1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nhân cách nhà nho chân chính trong “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ - văn mẫu

2 13,2K 117

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 11,61 KB

Nội dung

Trong khoảng cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX , Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông sống một cuộc sống nghèo khó. Cuộc đời của ông cũng gặp biết bao sống gió, thăng trầm “lên thác xuống ghềnh”. Ông là một người tài giỏi, hiểu biết nhiều […] phan tich an y man doi thoai giua hon truong ba va xac hang thit, suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà, Csuy nghĩ của em về đức tính tự tin, hien tai la nguyen khi cua quoc gia, soạn lòng yêu nước, Van mau bai rung xa nu, ta ve mua xuan, bai van chung jminh cau tuc ngu that bai la me thanh conh, phan tich doan tholop lop may cao cung nho nhatrang giang cua huy can, giải thích câu tuc ngữ có chí thì nên

Trang 1

Trong khoảng cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX , Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông sống một cuộc sống nghèo khó Cuộc đời của ông cũng gặp biết bao sống gió, thăng trầm “lên thác xuống ghềnh” Ông là một người tài giỏi, hiểu biết nhiều về các lĩnh vực quân sự, khoa học Thế nhưng ông “Hi Văn” người Hà Tĩnh ấy có lúc đang giữ chức quan cao thì bỗng dưng bị giáng chức, chốn công danh như đang chơi đùa với Nguyễn Công Trứ Vậy nên ông mới “ngất ngưởng”, mới khinh

thường, ông làm nổi bật một nhà nho “khác thường” trong tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” của mình: Một nhân cách nhà nho chân chính không theo khuôn mẫu.Theo quan niệm cũ của xã hội phong kiến xưa, nhà nho là người học rộng, biết nhiều Một đấng nam nhi với đầy đủ công danh, đạo đức Một con người vẹn toàn, hoàn hảo Dĩ nhiên, Nguyễn Công Trứ cũng có được những điều ấy vì đã ông được học, thấm nhuần

tư tưởng Nho học từ truyền thống gia đình

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc Bình Tây cờ đại tướng

Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.”

“Bài ca ngất ngưởng” là một bài thơ theo thể hát nói còn gọi là ca trù, được tuân theo một qui tắc nhất định Nguyễn Công Trứ đã thay thế hai câu chữ Hán mở đầu bằng một câu chữ Hán “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” và một câu chữ Nôm “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” tạo một nét độc đáo

Theo ông, trong vòng trời đất này không có cái gì thuộc quyền sở hữu riêng của một người Ông đỗ đạt, làm quan và dung tài, đức của mình để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân Thế nhưng, ông dung từ

“vào lồng” để thay thế cho việc làm quan, ông bị gò bó vào một khuôn mẫu Nguyễn Công Trứ là một nhà nho chân chính khi ông đỗ đạt và từng giữ nhiều chức quan cao như Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc đông Tư tưởng của một nhà nho học sách thánh hiền sẽ buộc ông phải có một thái độ khiêm tốn dù mình

có tài giỏi đến đâu Vậy mà ông đi ngược cái điều ấy, ông phá vỡ cái bức tường vững chắc của luật lệ Nho học để thể hiện thái độ sống của chính mình, một phong cách rất Nguyễn Công Trứ “Gồm thao lược

đã nên tay ngất ngưởng” ông tự tin, mạnh dạn cho mọi người biết cái tài cầm binh, thao lược của mình Ông không khiêm tốn mà có phần ngang tàng, tự kiêu khi thêm vào chữ “ngất ngưởng” “Ngất ngưởng”

là rất cao, ông dung từ đó để nêu bật cái phong cách sống của ông Một phong cách sống vượt bậc, hơn người, thật “ngất ngưởng”! Trớ trêu thay, cái xã hội phong kiến xưa, cái suy nghĩ hà khắc của Nho giáo phải chăng ghét cái suy nghĩ cách tân như ông nên cứ hết giáng chức làm một người lính quèn rồi lại lên chức đúng với năng lực của ông Lên rồi lại xuống, xuống rồi lại lên và ông đã kết thúc trò chơi “công danh” ấy khi lui về chốn thường dân

“Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.”

Ông cáo quan về quê, thoát khỏi chốn quan trường năm 1848 Đó cũng chính là thời điểm ông sang tác bài thơ này Ông cho mọi người biết rằng Nguyễn Công Trứ đã hết làm quan, đã được tự do, thoát khỏi

“cái lồng” làm quan Hành động của ông lúc từ quan đã làm nổi bật được cái ngông có trong con người ông khi khác với những ông quan về ở ẩn bằng ngựa, ông lại quyết định về quê bằng một con bò vàng có đeo nhạc Ông “ngất ngưởng” ngồi trên lưng bò được mọi người nhìn theo bằng con mắt hiếu kì, ngạc nhiên Con bò cũng trở nên “ngất ngưởng” nhờ Nguyễn Công Trứ! Câu thơ tiếp theo hiện lên là một phong cảnh tuyệt đẹp, thần tiên “Kìa núi nọ phau phau mây trắng” Nguyễn Công Trứ đã dựng nhà và sống dưới chốn thần tiên ấy- núi Đại Nại Tưởng rằng khi về ở ẩn, ông sẽ sống một cuộc sống giản dị, thanh nhàn theo phong cách của nah2 Nho Thế nhưng, ông đã làm một việc trái luật của nhà tu, hành xử không đúng với việc ông được học Những cô hầu gái đủng đỉnh đi theo ông tới chốn tu hành, lại còn ca hát, đánh đàn vậy mà các nhà sư lại làm lơ phải chăng vì nể ông từng giữ một chức quan cao khi hết thời mới phải sống ẩn dật thế này Hành động của ông khiến Bụt cũng phải nực cười, cười cho cái hành động

Trang 2

“lạ”, ngông cuồng và “ngất ngưởng”.

“Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

Không Phật, không tiên, không vướng tục.”

Hai câu thơ nhịp 2/2/2 và 2/3 tạo âm hưởng cho bài thơ Nó còn nhấn mạnh được việc Nguyễn Công Trứ

dù đi chùa mà lại dẫn theo hầu gái, lại còn gảy đàn và ca hát nơi tôn nghiêm thế nhưng ông không thuộc

về nơi trần tục ấy, ông không vướng vào thói hư tật xấu vì ông là một nhà nho chân chính Cao hơn đó là ông “ngất ngưởng” hơn trần tục, hơn những đỉnh núi cao danh vọng, ông vượt qua Phật, qua tiên Nguyễn Công Trứ rất riêng, không giống bất kì ai

“Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọc đông phong.”

Ông nêu bật suy nghĩ của mình- “được” và “mất” là hai chuyện thường tình trong cuộc sống Ông không buồn khi “mất” cũng chẳng vui khi “được” Ông chấp nhận những gì cuộc sống mang lại cho ông dù đó là

“được” hay “mất” cũng không quan trọng Cùng với quan niệm “được – mất”, “khen – chê” cũng được Nguyễn Công Trứ suy nghĩ theo một hướng tích cực, không quan trọng

“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Trong triều ai ngất ngưởng được như ông.”

Hai câu cuối kết thúc bài thơ cũng đồng thời nhấn mạnh một lần nữa phong cách của ông Ông tự liệt mình vào hang danh nhân, những người tài giỏi Nguyễn Công Trứ kết thúc với khẳng định và kết thúc

“Trong triều ai ngất ngưởng được như ông” Đó là phong cách riêng biệt của nhà thơ

Cùng với một cách nghĩ khác về nhân cách nhà nho chân chính là Cao Bá Quát trong tác phẩm “Sa hành đoản ca” (Bài ca ngắn đi trên cát) thể hiện tầm nhìn xa rộng của mình Cao Bá Quát coi thường danh lợi, công danh trong xã hội phong kiến xưa đã bị thối nát Đi trên cát mà cứ nghĩ mình đang đi trên đường công danh, bị sa lầy trong cát như vướng vào công danh Một suy nghĩ sang tạo, cảnh báo công danh là bả mồi mà con người không nên vướng vào Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ đã có những suy nghĩ rất độc đáo tuy đã bị thấm nhuần tư tưởng hà khắc, lạc hậu của Nho giáo

“Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện rõ cái sự khác biệt, “ngất ngưởng” trong suy nghĩ của ông về một nhà nho chân chính Ông không ép mình bị trói buộc, đóng khuôn theo tư tưởng Nho học lỗi thời Nguyễn Công Trứ đã tạo nên cái tôi, phong cách sống thật lạ, đặc trưng của riêng ông Hi Văn mà thôi Chính Nguyễn Công Trứ, hay Cao Bá Quát hay những người có suy nghĩ như ông Hi Văn

đã tạo nên một bộ mặt mới cho Nho học

Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:

• phan tich tac pham bai ca ngat nguong

• nhan cach nha nho chan chnh trong tho van cua nguyen cong tru

• bai ca ngat nguong em co suy nghi gi ve cach song cua thanh nien trong xa hoi hien nay

• cái ngông của nguyễn công trứ trong bài ca ngất ngưởng

• ngất ngưởng cua nguyen cog tru,

Ngày đăng: 26/03/2014, 17:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w