3.3.1. Nguồn điện
Giai đoạn 2006-2010 : xây dựng mới 8 nhà máy thủy điện với tổng công suất đặt là 390,5 MW, bao gồm: nhà máy thủy điện Đại Ninh ( 300 MW, vận hành 2007 ); Bắc Bình ( 33 MW, 2007 ); Đan Sách ( 6 MW, 2007 ); La Ngâu ( 36 MW, 2008 ); thủy điện nhỏ Sông Dinh ( 5 MW, 2009 ); Kao Êt ( 4,5 MW, 2009 ); Bom Bi ( 4 MW, 2010 ); Suối Tỵ ( 2 MW, 2010 ).
3.3.2.1 Giai đoạn 2006 – 2010
- Lưới điện 220kV :
+ Xây dựng đường dây 220 kV Hàm Thuận – Phan Thiết ( 60 km, 2007 ).
+ Trạm biến áp: xây dựng mới 2 trạm 220 kV – 188 MVA, gồm: • Trạm 220/110 kV Phan Thiết ( 1x125 MVA, 2007 );
• Trạm 220/110 kV Đại Ninh ( 1x63 MVA, 2007 ). - Lưới điện 110kV
+ Đường dây 110 kV : xây dựng mới 3 tuyến : • Xuân Trường - Đức Linh ( 35 km, 2007 );
• Trạm 220kV Phan Thiết – Mũi Né ( mạch 1 - 18 km, 2007 ); • Đại Ninh – Phan Rí ( 40 km, 2007 ).
+ Trạm biến áp : xây dựng mới 3 trạm 110 kV : • Trạm 110/22 kV Mũi Né ( 1x40 MVA, 2007 );
• Trạm 110/22 kV Hàm Thuận Nam ( 1x25 MVA, 2007 ); • Trạm 110/22 kV Tánh Linh ( 1x25 MVA, 2008 ).
+ Ngoài ra còn mở rộng, nâng công suất 3 trạm 110 kV, gồm:
• Trạm 110/22 kV Hàm Tân: lắp thêm 1 máy 25 MVA, nâng quy mô công suất trạm lên 2x25 MVA, vận hành 2007;
• Trạm 110/22 kV Phan Thiết: lắp thêm 1 máy 40 MVA, nâng quy mô công suất trạm lên (25+2x40) MVA, vận hành 2007;
• Trạm 110/22 kV Phan Rí: lắp thêm 1 máy 40 MVA, nâng quy mô công suất trạm lên (16+40) MVA, vận hành 2009.
MVA ).
+ Ngoài ra còn mở rộng nâng công suất 2 trạm 220 kV với tổng công suất tăng thêm là 188 MVA, gồm:
• Trạm 220/110 kV Phan Thiết: lắp thêm 1 máy 125 MVA, đưa quy mô công suất trạm lên (2x125) MVA;
• Trạm 220/110 kV Đại Ninh: lắp thêm 1 máy 63 MVA, đưa quy mô công suất trạm lên (2x63) MVA.
- Lưới điện 110kV
+ Đường dây: xây dựng mới 5 tuyến :
• Trạm 220kV KCN Sơn Mỹ - Hàm Tân – KCN Tân Đức ( 20 km ); • KCN Tân Đức – Xuân Lộc (Xuân Trường) ( 27 km );
• Trạm 220/110 kV Phan Thiết – Mũi Né ( treo dây mạch 2 - 18 km ); • Đại Ninh – Phan Rí ( xây dựng mạch 2 - 40 km );
• Trạm 220/110 kV Phan Thiết - Trạm 110/22 kV Phan Thiết ( 0,5 km). + Trạm biến áp: xây dựng mới 4 trạm 110kV :
• Trạm 110/22 kV KCN Sơn Mỹ - Hàm Tân ( 1x40 MVA ); • Trạm 110/22 kV KCN Hàm Kiệm ( 1x25 MVA );
• Trạm 110/22 kV Tuy Phong ( KCN Vĩnh Hảo ) ( 1x25 MVA ); • Trạm 110/22 kV KCN Tân Đức ( 1x40 MVA ).
