình độ phát triển với ta

- Về tiềm lực đất nước

+ Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng về mọi mặt

+ Thế kỉ XI- XIII, chế độ phong kiến Việt Nam ở thời kì đang lên, tiềm lực kinh tế- chính trị- quân sự hùng mạnh

=> Việt Nam bị lâm vào tình thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp Tuy nhiên mất nước không phải là điều tất yếu

Ngày đăng: 16/02/2023, 07:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN