1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI SIÊU THỊ.DOC

25 1,7K 29
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 154,5 KB

Nội dung

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI SIÊU THỊ

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ SIÊU THỊ VINATEX HÀ ĐÔNG 3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của siêu thị 4

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của siêu thị 6

PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI SIÊUTHỊ 10

2.1 Môi trường hoạt động kinh doanh 10

2.2 Nguồn hàng của Siêu thị 12

2.3 Các nghiệp vụ chủ yếu tại siêu thị 13

2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh tại siêu thị 18

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG - KẾ HOẠCH VÀ CÁC BIỆNPHÁP THỰC HIỆN 21

3.1 Phương hướng và kế hoạch trong năm tới 21

3.2 Biện pháp thực hiện 22

KẾT LUẬN 24

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhất là nước ta đã gia nhập WTO thì khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn các nhà cung cấp và các hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của mình Xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá cũng như mở cửa kinh tế giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới đã thu hút nhiều nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam Trong bối cảnh này, để tồn tại và phát triển thì tất cả các doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu thị trường, hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và tìm cách thức để đáp ứng tôt nhất nhu cầu đó.

Để đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng đã có một hình thức kinh doanh mới ra đời và phát triển – Hình thức kinh doanh Siêu thị, sự xuất hiện ngày càng nhiều các siêu thị khẳng định sự chấp nhận của khách hàng đối với hình thức kinh doanh mới này Siêu thị Vinatex Hà Đông cũng ra đời và phát triển trên cơ sỏ nhu cầu của khách hàng và phù hợp với xu hướng kinh doanh hiện đại Sau một thời gian nghiên cứu về siêu thị

Vinatex Hà Đông, và đây là một bản báo cáo tổng hợp về tình hình kinh

doanh tại siêu thị, để giúp mọi người có cái nhìn tổng quát về các hoạt

động và tình hình kinh doanh tại Siêu thị Vinatex Hà Đông.

Trang 4

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ SIÊU THỊ VINATEXHÀ ĐÔNG

1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Siêu thị Vinatex - Mark Hà Đông được thành lập từ tháng 11/2004 và khai trương ngày 19/01/2005 Siêu thị Vinatex - Mark Hà Đông là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc đơn vị kinh doanh giữa Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội (Hanosimex) và Công ty kinh doanh hàng thời trang Việt Nam (Vinatex) Theo quyết định số 0893/QĐ-HĐQT ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Dệt May Việt Nam quyết định thành lập Siệu thị Vinatex Hà Đông là sự kết hợp giữa Công ty Dệt may Hà Nội và Công ty kinh doanh thời trang Việt Nam -Vinatex Đây là siêu thị thứ 21 trong hệ thống bán hàng ở thị trường nội địa của Vinatex Như vậy, cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng dệt may, những năm gần đây, Vinatex đã liên tục đầu tư dưới các hình thức siêu thị tại nhiều tỉnh thành trong cả nước nhằm gia tăng doanh số bán hàng tại thị trường nội địa Vinatex đang phấn đấu phát triển hệ thống siêu thị đến hầu hết các thành phố, thị xã trong cả nước

* Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội (Hanosimex) tiền thân làNhà máy Sợi Hà Nội

Nhà máy Sợi Hà Nội chính thức đi vào hoạt động ngày 21/11/1984, từ đó đến nay Nhà máy đã trải qua các giai đoan phát triển:

+ 30/4/1991 Đổi tên Nhà máy Sợi Hà Nội thành Xí nghiệp Liên Hợp Sợi - Dêt Kim Hà Nội Tên giao dich quốc tế là Hanosimex.

+ 19/6/1995 Đổi tên Xí nghiệp Liên Hợp Sợi - Dệt Kim Hà Nội thành Công ty Dệt Hà Nội.

