Trọng tâm thi tốt nghiệp môn văn lớp 12 năm học 2012-2014
Trang 1NHỮNG KIẾN THỨC CHƯA RA THI TN TỪ 2009 ĐẾN 2011 CẦN CHÚ Ý
A CÂU 2 ĐIỂM
Câu 1: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945-1975?
Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 có ba đặc điểm:
a Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.Biểu hiện :
- Khuynh hướng, tư tưởng chủ đạo của văn học là tư tưởng cách mạng
- Đề tài chủ yếu của văn học là Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội Văn học gắn bó và phản ánh những chặng đườngcách mạng của dân tộc
b Nền văn học hướng về đại chúng Biểu hiện :
- Đối tượng phản ánh và phục vụ của văn học là quần chúng nhân dân,xây dựng được hình tượng các tầng lớpnhân dân,quan tâm đến đời sống nhân dân
- Văn học có nội dung ngắn gọn, chủ đề rõ ràng, hình thức trong sáng, dễ hiểu
c Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.Biểu hiện :
- Văn học đề cập những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính dân tộc
- Nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất cộng đồng
- Lời văn trang trọng, hào hùng
- Văn học thể hiện và khơi dậy niềm vui, niềm tin cho nhân dân trước những khó khăn, thử thách của đất nước
- Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn:
Câu 2 Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh ?
Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh gồm ba điểm chính:
- Hồ Chí Minh coi văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú, phục vụ có hiệu quả cho hoạt động cáchmạng; nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội
- Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng đối tượng thưởng thức văn nghệ Văn chương cách mạng phải hướng vềquần chúng nhân dân để phục vụ
- Hồ Chí Minh luôn đề cao tính chân thật của văn chương; hình thức biểu hiện của tác phẩm phải trongsáng,hấp dẫn, tránh lối viết cầu kì, xa lạ; tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần của dân tộc, củanhân dân
Câu 3: Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh ?
Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng thể hiện qua ba thể loại :
+Văn chính luận: thường rút gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức
thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp
+Truyện và kí: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén,
thâm thúy của phương Đông vừa có cái hài hước, hóm hỉnh của phương Tây
+Thơ ca: những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ
nhớ, có sức tác động lớn; thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, trữtình và tính chiến đấu
Câu 4 Trình bày hoàn cảnh ra đời bản "Tuyên ngôn Độc lập "của Hồ Chí Minh ?
Hoàn cảnh ra đời bản "Tuyên ngôn Độc lập "của Hồ Chí Minh :
- Tháng 8.1945, nhân dân ta vừa giành được chính quyền sau cuộc Tổng khởi nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh
từ Việt Bắc về Hà Nội và soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập.Đến ngày 2.9.1945, tại Quảng trường Ba Đình,
Hà Nội, Người đã đọc bản Tuyên ngôn này;
- Khi đó, bọn đế quốc, thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta :
+ Sắp tiến vào từ phía Bắc là quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc được sự ủng hộ của đế quốc Mĩ;
+ Tiến vào từ phía Nam là quân đội Anh, đằng sau chúng là lính Pháp;
Trang 2+ Pháp đã tung ra thế giới một luận điệu xảo trá : Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp, chúng có công
“khai hoá”, “bảo hộ” xứ này nhưng bị phát xít Nhật xâm chiếm; nay Nhật bị Đồng minh đánh bại, thì Pháp sẽtrở lại Đông Dương là lẽ đương nhiên Bản "Tuyên ngôn Độc lập" cương quyết bác bỏ luận điệu này
Câu 5 Nêu hoàn cảnh tác giả Phạm Văn Đồng viết bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc?
Phạm văn Đồng viết bài này nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888_3-7-1963) introng tạp chí văn học tháng 7-1963
Thời điểm này có nhiều sự kiện quan trọng: từ năm 1954 đến 1959, Ngô Đình Diệm và chính quyền Sài Gòn
lê máy chém khắp miền Nam và thực hiện luật 10/59 Từ năm 1960, Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Việt nam
và khắp nơi ở miền Nam nổi lên phong trào đấu tranh quyết liệt Viết bài nghị luận ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu
ở thời điểm này là có ý nghĩa lớn
Câu 6: Trình bày những điểm chính phong cách thơ Tố Hữu ?
-Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc
+Hồn thơ Tố Hữu hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn,niềm vui lớn của con người cáchmạng.Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ,nhân danh cách mạng, nhân danh cộng đồng dân tộc+Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiệnchủ yếu,luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân.Cảm hứng chủ đạo là cảmhứng lịch sử-dân tộc, là vấn đề vận mệnh cộng đồng, nhân vật trữ tình mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc.+Những vấn đề chính trị trọng đại của dân tộc được Tố Hữu thể hiện qua giọng thơ tâm tình,đằm thắm,làlời ca ngọt ngào tha thiết
-Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà:
+Sử dụng sáng tạo các thể thơ truyền thống của dân tộc: thể thơ lục bát, thể thơ thất ngôn
+Sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc của dân tộc, phát huy cao độ tính nhạc phong phú củatiếng Việt
Tóm lại: Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị, thơ Tố Hữu gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãngmạn, thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết của quê hương xứ Huế,thơ Tố Hữu đậm đà bản sắcdân tộc
Câu 7: Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật bài thơ Việt Bắc?
-Nội dung : Tình cảm đôn hậu của con người Việt Bắc và sự ân tình thuỷ chung của người cán bộ khángchiến trong cuộc chia tay Qua đó, tác giả đã khắc hoạ đậm nét hình ảnh Việt Bắc tươi đẹp, cuộc sống chiến đấutrong kháng chiến vô cùng gian khổ nhưng cũng bất khuất, anh hùng và chiến thắng
-Nghệ thuật : Giọng thơ trữ tình ngọt ngào của thể lục bát, hình ảnh thơ trong sáng mang đậm màu sắcđịa phương, ngôn ngữ giản dị nhưng linh hoạt uyển chuyển, kết cấu đối đáp đậm nét ca dao trong một hoàncảnh chia tay đặc biệt đầy sáng tạo….khiến cho bài thơ đậm đà tính dân tộc
Câu 8 Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật đoạn trích "Đất nước"?
-Nội dung : Thể hiện những nhận thức, khám phá mới mẻ về Đất Nước của tuổi trẻ thành thị miền Namtrong thời chống Mỹ Trên nền văn hoá dân gian vững chắc, tác giả đã hướng sự tìm tòi, suy ngẫm tới nhiềubình diện như lịch sử, địa lý, phong tục,…để làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân và gợi ý thức tráchnhiệm của mỗi người trước vận mệnh của Đất Nước
-Nghệ thuật : tất cả các kiến thức, tư liệu, sự kiện phong phú được đưa vào không chỉ để tác động vào lítrí, làm bừng sáng nhận thức mà còn lay thức tình cảm của người đọc, của mỗi người Việt nam chủ yếu nhờ vào
sự thẩm thấu qua tâm hồn cảm xúc của Nguyễn Khoa Điềm Từ đó nhà thơ đã tìm được một cách nói riêng giọng điệu tâm tình
Câu 9/ Nêu ý nghĩa câu thơ đề từ "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn" trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca"?
-Với Lorca, cây đàn là biểu tượng cho nghệ thuật; với Lorca, nghệ thuật là tình yêu, là lẽ sống Lorca
không thể rời xa nghệ thuật, ngay cả khi đã từ giã cõi đời
-Tây Ban Nha là quê hương của cây đàn ghi ta Đàn ghi ta là biểu tượng đặc trưng cho đất nước Tây BanNha Vì thế câu thơ di chúc còn biểu hiện tình yêu thiết tha của người nghệ sĩ Lor ca với xứ sở quê hương
- Lor ca là nhà cách tân nghệ thuật Lor ca biết thi ca của mình một ngày nào đó sẽ án ngữ, ngăn cảnnhững người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên di chúc dặn lại cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đitới
Câu 10 Nêu nội dung và hình thức nghệ thuật bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca"(Thanh Thảo)?
Trang 3Về nội dung bài thơ
-Bài thơ viết vê cái chết của Fê-đê-ri-cô Ga-xi-a Lor-ca, nhà thơ, nhạc sĩ, kịch tác gia, nhà hoạt động sân khấuthiên tài người Tây Ban Nha vào năm 1936, khi ông mới 38 tuổi
-Cái chết của Lor-ca là sự kiện gây chấn động lớn không chỉ ở Tây Ban Nha mà còn với toàn thế giới, khôngchỉ với lúc bấy giờ mà còn âm vang tới nhiều năm sau Thanh Thảo muốn phục sinh thời khắc bi tráng đó, tỏthái độ ngưỡng mộ, đau xót và qua đó xây dựng biểu tượng nghệ thuật Lor-ca qua một hình ảnh quen thuộc màđọc đáo: đàn ghi ta
3) Về hình thức
Thanh Thảo thể nghiệm một hình thức mới, gần gũi với dòng mạch tượng trưng và siêu thực (mà F.G Lor-ca làmột thành viên) tạm gọi là kết hợp và giao hoà: kết hợp giữa tự sự và trữ tình, giữa thơ và nhạc, giữa màu sắcthơ viếng phương Đông và chất bi tráng trong nhạc giao hưởng phương Tây, giữa hệ thống thi ảnh Lor-ca và hệthống thi ảnh của chính tác giả Tất cả lại được đưa vào một cấu trúc mới cũng mang tính chất kết hợp và giao
hoà: giao hoà giữa tính liên tục trong cốt tự sự với tính gián đoạn trong suy cảm và ngôn ngữ thơ.
Câu 11 Qua đoạn trích tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”,Nguyễn Tuân muốn gởi đến người đọc ý tưởng gì ?
Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc hoạ những nét thơ mộng,hùng vĩ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình Đồng thơi,nhà văn cũng phát hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới : chất vàng mườicủa đất nước trong xây dựng chủ nghĩa xã hội qua hình ảnh người lái đò sông Đà
Câu 12 Nêu ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu ?
Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu :
- Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm Cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn được
khơi nguồn từ hình ảnh này
+ Ý nghĩa tả thực : Nhà văn nói về cây xà nu- một loài cây sống thành rừng ở Tây Nguyên.Loài cây này
có sức sống mãnh liệt, không chịu khuất phục trước sự thay đổi của thời tiết.Cây xà nu luôn gắn bó mật thiết vàquan hệ chiếu ứng với cuộc sống của người dân Tây Nguyên
+ Ý nghĩa biểu tượng: Qua sức sống mãnh liệt của cây xà nu, rừng xà nu, nhà văn nói đến nỗi đau và sức
sống , phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Câu 13 Câu văn mở đầu được lặp lại ở cuối tác phẩm Rừng xà nu được viết như thế nào ? Hình ảnh cánh rừng
xà nu đầu và cuối tác phẩm gợi cho anh (chị) ấn tượng gì?
a Câu văn mở đầu được lặp lại ở cuối tác phẩm Rừng xà nu được viết : đứng trên đồi xà nu ấy trông ra
xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời
b.Hình ảnh cánh rừng xà nu đầu và cuối tác phẩm : gợi ra cảnh rừng xà nu hùng tráng, kiêu dũng và bấtdiệt, gợi ra sự bất diệt, kiêu dũng và hùng tráng của con người Tây Nguyên nói riêng và con người Việt Namnói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại ấn tượng đọng lại trong kí ức người đọc mãi mãichính là cái bát ngát của cánh rừng xà nu kiêu dũng đó
Câu 14: Hãy cho biết màn kết vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của màn kết vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”?
Trả lời :
- Kết thúc vở kịch, Trương Ba Chết, nhưng hồn ông vẫn còn đó “giữa màu xanh cây vườn, Trương Ba chập chờn xuất hiện”, và ông đã nói với vợ mình những lời tâm huyết, hàm chứa ý nghĩa “ Tôi đây bà ạ.T ôi ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta…Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu…”
- Những lời nói của Trương Ba , phải chăng đó là sự bất tử của linh hồn trong sự sống, trong lòng người.Điều
đó thêm tô đậm nhân cách cao thượng của Trương Ba và khắc sâu thêm tư tưởng nhân văn cao cả của tác phẩm
Câu 15 Ý nghĩa nhan đề Hồn Trương Ba da hàng thịt ?
Nhan đề hồn Trương Ba da hàng thịt là một hình tượng nghệ thuật, phản ánh một hiện thực cuộc sống con
người khi bị rơi vào nghịch cảnh, phải sống giả tạo bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo, không được sống đích thực là chính mình Nhan đề còn gửi gắm một ý nghĩa sâu sắc: Đó là sự cảnh tỉnh con người khi không làmchủ được hoàn cảnh, không làm chủ được bản thân để lối sống dung tục tầm thường lấn át lối sống thanh cao trong sáng, để thể xác sai khiến linh hồn, để những ham muốn bản năng thấp kém làm cho nhân cách lệch lạc,
Trang 4nhoà mờ khiến tâm hồn và thể xác không còn là một thể hài hoà thống nhất.
Nhan đề đã thâu tóm cả giá trị phản ánh hiện thực lẫn nội dung nhân đạo của tác phẩm
Câu 16: Giới thiệu ngắn gọn về cuộc đời của nhà văn Hê-minh-uê và sáng tác văn chương của ông?
( Trích đề thi và đáp án Tốt Nghiệp THPT năm 2007)
- Ơnixt Hêminguê (1899 – 1961) là nhà văn Mĩ nổi tiếng thế giới
- Ông yêu thích thiên nhiên hoang dại, từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất Sau đó cùng với một số trí thức, nghệ sĩ, ông tự xưng là “thế hệ vứt đi” Chiến tranh thế giới thứ hai, ông tham gia đội quân quốc tế chống phát xít ở Tây Ban Nha, làm phóng viên mặt trận, sáng tác văn chương
- Ông được giải Nôben Văn học (1954)
- Hai tác phẩm tiêu biểu : Giã từ vũ khí, Ông già và biển cả
Câu 17: Sự thể hiện nguyên lý Tảng băng trôi trong đoạn trích “Ông già và biển cả”:
- Phần nổi: Miêu tả một cuộc săn bắt cá Ông lão là người săn cá, cá kiếm là con mồi
- Phần chìm: ( biểu tượng, ẩn dụ)
+ Nhân vật Xantiago như một biểu tượng về Con người lao động có khát vọng đẹp.Để đạt được ước mơ, lí
tưởng, con người phải trải qua cuộc đọ sức quyết liệt
( Ông lão chiến thắng con cá là nhờ thạo nghề giàu kinh nghiệm, nghị lực phi thường, niềm tin vào khả năng chiến thắng,trí tuệ sáng suốt)
+Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ,l í tưởng mà mỗi con người theo đuổi trong cuộc đời
+ Biển cả là khung cảnh kỳ vĩ tương ứng với môi trường lao động đầy thử thách của con người.
+Cuộc đi câu là hành trình theo đuổi một khát vọng to lớn vượt ra ngoài giới hạn của con người
Trong mọi hoàn cảnh và điều kiện ta nhận thấy “con người chỉ có thể bị hủy diệt chứ không bị đánh bại”.
B CÂU 3 ĐIỂM ( NL xã hội)
Đề bài: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh vô cảm" trong xã hội ta hiện nay
BÀI LÀM THAM KHẢO
Mở bài
Thời đại ngày nay là thời đại kinh tế thị trường Sống trong xã hội đó, hàng ngày nảy sinh ra hiện tượngnhiều người lao vào kiếm tiền, lo vun vén cho bản thân và gia đình mình mà thờ ơ trước những vấn đề bức xúccủa cuộc sống xã hội, gây nên một căn bệnh tinh thần khá nguy hiểm: bệnh vô cảm, một căn bệnh có nguy cơlan rộng làm băng hoại đạo đức truyền thống của dân tộc, làm ô nhiễm môi trường tốt đẹp của xã hội mới Thân bài
1 Thế nào là bệnh vô cảm?
"Bệnh vô cảm" là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ,lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗibất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình
2 Những biểu hiện của bệnh vô cảm
Bệnh vô cảm có những biểu hiện thật, đa dạng, muôn màu muôn vẻ: vô cảm đối với cuộc sống, xã hội; vôcảm đối với đồng loại, gia đình, người thân, bạn bè, thậm chí vô cảm đối với chính bản thân mình
Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ vô cảm chẳng cóphản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái độ "Thờ ơ con mắt lạnh Nhìn chúng có hề chi!" (TốHữu) Lên xe ô tô, thấy kẻ gian móc túi hoặc bọn côn đồ hành hung hành khách, họ cũng chỉ lờ đi xem như đấykhông phải chuyện của mình Sống trong cơ quan trường học, chứng kiến bao chuyện ngang trái như cấp trênnhận hối lộ, thầy giáo ngang nhiên bạo hành học sinh, còn học sinh thì quay cóp gian lận trong thi cử, họ cũngkhông mở miệng mà ngoảnh mặt làm ngơ Hoặc trông thấy hiện tượng những tên Xuân Tóc Đỏ thời nay
"nghênh ngang" "nhâng nháo trâng tráo, xỏ xiên, bịp bợm" họ vẫn im lặng, không mảy may lên tiếng
Sự vô cảm là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó đang len lỏi khắp mọi nơi
Nó không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm nhập vào trong các gia đình, những người thân ruột thịt Tôi đãchứng kiên cảnh có nhà cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà con cái không đoái hoài gì đến, trái lại cứ điềmnhiên "thưởng thức" hết trò vui này đến trò vui khác trên ti vi
3 Bình luận mở rộng: Hậu quả của bệnh vô cảm
Trang 5Căn bệnh vô cảm sẽ gây nên hậu quả thật khủng khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước Nó biến conngười thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ Có thể nói đó là căn bệnh củanhững kẻ " cháy nhà hàng xóm bằng chân như vại" Nó sẽ làm cho một người cán bộ, người công dân trong xãhội ta trở nên xa rời quần chúng, thiếu trách nhiệm trong công việc Cũng vì vô cảm mà nhiều bác sĩ đã để chonhiều bệnh nhân cần phải cấp cứu mà phải nằm chờ hàng nửa tiếng đồng hồ nên đã dẫn đến hậu quả bệnh nhân
bị chết một cách oan khuất Cũng vì vô cảm mà nhiều thầy giáo không hề quan tâm đến hoàn cảnh éo le của họcsinh, mà cứ mắng mỏ quát nạt các em dẫn đến hậu quả nhiều em bị bệnh trầm cảm, thậm chí là nhảy lầu tự tử Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnhcủa đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để sinhsôi nẩy nở như "cỏ mọc hoang" và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của chúng ta hôm nay
Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh Nó đang làmmất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá Đó là tình thương giữa con người với con người Mà tìnhthương theo Nam Cao, nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách con người "Không có tình thương,con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ" (Đời thừa) Bệnh vô cảm đang làm "nhiễm mặn" , vẩnđục và xói mòn dần truyền thống đạo lý đẹp nhất của con người Việt Nam: "Thương người như thể thươngthân" Và khi căn bệnh này ngự trị, thì con người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏng lẻo Ở đóthiếu hơi ấm của tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau Mộtcuộc sống như thế là cuộc sống của "Một sa mạc đời đìu hiu lạnh giá" Thật buồn đau và thất vọng biết bao! Kết luận
Để xứng đáng với danh nghĩa "con người" đầy kiêu hãnh, mỗi chúng ta hãy nói không với bệnh vô cảm,hãy ra sức tu dưỡng lòng yêu thương, vị tha, sự trung thực và lòng dũng cảm Hãy cùng nhau làm một việc gì
đó dù rất nhỏ để khơi dậy dòng sông tình nghĩa nhân ái truyền thống của dân tộc để cho nó ngày càng tuônchảy, ngày càng trong xanh và long lanh toả sáng
Đề bài: Ý kiến về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống,học tập để làm người“
BÀI LÀM THAM KHẢO
Mở bài
Mục đích học tập đúng đắn sẽ làm cho người ta say mê học tập và học tập có kết quả Nhưng mục đíchhọc tập thế nào là đúng? UNESCO đã giúp ta trả lời câu hỏi đó: “Học để biết, học để làm, học để chung sống,học để làm người”
Thân bài
1 Học để có tri thức
“ Học để biết” tức là học để có tri thức Tri thức về cuộc sống, về tự nhiên và xã hội, về nghề nghiệpchuyên môn, không ai sinh ra đã có tri thức Học tập là cách duy nhất để có tri thức Không học sẽ không baogiờ biết “Nhân bất học bất tri” Trẻ em như trang giấy trắng Học tập tạo nên tri thức tích lũy của mỗi người
2 Học để có nghề, có việc làm
“ Học để làm” : học để có nghề nghiệp, việc làm, để lao động nuôi sống mình và góp phần phát triển xãhội, đất nước “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh” Học nghề nghiệp tinh thông sẽ có năng suất lao động cao, giảiquyết công việc dễ dàng, thuận lợi Do xác định rõ mục tiêu “Học để làm“ nên mọi người sẽ cố gắng “học đi đôivới hành” Học nghiêm túc, chu đáo, kỹ càng đề làm việc được tốt Sinh viên Y khoa có học giỏi thì khi trởthành bác sĩ mới có thể chữa bệnh, cứu người, học dốt có khi lại làm hại người “tiền mất tật mang”
3 Học để có kỹ năng sống, không để “chết vì dốt”
“Học để chung sống” là học để có kỹ năng sống, dễ dàng thích nghi với mọi môi trường, hoàn cảnh sống,hòa thuận, hòa nhập với cộng đồng, với mọi người xung quanh Người có học, có hiểu biết thường sống có lý,
có tình, tính cách, đức hạnh thu phục lòng người, thường được mọi người yêu quý, kính trọng
4 Học để có phẩm chất đạo đức con người
“Học để làm người” là học để có phẩm chất đạo đức, có chuyên môn nghề nghiệp cao, thành công trongcuộc sống, nhờ học vấn mà người ta sống tự tin, tự trọng, hiểu đời, hiểu người, có nhân cách, có cá tính vàthành đạt Học để trưởng thành, và được anh em, bè bạn, đồng nghiệp tôn trọng, chính là “học để làm người”
5 Học tập là quyền lợi, và nghĩa vụ của mỗi người
Trang 6Mục đích học tập mà UNESCO nêu trên cho chúng ta thông điệp rằng học tập là quyền lợi và nghĩa vụcủa mỗi người Ai cũng phải học, học cho tốt để làm người, phục vụ cho bản thân và cho gia đình , xã hội
Từ mục đích học tập như vậy mà UNESCO đưa ra phương châm “Học tập suốt đời” Để biết, để làm, đểchung sống và để tự khẳng định mình, người ta phải học tập suốt đời Xã hội ngày nay đã phát triển đến mức cócác phương tiện thích hợp để mọi người học tập suốt đời
