“Tìm hiểu phần mềm Lưới điện LFE, ứng dụng để mô phỏng phân bố dòng công suất lưới điện 110 kV Bình Thuận khi có sự tham gia của nguồn điện gió”
Đồ án môn học thiết bị điện GVHD: Th.S Nguyễn Duy Khiêm MỤC LỤC Trang bìa phụ Mục lục Đề đồ án LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN 5 1.1 Tổng quan về ổn định trong hệ thống điện 5 2.2 Hướng dẫn sử dụng 24 2.2.1 Hai cách nhập dữ liệu 24 2.2.2Vẽ sơ đồ lưới điện 27 2.2.3 Nhập dữ liệu vào biểu mẫu dữ liệu nút 30 2.2.4 Nhập dữ liệu vào biểu mẫu dữ liệu nhánh 33 2.2.5 Thay đổi tùy chọn tính toán 36 2.2.6Menu tính toán (Run) 38 2.2.7Hiển thị - ghi đĩa – xuất dữ liệu và kết quả 39 3.1 Tổng quan lưới điện Bình Thuận 45 3.2 Mục tiêu quy hoạch 47 3.2.1 Giai đoạn 2006 - 2010 - Đến năm 2010: Công suất cực đại Pmax = 182 MW, điện thương phẩm 884 triệu kWh. - Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm là 17,6%/năm; trong đó: điện phục vụ nông - lâm - thủy sản tăng 19,7%; công nghiệp - xây dựng tăng 25,2%/năm; thương mại - dịch vụ tăng 24,1%; quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 13,3%/năm; phụ tải khác tăng 17,7%. - Điện năng thương phẩm bình quân đầu người đến năm 2010 là 712 kWh/người/năm 47 3.2.2. Giai đoạn 2010 - 2015 - Đến năm 2015: Dự báo công suất Pmax = 363 MW, điện thương phẩm 1.886 SVTH: Hà Anh Tuấn Trang 1 Đồ án môn học thiết bị điện GVHD: Th.S Nguyễn Duy Khiêm triệu kWh. - Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm là 16,4%/năm, trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 21,6%/năm; quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 11,7%/năm. - Điện năng thương phẩm bình quân đầu người đến năm 2015 là 1.410 kWh/người/năm 47 3.3 Quy hoạch phát triển nguồn và lưới điện 47 3.3.1. Nguồn điện Giai đoạn 2006-2010 : xây dựng mới 8 nhà máy thủy điện với tổng công suất đặt là 390,5 MW, bao gồm: nhà máy thủy điện Đại Ninh ( 300 MW, vận hành 2007 ); Bắc Bình ( 33 MW, 2007 ); Đan Sách ( 6 MW, 2007 ); La Ngâu ( 36 MW, 2008 ); thủy điện nhỏ Sông Dinh ( 5 MW, 2009 ); Kao Êt ( 4,5 MW, 2009 ); Bom Bi ( 4 MW, 2010 ); Suối Tỵ ( 2 MW, 2010 ). 3.3.2. Lưới điện truyền tải 47 3.3.3 Lưới điện hạ thế (Giai đoạn 2006-2010) - Xây dựng mới 1.272,7 km đường dây hạ thế; - Công tơ : lắp đặt mới 54.503 cái 50 3.3.4 Vốn đầu tư 50 3.4 Phát triển điên gió ở Bình Thuận 50 3.4.1 Tiềm năng điện gió 51 3.4.2 Quy hoạch phát triển điện gió ở Bình Thuận 52 4.1 Vẽ sơ đồ lưới điện 53 4.2 Nhập dữ liệu vào biểu mẫu dữ liệu nút 55 4.3 Nhập dữ liệu vào biểu mẫu dữ liệu nhánh 57 4.4 Chạy chương trình mô phỏng 59 4.5 Phân bố dòng công suất lưới điện 110 kV Bình Thuận khi có sự tham gia của nguồn điện gió 62 4.6 Nhận xét kết quả 66 Theo định nghĩa độ lệch điện áp bằng: 66 SVTH: Hà Anh Tuấn Trang 2 Đồ án môn học thiết bị điện GVHD: Th.S Nguyễn Duy Khiêm Độ lệch điện áp tính theo phần trăm so với điện áp định mức bằng: 66 Điện áp cũng có thể được duy trì nhờ các thiết bị tự động điều chỉnh kích từ (TĐK) của các máy phát điện và máy bù đồng