Trang 5

+ 28/2/2000 Đổi tên Công ty Dệt Hà Nội thành Công ty Dệt may Hà Nội

+ Giai đoạn năm 2000-2005 là giai đoạn tiếp tục phát triển không ngừng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển đổi mô hình doanh nghiệp và mở rộng hoạt động kinh doanh.

+ Giai đoạn 2005 đến nay: Tập trung cho việc triển khai thực hiện mô hình “ Công ty mẹ - Công ty con” và thực hiện cổ phần hoá các công ty thành viên

* Công ty kinh doanh hàng thời trang Việt Nam (Vinatex)

Là doanh nghiệp nhà nước, được thành lập theo quyết định số 1020/QĐ-HĐQT ngày 10/10/2001 của Hội Đồng Quản Trị Tổng Công ty Dệt May Việt Nam Tên giap dịch quốc tế là “ Việtnam Fashion Company” tên viết tắt là VFC Công ty được thành lập với các nhiệm vụ sau: Tìm kiếm, khai thác thị trường hàng dệ may Việt Nam, giới thiệu đến người tiêu dùng các sản phẩm hàng dệt may chất lượng, mẫu mã đa dạng, phong phú, với giá cả phải chăng… Để thực hiện tốt nhiệm vụ, công ty tập trung xây dựng và phát triển 2 thương hiệu của mình: VINATEX MART và VINATEX FASHION.

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của siêu thị* Chức năng

Siêu thị Vinatex Hà Đông là sự kết hợp giữa 2 Công ty do vậy mỗi bên có những chức năng và nhiệm vụ nhất định.

+ Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội có chức năng là tổ chức hành chính và quản lý cơ sở hạ tầng.

+ Công ty kinh doanh thời trang Việt Nam có chức năng kinh doanh thưong mại và thực hiện các chế độ.

Trang 6

* Danh mục các mặt hàng kinh doanh tại siêu thị gồm:

- Kinh doanh hàng thời trang: Đây là ngành chủ yếu chiếm 40,38%

trong tất cả các mặt hàng

- Kinh doanh hàng thực phẩm (Gồm thực phẩm công nghệ và thực

phẩm chế biến) chiếm 20,09% tổng các mặt hàng.

- Kinh doanh hàng hoá mỹ phẩm chiếm 17,88% - Kinh doanh hàng gia dụng chiếm 12,4%.

Ngoài ra Siêu thị còn cho thuê mặt bằng bán sản phẩm với điều kiện các sản phẩm của cá nhân không được trùng với sản phẩm mà Siêu thị kinh doanh.

* Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của Siêu thị là phát triển dựa trên định hướng hoạt động của ngành, đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, luôn xác định nhiệm vụ chính trị, kinh doanh trung thực, thực hiện văn minh thương mại, kinh doanh sản phẩm đạt chất lượng, đạt lợi nhuận cao trên cở sở đáp ứng được nhu cầu của khach hàng.

Thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh là đảm bảo doanh thu, lợi nhuận đạt hoặc vượt mức kế hoạch đã đề ra, tổ chức công tác hạch toán tài chính kế toán theo qui định của pháp luật và thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước Đảm bảo đời sống cho các cán bộ nhân viên, tổ chức quản lý lao động hợp lý, quan tâm tới đời sống tinh thần một cách toàn diện cho người lao động, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của tinh thần phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, của ngành nói riêng.

Trang 7

* Hình thức pháp lý và loại hình kinh doanh của Siêu thị

Siêu thị Vinatex Hà Đông là một doanh nghiệp Nhà nước có tổ chức và hoạt động theo pháp luật quy định.