Xác định mục đích học tập đúng đắn là điều rất quan trọng để chứng mình ta cố gắng vượt mọi khó khăn,chăm học và học giỏi Nhiều bạn trẻ chưa xác định được động cơ học tập nên lười học, trốn học, quay cóp vàthiếu trung thực trong học tập, học tập miễn cưỡng, đi học cho cha mẹ Học mà không có niềm vui thì làmsao mà học tốt được
6 Học đi đôi với hành
Phương pháp học tập tốt và phù hợp là rất quan trọng “Học đi đôi với hành”, tăng cường tự học để “họctập suốt đời”, học mọi lúc mọi nơi, chú ý quan sát thực tế cuộc sống, liên hệ, suy nghĩ, sáng kiến, sáng tạo trongkhi kết hợp học với hành để có kết quả học tập tốt và thành công trong cuộc sống
Để đạt mục tiêu”Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người”, chúng ta phải học mộtcách sáng tạo Học một cách thực chất và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống Học để có kỹnăng lao động cao, có kết quả việc làm tốt Kết quả học tập phải cao, được xã hội công nhận (đạt danh hiệu họcsinh giỏi, học sinh đậu thủ khoa trong các kỳ thi) Người đã đi làm thì nhờ học vấn cao mà thể hiện được nănglực làm việc, được đồng nghiệp và cơ quan tín nhiệm, cân nhắc, đề bạt, thành đạt trong sự nghiệp “Thực tiễn làtiêu chuẩn chân lý”, là thước đo học vấn của mỗi người chúng ta
Người có học, người có tri thức thể hiện ở kỹ năng sống thành thục, ở quan hệ xã hội tốt đẹp, nhờ khôngngừng hoàn thiện bản thân mình Nhờ có học mà chúng ta “không chết vì dốt”, biết tự bảo vệ mình như biếtcách phòng bệnh, không để nhiễm phải HIV, AIDS, virust viêm gan B… Lối sống giản dị, khoa học, văn mình
Đề bài: Suy nghĩ về câu ngạn ngữ Hy Lạp: "Học vấn có chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại rất ngọtngào"
BÀI LÀM THAM KHẢO
Mở bài
Giới thiệu vai trò, tầm quan trọng của quá trình học tập đối với mỗi cá nhân và xã hội Tuy nhiên để thànhcông trên con đường học vấn, mỗi người cần phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách Dẫn câu ngạn ngữ Thân bài
- "Hoa quả ngọt ngào" hình tượng dùng để chỉ kết quả thu được sau quá trình học tập, nghiên cứu vất vả
Đó có thể là những giải thưởng danh giá, là vinh quang trong một cuộc thi, là những đóng góp lớn lao cho kho
Trang 7tàng tri thức nhân loại, là sự tôn vinh của xã hội hay đơn giản hơn, là một cuộc sống ổn định, sung túc về vậtchất và lành mạnh, phong phú về tinh thần
=> Câu ngạn ngữ nói về đặc điểm của quá trình học tập, đó là một quá trình lâu dài và người học phải trảiqua nhiều gian khổ, thử thách nhưng nếu thành công, nếu vượt qua tất cả thử thách ấy, ta sẽ được đền đáp xứngđáng
2 Chứng minh, bình luận
- Học vấn là cả một quá trình, không phải là chuyện một sớm một chiều bởi lẽ kho tri thức của nhân loại
là mênh mông vô tận Trên con đường chinh phục tri thức ấy có vô vàn khó khăn ngăn đường cản lối Dẫnchứng: biết bao nhiêu trẻ em vì gia đình khó khăn mà không thể đến trường, hay những bạn nhỏ vùng sâu, vùng
xa để được học cái chữ phải chèo đèo, lội suối, phải đi bộ hàng chục cây số,
- Để vượt qua những khó khăn thử thách ấy, mỗi người phải có ý chí, nghị lực, sự kiên trì và lòng quyếttâm thậm chí cả niềm đam mê, khát vọng nữa Nhà văn M.Gorki đã có một tuổi thơ cay đắng, phải sớm vật lộnvới cuộc sống để mưu sinh trên khắp nẻo đường nước Nga Nhưng cậu bé Gorki gày gò, nghèo khổ ấy lại cólòng đam mê đọc sách Có lần, cậu kiếm được một chiếc rương với nhiều cuốn sách rất hay nhưng vì phải làmviệc kiếm sống nên ông chỉ có thể tranh thủ đọc vào buổi tối Mà nhà nghèo, không có tiền để thắp đèn điện,ông đã phải đánh bóng chiếc sanh đồng để phản chiếu ánh trăng, lấy ánh sáng đọc sách Ở nước ta, từ xưa đếnnay, cũng không thiếu những tấm gương hiếu học biết vượt qua những khó khăn, thử thách để vươn tới ánhsáng tri thức, giành được thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc trong cuộc sống Anh học trò nghèo vìkhông có tiền ăn học nên đã phải chờ đến khi hết bữa ăn, mới sang nhà hàng xóm mượn nồi cơm mong vétđược chút cháy ăn đỡ đói lòng để tiếp tục dùi mài kinh sử Đó là câu chuyện về ông Trạng Nồi nổi tiếng đượctruyền tụng trong dân gian Thời hiện đại, ta gặp bao tấm gương về ý chí và nghị lực vượt lên khó khăn tronghọc tập và cuộc sống Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí và ngờisáng tấm gương khắc phục hoàn cảnh để học tập, tiếp thu tri thức tiên tiến của thời đại chính là Chủ tịch Hồ ChíMinh
- Bên cạnh những tấm gương biết đối mặt và vượt lên những "chùm rễ đắng cay" để vươn lên chiếm lĩnhđỉnh cao tri thức, xây dựng một cuộc sống hạnh phúc cho bản thân và có ý nghĩa cho cộng đồng thì còn biết bao
kẻ lười biếng, thụ động, không hề quan tâm tới việc học tập Biết bao bạn trẻ đang phí phạm thời gian quý giácủa tuổi trẻ vào những trò chơi vô bổ, vào những thú vui trác táng Và còn biết bao người học tập một cáchthụ động, học như một nghĩa vụ, một điều bắt buộc phải làm để đối phó với cha mẹ, thầy cô Đó là những hiệntượng cần phê phán
3 Liên hệ với quá trình học tập của cá nhân
- Học vấn là con đường chắc chắn nhất đưa ta đến cuộc sống hạnh phúc Để được như vậy, chúng ta cầnphải xác định rõ mục đích, động cơ, thái độ học tập đúng đắn: học cho bản thân và gia đình, xã hội, học để biết,
để làm việc, để cùng chung sống và hòa nhập với mọi người Phải có phương pháp học tập khoa học, phù hợp
- Xác định rõ việc học tập là quá trình lâu dài, bên bỉ "học tập suốt đời" và phải có ý thức tự giác, rènluyện bản lĩnh để vượt qua nhiều khó khăn thử thách trong học tập
Kết luận
Khẳng định tính đúng đắn, sâu sắc của câu ngạn ngữ và giá trị thực tiễn của nó trong cuộc sống
Đề bài: Suy nghĩ về công cha nghĩa mẹ và việc đền ơn đáp nghĩa các liệt sĩ
BÀI LÀM THAM KHẢO
Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu đã mượn lời người ở lại để nhắc nhở chính mình và cũng là nhắc nhởmọi người hãy nhớ lấy đạo lý uống nước nhớ nguồn, ân tình chung thủy vốn là đạo lý lớn nhất, đẹp nhất củadân tộc Việt Nam:
“Mình về, mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
1.Công ơn đối với cha mẹ
Ca dao xưa đã dạy: “Một lòng thờ mẹ kính cha,cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Làm con phải có đạohiếu
Trang 8Đạo hiếu đó trước hết phải nghĩ đến công ơn của bố mẹ; mà nói về công ơn của bố mẹ đối với mỗi chúng
ta, thì không bút mực nào kể cho xiết Chả thế mà cha ông ta xưa đã ví “Công cha như núi Thái Sơn;Nghĩa mẹnhư nước trong nguồn chảy ra” Chỉ có núi Thái Sơn vĩnh hằng và kì vĩ mới có thể sánh được với công cha; chỉ
có nước trong nguồn chảy bất tận, không bao giờ khô cạn, mới có thể sánh được với nghĩa mẹ không cùng Bởi
vì mẹ ta đã sinh ra ta, cho ta sự sống Cái công ấy, chỉ có Chúa mới sánh được Mẹ đã mang nặng, đẻ đau đểcho ta được cất tiếng khóc chào đời, trở thành bông hoa của trái đất Từ thuở ấu thơ, trong vành nôi, ta đã được
mẹ ấp iu, nâng giấc, cho ta những dòng sữa ngọt ngào cả thể chất lẫn tâm hồn:
Nguyễn Duy viết:
“Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta vạt ướt mẹ nằm đêm mưa”
Đọc những câu thơ như thế, tôi cứ thấy cay cay nơi sống mũi Gia cảnh đói nghèo, vách đất, tranh thưa,đêm mưa nhà dột, mẹ dành tất cả chỗ ướt cho mình và dành chỗ khô cho con Ôi! Thật cảm động đến rơi nướcmắt
Còn cha ta, cũng như mẹ, cho ta tình thương yêu và dạy ta điều hay, điều phải, uốn nắn cho ta, khơi dậytrong ta những ước mơ, khát vọng cao đẹp để ta bước thẳng hai chân kiêu hãnh làm người Đúng là công ơn cha
mẹ, tổ tiên bao la như núi rừng, mênh mông như biển cả
2.Công ơn của các bậc tiền bối, liệt sĩ
Còn công lao của các bậc tiền bối, liệt sĩ thì sao? Ở nước ta, con đường đến với bến bờ độc lập, tự do củadân tộc không phải là con đường rợp bóng mát hạnh phúc và niềm vui, mà là con đường đầy gian khổ hi sinh:
“Đâu phải đường xanh, đường qua máu chảy
Năm mươi năm, máu đỏ thành hoa
Cuộc sinh nở nào mà đau đớn vậy
Rất tự hào mà xót tận trong da”
(Tố Hữu)
Đúng là phải bao máu thấm trong lòng đất, mới “ánh hồng lên sắc tự hào” Để có được lá cờ đỏ sao vàngtuy bay suốt từ Bắc chí Nam trong ngày hội 19- 8- 1945; để có được lá cờ đỏ chiến thắng kiêu hãnh bay trênnóc hầm Đờ Cát ở Điện Biên và để có được ngày 30- 4 lịch sử, thành phố Hồ Chí Minh “ngập tràn nắng đẹp” và
“lộng lẫy cờ hoa”, đã có biết bao chiến sĩ cách mạng, chiến sĩ bộ đội, những người cộng sản đã phải đổ máu, rơiđầu trong các nhà tù, trên các máy chém, ngoài bãi bắn, trên các trận địa nóng bỏng đạn bom Đúng là “Mỗithây rơi là một nhịp cầu; cho ta bước tới cõi đời cao rộng” Công ơn của tổ tiên, của các liệt sĩ thật là lớn lao, ânnghĩa của các bậc tiền bối thật là vô hạn
3 Chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của bố mẹ, các liệt sĩ? Phải đền ơn, đáp nghĩa như thế nào? Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Đã là con chim thì con chim phải biết hót.Đã là chiếc lá phải xanh;lẽ nàovay mà không có trả?” Được trưởng thành lớn khôn, ngày ngày cắp sách đến trường, lên giảng đường như hômnay, chúng ta đã “vay”, đã mắc nợ quá nhiều: nợ cha mẹ, tổ tiên, các vong hồn liệt sĩ, nợ quê hương đất nước…
Có lẽ nào, chúng ta “có vay mà không có trả”, nhắm mắt ăn “quỵt” một cách đớn hèn và tủi hổ ư? Chúng takiên quyết phải trả, trả bằng mọi cách, trả dưới mọi hình thức Trước hết, nỗ lực hết mình, ra sức học tập, tudưỡng để trở thành trò ngoan, người con hiếu thảo, người cán bộ, chiến sĩ có danh thơm đáng tự hào sau này.Bởi vì:
“Ai mà phụ nghĩa, quên công
Thì đeo trăm cánh hoa hồng,chẳng thơm”
Trang 9Sau nữa, sẽ tích cực làm những việc nhỏ mà nghĩa lớn, trong khả năng của mình như tiết kiệm tiền đểgiúp đỡ người nghèo, hiến máu nhân đạo, cứu người, tích cực xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”
Đề bài: Ý kiến về phương châm “Học đi đôi với hành”
BÀI LÀM THAM KHẢO
Mở bài
“ Học đi đôi với hành” là một nguyên lý giáo dục quan trọng Tại sao và chúng ta thực hiện nguyên lý nàybằng cách nào?