bộ, các thiết bị tự động thay đổi tỷ số biến đổi của máy biến áp, các thiết bị tự động thay đổi dung lượng của các tụ bù tĩnh, 67 Nếu điện áp đặt và phụ tải không hoàn toàn đúng với điện áp định mức do phụ tải yêu cầu thì ít hay nhiều tình trạng làm việc của phụ tải cũng trở nên không tốt. Nói cách khác, độ lệch điện áp càng lớn thì chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của thiết bị dùng điện càng thấp 67 MỤC LỤC………………………………………………………………………… SVTH: Hà Anh Tuấn Trang 3 Đồ án môn học thiết bị điện GVHD: Th.S Nguyễn Duy Khiêm LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, hội nhập với khu vực và thế giới. Cùng với đó, hệ thống điện Việt Nam cũng liên tục phát triển và mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng. Lưới điện truyền tải Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ những năm 1960. Sau nửa thế kỷ hình thành và phát triển, đến nay lưới điện truyền tải đã lớn mạnh với hàng vạn km đường dây và hàng trăm trạm biến áp. Do sự tăng lên về quy mô và sự phức tạp trong hệ tống điện Việt Nam với sự trao đổi công suất lớn giữa miền Bắc và miền Nam thông qua đường dây liên kết từ Bắc vào Nam, vấn đề tối ưu trong quy hoạch và khai thác hệ thống trở nên cần thiết. Để đảm bảo chất lượng cung cấp điện , sự an toàn và kinh tế trong các điều kiện vận hành khác nhau, điều khiển tối ưu là cần thiết. Vì vậy, đồ án môn học này nhằm trình bày ứng dụng của chương trình lưới điện LFE để mô phỏng phân bố dòng công suất lưới điện 110 kV Bình Thuận khi có sự tham gia của nguồn điện gió nói riêng và của hệ thống điện. Qua đó hướng tới mục đích là điều độ kinh tế, điều khiển điện áp, công suất để tránh nguy cơ mất ổn định hệ thống. Qua thời gian học tập, em được giao đề tài môn học: “Tìm hiểu phần mềm Lưới điện LFE, ứng dụng để mô phỏng phân bố dòng công suất lưới điện 110 kV Bình Thuận khi có sự tham gia của nguồn điện gió”. Trong thời gian thực hiện đề tài, được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa KT & CN Trường ĐH Quy Nhơn và trực tiếp là thầy Nguyễn Duy khiêm em đã hoàn thành xong đề tài đồ án môn học của mình. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa có nên đồ án môn học không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong sự quan tâm,chỉ bảo của các thầy cô để em rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó! Quy Nhơn, Ngày 15 tháng 01 năm 2014. Sinh viên Hà Anh Tuấn SVTH: Hà Anh Tuấn Trang 4 Đồ án môn học thiết bị điện GVHD: Th.S Nguyễn Duy Khiêm CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG ĐIỆN 1.1 Tổng quan về ổn định trong hệ thống điện Ổn định hệ thống điện là khả năng hệ thống điện đang làm việc ở trạng thái vận hành ban đầu có thể tự quay trở lại trạng thái vận hành cân bằng mới sau chịu tác động của các kích động tự nhiên. Trạng thái cân bằng mới này có thể là trạng thái ban đầu hoặc một trạng thái mới có các biến trạng thái thay đổi nhưng toàn bộ hệ thống vẫn được duy trì ở trạng thái vận hành lâu dài. Một hệ thống