Siêu thị Vinatex Hà Đông là trung tâm thương mại

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của siêu thị

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Siêu thị:

+ Cơ cấu tổ chức: Bộ máy quản lý của Siêu thị được tổ chức theo mô

Trang 8

* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

+ Giám đốc là người đại diện pháp lý cho Siêu thị là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước UBND tỉnh Hà Tây về mọi hoạt động của Công ty, là thủ trưởng cấp cao nhất của Doanh nghiệp có quyền quyết định trong việc điều hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch của cấp trên, chính sách pháp luật của Nhà nước về quyết định đại hội của toàn thể cán bộ công nhân viên chức Nhà nước Giám đốc Công ty phải chịu trách nhiệm trước tập thể lao động Công ty cấp trên, trước pháp luật về mọi kết quả kinh doanh và các quyết định của mình Hàng năm Giám đốc Công ty có trách nhiệm sơ kết và tổng kết về tình hình hoạt động của công ty.

+ Phó Giám đốc là người công sự, trợ giúp cho Giám đốc, Phó Giám đốc có chuyên môn về kinh doanh thương mại, kỹ năng quản lý đặc biệt là quản lý nhân sự, có khả năng thu thập xử lý thông tin, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được giao.

+ Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện về các mặt:

 Nắm phương hướng hoạt động kinh doanh mà Công ty đã đề ra để tìm hiểu nắm bắt nhu cầu của thị trường và xã hội, ký các hợp đồng mua bán với giá cả và hình thức thanh toán phù hợp giữa các bên đối tác.

 Tổ chức mua bán các mặt hàng có đăng ký kinh doanh theo quy định của Nhà nước với các cá nhân đơn vị có tư cách pháp nhân bằng phương pháp thích hợp, nắm vững tình hình xuất nhập hàng hoá, nhu cầu tiêu thụ, thị hiếu của khách hàng và hàng tồn kho theo định kỳ để xuất bổ khuyết kịp thời các biện pháp tiêu thụ, thực hiện công tác quản cáo, giới thiệu các mặt hàng của Công ty trên thông tin đại chúng.

 Dự thảo và theo dõi quá trình thực hiện các hoạt động kinh tế, phát hiện và báo cáo kịp thời lên Giám đốc những vướng mắc cần giải quyết.

Trang 9

+ Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu trợ giúp cho Giám đốc thực hiện các chức năng quản lý về công tác quy hoạch nhân sự, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân viên, tiền lương và thi đua khen thưởng, kỷ luật lao động, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên trong Công ty.

+ Trưởng ngành hàng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tất cả các hoạt động các vấn đề phát sinh của quầy, tổ chức phân công và kiểm tra giám sát các nhiệm vụ được giao của nhân viên bán hàng trực thuộc quầy của mình, xử lý các vấn đề nảy sinh thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.

+ Nhân viên bán hàng có chức năng bán hàng, tổ chức trưng bày hàng hoá và phục vụ khách hàng, tư vấn cho khách hàng, có trách nhiệm quản lý tốt hàng hoá trong phạm vi được phân công, phải thu thập nhận biết các nhu cầu, phản ánh của khách hàng đến người quản lý.

+Nhân viên an ninh có chức năng hướng dẫn khách hàng vào mua hàng thực hiện đúng nội quy của siêu thị, bảo vệ hàng hoá tài sản của siêu thị, đảm bảo các vấn đề an ninh trật tự trong siêu thị, giúp khách hàng vận chuyển hàng hoá ra ngoài siêu thị, và phối hợp với các bộ phận khác để xử lý vi phạm

+Nhân viên thu ngân có chức năng kiểm tra hàng hoá, xem hàng hoá có mã vạch hay không, tổ chức thanh toán cho khách hàng, tính hoá đơn và tiếp nhận tiền của khách hàng rồi nộp tiền cho phòng kế toán.

Từ sự phân công rõ ràng chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban của Công ty và để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ trên rất cần sự nỗ lực của các nhân viên trong các phòng ban.