Thân bài
1 Thế nào là học đi đôi với hành
Học tiếp thu tri thức về phương châm lý thuyết, lý luận Hành là sự vận dụng kiến thức học được vào thựctiễn đời sống và lao động sản xuất
Học “đi đôi” kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung chonhau, làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy,
dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao Có nhà khoa học đã viết : “Một con ngựa đi chậmnhưng lại đúng đường thì sẽ tới đích, nếu con ngựa đi nhanh nhưng sai đường thì càng đi càng xa đích” Hành
mà không đi đôi với học thường có kết quả thấp hoặc thất bại Học không hành thì chỉ nắm lý thuyết suông,không thể nắm bắt ý nghĩa sâu sắc của nó với thực tiễn
2 Lợi ích của việc “ Học đi đôi với hành”
Học đi đôi với hành là rất cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người Song, thực tế nước ta, nguyên lýnày đang bị coi nhẹ Đó là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục, đào tạo ở nước ta chưacao, chưa đạt tới sự kỳ vọng của xã hội
Nguyên nhân khách quan là nước ta còn nghèo, chưa mua sắm được nhiều dụng cụ học tập và phòng thínghiệm cho các môn học Nguyên nhân chủ quan là chúng ta chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa to lớn của nguyên
lý học đi đôi với hành để có biện pháp khắc phục
3 Xác định mục đích học tập đúng đắn là điều kiện thực hiện học đi đôi với hành
Để thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, mỗi người phải xác định cho mình mục đích học tập đúngđắn
UNESCO (Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “ Học để biết, học đểlàm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọicách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống
Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chúng ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ đểtiếp thu đầy đủ nội dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học Trên cơ sở nắm chắc bài học, chúng ta sẽ cóđiều kiện vận dụng vào thực tiễn Trồng một cây, chúng ta cũng phải biết cách đào hố nông sâu như thế nào, lấyloại đất nào và phân bón gì cho vào hố, cho cây trồng vào hố và dặm đất thật chặt xung quanh rễ cây ra sao,tưới nước nhiều ít sao cho phù hợp với từng loại cây Học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho ta nhiều điều cụ thể
và sinh động
Học không chỉ ở trường lớp mà cả tự học, học bạn, học người thân, học đồng môn, đồng nghiệp Hànhkhông chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, đi lại, giao tiếp vàlàm việc Có nhiều cơ hội trong cuộc sống mà ta có thể vận dụng , để hành, những điều học được
4 Liên hệ bản thân
“ Học đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục vừa là phương pháp học tập hiệu quả Bản thân em sẽ cốgắng vận dụng thường xuyên “Học đi đôi với hành” , “Học tập suốt đời” và suốt đời thực hiện “Học đi đôi vớihành”
Bác Hồ kính yêu đã dạy “Học với hành phải đi đôi Học mà không hành thì vô ích Hành mà không họcthì hành không trôi chảy.” Hành không chỉ là hành động cụ thể mà là cả thực tiễn đời sống và lao động sản xuất.Trong lao động sản xuất, phải luôn luôn nghĩ tới vận dụng nguyên lý nào, lý thuyết gì để giải quyết công việc,lao động có năng suất cao Từ sắp xếp đồ dùng, ghế ngồi cao thấp, đặt để nguyên vật liệu ở đâu, ánh sáng mức
độ thế nào,ta đều phải suy nghĩ vận dụng lý thuyết vào hoàn cảnh thực tế cụ thể
Trang 10Kết luận
Học và hành là hai khâu mà chúng ta phải làm tốt cả hai mới kết hợp chúng với nhau được Học giỏi nắmchắc kiến thức thì mới giúp ta hành tốt Hành sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được Mỗi học sinhchúng ta đều phải học tốt, hành tốt và kết hợp “Học đi đôi với hành”
Đề bài: Bác Hồ khuyên thanh niên:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Anh/Chị suy nghĩ gì về lời khuyên đó ?
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Mở bài
Trên hành trình đến chân trời tương lai của sự nghiệp, con người phải đương đầu với biết bao thử tháchchông gai như cuộc đi đường thường ngày "Đi đường mới biết gian lao; Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".Chúng ta muốn leo "lên đến tận cùng" để thu vào "tầm mắt muôn trùng nước non", nghĩa là muốn thu đượcthắng lợi vẻ vang đòi hỏi con người phải bền gan, vững chí, phải có lòng quyết tâm, kiên trì, tinh thần vượt khó.Nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về phẩm chất tinh thần đặc biệt ấy, trong một lần nói chuyện với thanh niên, Bác
Hồ đã ân cần khuyên bảo:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chi ắt làm nên"
Thân bài
1 Giải thích nội dung bài thơ
- Việc khó là việc khi làm đòi hỏi nhiều công sức, tâm trí và nghị lực mới làm được Tuy nhiên sự quyếtđịnh của thành bại không phải là ở bản thân công việc dễ hay "khó" , mà là ở chính tinh thần con người Việc gìcũng có thể làm được miễn là có sự kiên trì, ý chí quyết tâm, nghĩa là "bền lòng"
- Khi đã "bền lòng", "quyết chí" , thì dù công việc khó đến mấy cũng có thể hoàn thành, để làm nên "sựnghiệp lớn"
Bác đã dùng thủ pháp cường điệu và hình ảnh tượng trưng "đào núi và lấp biển" để chỉ những công việclớn lao dường như nằm ngoài sức lực và khả năng của con người Nhưng dù là công việc "đào núi" và "lấpbiển" khó khăn lớn lao đến đâu đi nữa, nếu con người "quyết chí" , bền bỉ dồn mọi sức lực, trí tuệ quyết làmbằng được, bất chấp mọi khó khăn chủ quan và khách quan "thắng không kiêu, bại không nản" thì cũng hoànthành, cũng "ắt làm nên"
2 Chứng minh bằng dẫn chứng thực tế
- Lịch sử nhân loại và đất nước ta đã có biết bao câu chuyện, bao tấm gương nêu cao sức mạnh phi thườngcủa lòng kiên trì, nghị lực và lòng quyết tâm của con người trong cuộc sống Từ câu chuyện Ngu Công dời núiđến câu chuyện "Mài sắt nên kim"
- Thế hệ cha anh đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách giữ vững nền độc lập, tự chủ cho đất nước: tấmgương anh hùng Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Bình Trọng đến Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi, Lý TựTrọng, Nguyễn Văn Trỗi trong sự nghiệp cứu nước vẻ vang Bác Hồ không chỉ răn dạy thanh niên về sự bềnlòng, vững chí mà Người còn là một tấm gương sáng ngời về sự "kiên trì" "nhẫn nại" và "quyết chí"
- Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, cuộc sống hoà bình hôm nay, noi theo tấm gương Bác Hồ, nối tiếpcác đàn anh lớp trước, hàng ngày hàng giờ, thế hệ mới của chúng ta đã xuất hiện biết bao tấm gương đẹp vềlòng kiên trì, chí lớn đã làm nên "sự nghiệp lớn" Đó là bác sĩ Nguyễn Tài Thu, người đã đưa nền y học châmcứu Việt Nam thành một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới Đó còn là vận động viên wushu Thuý Hiền, vậnđộng viên nhảy cao Bùi Thị Nhung, vận động viên cử tạ Hoàng Anh Tuấn đã giành được Huy Chương Vàng thểthao Segame để cho lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc Việt Nam kiêu hãnh tung bay trên đấu trường Đông Nam
Á Và đây là tấm gương "kiên trì", "quyết chí", "bền lòng" , vượt qua số phận hiểm nghèo của mình để làm nên
Trang 11sự nghiệp phi thường như là "đào núi" và "lấp biển" vậy Đấy là anh Bạch Đình Vinh được chương trình ti vi
"Người đương thời" hết lời ca ngợi: vì một tai nạn giao thông, anh Vinh bị bại liệt toàn thân, bị chấn thươngnặng nội tạng, khuôn mặt bị biến dạng và mất luôn cả tiếng nói Thế nhưng với một ý chí, nghị lực phi thường,anh đã không gục ngã, mà đứng lên viết tiếp trang cổ tích của cuộc đời mình: sinh viên ba trường Đại học: Giaothông vận tải, Thương Mại, Khoa công nghệ thông tin - Đại học Bách Khoa Hà Nội
3 Bình luận mở rộng
- Lời dạy của Bác là một bài học vô cùng quý giá cho mỗi chúng ta về phương châm sống Nó đã trởthành bí quyết quan trọng nhất giúp chúng ta thực hiện ước mơ hoài bão của bản thân Lời dạy đó còn giúp ta có
ý chí nghị lực để vượt qua những khó khăn lớn lao thường gặp, để quyết đạt cho được ước mơ của mình
- Tuy nhiên, chúng ta nên phải hiểu lời khuyên của Bác một cách đúng đắn và thiết thực Quyết tâm, ý chícủa ta phải đi đôi với hành động, chứ không được quyết tâm suông mà có thể làm nên được sự nghiệp lớn Vànhững ước mơ, khát vọng của ta phải phù hợp với điều kiện thực tế, hoàn cảnh chủ quan, khách quan, nhữngtiền đề vật chất nhất định, nếu không chúng ta sẽ trở thành những người phiêu lưu mạo hiểm, những kẻ mơmộng hão huyền Hiểu như vậy, chúng ta càng thấm thía lời dạy của Bác Hồ vô cùng đúng đắn
C Kết luận
Tóm lại bốn câu thơ trên của Bác là một lời khuyên vô cùng quý báu Bằng trí tuệ sắc sảo, Bác đã vạch rachân lý, bằng trái tim tràn đầy tình yêu thanh niên, Bác đã ân cần khuyên nhủ, động viên mọi thế hệ hôm nay vàmai sau có được phương pháp hành động và suy nghĩ đúng đắn nhằm chiếm lĩnh được những "đỉnh Ôlimpia"của cuộc đời và sự nghiệp
Đề bài: Nêu ý kiến của anh/chị về lợi ích của việc tự học
BÀI LÀM THAM KHẢO
Mở bài
Xã hội hiện đại nêu cao phương châm “Học tập suốt đời” Phương pháp tự học là phương pháp học chủyếu để thực hiện phương châm học tập suốt đời Tại sao tự học lại quan trọng như vậy? Tự học đưa lại chochúng ta những lợi ích gì?