+ Ngoài ra còn mở rộng, nâng công suất 5 trạm 110 kV sau:
• Trạm 110/22 kV Hàm Thuận Nam: lắp thêm 1 máy 25 MVA, nâng quy mô công suất trạm lên 2x25 MVA;
• Trạm 110/22 kV Phan Thiết: thay máy biến áp T1 công suất 25 MVA lên 40 MVA, nâng quy mô công suất trạm lên 3x40 MVA;
• Trạm 110/22 kV Phan Rí: thay máy biến áp T1 công suất 16 MVA lên 40 MVA, nâng quy mô công suất trạm lên 2x40 MVA;
• Trạm 110/22 kV Lương Sơn: lắp thêm 1 máy 25 MVA, nâng quy mô công suất trạm lên 2x25 MVA;
Lưới điện phân phối (Giai đoạn 2006-2010):
- Xây dựng mới 680,8 km đường dây 22-12,7 kV trên không; - Cải tạo nâng tiết diện 362,2 km đường dây trên không;
- Xây mới trạm biến áp phân phối 22/0,4 kV: 1.240 trạm với tổng dung lượng 136.800 KVA;
- Cải tạo trạm phân phối 22/0,4 kv : 76 trạm với tổng dung lượng 6.200 KVA.
3.3.3 Lưới điện hạ thế (Giai đoạn 2006-2010)
- Xây dựng mới 1.272,7 km đường dây hạ thế; - Công tơ : lắp đặt mới 54.503 cái.
3.3.4 Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch giai đoạn 2006-2010 dự kiến là : 978,3 tỷ đồng.
Trong đó:
- Lưới truyền tải (220-110 kV) : 671,0 tỷ đồng; - Lưới trung thế : 196,5 tỷ đồng;
- Lưới hạ thế : 110,8 tỷ đồng.
3.4 Phát triển điên gió ở Bình Thuận
Việt Nam: Bình Thuận đi đầu:Các nhà máy điện gió đầu tiên,ở Bình Thuận và Bạc Liêu,có thể xem là các điểm đột phá mở đường xây dựng nền công nghiệp phong điện non trẻ,nhưng được kỳ vọng là một nguồn điện trụ cột trong tương lai ở Việt Nam.
Hình 3.2 Cánh đồng điện gió Tuy Phong – Bình Thuận
Khoảng giữa năm 2009, ở phía đông quốc lộ 1A, đoạn dốc Cúng thuộc địa phận xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), những cây "chong chóng" khổng lồ bằng thép lần lượt được dựng lên.
3.4.1 Tiềm năng điện gió
Ngoài các yếu tố về kỹ thuật, công nghệ, tài chính, thì điều kiện tiên quyết để có thể triển khai thực hiện các dự án điện gió là phải có nguồn gió dồi dào và quỹ đất tương đối lớn.
Gió ở Bình Thuận dường như có quanh năm, với tốc độ trung bình khoảng 6 m/giây, nhưng tần suất bão lại thấp. Phía đông nam tỉnh Bình Thuận còn vùng đồi cát ven biển rộng hơn 50 nghìn ha chưa sử dụng. Theo khảo sát mới đây, công suất tiềm năng điện gió của toàn tỉnh có thể lên đến 5.040 MW và khả năng khai thác có hiệu quả ngay trong điều kiện hiện nay cũng đến khoảng 1.570 MW. Phó Giám đốc Sở Công thương Bình Thuận, Đinh Huy Hiệp, phân tích: Theo số liệu đo gió ở độ cao từ 60 đến 80m, tốc độ gió từ 6 đến 8,5 m/giây, phân bố trên phạm vi rộng khoảng 64.700 ha, thì công suất tiềm năng điện gió của tỉnh khoảng 4.300 MW. Nếu chỉ lấy từ độ cao 80 m trở lên với tốc độ gió trung bình từ 6,5 m/giây trở lên, thì diện tích phân bổ khoảng 15.500 ha, công suất khả thi cũng được 1.038 MW.