Tổng số lượng nhân viên trong Công ty là 86 người, được bố trí vào các phòng ban cụ thể như sau:

+ Ban Giám đốc: có 3 người

Trang 10

+ Khối nhân viên văn phòng( văn phòng + kho) là 17 người trong đó, văn phòng là 12 người, kho là 5 người

+ Khối nhân viên hoạt động tại khu vực bán hàng: Nhân viên bán hàng là 39 người

Nhân viên thu ngân là 8 người

Nhân viên an ninh và phục vụ là 19 người

Trang 11

PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHTẠI SIÊU THỊ

2.1 Môi trường hoạt động kinh doanh

* Điều kiện tự nhiên

Siêu thị Vinatex Hà Đông nằm trên đường Cầu Am, Thành phố Hà Đông có mặt bằng rộng trên 2,779m2, nó nằm ở mặt đường và rất dễ nhìn thấy và dễ nhận biết bởi siệu thị cao ba tầng, có màu sơn xanh đặc trưng và nổi bật, đặc biệt là dòng chữ Siêu thị Vinatex ở mặt tiền siêu thị rất nổi thu hút sự chú ý của người đi đường.

Mặt khác, Siêu thị ở gần làng lụa Vạn Phúc Hà Đông, một làng lụa nổi tiếng thu hút sự quan tâm của các du khách trong nước và nước ngoài, vì vậy đây là một điều kiện thuận lợi cho siêu thị trong việc kinh doanh và quảng bá thương hiệu.

* Điều kiện chính trị xã hội

Siêu thị Vinatex Hà Đông nằm gần Trung tâm Thành phố Hà Đông nên công tác trật tự an ninh xã hội luôn được ổn định, ít các tệ nạn xã hội

* Điều kiện kinh tế

Năm 2008, mặc dù chịu nhiều tác động bất lợi của điều kiện khách quan (đặc biệt diễn biến cung cầu và giá cả hàng hoá trên thế giới, thiên tai và dịch bệnh trong nước), thị trường Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định cần thiết và phát triển với tốc độ khá Năm 2009, mục tiêu phấn đấu là tăng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lên trên 1.200 nghìn tỉ đồng, tăng trên 25% so với năm 2008, CPI tăng dưới 15% so với tháng 12-2008 Tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của toàn xã hội thông qua thị trường năm 2008 ước đạt xấp xỉ 970.000 tỉ đồng, tăng 31% so với năm 2007 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát và kiềm chế có kêt quả, nhất là từ giữa quý

Trang 12

III trở đi, nên cả năm chỉ tăng 19,89% so với tháng 12 năm 2007(thấp hơn nhiều so với dự báo trong quý I và quý II là cả năm phải tăng tới 30%) Để đạt được mục tiêu đã đề ra cho năm 2009 không phải là quá cao Tuy nhiên, lưu ý rằng, năm nay, thị trường nội địa sẽ phát triển trong bối cảnh được quy định bởi hai điều kiện mới.

+ Phải thực thi các cam kết gia nhập WTO về dịch vụ phân phối, thị trường sẽ cạnh tranh hơn, nhưng thị trường cũng cần hơn sự ổn định để phát triển bền vững.

+ Phải mổ rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, kích cầu mua sắm trong xu hưóng tiết chế tiêu dùng trong nước.

- Năm 2008 có nhiều biến đổi lớn về tình hình kinh tế xã hội, chỉ số lạm phát tăng cao, giá cả hàng hoá, nguyên liệu tăng liên tục đặc biệt hàng tiêu dùng đã ảnh hướng trực tiếp đến đời sống người dân cũng như sức mua thị trường.

- Xuất hiện nhiều hệ thống bán lẻ trong nước và thị trường thành phố Hà Đông với qui mô và cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại tạo sự cạnh tranh gay gắt.

- Thị trường lao động biến đổi nhiều tạo khó khăn cho đơn vị.

- Siêu thị đi vào hoạt động được hơn 4 năm, xây dựng được lượng khách hàng trung thành, ổn định đảm bảo được một mức doanh thu ổn định cho đơn vị.

- Siêu thị đã đầu tư cải tạo lại mặt tiền, hệ thống chiếu sáng, mở rộng diện tích bán hàng tầng 2 và đa dạng được chủng loại hàng hoá kinh doanh tăng sức cạnh tranh và tăng hiệu quả cho đơn vị.