mà tự học đưa lại giúp chúng ta hoàn thiện kỹ năng sống và lao động sản xuất, nhờ đó, cuộc sống của ta cónhiều thuận lợi, làm việc cho năng suất lao động cao, công tác tiến tới, thành công trong sự nghiệp
2 Lợi ích của việc tự học
Tự học đưa lại lợi ích to lớn và thành công cho người ham học, ham tự học và có phương pháp tự học phùhợp
Theo hoàn cảnh cụ thể, mỗi người có thể sắp xếp thời gian, lên kế hoạch tự học Có thể học ngoại ngữ trêntruyền hình, học chuyên môn qua mạng internet, đọc sách nâng cao, chuyên sâu Nhiều bạn học sinh ở nôngthông, vùng sâu, vùng xa, nhờ có tự học ( Không có điều kiện tham gia luyện thị, ôn thi ở trường lớp) mà thi tốtnghiệp phổ thông, thi vào đại học đạt điểm cao, nhiều bạn đạt thủ khoa Khi đi làm, chúng ta sẽ có rất ít thờigian và điều kiện để đi học tập trung theo trường lớp mà chủ yếu là tự học Ngày nay, một bác sĩ, kỹ sư, thầygióa mà hàng ngày không
Trang 12đọc được vài chục trang sách bao chuyên môn thì sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu Khi đó, không chỉ cơhội thăng tiến trong nghề nghiệp sẽ kém đi mà công việc sẽ lúng túng, khó khăn, kết quả sẽ không cao
Tự học có nhiều lợi ích như vậy, nên chúng ta phải luôn luôn có ý thức tự học Tùy theo hoàn cảnh, trình
độ mà chúng ta lựa chọn tri thức và phương pháp tiếp nhận phù hợp, tạo hứng thú trong học tập, rèn luyện khảnăng khám phá và tư duy sáng tạo Nhờ thấy kết quả và lợi ích mà tự học mang lại, chúng ta sẽ thấy hứng thú
và đam mê tự học
3 Tự học như thế nào cho tốt?
Xã hội càng phát triển, càng hiện đại thì công cụ, phương tiện cho tự học ngày càng nhiều Đặc biệt, điệnthoại di động và mạng internet càng phổ biến thì chúng ta có điều kiện để tự học và tiếp cận với trình độ chuyênmôn, chuyên sâu của thế giới Tự học nhờ đó có thể đưa lại cho người học trình độ chuyên môn cao Tự họcnhờ có nhiều công cụ hiện đại mà cho ta nhiều hứng thú, đam mê
Con người trong xã hội hiện đại ngày nay là phải học tập suốt đời và suốt đời phải tự học
Ý thức được sự cần thiết và ích lợi của tự học, bản thân em sẽ luôn cố gắng để tự học, khắc phục mọi hoàncảnh dù khó khăn đến đâu cũng phải học và tự học
4 Bác Hồ là tấm gương sáng về tự học
Do phải tìm đường cứu nước từ thời trẻ nên thời gian học ở trường của Bác không được nhiều Nhưngnhờ tự học, Bác uyên thâm chuyên sâu trên rất nhiều lĩnh vực Thời thanh niên, Bác đã là nhà báo, chủ bút một
tờ báo bằng tiếng Pháp Bác biết rất nhiều ngoại ngữ, chủ yếu là tự học Các lý luận về Cách mạng, con đường
và phương pháp đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, xây dựng đất nước do tự học, không những được Bác nắmvững mà còn sáng tạo, phát triển, dẫn dắt nhân dân ta thực hiện thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộcđầu tiên, nêu gương sáng cho toàn thế giới
Kết luận
Thời đại khoa học công nghệ ngày nay phát triển nhanh chóng đưa loài người lên thời đại tri thức, thời đạihậu công nghiệp Mỗi người hàng ngày phải tự học để lao động sáng tạo và cống hiến cho hạnh phúc tương laicủa đất nước, gia đình và bản thân
Đề bài: : Quan niệm về lối sống giản dị
BÀI LÀM THAM KHẢO
Mở bài
Hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta đang có phong trào “Học tập tấm gương đạo đức tác phong Bác Hồ”.Một phẩm chất nổi bật mà chúng ta học tập là lối sống giản dị
Thân bài
1 Thế nào là lối sống giản dị
Giản dị là lối sống chân phương, tiết kiệm, phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội Giản
dị là biểu hiện của đạo đức xã hội chủ nghĩa Không xa hoa đua đòi, lãng phí tiền của, thời giờ vào việc khôngcần thiết
Đó cũng là biểu hiện của nếp sống khoa hoc, có văn hóa
Giản dị là lối sống đẹp, góp phần xây dựng xã hội văn minh, hiện đại Chúng ta cần động viên, khuyếnkhích coi trọng, đề cao lối sống giản dị
Lối sống giản dị xuất phát từ quan niệm sống văn minh, khoa học, thực chất, chân thành Giản dị trướckhi biểu hiện thành phong cách sống, phải trở thành ý thức, quan niệm sống của mỗi người Có như vậy, giản dịđược biểu hiện một cách chân thành, trung thực, không gượng ép giả tạo
3 Làm thế nào để có lối sống giản dị ?
Lối sống giản dị là nét đẹp trong đạo đức, tác phong, thực chất con người nhưng không phải tự nhiên mà
có được Con người phải thường trực ý thức và rèn luyện, biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày thì mới tạo lậpđược lối sống giản dị
Xuất phát từ nhận thức biết quý trọng lao động, quý trọng những gì mà lao động cần cù mà có được, lốisống giản dị có cơ sở hình thành trong phẩm chất mỗi người
Trang 13Lối sống giản dị đòi hỏi phải biểu hiện một cách chân thành, tự nhiên trong cách ăn, mặc, ở, đi lại và giaotiếp hằng ngày Chúng ta phải có ý thức rèn luyện để có lối sống tiết kiệm
4 Học tập lối sống giản dị của Bác Hồ
Bác Hồ là tấm gương sáng về lối sống giản dị Người dân Việt Nam không ai quên được hình ảnh quenthuộc của Bác trong bộ quần áo bộ đội sờn màu, đôi dép cao su đi nhiều đến mòn vẹt, ăn uống đơn gian “ Cháo
bẹ rau măng vẫn sẵn sàng “ Không chỉ ở chiến khu Việt Bắc, khi về thủ đô Hà Nội , Bác ở trong ngôi nhà sàngiản đị với những bữa cơm thanh đạm, dép lốp, quạt lá cọ Cả cuộc đời Bác Hồ là một bài học lớn cho chúng ta
về đức tính giản dị
5 Liên hệ bản thân : rèn luyện để có lối sống giản dị
Lối sống giản dị đưa lại cho con người và xã hội nhiều lợi ích Xã hội có cuộc sống văn minh, ngày càng
có điều kiện nâng cao chất lượng sống của con người Bản thân có lối sống giản dị sẽ dễ hòa nhập cộng đồngbởi vẻ đẹp không khoa trương nhưng thu hút lòng người trong phong cách sống
Lối sống giản dị ngược lại với lối sống xa hoa, đua đòi, lãng phí Nhiều bạn trẻ được sinh ra trong gia đìnhgiàu có, được gia đình nuông chiều mà quen với lối sống đua đòi, lãng phí, ném tiền qua cửa sổ, lối sống ”Công
tử Bạc liêu” sẽ không nhận được sự coi trọng và giúp đỡ của mọi người, khó trở thành người thành đạt, có ích Lối sống giản dị có thể một phần tử bẩm sinh nhưng cơ bản là từ ý thức rèn luyện trong cuộc sống mà cóđược
Biết quý trọng những gì mình đang có và biết cảm thông chia sẻ với cuộc sống đang khó khăn của ngườikhác, chúng ta sẽ rèn luyện cho mình lối sống giản dị Như vây, lối sống giản dị liên hệ chặt chẽ với ý thức tiếtkiệm, tinh thần trách nhiệm công dân và tấm lòng sẻ chia hòa đồng đối với xã hội
Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm của cải, tiền bạc là sự khởi nguồn của tích lũy vốn đầu tư Vốn đầu tư dùng
để xây dựng nhà cửa, cầu đường, trường học, nhà máy là phương tiện để tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội.Lối sống giản dị giúp con người tiết kiệm, xã hội tiết kiệm để đầu tư cho tương lai Đó là ý nghĩa kinh tế của lốisống giản dị Lối sống giản dị biểu hiện tấm lòng thông cảm, sẻ chia với hàng triệu đồng bào, bao gồm cả trẻ em
và cụ già, đang sống trong tình cảnh khó khăn, nghèo đói, bệnh tật Người có tấm lòng tương thân, tương áikhông thể sống xa hoa, lãng phí, vô cảm mà phải có lối sống giản dị, tiết kiệm để có thể đóng góp giúp đỡngười khác
Thế nào là lòng dũng cảm? Tại sao chúng ta cần có lòng dũng cảm và phải làm gì để có lòng dũng cảm?
Đó là những câu hỏi mà em muốn trả lời trong bài văn này
Thân bài
1 Thế nào là người có lòng dũng cảm, ý nghĩa, vai trò của nó
Người có lòng dũng cảm là người có nghị lực, có ý chí sắt đá Lòng dũng cảm thể hiện ở sự quả cảm, kiêncường, vượt qua những khó khăn đặc biệt, thể hiện phẩm chất anh hùng, phẩm chất vượt lên chính mình, chốnglại sự cám dỗ của thói xấu, hành động bảo vệ chân lý, lẽ phải, chống lại cái xấu, cái tiêu cực, có khi phải hy sinhquyền lợi bản thân và cả bản thân mình cho cộng đồng, xã hội và Tổ quốc
Chứng minh: lịch sử và thơ văn nước ta đã kể lại nhiều tấm gương về lòng dũng cảm Đó là anh hùng trẻtuổi Trần Quốc Toản bóp nát quả cam và anh dũng đứng lên chống giặc Nguyên Mông tàn bạo, là Lê Lai liềumình cứu chúa Đó còn là hình ảnh chú bé liên lạc trong bài thơ “Lượm” (Tố Hữu) , cô thanh niên xung phong
”Lấy thân mình hứng lấy luồng bom” (Thơ Lâm Thị Mĩ Dạ), anh Nguyễn Văn Trỗi hiên ngang ra pháp trường,chị Đặng Thùy Trâm, anh Nguyễn Văn Thạc dũng cảm lên chiến địa… tất cả đều là những tâm gương sángngời của lòng dũng cảm
2 Bình luận: bàn về lòng dũng cảm
- Nguồn gốc và vai trò, ý nghĩa của nó
Trang 14Cuộc sống luôn luôn phức tạp Mỗi người và đất nước luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức,nguy cơ hiểm nghèo, khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, rủi ro Vì vậy ai cũng cần có lòng dũng cảm đểvượt qua các tình huống đó, giúp mình, giúp người khác, giúp cộng đồng và dân tộc, Tổ quốc
Lòng dũng cảm không phải tự nhiên mà có Mỗi người có nhận thực, hiểu biết và rèn luyện không ngừng
để có lòng dũng cảm
Phải vượt lên chính mình “Chiến thắng vĩ đại nhất là chiến thắng chính bản thân mình” Khắc phục thóixấu, ích kỷ và cá thói xấu khác, sống có lý tưởng vì dân, vì nước là những tiền đề mà mỗi người cần có để chứachất lòng dũng cảm