Rõ ràng, tiềm năng về điện gió ở Bình Thuận là khá lớn, vấn đề là làm gì để khai thác được tiềm năng quý giá ấy. Những năm gần đây, Bình Thuận là địa phương đi đầu trong việc tổ chức triển khai các dự án điện gió với quy mô công nghiệp và thực tế đã có sản lượng điện được sản xuất từ sức gió đầu tiên hòa vào lưới điện quốc gia.
3.4.2 Quy hoạch phát triển điện gió ở Bình Thuận
Với điều kiện địa lý thuận lợi của một địa phương có bờ biển dài, lượng gió nhiều và phân bổ khá đều quanh năm, tính đến cuối tháng 1 năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã xây dựng 16 dự án điện gió với tổng công suất dự tính khoảng 1.300 MW. Trong đó có 5 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, 9 dự án đã hoàn thành báo cáo đầu tư trình xin cấp giấy chứng nhận, 2 dự án đang trong giai đoạn khảo sát lập hồ sơ dự án đầu tư.
Trong số 16 dự án nói trên, Dự án Nhà máy điện gió Tuy Phong, đặt tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận do Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) đầu tư được triển khai đầu tiên.
Toàn bộ dự án, khi hoàn thành, sẽ có 80 tuabin với tổng công suất 120 MW, sử dụng công nghệ hiện đại của Cộng hòa liên bang Đức.
Giai đoạn 1 của dự án gồm 20 trụ điện gió (tuabin) chiều cao cột 85 m, đường kính cánh quạt 77 m, công suất 1,5 MW/tuabin; tức tổng công suất của giai đoạn này là 30 MW. Và mỗi năm dự tính sản xuất khoảng gần 100 triệu kWh điện. Đến cuối quý 1 năm nay, giai đoạn 1 đã hoàn thành cơ bản; bao gồm các khâu lắp đặt, đưa vào vận hành và đấu nối với lưới điện quốc gia. Và Nhà máy điện gió Tuy Phong 1 đã chính thức được khánh thành, đi vào hoạt động từ ngày 18/4/2012. Đây cũng là nhà máy điện gió đầu tiên của cả nước chính thức đi vào hoạt động. Theo kế hoạch, giai đoạn 2 của dự án chuẩn bị khởi công xây dựng và lắp đặt 60 trụ điện gió (hay tuabin), nâng tổng công suất của toàn bộ Nhà máy Phong điện Tuy Phong lên 120 MW.
Ở tỉnh Bình Thuận, sau Dự án Tuy Phong đã hòa mạng lưới điện quốc gia giai đoạn 1 và chuẩn bị thi công giai đoạn 2, dự án điện gió ở đảo Phú Quý với 3 tuabin, tổng công suất 6 MW đã lắp đặt xong và thử vận hành an toàn, bình thường. Nguồn điện gió Phú Quý, khi chính thức hòa vào dòng điện của nhà máy điện Diesel hiện có tại đảo, thì đảo Phú Quý sẽ có điện 24/24 giờ.
CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LFE ĐỂ MÔ PHỎNG PHÂN BỐ DÒNG CÔNG SUẤT LƯỚI ĐIỆN 110KV BÌNH THUẬN KHI CÓ SỰ
THAM GIA CỦA NGUỒN ĐIỆN GIÓ
Lưới điện được vẽ trên cửa sổ chính Network Diagram. Xem trợ giúp bằng cách nhấn nút “?”. Nhấn kép trên cửa số để vẽ nút. Mỗi nút sẽ được tự động gán chỉ số nút. Vì các nút của lưới phải được đánh chỉ số bằng các số từ 1, không ngắt
quãng, nên chỉ số được gán tự động này sẽ theo nguyên tắc gán số bé nhất còn thiếu.
Chẳng hạn nhấn kép 3 lần ta sẽ được 3 nút theo thứ tự 1,2,3. Sau đó giả sử nút 2 bị xóa hay bị đổi tên thành 5 thì khi nhấn kép lần nữa ta sẽ được nút với chỉ số 2, rồi tiếp theo là 4, 6,7...
Di chuyển nút bằng cách nhấn trái chuột trên nút và kéo. Các nhánh nối với nút sẽ di chuyển theo.
Xóa nút: dùng lệnh trong menu tắt của nút như nói sau đây. * Vẽ (hay xóa) nhánh đường dây hay máy biến áp.
Để vẽ một (hay một số) nhánh nối với một nút (sẽ được chọn là nút đầu nhánh- ý nghĩa nêu dưới đây), mở menu tắt của nút này, chọn lệnh số 3 hay 4 nêu trên. Trong hộp thoại mở ra, gõ chỉ số các nút từ đó cần tạo nhánh nối với nút này (phân cách chỉ số các nút bởi dấu phảy) và nhấn OK.
Nút đầu nhánh sẽ được gán là nút thứ nhất trong biểu mẫu dữ liệu nhánh cũng như biểu mẫu kết quả tính toán nhánh sau khi chạy chương trình. Các giá trị dòng công suất cho trong bảng kết quả này sẽ được hiểu có chiều đi từ nút đầu đến nút cuối (nút thứ nhất đi đến nút thứ hai trong biểu mẫu), đồng thời là giá trị ở phía nút đầu nhánh. Chú ý nếu nhánh là đường dây- có nghĩa là đã gán điện nạp B0 khác 0, thì đó là giá trị ở trước mạch Pi thường (nominal Pi) biểu diễn đường dây. Để xóa một nhánh, mở menu tắt của nút bất kì của nhánh và chọn lệnh Delete a branch; nhập nút kia của nhánh vào hộp thoại và nhấn OK.
Chú ý giữa hai nút được quy ước chỉ có 1 nhánh duy nhất. Do đó cần ghép song song trước các nhánh nối giữa cùng cặp nút hay thêm vào một nút giả ở giữa nhánh để tách nó thành hai nhánh ! Nếu các nhánh song song là giống nhau thì chuyển thành các mạch (Circuits) của nhánh.
*Để hiểu rõ hơn xin xem phần hướng dẫn sử dụng phần mềm LFE ỏ chương 2. Hoàn tất quá trình vẽ ta có sơ đồ:
Hình 4.1 Sơ đồ lưới điện Bình Thuận vẽ trên phần mềm LFE
4.2 Nhập dữ liệu vào biểu mẫu dữ liệu nút
Cột đầu tiên ghi chỉ số nút, tăng liên tục bắt đầu từ 1; tức là không thể thay đổi thứ tự ghi dữ liệu nút trong biểu mẫu (nếu có thay đổi chương trình cũng sẽ bỏ qua không thực hiện).
11 cột tiếp theo cho phép nhập các thông số sau:
Định danh nút (Name): Nhập văn bản định danh nút.
Điện áp U: Là môđun (hiệu dụng) điện áp của nút (kV hay p.u, tùy theo tùy chọn xác định trong menu Options/ Calculation Options). Đây là dữ liệu đã cho nếu là nút loại 2 (nút PV) hay nút loại 1 (cân bằng), hoặc là giá trị khởi tạo cho tính toán lặp nếu là nút loại 3 (nút PQ). Bỏ trống được coi là U = 1.
Góc điện áp (Angle) (độ): Giá trị đã cho đối với nút loại 1, hay giá trị khởi tạo cho phép lặp, đối với loại nút khác. Bỏ trống được coi là Góc = 0.
P nguồn (Generation P) (MW): công suất tác dụng phát vào nút Q nguồn (Generation Q) (MVAr): công suất phản kháng phát vào nút P tải (Load P) (MW): công suất tác dụng của tải ở nút Q tải (Load Q) (MVAr): công suất phản kháng của tải ở nút
Loại (Type): 3 loại 1, 2 và 3 (lần lượt ứng với nút cho U và góc, nút PV và nút PQ). Cần có ít nhất một nút loại 1 cho mỗi lưới con cô lập. Nút loại 1 và 2 được hiển thị màu đỏ trong các biểu mẫu và cả trên sơ đồ (sau khi thực hiện tính phân bố dòng).
G: Điện dẫn đặt ở nút (phần tử nối sun) (mS hay p.u).
B: Điện nạp đặt ở nút (nối sun) (mS hay p.u); B>0 nếu tính dung, B<0 nếu tính cảm. Nút có chứa G hay B được hiển thị màu xanh lam trong biểu mẫu và trên sơ đồ.
K: Hệ số tăng giảm tải: Phụ tải P và Q ở nút được nhân lên K lần (chú ý nếu để trống ô này sẽ có nghĩa K=0 tức là không có phụ tải ở nút). Để nhập cùng một giá trị K cho tất cả các nút, nhấn nút K.
*Sau khi nhập ta có bảng dữ liệu nút:
số trên đơn vị dài (nhánh Pi đối xứng thông số tập trung coi như đường dây có độ dài đơn vị; với mạch Pi không đối xứng thì tổng dẫn ngang chuyển thành loại phần tử tổng dẫn đặt ở nút- xem phần dữ liệu nút. Nhánh máy biến áp 2 cuộn dây biểu diễn như mạch Pi không đối xứng, máy biến áp 3 cuộn dây biểu diễn như 3 nhánh máy biến áp 2 cuộn dây- xuất hiện thêm 1 nút trung gian).
• 8 cột tiếp theo cho phép nhập các thông số sau: Số mạch của đường dây (Circuits): Không thể bằng 0. Độ dài (km): Không thể bằng 0.
Điện trở đơn vị R0 (Ohm/km hay p.u/km): giá trị của 1 mạch
Điện kháng đơn vị X0 : (Ohm/km hay p.u/km): giá trị của 1 mạch. Ít nhất R hay X phải khác 0.
Điện nạp đơn vị B0 (mS/km hay p.u/km): giá trị của 1 mạch. Thông số sun khác của đường dây là điện dẫn G có thể bỏ qua trong hầu hết tính toán, do đó không đưa vào chương trình. Trường hợp cần thiết tính đến, hoặc nói chung khi có nhánh sun G nào đó, hãy đưa nó vào phần tử G,B của nút.
Điện áp cơ sở (Base) (kV): Áp cơ sở dùng để quy đổi thông số cho bằng đơn vị có tên sang p.u (công suất cơ sở chung cho toàn lưới chọn trong menu Options/ Calculation Options). Như vậy thông số này chỉ được dùng cho trường hợp dùng đơn vị tương đối nhưng thông số nhánh cho trong đơn vị có tên (một lựa chọn ở trong menu Options/ Calculation Options/ General).
T: Một kí tự bất kì để đánh dấu nhánh máy biến áp (chỉ có ý nghĩa trình bày): Thông số này không thay đổi được nếu chọn Có vẽ lưới điện (cần thay đổi kiểu nhánh từ sơ đồ lưới rồi gọi lại biểu mẫu).
S: Trạng thái của nhánh: Nhập 0: nhánh bị cắt; kí tự khác hay bỏ trống: nhánh làm việc. Nhấn nút S=1 để nhập giá trị 1 cho mọi nhánh. Chú ý nếu cắt nhánh tạo ra các lưới con cô lập thì mỗi lưới con cần có nút cân bằng riêng (nút loại 1) để có thể tính được phân bố dòng.
Nút Scale Factors dùng để nhập thông số tiện lợi hơn khi chúng có giá trị quá nhỏ hay quá lớn. Nhập 3 giá trị ứng với thông số R0,X0,B0: nhập giá trị bằng N nếu thông số tương ứng đã được nhân với 10N.
Nút Number branches dùng để đánh chỉ số nhánh theo thứ tự tăng dần từ 1. Menu Find cho phép nhập vào một chỉ số nút để tìm tất cả các nhánh nối với nút này.
*Sau khi nhập ta có bảng dữ liệu nhánh
đĩa hay không. Nếu Có, nhập tên tệp dạng văn bản (.TXT); tệp này cũng sẽ dùng để ghi kết quả cuối cùng. Nếu Không, nhấn enter để thực hiện tính toán và hiển thị tự động kết quả vào các biểu mẫu và trên sơ đồ.
Ta có kết quả:
Hình 4.4 Hiển thị dữ liệu và kết quả trên sơ đồ