Trang 13

2.2 Nguồn hàng của Siêu thị

Siêu thị Vinatex Hà Đông trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam do vậy mặt hàng chủ yếu là hàng thời trang may mặc.

- Hàng thời trang được cung ứng bởi các công ty Vinatex, Công ty may nhà bè, May 10…Đây là những công ty may hàng đầu Việt nam với chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã phong phú đa dạng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

- Kinh doanh hàng thực phẩm

+ Thực phẩm công nghệ được cung ứng bởi công ty bánh kẹo Hải Hà, Kinh Đô, Han Co, Vinamilk, Dumex… bên cạnh đó cũng có các hàng ngoại nhập của Malayxia, Indonexia, Trung Quốc đều có tem phụ dán kèm + Thực phẩm chế biến: Gồm các nhà cung cấp như Hạ Long, Thái Bình, Châu Xuân…các mặt hàng phong phú đa dạng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hàng mỹ phẩm được cung ứng bởi các nhà cung cấp như U,P & G mặt hàng chủ yếu là dầu gội, sữa tắm, chất tẩy rửa, ngoài ra còn có các hàng ngoại nhập như Thái Lan, Nhật, các sản phẩm này đều có têm phụ và tem bảo hành theo đúng tiêu chuẩn trong nước và nước ngoài.

- Hàng gia dụng gồm các nhà cung cấp như Happy cook, và các nhà sản xuất đồ nhựa nhập từ Nhật và Trung Quốc…

Bên cạnh đó thì mặt hàng rau, củ quả, bánh mỳ được cung ứng bởi các làng nghề có tiếng và đảm bảo chất lượng, góp phần làm cho các mặt hàng tại siêu thị phong phú hơn.

* Hình thức khai thác nguồn hàng tại siêu thị:

+ Siêu thị chủ động liên hệ các nhà cung cấp khi đã khảo sát kĩ sản phẩm và thị trường

Trang 14

+ Siêu thị chủ động xuống các làng nghề truyền thống mua trực tiếp hàng hoá của họ, tuy nhiên cũng phải có sự chọn lọc kỹ các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn, mẫu mã, chất lượng theo quy định.

2.3 Các nghiệp vụ chủ yếu tại siêu thị

2.3.1 Nghiệp vụ xuất nhập hàng

2.3.1.1 Nghiệp vụ nhập hàng:

Là quá trình hoạt động nhằm tập trung các nguồn hàng từ nhiều nguồn khác nhau về doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành kiềm tra về chất lượng, số lượng hàng hoá và thực hiện đúng các quy định về giao nhận.

+ Đảm bảo đúng về số lượng, chất lượng, chủng loại + Đảm bảo đúng về tiến độ, thời gian.

+ Thực hiện đúng nguyên tắc về giao nhận + Đảm bảo về an toàn

+ Đảm bảo giữ quan hệ tốt với người giao hàng

* Nguyên tắc của nghiệp vụ nhập hàng

+ Khi hàng hoá không đầy đủ chứng từ thỉ phải xin ý kiến của người có thẩm quyền giải quyết

+ Trong quá trình kiểm tra nếu đối chiếu giữa hai chứng từ và thực tế chất lượng, mẫu mã không giống nhau, không khớp với chứng tù thì giữ lại

Ngày đăng: 03/09/2012, 09:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

* Hình thức pháp lý và loại hình kinh doanh của Siêu thị - TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI SIÊU THỊ.DOC
Hình th ức pháp lý và loại hình kinh doanh của Siêu thị (Trang 7)
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Siêu thị Vinatex Hà Đông qua các năm 2006-2008 - TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI SIÊU THỊ.DOC
Bảng k ết quả hoạt động kinh doanh của Siêu thị Vinatex Hà Đông qua các năm 2006-2008 (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w