Lòng dũng cảm ấy là phẩm chất quan trọng nhất của những người hùng trong cuộc kháng chiến chốngPháp, chống Mỹ Đúng như Tố Hữu đã viết : “Dân ta gan dạ anh hùng Trẻ là đấu súng, già xông lửa đồn Chântoạc máu, chân đau đuổi giặc Tay chém thù tay sắc như gươm” Họ đã cùng toàn dân quyết tâm làm nên mộtchiến công Điện Biên Phủ “Chín năm làm một Điện Biên; Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” Những chiến sĩĐiện Biên là những con người mang trong mình chất thép của lòng dũng cảm: “Chiến sĩ Điện Biện, chiến sĩ anhhùng Đầu nung lửa sắt, gan không núng, chí không mòn…Những đồng chí thân chôn làm giá súng; đầu bịt lỗchâu mai, băng mình qua núi thép gai, ào ào như vũ bã., Những đồng chí chèn lưng cứu pháo, nát thân, nhắmmắt còn ôm” Vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, lớp lớp thanh niên lại lên đường, mang trong mình truyền thốngĐiện Biên, quyết xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, bất chấp bom đạn Hoa Kỳ tàn bạo, tiến thẳng vào Sài Gòn để
có ngày 30/4 lịch sử: “Ôi buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp! Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta Chúng con đến xanhngời ánh thép.Thành phố tên người lộng lẫy cờ hoa.” Cùng với lòng yêu nước thiết tha, lòng dũng cảm củanhững người chiến sĩ ấy đã giúp họ có được lẽ sống rất đẹp: sẵn sàng đổ máu mình cho cây Tổ Quốc đơm hoaĐộc lập, kết trái tự do và viết nên trang sử mới của thời đại Hồ Chí Minh đầy tự hào
3 Bài học nhận thức hành động
Lòng dũng cảm phải rèn luyện, thể hiện trong hành động, việc làm Trong những tình huống khó khăn,hiểm nghèo như gặp phải vụ hỏa hoạn, lũ quét, người bị nạn trên đường, bản thân bị mất việc, bị bệnh ung thưkhông may nhiễm HIV, viêm gan virut, người ta rất cần tới lòng dũng cảm và biểu hiện bằng bản lĩnh vữngvàng, vượt qua một cách sáng suốt, tỉnh táo Khi đó, lòng dũng cảm là “Nhất biến ứng phó với vạn biến”
Để khuyến khích mọi người tu dưỡng, rèn luyện lòng dũng cảm, nhà trường nhà nước và xã hội phảithường xuyên biểu dương, ca ngợi, khen thưởng người có hành động, việc làm dũng cảm
Lòng dũng cảm phải dựa trên cơ sở khoa học, hiểu biết tri thức mới thể hiện có hiệu quả, có ích nhiều chobản thân và xã hội Nhiệt tình cách mạng cộng cới sự dốt nát sẽ trở thành kẻ phá hoại (Lenin) Lòng dũng cảm
mà không có tri thức sẽ phản tác dụng Không biết bơi mà nhảy xuống biển cứu người chết đuối không chỉ hạiđến thân mà còn gây khó khăn cho người khác trong việc cứu người
Kết luận
Lòng dũng cảm là đức tính tốt đẹp xã hội cần đề cao và mỗi người cần tu dưỡng, rèn luyện để có được Bản thân em sẽ quyết tâm học tập, rèn luyện để có lòng dũng cảm và tìm các cơ hội để thể hiện lòng dũngcảm
Đề bài: Suy nghĩ về ý kiến của nhà văn M.Xi-xê-rông: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động
1 Đức hạnh là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người
Đức hạnh đó là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Đó là: Lòng yêu nước, yêu đồng bào,hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô giáo, các bậc lão thành, yêu thương em nhỏ, chăm chỉ học tập, cần cù laođộng…
2 Đức hạnh phải được biểu hiện qua hành động, lối sống
Trang 15Làm thế nào để xã hội và những người xung quanh biết chúng ta là người đức hạnh? Ý kiến của nhà vănPháp nêu trên đã trả lời cho câu hỏi đó Hành động là biểu hiện cụ thể, là thước đo của “mọi phẩm chất của đứchạnh”
Hành động cụ thể của ta báo cho mọi người biết ta có đức hạnh hay không và nếu có thì mức độ sâu rộngnhư thế nào Đức hạnh là cội rễ, hành động là hoa thơm quả ngọt dâng đời Không có hành động thì đức hạnhkhông để lại gì, không đóng góp gì cho người thân và xã hội Đánh giá đức hạnh con người nhất thiết phảithông qua hành động của người đó, không thể chỉ dựa vào lời nói mà kết luận vội vàng
Tình yêu thương đồng bào và lòng nhân văn cao cả phải thể hiện ở sự đóng góp dù rất ít ỏi cho quỹ ngườinghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt, qua hành động giúp cụ già, em bé đi qua đường Gặp đám cháychúng ta phải xông vào cứu chữa Gặp người bị tai nạn giao thông, như hai bạn ở Nghệ An trên đường đi thi tốtnghiệp phổ thông, không ngần ngại đưa họ đi cấp cứu mặc dù việc đó có thể gây thiệt hại cho bản thân
Lòng hiếu thảo, yêu thương cha mẹ phải thể hiện ở hành động chăm học, sống tiết kiệm, biết quý trọngđồng tiền cha mẹ vất vả kiếm được để nuôi mình ăn học Khi xa gia đình, ta phải thường xuyên viết thư, gọiđiện thăm hỏi sức khỏe cha mẹ Khi cha mẹ ốm đau, ta phải hết lòng, hết sức quan tâm, chăm sóc, chạy chữa Lòng yêu thiên nhiên đất nước phải thể hiện ở hành động giữ gìn vệ sinh, tiết kiệm điện nước, trồng cây
để cho môi trường sống xung quanh ta ngày càng xanh, sạch đẹp
Lòng yêu lao động thể hiện ở hành động chăm làm, chăm học (Học tập cũng là một loại hình lao động).Học tập suốt đời để sống tốt, lao động tốt, sức khỏe tốt, tu dưỡng phẩm chất đức hạnh tốt Đức hạnh bắt nguồn
từ tri thức, nhận thức đúng đắn về xã hội và tự nhiên, con người và cuộc sống Học tập là cơ sở để ta có phẩmchất của đức hạnh và hành động phù hợp với phẩm chất của đức hạnh
3 Đức hạnh phải được tu dưỡng rèn luyện thường xuyên trong thực tiễn
Phẩm chất của đức hạnh, chứa đựng trong nhận thức và biểu hiện ở hành động không phải tự nhiên mà có.Chúng ta phải tu dưỡng và rèn luyện thường xuyên, đặc biệt khi ta còn trẻ
Hành động thể hiện phẩm chất của đức hạnh cũng không có một tiêu chuẩn cứng nhắc, cố định Trongchiến tranh giữ nước, hành động có thể là vứt bút nghiên theo nghiệp binh đao, nhưng cũng có thể là lao độngsản xuất tốt
Còn khi thời bình và đang tuổi đi học, chúng ta học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành người có ích cho xãhội, có việc làm, hành động thể hiện các phẩm chất đức hạnh cao quý là người yêu nước
Học tập, tu dưỡng, rèn luyện để có đức hạnh, cả trong nhận thức và hành động, là quá trình gian nan, vượtnhiều khó khăn thử thách Hôm nay ta lười học thì ngày mai ta sẽ lười lao động Hôm nay ta ăn cắp một quảtrứng thì ngày mai ta dễ ăn trộm con bò Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tíchtrong học tập” cần được chúng ta hưởng ứng bằng hành động thiết thực, cụ thể
Hành động của con người, nói rộng ra là thực tiễn, là “tiêu chuẩn của chân lý”, là tiêu chuẩn, thước đocủa phẩm chất “đức hạnh”, bản chất ở bên trong của con người Khi con người biết nhìn nhận, đánh giá mìnhqua hành động cụ thể, việc làm hàng ngày, qua lao động sản xuất và quan hệ ứng xử là con người “có học” cóhiểu biết và là có “phẩm chất tốt” , “đức hạnh cao” Một trí thức, một người có văn hóa, có giáo dục không thể
tự nói với người khác rằng họ có bằng cấp, có học vị, học hàm cao nên “phẩm chất đức hạnh tốt đẹp” Họ phảithể hiện ở hiệu quả các công trình khoa học, cái hay trong cuốn sách mà họ viết, số người bệnh mà họ cứu chữađược
4 Con người phải tự nhận thức và đánh giá đức hạnh của mình
Hành động là thể hiện, là kết tinh của đức hạnh Con người phải luôn luôn tự đánh giá, tự nhận thức bảnthân mình qua việc làm, qua ứng xử cụ thể, qua hành động chứ không phải qua lời nói của mình Phầm chất đứchạnh con người được đo bằng kết quả thực tế việc làm chứ không phải bằng những lời ba hoa, lý thuyết, hùngbiện, mị dân, tự đánh bóng mình Con người phải luôn luôn hoàn thiện tư cách đạo đức phẩm giá bằng nhữngbài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
5 Học tập đạo đức, tác phong của Bác Hồ
Phẩm chất đạo đức cao cả của Bác Hồ luôn thể hiện ở hành động, việc làm Lòng yêu thương con người,yêu quê hương đất nước, lối sống giản dị, trong sáng của Bác Hồ đã được thể hiện qua rất nhiều hành động, việclàm mà sách báo đã viết về Bác
Kết luận
Noi gương Bác, em nguyện lời nói đi đôi với việc làm, học đi đôi với hành, rèn luyện tu dưỡng bản thânqua thực tiễn lao động, học tập và quan hệ xã hội để không ngừng hoàn thiện phẩm chất đức hạnh
Trang 16Thân bài
1 Thế nào là nghèo nàn về vật chất và tâm hồn
Đời sống vật chất và đời sống tinh thần đều cao, phong phú là điều ai cũng muốn có nhưng rất khó đạtđược
Trong hai mặt đó của đời sống con người, hiểu câu nói của nhà văn Pháp Mi-sen Ê-ken Mông-ten-lơ, đờisống tâm hồn khó xây dựng hơn, khi nghèo nàn sẽ khó chữa hơn Đời sống tâm hồn quan trọng hơn đời sốngvật chất
Nghèo nàn về vật chất là sự thiếu thốn về kinh tế, về thu nhập và của cải, tiền bạc Người nghèo theo địnhnghĩa của Liên Hợp Quốc là người có thu nhập quân dưới 1 đô la Mỹ mỗi ngày (ở thế kỷ 20) và nay, theo tiêuchuẩn mới, là dưới 2 đô la Mỹ mỗi ngày Cùng với công việc phát triển kinh tế, tỷ lệ người nghèo trên thế giớicũng như ở nước ta đang giảm Cách đây 30 năm, tỷ lệ người nghèo ở nước ta khoảng 60%, nay chỉ cònkhoảng 15% Người nghèo nếu có quyết tâm và điều kiện, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng và nhà nước, cóthể thoát nghèo
Nghèo nàn tâm hồn là sự đơn điệu, tẻ nhạt, khô cằn, vô cảm trong tình cảm và cảm xúc, không nhận thấy
vẻ đẹp của thiên nhiên, và cuộc sống, xã hội và tư duy Người nghèo tâm hồn thường có thái độ tiêu cực ( ích
kỷ, đố kỵ, ghen ghét), thiếu tấm lòng yêu thương và rộng mở, độ lượng và không có hứng thú trong lao độngsáng tạo cũng như biết cách chia sẻ, hòa nhập cộng động