điện ổn định là hệ thống làm việc với các điều kiện vận hành có sự cân bằng giữa các kích động tự nhiên và các tác động chống lại nó. Hệ thống điện là một hệ thống phi tuyến, nó luôn được vận hành trong điều kiện mà các biến trạng thái của hệ thống thay đổi liên tục, chẳng hạn như phụ tải, công suất phản kháng phát ra ở các máy phát, cấu trúc của hệ thống, các tham số vận hành của hệ thống… Khi chịu một kích động tạm thời, sự ổn định của hệ thống phụ thuộc đặc tính tự nhiên của các kích động đó cũng như điều kiện vận hành ban đầu của hệ thống. Các kích động này có thể là kích động lớn hoặc kích động bé. Chẳng hạn đối với các kích động bé, như sự thay đổi liên tục của phụ tải, hệ thống phải thích nghi ngay với các thay đổi đó. Hệ thống phải có khả năng vận hành thích ứng với các thay đổi của yêu cầu phụ tải, đồng thời cũng phải có khả năng chống lại các kích động tự nhiên như ngắn mạch trên đường dây truyền tải hay mất một số máy phát. Sau một kích động tạm thời, nếu hệ thống điện vẫn ổn định, nó sẽ tiến đến một trạng thái vận hành cân bằng, toàn bộ hệ thống lúc này không có thay đổi. Mặt khác, nếu hệ thống không ổn định, nó sẽ dần rơi vào trạng thái ngừng hoạt động; ví dụ như quá trình tăng góc lệch rotor máy phát điện hoặc quá trình giảm biên độ điện áp nút. Điều kiện vận hành không ổn định điện áp có thể mất điện hoặc ngừng cung cấp điện hoàn toàn trong một phạm vi lớn của hệ thống điện. Khả năng chống lại các kích động của hệ thống điện đòi hỏi nhiều thiết bị. Ví dụ như khi có một sự cố tại một phần tử quan trọng nào đó trong mạng lưới thì phần tử đó sẽ được cô lập nhờ các rơle bảo vệ, điều này sẽ gây ra các biến đổi của dòng phân bố công suất trong hệ thống, điện áp tại các nút và tốc độ rotor của các máy phát. Sự biến đổi điện áp sẽ kích thích khởi động các thiết bị điều khiển điện SVTH: Hà Anh Tuấn Trang 5 Đồ án môn học thiết bị điện GVHD: Th.S Nguyễn Duy Khiêm áp của máy phát và mạng lưới truyền tải; sự biến đổi tốc độ rotor máy phát sẽ kích thích khởi động các máy điều tốc và sự biến đổi của điện áp, của tần số sẽ tác động đến hệ thống phụ tải với các mức độ khác nhau tùy thuộc theo đặc tính của mỗi loại phụ tải đó. Thêm vào đó, các thiết bị dùng để bảo vệ từng thiết bị điện riêng có thể có những đáp ứng khác nhau khi hệ thống biến đổi và gây nên việc đi cắt thiết bị, do đó làm yếu tính ổn định của hệ thống và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mất ổn định hệ thống. Vì thế, sự mất ổn định điện áp trong hệ thống có thể xuất hiện trong nhiều trường hợp khác nhau phụ thuộc vào cấu trúc hệ thống, phương thức vận hành và các dạng kích động khác nhau. Theo cách hiểu cổ điển, vấn đề ổn định chính là duy trì vận hành đồng bộ trong hệ thống. Vì hệ thống điện phần lớn bao gồm các máy phát và động cơ đồng bộ, điều kiện cần thiết để hệ thống vận hành đảm bảo là sự đồng bộ của tất cả các phần tử có trong hệ thống. Quan điểm về sự ổn định này bị chi phối bởi quan hệ giữa góc lệch rotor máy phát và góc lệch công suất. Sự mất ổn định cũng có thể xuất hiện mà không cần có hiện tượng mất đồng bộ trong hệ thống.Ví dụ như một hệ thống gồm có một máy phát cung cấp điện cho một động cơ cảm ứng, cũng sẽ mất ổn định vì sự sụp đổ của điện áp nút phụ tải. Loại mất ổn định này cũng có thể xuất hiện trong trường hợp phụ tải được phân bố đều một vùng lớn trong một hệ thống điện rộng .Trong trường hợp máy phát hoặc phụ tải quan trọng không cân xứng với hệ thống, việc điều khiển máy phát và động cơ sơ cấp cũng quan trọng chẳng khác gì việc điều khiển và bảo vệ hệ thống. Vì nếu không thực hiện điều khiển một cách hợp lý thì tần số hệ thống sẽ trở nên mất ổn định, lúc đó máy phát hoặc phụ tải sẽ bị cắt ra và có thể dẫn đến hiện tượng mất điện hoàn toàn trong hệ thống. Đây là một trường hợp mà hệ thống cần tác động cho các phần tử vận hành đồng bộ nhưng chính điều đó lại làm hệ thống mất ổn định. Như vậy ta thấy rằng, sự ổn định trong hệ thống điện là một vấn đề rộng, trong đó có nhiều yếu tố chi phối và nó cũng có nhiều dạng khác nhau. Để hiểu đúng bản chất và phân tích sự ổn định trong hệ thống điện, ta cần tìm hiểu các dạng ổn định và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dạng ổn định đó. 1.2 Ổn định điện áp trong hệ thống điện 1.2.1 Định nghĩa: Ổn định điện áp là khả năng duy trì điện áp tại tất cả các nút trong hệ thống nằm trong một phạm vi cho phép (tuỳ thuộc vào tính chất mỗi nút mà phạm vi dao động cho phép của điện áp sẽ khác nhau) ở điều kiện vận hành bình thường SVTH: Hà Anh Tuấn Trang 6 Đồ án môn học thiết bị điện GVHD: Th.S Nguyễn Duy Khiêm hoặc sau các kích động. Hệ thống sẽ đi vào trạng thái không ổn định khi xuất hiện các kích động như tăng tải đột ngột hay thay đổi các điều kiện của mạng lưới hệ thống…; các thay đổi đó có thể làm cho quá trình giảm điện áp xảy ra và nặng nề nhất là có thể rơi vào tình trạng không thể điều khiển được,gọi là sụp đổ điện áp. Nhân tố chính gây ra mất ổn định là hệ thống không có khả năng đáp ứng nhu cầu công suất phản kháng trong mạng. Các thông số có liên quan đến sự rơi điện áp là dòng công suất tác dụng, công suất phản kháng cùng với điện dung, điện kháng của mạng lưới truyền tải. Trong những điều kiện vận hành bình thường, điện áp V của một nút bất kỳ tăng lên khi cung cấp thêm công suất phản kháng Q vào nút đó. Hệ thống không ổn định về điện áp nếu như điện áp V của bất kỳ nút nào trong hệ thống giảm xuống khi công suất phản kháng Q bơm vào nút đó tăng lên. Như vây hệ thống sẽ ổn định khi dV/dQ> 0 (độ nhạy V-Q dương) tại mọi nút và sẽ không ổn định khi dV/dQ< 0 (độ nhạy V-Q âm) tại mỗi nút bất kỳ . Mất ổn định điện áp về bản chất chỉ là một vấn đề cục bộ, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng mở rộng cho toàn hệ thống. Sụp đổ điện áp là hiện tượng phức tạp của sự không ổn định điện áp, đó là kết quả của một chuỗi các sự kiện không ổn định điện áp dẫn đến điện áp hạ thấp tại từng phần của hệ thống, rồi gây ra sụp đổ điện áp từng phần hay toàn cục trong hệ thống điện. Hiện tượng mất ổn định điện áp có thể xảy ra trong nhiều trường hợp khác nhau. Ta có thể minh họa hiện tượng này trong trường hợp đơn giản như sau: Mô hình mạng lưới 2 nút bao gồm nguồn điện áp không đổi (E S ) cung cấp cho tải (Z LD ) thông qua đường dây có trở kháng (Z LN ). Hình 1.2: Mô hình đơn giản minh họa cho hiện tượng mất ổn định U SVTH: Hà Anh Tuấn Trang 7 S E % I % R V % Z LD P R + jQ R G S V R V Đồ án môn học thiết bị điện GVHD: Th.S Nguyễn Duy Khiêm Biểu thức cho dòng điện I % trong hình 1.2: S LD LN E I Z Z = + % % % % Trong đó I % và S E % là các phasor (biểu diễn cả biên độ và góc pha) LD LD Z Z φ = ∠ % , LN LN Z Z θ = ∠ % Biên độ của dòng điện sẽ là: 2 2 ( cos cos ) ( sin sin ) S LN LD LN LD E I Z Z Z Z θ φ θ φ = + + + hay: 1 S LN E I Z F = trong đó: 2 1 2 cos( ) LD LD LN LN Z Z F Z Z θ φ = + + − ÷ ÷ Biên độ của điện áp cuối đường dây được tính: V R = Z LD .I = 1 LD S LN Z E Z F Công suất tác dụng cung cấp cho tải: P R = V R .I.cos φ = 2 .cos S LD LN E Z F Z φ ÷ Đồ thị của I, V R và P R được biểu diễn như hình 1.3 Theo đồ thị thì khi yêu cầu về tải tăng lên ứng với Z LD giảm thì P R sẽ tăng nhanh chóng trong thời điểm đầu, sau đó tăng chậm trước khi tiếp cận điểm P Rmax ; nếu khi đó tải vẫn tiếp tục tăng thì P R sẽ giảm. Như vậy sẽ tồn tại một điểm có giá trị SVTH: Hà Anh Tuấn Trang 8 Đồ án môn học thiết bị điện GVHD: Th.S Nguyễn Duy Khiêm công suất tác dụng lớn nhất mà mạng lưới có thể truyền tải ứng với trở kháng (Z LN ) và nguồn điện áp (E S ). Khi tải tăng vượt quá giá trị này thì điện áp tại đó sẽ giảm nhanh và gây mất ổn định. 1.0 0.8 0.5 normal operation critical value normal operation P R /P RMAX I/I SC V R /E S 0 1 2 3 Z LN /Z LD Hình 1.3: Đường đặc tính của hệ thống đơn giản. Công suất truyền tải lớn nhất khi điện áp rớt trên đường dây bằng với biên độ V R , ứng với khi Z LN /Z LD = 1 trên đồ thị. Nếu như P R tăng thì I sẽ tăng đồng thời V R sẽ giảm; tuy nhiên sự tăng của I lớn hơn sự giảm của V R vì thế P R sẽ tăng nhanh chóng. Khi Z LD tiếp cận Z LN thì lượng I tăng là không đáng kể so với sự giảm của V R cho nên P R tăng chậm lại. Khi Z LD nhỏ hơn Z LN thì ngược lại, sự giảm V R lớn hơn sự tăng I nên làm cho P R giảm dần. Ứng với một giá trị của P R (P R < P RMAX ) sẽ có hai điểm vận hành có thể được tìm tương ứng là hai giá trị khác nhau của Z LD . Điều này được thể hiện trong hình 1.3 với vị trí P R = 0,8. Theo đó thì điểm nằm bên trái tương ứng với điểm vận hành bình thường; còn các điểm nằm bên phải có dòng điện lớn hơn đồng thời điện áp lại bé hơn nhiều so với điểm bên trái, do đó đây là điểm không làm việc. Trạng thái vận hành tới hạn tương ứng với công suất truyền tải lớn nhất. Việc chỉ diễn ra quá trình sụt giảm điện áp đơn thuần hay hệ thống sẽ mất ổn định tùy thuộc vào đặc tính tải. Với đặc tính tải tĩnh có trở kháng không đổi thì hệ thống sẽ ổn định tại cấp điện áp và công suất bé hơn giá trị cực đại. Với các đặc tính khác, điện áp được xác định bởi sự kết hợp của cả hai đặc tính (đặc tính của đường dây SVTH: Hà Anh Tuấn Trang 9 Đồ án môn học thiết bị điện GVHD: Th.S Nguyễn Duy Khiêm tải điện và đặc tính tải). Nếu tải được cung cấp bởi máy biến áp có bộ điều áp dưới tải, bộ điều áp này sẽ làm điện áp duy trì được ở mức cho phép. Nó sẽ làm giảm ảnh hưởng của Z LD . Đây mô hình đơn giản và rõ ràng nhất về hiện tượng mất ổn định điện áp. 1.2.2 Giới thiệu các đặc tính đường cong để nghiên cứu ổn định điện áp: Mất ổn định điện áp có thể ảnh hưởng mở rộng đến toàn hệ thống vì nó phụ thuộc vào quan hệ giữa công suất tác dụng truyền tải P, công suất phản kháng Q bơm vào nút và điện áp cuối đường dây V. Các quan hệ này đóng vai trò hết sức quan trọng trong phân tích ổn định điện áp và thường được thể hiện dưới dạng các đường cong trên đồ thị. Nhờ các đường cong này ta sẽ phân tích sự ổn định của hệ thống. Trong phân tích ổn định điện áp ta thường dùng hai loại đường cong cơ bản: đường cong P-V và đường cong Q-V. Để xây dựng đường cong, ta xét ở mạng đơn giản 2 nút như hình 1.2 ở trên: Hình 1.4: Mô hình đơn giản minh họa cho hiện tượng mất ổn định U Giả sử R V % = 0 R V ∠ Lúc đó S E % được biểu diễn dưới dạng: (cos sin ) S S S E E E j θ θ θ = ∠ = + % trong đó: θ là góc lệnh pha giữa R V % và S E % Có thể biển diển quan hệ R V % và S E % bằng công thức như sau: SVTH: Hà Anh Tuấn Trang 10 S E % Z LN I % R V % Z LD P R + jQ R [...]... định, phần bên phải đường quỹ tích là vùng hệ thống ổn định, còn phần bên trái tương ứng với trạng thái không ổn định SVTH: Hà Anh Tuấn Trang 20 Đồ án môn học thiết bị điện GVHD: Th.S Nguyễn Duy Khiêm Hình 1.13: Các họ đường cong Q-V ứng với các giá trị PR SVTH: Hà Anh Tuấn Trang 21 Đồ án môn học thiết bị điện GVHD: Th.S Nguyễn Duy Khiêm CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU PHẦN MỀM LƯỚI ĐIỆN LFE Hiện nay có nhiều phần mềm. .. thêm (kể cả chỉnh sửa trên sơ đồ lưới điện) Trường hợp tệp không chứa dữ liệu vẽ lưới điện, đồng thời chương trình đang đặt tùy chọn Có vẽ lưới điện, thì sau khi nhập tệp ta vẽ lưới như sau: Vẽ các nút của lưới rồi từ menu tắt của một nút bất kì (nhấn chuột phải trên nút đề mở menu tắt), chọn lệnh Vẽ nhánh từ dữ liệu nhánh (Draw branches from branch data) Các nhánh của lưới sẽ được vẽ tự động SVTH: Hà... Drawing Network cho phép chọn không hay có vẽ lưới điện Nếu sử dụng tùy chọn Có vẽ lưới điện (mặc định): Cần vẽ sơ đồ lưới trước rồi mới mở 2 biểu mẫu nhập liệu nói trên- cấu hình nút và nhánh đã vẽ trên sơ đồ sẽ được cập nhật vào biểu mẫu Khi muốn xóa nút/nhánh, cần thực hiện trên sơ đồ lưới rồi mở lại biểu mẫu dữ liệu để cập nhật thay đổi Nếu chọn Không vẽ lưới điện: - Mở 2 biểu mẫu này và trước tiên nhấn... trực tiếp vào dữ liệu khi chạy chương trình hay lập ngoài chương trình dùng một phần mềm xử lí văn bản Dữ liệu vẽ lưới điện có thể được ghi đĩa cùng với các dữ liệu khác để gọi lại về sau Nếu không thì sau khi đọc 2 bảng dữ liệu, chương trình có thể vẽ các nhánh lưới điện một cách tự động Dữ liệu có thể được xuất ra sơ đồ lưới Kết quả được xuất ra hai biểu mẫu và trên sơ đồ, sau đó ghi đĩa ở dạng... thu được tương tác của các phần tử trong hệ thống như ULTC (bộ điều chỉnh điện áp của máy biến áp) và giới hạn trường điện từ máy phát Tiêu chuẩn của ổn định điện áp sau các kích động lớn là khi xuất hiện các kích động lớn thì hệ thống vẫn vận hành và duy trì điện áp tại các nút ở trạng thái ổn định mới có thể chấp nhận được Ổn định điện áp khi có các kích động bé: Ổn định điện áp khi có các kích động... Hà Anh Tuấn Trang 25 Đồ án môn học thiết bị điện GVHD: Th.S Nguyễn Duy Khiêm + Đánh số nút từng lưới điện con dùng các số liên tục, trong đó lưới con thứ nhất đánh số từ 1 và bao gồm ít nhất một nút loại 1 và một nút loại 3 + Trước tiên nhập liệu cho lưới con thứ nhất: Chỉ khai báo số nút-nhánh của lưới con này và nhập liệu cho nó + Kết thúc nhập liệu cho lưới con thứ nhất, nhấn nút OK để khẳng định... nhập liệu, gọi lại tệp dữ liệu từ đĩa và khai báo lại số nút-nhánh để bổ sung thêm nút-nhánh cho lưới con tiếp theo (đánh số nút tiếp theo) Dữ liệu cho phần lưới đã nhập không bị mất - Nếu đã (hay đang) nhập dữ liệu Nút/Nhánh lại muốn vẽ lưới điện, thì cần ghi đĩa dữ liệu rồi gọi lại tệp dữ liệu và vẽ lưới điện (xem cách nhập liệu thứ hai “Nhập tệp dữ liệu” dưới đây) 2.2.1.2 Nhập tệp dữ liệu từ ngoài... Tình trạng mất ổn định điện áp có thể trầm trọng thêm bởi việc sử dụng quá nhiều tụ bù trong hệ thống 1.2.4 Phân loại ổn định điện áp: Người ta phân loại ổn định điện áp theo hai hướng dựa trên nguyên nhân tác động gây mất ổn định điện áp: Ổn định điện áp khi xuất hiện kích động lớn: Ổn định điện áp khi xuất hiện kích động lớn đề cập đến khả năng của hệ thống có thể kiểm soát được điện áp sau các kích... ngoài có thể không chứa hay có chứa dữ liệu về vẽ sơ đồ lưới điện: Khả năng thứ nhất xảy ra khi người dùng tự lập tệp này ngoài chương trình; còn nếu dùng chương trình để lập tệp này (khi ghi đĩa dữ liệu, dùng menu File/Save Data), thì có thể ghi cả dữ liệu về vẽ sơ đồ lưới vào tệp (trường hợp có vẽ sơ đồ) Khi nhập tệp, nếu có dữ liệu vẽ lưới điện thì lưới sẽ được vẽ tự động, các dữ liệu khác được cập nhật... và nhánh Việc xóa hay thêm nút/nhánh sẽ thực hiện ngay từ biểu mẫu Cách nhập liệu không vẽ lưới điện có thể thích hợp khi lưới điện có số nút lớn Khi khối lượng dữ liệu là lớn, để tránh mất mát dữ liệu đang nhập do sự cố nào đó hay để tạm thời chỉ nhập một phần dữ liệu, ta có thể ghi đĩa sau khi nhập xong từng phần dữ liệu Vì lệnh ghi đĩa dữ liệu chỉ khả dụng sau khi đã khẳng định (nhấn nút OK) dữ liệu . ưu là cần thiết. Vì vậy, đồ án môn học này nhằm trình bày ứng dụng của chương trình lưới điện LFE để mô phỏng phân bố dòng công suất lưới điện 110 kV Bình Thuận khi có sự tham gia của nguồn. định hệ thống. Qua thời gian học tập, em được giao đề tài môn học: “Tìm hiểu phần mềm Lưới điện LFE, ứng dụng để mô phỏng phân bố dòng công suất lưới điện 110 kV Bình Thuận khi có sự tham gia