2 Nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa
“ Nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa” vì nó xuất phát từ nhận thức và thái độ đối với bản thân và cuộcsống, với cộng đồng và xã hội “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, tính nết, tình cảm, quan niệm sống được hìnhthành trong quá trình nhận thức, giao tiếp với môi trường xung quanh Con người đã trưởng thành rất khó thayđổi về tư duy, tính cách, đạo đức và quan niệm sống Sống lâu làm con người có thêm kinh nghiệm chứ khó làmtâm hồn biến đổi được
Tập thơ Nhật ký trong tù của Bác Hồ cho ta thấy mặc dù phải ở cảnh tù tội, gian khổ nhưng nhờ sự giàu
có về tâm hồn mà Bác luôn luôn vui vẻ, lạc quan, yêu đời
Thông điệp mà nhà văn Pháp Mi-sen Ê-ken Mông-ten-lơ gửi đến chúng ta là phải luôn luôn nuôi dưỡngtâm hồn, làm cho đời sống tinh thần phong phú, giàu có, dù đời sống vật chất khó khăn
Đời sống tinh thần khi đã nghèo nàn thì rất khó chữa, khó nhưng phải phải là không chữa được Sống cởi
mở, chân thành, sống có lý tưởng, có mục đích đúng đắn sẽ giúp chúng ta sống có tâm hồn, khắc phục sự nghèonàn trong tâm hồn “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” Hãy có việc làm thể hiện sự quan tâmchăm sóc bản thân, gia đình và cộng đồng Hãy mở lòng với bạn bè, đồng nghiệp Hãy thường xuyên gọi điệnthoại cho cha mẹ, anh chị em, bạn bè Hãy tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng như làm vệ sinh đườngphố, ủng hộ quỹ vì người nghèo, vui chơi trung thu với các em nhỏ, thăm hỏi người ốm… ta sẽ thấy “ Cuộc đờivẫn đẹp sao”, lạc quan yêu đời, tâm hồn ngày càng phong phú, giàu có
3 Học tập và lao động sáng tạo là điều kiện để chữa bệnh tâm hồn
Học tập để có tri thức, lao động sáng tạo để có thu nhập và thành công trong sự nghiệp, tu dưỡng đạo đứctác phong để không ngừng hoàn thiện bản thân là con người đã có đời sống giàu có, cả vật chất và tinh thần.Đặc biệt chúng ta phải nuôi dưỡng tâm hồn Tâm hồn giàu có là rất quan trọng và rất khó, khó khăn hơn làmgiàu về đời sống vật chất
4 Sống có lý tưởng, có mục đích cao đẹp để tâm hồn giàu có
Sống có lý tưởng, có mục đích và phấn đấu không ngừng cho đất nước, dân tộc, xây dựng cuộc sống vănmình, giàu có về vật chất và tâm hồn, là mục tiêu mà em cố gắng đạt được trong đời
Trang 17Chúng ta phải thường xuyên bồi đắp cho tâm hồn ngày càng phong phú, cao đẹp Những câu chuyện cảmđộng xung quanh cuộc sống và những câu chuyện trong các tác phẩm văn học giàu giá trị nhân văn sẽ nuôidưỡng tâm hồn chúng ta, cả những cuốn sách dạy về nghệ thuật sống cũng rất quý giá, như Quà tặng cuộc sống,Đắc nhân tâm Vượt lên chính mình, Phút dành cho mẹ… Các tấm gương như chị Đặng Thùy Trâm, anhNguyễn Văn Thạc, anh Nguyễn Văn Trỗi cho ta những bài học sâu sắc về tâm hồn cao đẹp, phong phú trongnhững hoàn cảnh khó khăn rất ngặt nghèo của đời sống Lắng tâm hồn mình để suy ngẫm sâu sắc những tấmgương đó làm cho chúng ta trưởng thành hơn trong ý thức, vững vàng trong bản lĩnh, hoàn thiện hơn trong nhâncách và tâm hồn ta sẽ đầy ắp những giá trị nhân văn cao quý
Kết luận
Đất nước ta đang phấn đấu theo mục tiêu : “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn mình”
Xã hội văn mình sẽ được xây dựng từ những con người văn minh, có tâm hồn giàu có về nhân văn, tình người
và lẽ sống cao cả Mọi người phải bồi đắp cho tâm hồn trong sáng, phong phú, cao đẹp cả trong ý thức và hànhđộng thực tiễn hàng ngày
Đề bài: Hiểu thế nào về ý kiến cho rằng : “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nênbạn thân ở chung nhà, và kết thúc là ông chủ khó tính”
Mở bài
Mỗi con người đều có hoàn cảnh sống cụ thể riêng, có khi rất khó khăn Trong những hoàn cảnh nhấtđịnh, con người có thể phạm sai lầm, tạo nên thói xấu Khi đó, con người cần nhớ tới ý kiến :“Những thói xấuban đầu là người khách qua đường, sau trở nên bạn thân ở chung nhà, và kết thúc là ông chủ khó tính”, để cóứng xử phù hợp, tỉnh táo, vượt lên bản thân mình
Thân bài
1 Thói xấu rất dễ thâm nhập vào chúng ta
Thông điệp mà ý kiến này gửi tới chúng ta là con người phải luôn luôn đề phòng sự thâm nhập thói xấu,không dung túng cho thói xấu Phải có bản lĩnh, tỉnh táo để chống lại sự lây lan của thói xấu Không để thói xấuchế ngự mình
“Nhân vô thập toàn” Không ai có thể hoàn hảo, trong sạch ở mọi lúc, mọi nơi Khi va đập với cuộc sốngphức tạp, nhiều cám dỗ con người có thể có hành vi không đúng với pháp luật, với lẽ phải ở đời, là thói xấu.Nhưng hãy kiên quyết với hành vi, thói xấu đó Hãy để nó là “là người khách qua đường”, gặp một lần trongđời Không để nó trở thành “ông chủ khó tính” chi phối cuộc đời ta
2 Phải thường xuyên cảnh giác, đề phòng sự xâm nhập của thói xấu
Khi nhỏ, ta có thể gặp thói lười học, ích kỷ, tham lam, không nghe lời cha mẹ Lúc đói lòng, ta có thể ăntrộm quả trứng, củ khoai, trái cây của nhà hàng xóm Ra đường, ta có thể khạc nhổ, vứt rác lung tung Ở trường
ta có khi quay cóp, nói tục, chửi thề Lớn lên, đi làm, có lúc ta lười biếng, lãn công, nói dối, cuộc sống gặp khókhăn, phức tạp, người ta thối chí, sinh ra uống rượu, hút thuốc, sử dụng ma túy, trộm cắp, lừa đảo… Nếu chúng
ta không có bản lĩnh, tỉnh táo để kiềm chế, kiểm soát bản thân, sửa chữa sai lầm thì nhiều tai họa sẽ xảy ra
“Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” Nặng nề hơn, nhiều người phải đi tù vì tội giết người, cướp của, phảnbội Tổ quốc
Để có đủ bản lĩnh phòng chống sự cám dỗ, thâm nhập của thói xấu, chúng ta phải không ngừng học tập vàrèn luyện Học tập để có hiểu biết, có tri thức, biết phân biệt cái xấu, cái tốt Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức tácphong để có đức tính tốt, “miễn dịch“ với thói xấu Học tập tốt để có công ăn việc làm tốt, đời sống cao và cốnghiến cho xã hội, cho đất nước là cách phòng chống thói xấu hiệu quả nhất
3 Học tập tấm gương Bác Hồ về tu dưỡng bản thân
Học tập tu dưỡng theo gương Bác Hồ vĩ đại : “Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”, “trong sạch, chấtphác, hăng hái, tiết kiệm” là những phẩm chất chúng ta cần rèn luyện để có thành công trong cuộc sống, tránhđược sự thâm nhập của thói xấu
Cuộc sống bao giờ cũng phức tạp, thói xấu luôn luôn rình rập để thâm nhập và chế ngự ta Chúng ta phảithường xuyên cảnh giác với thói xấu, không ngừng rèn luyện để trưởng thành, trở thành người có phẩm chấtđạo đức tốt
4 Liên hệ bản thân : chăm học, chăm làm, tu dưỡng đạo đức tốt
Trang 18Thế kỷ 21 là thế kỷ cách mạng khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, thế kỷ của thời đại trithức, thế kỷ hội nhập toàn cầu Trong khi phần lớn thanh niên học sinh vượt qua mọi khó khăn để cố gắng họctập thì vẫn còn một bộ phận nhiễm phải thói xấu lười học, ngại khó, ngại khổ, thiếu ý chí vươn lên trong họctập Họ đã để cho thói xấu trở thành “ ông chủ khó tính” chi phối họ Chúng ta phải lên án thói xấu lười biếng.Nhiều danh nhân đã phê phán thói lười biếng: “Làm biếng ăn ngồi lở núi lở non” ( Nguyễn Trãi) “ Sự buồnchán bước vào thế giới qua ngưỡng cửa lười biếng” ( La Bruye) "Lười biếng làm mòn trí tuệ và thân thể”( B.Phranklin) “ Lười biếng là mẹ đẻ của thói ăn cắp và sự đói rét” ( V.Huygo)
Kết luận
Phấn đấu trong học tập và công tác, cố gắng tự hoàn thiện nhân cách bản thân mình, cảnh giác với thóixấu là ý nghĩa gửi tới chúng ta của câu nói “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên bạnthân ở chung nhà, và kết thúc là ông chủ khó tính”
C CÂU 5 ĐIỂM ( NL VĂN HỌC)
Việt Bắc
A KIẾN THỨC CƠ BẢN
1 Để diễn tả những tình cảm cách mạng cao quí của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp Tố Hữu
đã dùng lối hát giao duyên đối đáp giữa nam và nữ trong các hội hè đình đám ở miền Bắc nước ta Thay vào nộidung tình yêu đôi lứa của dân ca bằng tình nghĩa cách mạng, tấm lòng son sắt thủy chung với Đảng, với nhân
dân, qua cách nói, cách xưng hô “mình - ta”, tình cảm cao quí đó trở nên gần gũi, thắm thiết hơn Hai nhân vật
trữ tình trong bài thơ là người cán bộ về xuôi, tượng trưng cho dân tộc Kinh và người dân Việt Bắc, tượng trưngcho dân tộc miền ngược Do đó tình cảm cách mạng ở đây còn là tình đoàn kết gắn bó giữa hai vùng miền xuôi
- miền ngược, thể hiện chính sách dân tộc của Đảng ta
2 Hai mươi câu thơ mơ đầu bài thơ là lời trao gởi ân tình thắm thiết của Việt Bắc đối vơi cán bộ cách mạng
về xuôi Một loại câu hỏi tu từ và điệp kiểu câu:
“Mình về mình có nhớ ta… Mình về mình có nhớ không… Tiếng ai… Mình đi,có nhớ những ngày…”
Gợi cho người đọc cảm nhận được tình cảm lưu luyến không muốn rời trong buổi chia tay người đi - kẻ ở, qua ýthơ: Người về có nhớ ta không?
a Nhớ Việt Bắc là nhớ quê hương cách mạng, nhớ ngọn nguồn cách mạng, nơi đã bảo bọc cán bộ, chiến sĩ
cách mạng trong những ngày sóng gió, khi Đảng còn non trẻ Hình ảnh “mười lăm năm ấy” là một hình ảnh cụ
thể nhắc nhở thời kỳ đầu thành lập lực lượng vũ trang, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, cho đến ngày kháng chiến chống pháp thắng lợi Cả một thời gian dài gian khổ, đắng cay! Việt Bắc đã ân
tình, ân nghĩa với cách mạng như thế , cho nên: “NNhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?”
Người ra đi làm sao tránh khỏi tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng ? Hai tính từ lấp láy “bâng khuâng”, “bồn chồn” cùng hiện diện trong câu thơ đối ý càng khắc họa đậm nét tâm trạng ấy
b Nhớ Việt Bắc còn là những kỷ niệm gian khổ, khó khăn trong thời kỳ kháng chiến Câu thơ liệt kê “Mưa
nguồn suối lũ”, được nhấn mạnh thêm bằng từ “những”, từ “cùng” để tạo một loạt “những mây cùng mù” nhấn mạnh thêm ý gian khổ, vất vả của cuộc sống kháng chiến Hình ảnh “miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai” có sức khái quát cao, nói lên tình đoàn kết chiến đấu, chia sẻ gian lao giữa hai vùng miền xuôi - miền
ngược là thấm thía
c Nhớ Việt Bắc cũng là nhớ tình nghĩa đồng bào Bằng cách nói mộc mạc, diễn tả tình cảm kín đáo mà tha
thiết, tác giả bộc lộ niềm thương nỗi nhớ của người ở lại
“Trám bùi để rụng, măng mai để già” “Trám”, “măng” là đặc sản của Việt Bắc, từng làm thức ăn lót lòng
thay ngô, sắn, cơm, khoai trong những ngày kháng chiến Ngày nay, qua rồi thời kỳ đói khổ, khó khăn, nhắc nhở những sản vật này với tấm lòng thiết tha trìu mến đối với Việt Bắc ; xem đó là kỷ niệm sâu sắc trong đời
Để làm nổi bật tấm lòng son sắc, thuỷ chung, thủ pháp đối lập đã được nhà thơ sử dụng thành công
“Hắt hiu lau xám Đậm đà lòng son”
Biện pháp đảo ngữ ở đây làm cho hình ảnh câu thơ càng thêm sinh động
3 Đoạn sau là lời đáp thiết tha tình nghĩa của cán bộ cách mạng trước lúc chia tay Đoạn thơ đã tái hiện cảnh và
người Việt Bắc bằng những chi tiết tiêu biểu nhất, đẹp đẽ nhất
a Tuy thiếu thốn, gian khổ nhưng cảnh và người Việt Bắc đẹp và tình nghĩa chan hòa:
Hình ảnh tượng trưng: “Chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” kết hợp với cách dùng từ cùng nghĩa “chia, sẻ, cùng” diễn tả được mối tình cảm “chia ngọt sẻ bùi” giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách
Trang 19mạng Biết bao tình nghĩa sâu nặng trong “củ sắn”, “bát cơm”, “chăn sui”… mà người cán bộ cách mạng đã
chịu ơn Việt Bắc
Hình ảnh chọn lọc: Người mẹ nắng cháy lưng… gợi người đọc liên tưởng đến sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của bà mẹ chiến sĩ trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng Đó là hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp, cái ân tình trong cuộc sống kháng chiến không thể phai nhòa trong kí ức của người về xuôi
Đoạn thơ còn dựng lại những khung cảnh quen thuộc với những hình ảnh và âm thanh hết sức tiêu biểu cho sinhhoạt trong kháng chiến Việt Bắc Câu thơ đối ý mà nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời của cán bộ, chiến sĩ cách mạng dù cuộc sống còn rất gian khổ, khó khăn :
“Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”
Âm thanh “tiếng mõ rừng chiều” và “chày đêm nện cối đều đều suối xa” là âm thanh đặc trưng của Việt Bắc,
phản ánh sinh hoạt yên ả, bình dị nơi núi rừng, gợi nhớ một thời đã qua
Đặc sắc nhất là đoạn thơ hồi ức về cảnh đẹp núi rừng Việt Bắc qua bốn mùa trong năm Một loạt từ chỉ màu sắc, xanh, đỏ tươi, trắng, vàng… tạo một cảm giác tươi mát, vui mắt cho các bức tranh phong cảnh Mùa xuân
với hoa mai nở trắng rừng Mùa hạ với âm thanh “ve kêu” tạo thành một bản hợp tấu của rừng xanh Mùa thu
với ánh trăng hòa bình êm đềm trong sáng Giữa cây cỏ thiên nhiên, Con người Việt Bắc hiền hòa, nhân hậu lao
động cần cù: đan nón chuốt tùng sơi giang, hái măng một mình Bức tranh thiên nhiên trở nên sinh động và có ý
nghĩa hơn
b Việt Bắc còn nghi lại những chiến công của bộ đội, dân quân ta trong kháng chiến chống pháp Đoạn thơ toát
lên vẻ đẹp hào hùng của dân quân ta:
“ Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
Bằng những điệp từ “điệp điệp, trùng trùng” và từ ngữ láy phụ âm đầu “rầm rập” diễn tả được hào khí ngút
trời của bộ đội, dân công trên đường ra mặt trận
Với lối nói thậm xưng “bước chân nát đá” tác giả cũng muốn nhấn mạnh sự lớn dậy và kiên cường, bất khuất
của bộ đội ta thời kỳ này
c Việt Bắc còn là đầu não của cuộc kháng chiến toàn quốc, là niềm tin vững chắc của nhân dân về Đảng,về
lãnh tụ:
“Nhìn lên Việt Bắc… Trông về Việt Bắc…”
Câu thơ nói lên vị trí quan trọng của Việt Bắc mà cũng là nhấn mạnh uy tín của Bác, của Đảng đối với toàn dân,toàn quân trong thời kỳ kháng chiến gian khổ
B LUYỆN TẬP
I CÂU HỎI
1 Bài thơ Việt Bắc gợi nhớ đến lối cấu tứ cảnh chia tay và lối hát đối đáp trong ca dao, dân ca Em hãy kể một
số ví dụ về những bài ca dao, dân ca có cách cấu tứ như vậy?
2 Có người cho rằng ở bài thơ Việt Bắc, đối đáp chỉ là hình thức kết cấu bên ngoài, còn ở chiều sâu bên trong
lại là dòng độc thoại nội tâm Em có tán thành nhận xét ấy không, và nếu có thì hãy chứng minh điều đó
II LÀM VĂN
Bình giảng đoạn thơ sau trong Việt Bắc của Tố Hữu:
“Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người [………] Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
III GỢI Ý TRẢ LỜI
1 Lối hát đối đáp và cách cấu tứ cảnh chia tay thường được sử dụng rất phổ biến trong ca dao, dân ca ở mọi
miền, như hát trống quân, hát quan họ, hát xoan, hát phường vải… Một số câu ca dao quen thuộc có cách cấu tứnhư vậy:
“- Mình về có nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”
“- Mình về ta chẳng cho về Ta nắm vạt áo, ta đề câu thơ”
“- Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
2 Bài thơ được kết cấu theo lối đối đáp quen thuộc trong câu ca dao, dân ca Nhưng ở đây không chỉ là lời câu
hỏi, lời đáp mà còn là sự hô ứng, đồng vọng của cùng một tâm trạng Lời đáp không chỉ nhằm giải đáp cho những điều đặt ra trong lời hỏi mà còn là sự mở rộng, làm phong phú thêm những ý tình được gợi ra trong lời hỏi
Trang 20Có khi như ở đoạn cuối của bài thơ, cả lời hỏi và lời đáp đã hòa làm một để trở thành bản hợp ca đồng vọng, ngân vang những tình cảnh chung Nhìn sâu hơn vào kết cấu của bài thơ, chúng ta thấy đối thoại chỉ là lớp kết cấu bên ngoài, còn ở chiều sâu bên trong chính là lời độc thoại trữ tình của chủ thể đắm mình trong hoài niệm
về quá khứ gian khổ mà tươi đẹp trong cách mạng và kháng chiến với những nghĩa tình thắm thiết Tình nghĩa của nhân dân với cách mạng, của người cán bộ với Việt Bắc, của miền ngược với miền xuôi, của cả dân tộc với lãnh tụ… Vì thế hai hình tượng kẻ ở và người đi cùng với lời hỏi và lời đáp có thể được bọc lộ đầy đủ và sâu sắc trong cách đối thoại, hô ứng Sự thống nhất của tâm trạng trữ tình cũng được thể hiện rất rõ trong việc sử dụng hai đại từ “mình” và “ta” trong bài thơ
BÀI VĂN THAM KHẢO
Đề 1:
Kể về những thành tựu xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, có
lẽ chúng ta không thể nào không nhắc đến Việt Bắc của Tố Hữu Đây là một bài thơ mang đậm đà màu sắc dân
tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu Thông qua đó, thể hiện niềm nhớ thương tha thiết và tình cảm sắt sonđầm thắm của nhân dân Việt Bắc với cách mạng, với Đảng, với Bác Hồ, đồng thời cũng thể hiện tình cảm của người cán bộ kháng chiến với thiên thiên, núi rừng và con người Việt Bắc
Đoạn thơ gồm năm câu lục bát nhắc lại những cảnh thân thiết và tươi đẹp nhất về cảnh và người Việt Bắc trong hồi ức của người cán bộ cách mạng miền xuôi, ở đây chính là nhà thơ
“Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người” Đây là hai câu thơ mở đầu nhưng nó mang cảm
xúc chung cho toàn đoạn
Ta là người ra đi cũng chính tác giả Ở đây đoạn thơ kết cấu theo lối đối đáp thông thường trong dân ca truyền thống Do đó, đây chính là lời hỏi ngọt ngào của người ra đi với người ở lại, dễ liên tưởng đây là một thiếu nữ địa phương Và câu hỏi tu từ này là cái cớ bày tỏ tình yêu của một chàng trai miền đồng bằng với cô gái miền cao
“Hoa và người” thực là nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc Ở đây, thiên nhiên hòa điệu với con
người, giữa chúng ngoài mối quan hệ tương hỗ còn có mối tương sinh lẫn nhau Việt Bắc sinh ra con người và con người làm nồng ấm quê hương Việt Bắc
Tiếp theo, tám dòng lục bát còn lại như là một bức tranh tứ bình về thiên và con người nơi đây Với bốn dòng lục, nhà thơ đã miêu tả phong cảnh núi rừng qua bốn mùa, mỗi mùa là một bức tranh thiên thiên có nét đẹp riêng biệt Qua đây, ta thấy chỉ riêng đoạn thơ này đã thấm đậm tính chất dân gian
Đầu tiên là bức tranh tả cảnh và khơi gợi cho chúng ta tình cảm mến thương của mùa đông Việt Bắc Tại sao lại
là mùa đông? Vì đây là hồi ức của tác giả trong giờ phút chia tay Chúng ta còn nhớ, vào một đêm mùa đông
1946, Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân kháng chiến Đặc biệt ở Hà Nội, những người lính lặng lẽ rời thành phố, bí mật theo chân cầu sông Hồng ngược xuôi lên căn cứ cách mạng Việt Bắc
Thế mà, ở chốn núi rừng heo hút này, mùa đông rừng biếc xanh đột ngột bùng lên màu đỏ tươi của hoa chuối rừng như những bó đuốc thắp lên sáng rực Vẻ đẹp nên thơ và rực rỡ của Việt Bắc vào mùa đông gợi những người đọc những rung động sâu xa Thông qua bức tranh, ta thấy dù mùa đông lạnh giá nhưng sự sống núi rừng vẫn cứ như tuôn trào, cảm giác đem đến cho lòng người sự ấm áp lại
Thiên thiên đáng yêu như thế, còn con người thì sao? Ta xét tiếp câu hát:
“Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” Thời gian được xác định bởi yếu tố “ngày xuân” Chính ấn tượng thời
gian này tạo sự vật vận động, sinh sôi nảy nở Không gian ở đây như là cổ tích Mới vừa rồi màu xanh bạt ngàn điểm hoa chuối đỏ, bây giờ nở bung ra những rừng mơ trắng muốt thoảng hương thơm Cái màu trắng dìu dịu tinh khiết ấy phủ lên cả cánh rừng, gợi lên trong lòng ta một cảm giác thơ mộng bâng khuâng Ngoài ra màu trắng của hoa mơ gợi cho người ta cái thanh thoát hơn, đem lại cho lòng ngưỡi sự thanh thản, thảnh thơi Câu thơ làm cho ta thấy dường như màu xanh đã bị lấn lướt Mùa xuân ở đây không tưng bừng như mùa xuân của Xuân Diệu mà nó đến một cách lặng lẽ, âm thầm nhưng không kém niềm vui
“Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
Mùa xuân miêu tả trong câu thơ rất đặc trưng cho mùa xuân Việt Bắc Sợi giang là sản phẩm của Việt Bắc Do vậy người lao động đó là người Việt Bắc chớ không phải là người miền xuôi Nhìn thấy được từng sợi giang, tức là con người được nhìn ở tầm gần Việc làm này có nhàn nhã như chính mùa xuân, mùa xuân làm cho người
ta cảm thấy thơ thới và đem đến cho họ dáng điệu sống như thế
Thế rồi, khoảnh khắc nhàn hạ của mùa xuân cũng qua mau, qua mau, con người tiếp tục sống cuộc sống của họ
“Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình”