1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Skkn một số biện pháp ứng dụng phương pháp steam trong các hoạt động giáo dục cho trẻ 3 4 tuổi

21 2,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNGTRƯỜNG MẦM NON LIÊN HÀ ----  ----SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEAM TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 3-4 TUỔI... Đó

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG

TRƯỜNG MẦM NON LIÊN HÀ

 

 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEAM TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 3-4 TUỔI

Trang 2

MỤC LỤC

A ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I Lý do chọn đề tài 1

II Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm 2

III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và áp dụng 2

1 Đối tượng nghiên cứu 2

2 Phạm vi thời gian nghiên cứu 2

IV Phương pháp nghiên cứu 2

2.3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện 4

III Các biện pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong các hoạt động giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi 5

3.1 Biện pháp 1: Tự học bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về phương pháp giáodục STEAM 5

3.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch năm học có lồng các dự án STEAM phùhợp với trẻ của lớp 5

3.3 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường hoạt động STEAM 6

3.4 Biện pháp 4: Ứng dụng phương pháp STEAM trên tiết học và ở trong cáchoạt động khác 7

3.5 Biện pháp 5: Hoạt động nêu gương, khen thưởng 10

3.6 Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh 10

IV Kết quả đạt được 11

* Đối với bản thân 11

* Đối với phụ huynh 12

Trang 4

A ĐẶT VẤN ĐỀ I Lý do chọn đề tài:

Nói đến trẻ thơ ai cũng thấy được đầy ắp sự hồn nhiên , tươi tắn của trẻ, nólàm cho chúng ta thấy hạnh phúc ấm áp hơn nhiều Cho nên, bậc học mầm nonđang được Đảng và nhà nước ta quan tâm đặc biệt hàng đầu Bởi đây là giaiđoạn bắt đầu hình thành và phát triển nhân cách con người Việc dạy trẻ MầmNon cũng như trồng cây cây non, trồng cây non tốt thì sau này cây sẽ tốt Trongphương hướng phát triển giáo dục mầm non đến năm 2010 của Bộ giáo dục vàĐào tạo có nhấn mạnh phải đổi mới chương trình giáo dục mầm non đồng bộ.Đổi mới về nội dung phương thức giáo dục, nghiên cứu khoa học về giáo dụcmầm non, lồng ghép các chương trình chơi và học cho trẻ tạo môi trường lànhmạnh giúp trẻ hình thành nhân cách và trí tuệ ban đầu

Những năm gần đây, STEAM đã và đang bắt đầu phát triển vượt bậc nhưmột phương thức tiếp cận nền giáo dục mới Giáo dục STEAM là mô hình giáodục đề cao 5 yếu tố như Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kĩ thuật(Engineering), Nghệ thuật (Art) và Toán học (Math) Trên cơ sở đó, STEAMgiúp phát triển tư duy và sự sáng tạo của trẻ một cách toàn diện, thúc đẩy tối đanăng lực tiềm ẩn bên trong mỗi bé Phương pháp STEAM cho phép trẻ được tựdo lựa chọn đề tài và nội dung bài học phù hợp với sở thích và năng lực của bảnthân Như vậy vừa tạo cho trẻ cảm giác được tôn trọng, vừa giúp trẻ có hứng thúhoạt động hơn Mặt khác, những bài học thực hành trong lớp học STEAM sẽcho trẻ cơ hội được vận dụng lý thuyết từ nhiều lĩnh vực khác nhau vào trongthực tế, từ đó phát huy trí tưởng tượng phong phú và rèn luyện kĩ năng giảiquyết vấn đề theo tư duy của trẻ

STEAM không phải là phương pháp có thể áp dụng một cách dễ dàng,nhưng hiệu quả giáo dục mà nó mang lại cho trường học nói chung và trẻ mầmnon nói riêng là vô cùng lớn Trường học sẽ không còn là nơi chỉ giảng dạy chotrẻ những lý thuyết mơ hồ mà nó còn trở thành nơi cho chúng những trải nghiệmthú vị nhất, được khôn lớn, trưởng thành qua kiến thức trong đời thực, theo đúngtiêu chí” chơi thông minh và học vui vẻ” Bên cạnh đó, với sự phát triển củacông nghệ kỹ thuật trên thế giới hiện nay thì nhu cầu việc làm liên quan đếnSTEAM ngày càng lớn đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải có những sự thay đổiđể đáp ứng nhu cầu của xã hội Giáo dục STEAM có thể tạo ra những con ngườicó thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ mới có tác động lớn đến sựthay đổi nên kinh tế đổi mới Không phải là những cách đào tạo, những bí quyếthọc cao siêu để dạy học sinh thành tài, thành những nhà toán học, khoa học vĩđại… mà phương pháp này sẽ phát triển các kỹ năng cho trẻ để chúng có thể sử

Trang 5

dụng trong cuộc sống tương lại, đặc biệt với môi trường công nghệ hóa, hiện đại

hóa như hiện nay Đó là lý do tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp ứng dụng

phương pháp STEAM trong các hoạt động giáo dục cho trẻ 3- 4 tuổi"

II Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm:

Tôi nghiên cứu đề tài này, nhằm mục đích cho trẻ làm quen với phươngpháp giáo dục STEAM, trẻ được tham gia hoạt động với sự tích hợp của nămlĩnh vực: khoa học- công nghệ- kĩ thuật- nghệ thuật và toán học

III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và áp dụng: 1 Đối tượng nghiên cứu:

Trẻ mẫu giáo bé( 3-4 tuổi) Lớp C1 Trường Mầm non Liên Hà

2 Phạm vi thời gian nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng và ứng dụng phương phápsteam trong các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi trongtrường mầm non

- Kế hoạch nghiên cứu: Năm học 2020- 2021 Thời gian bắt đầu từ 9/2020đến tháng 3/ 2021

IV: Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các loại sách, tài liệu hướng dẫn tổchức hoạt động giáo dục của Steam cho giáo viên mầm non

- Phương pháp điều tra: Điều tra để lấy số liệu về khả năng của trẻ.- Phương pháp thực hành: Lên kế hoạch, đưa nội dung nghiên cứu vàochương trình giảng dạy thực tế của lớp mình để bổ xung các biện pháp phù hợp

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, đàm thoại - Phương pháp so sánh đối chứng: so sánh, đối chiếu kết quả đạt được.- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm: tổng hợp và phân tích kết quả đã đạtđược

Trang 6

B NỘI DUNG I Cơ sở lý luận:

Hiện nay phương pháp giáo dục mầm non truyền thống là sự tách rời giữacác lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học.Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành,giữa kiến thức và ứng dụng Điểm đặc biệt trong phương pháp giáo dục STEAMlà sự kết hợp kiến thức của nhiều bộ môn khác nhau, bao gồm Khoa học, Côngnghệ, Kĩ thuật, Toán học và bộ môn Nghệ thuật Trên cơ sở đó, STEAM giúpphát triển tư duy và sự sáng tạo của trẻ một cách toàn diện, thúc đẩy tối đa nănglực tiềm ẩn bên trong mỗi bé

Trẻ mầm non chính là những chủ nhân tương lai của đất nước Chúng cầnđược đào tạo bài bản ngay từ khi bước vào độ tuổi đi học Nhất là trong xã hộihiện đại như ngày nay, khi mà những vấn đề và thách thức mới đòi hỏi phảiđược giải quyết bằng những biện pháp mới, tư duy mới, sáng tạo mới Chính vìvậy, chúng ta cần giúp trẻ đánh thức và khơi dậy sự sáng tạo nhằm hình thành kĩnăng tư duy mới cho thế hệ mai sau

“Ứng dụng phương pháp STEAM trong các hoạt động giáo dục” là mangkhoa học, công nghệ ,kĩ thuật, nghệ thuật và toán học đến với trẻ một cách đơngiản, nhẹ nhàng, gần gũi với những đồ dùng, vật liệu gần gũi, mang đến cho trẻnhững điều thú vị trong hoạt động Do đó, trẻ được tiếp cận phương pháp giáodục này có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệvà toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làmviệc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn

II Cơ sở thực tiễn: 2.1 Thuận lợi.

- Sở Giáo dục - đào tạo đã tổ chức lớp bồi dưỡng phương pháp dạy họcsteam cho các trường Giáo viên đi tập huấn về đã tập huấn lại cho 100% giáoviên trong trường

- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đan Phượng luôn quan tâm và chỉ đạo sátsao tới các trường, mở các lớp kiến tập về phương pháp giáo dục Steam cho giáoviên từ đó mà bản thân tôi cũng như các giáo viên nhận thức được sự quan trọng vàtính cấp thiết về việc đổi mới phương pháp dạy học và tôi cũng đã mạnh dạn ápdụng phương pháp giáo dục Steam vào quá trình soạn bài và lên lớp

- Trường lớp khang trang, sạch đẹp, các nhóm lớp được trang bị đầy đủ vềcác cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi

- Giáo viên có năng lực sư phạm, đều tâm huyết với nghề, nhiệt tình trongcông tác chăm sóc giáo dục trẻ, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp

Trang 7

- Đa số trẻ đến lớp khỏe mạnh, đúng độ tuổi, có nề nếp học tập và đặc biệttrẻ rất ham học hỏi và khám phá.

- Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viêntrong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

2.2 Khó khăn.

* Về cơ sở vật chất.- Diện tích các phòng học, sân trường nhỏ hẹp ảnh hưởng đến hoạt độngcủa trẻ

- Trang thiết bị phục vụ dạy học cho trẻ có nhưng chưa đầy đủ và đa dạng.* Về phía giáo viên:

- Chỉ một số giáo viên trong nhà trường được tham gia lớp học bồi dưỡng,đa phần các giáo viên tự nghiên cứu tài liệu về phương pháp giáo dục steam quacác lớp kiến tập, qua báo, đài, mạng internet…

* Về phía trẻ:- Trẻ 3-4 tuổi do lứa tuổi còn nhỏ, chưa quen với việc sử dụng và ứng dụngcác công nghệ trong hoạt động

- Nhiều trẻ chưa thực sự tích cực, chủ động trong việc tham gia hoạt độngtrải nghiệm

* Về phía phụ huynh:- Nhiều phụ huynh chưa hiểu về phương pháp STEAM- Nhiều gia đình ông bà đưa đón trẻ nên gặp khó khăn khi muốn trao đổivới phụ huynh

2.3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện

Mức độ nhận thức

Trang 8

III Các biện pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong các hoạt động giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi.

3.1 Biện pháp 1: Tự học bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về phương pháp giáo dục STEAM.

Là một người giáo viên mầm non, tôi luôn ý thức được nhiệm vụ của bảnthân mình Chính vì vậy mà tôi luôn luôn học hỏi không ngừng để nâng cao kiếnthức, kĩ năng tổ chức hoạt động có ứng dụng phương pháp STEAM như: nghiêncứu chương trình, cập nhật thông tin từ chuyên đề, vận dụng những kiến thứcmà mình học được qua khóa học, tham khảo các tài liệu trên sách báo, mạnginternet…

Không chỉ học qua các tài liệu sách báo, tôi còn học hỏi, trao đổi kinhnghiệm qua chính những đồng nghiệp trường tôi: với những giáo viên tham giakhóa học và những giáo viên khác trong trường Ngoài những buổi sinh hoạtchuyên môn một tháng hai lần thì ngoài giờ trên lớp, tôi thường tranh thủ traođổi vướng mắc, chia sẻ những cách làm hay cùng với những đồng nghiệp trongtổ, khối và những đồng nghiệp khối khác Vừa học hỏi vừa điều chỉnh kế hoạch,nội dung hoạt động, phương pháp giảng dạy nếu chưa phù hợp với nhận thức,nhu cầu hứng thú của trẻ lớp tôi để làm sao trẻ lớp tôi vừa vui vẻ, hứng thú, saymê và kiến thức, kĩ năng đạt được ở mức tốt nhất

Bên cạnh đó tôi còn tham gia vào nhóm các giáo viên yêu thích phươngpháp STEAM trên Facebook Chúng tôi thường xuyên chia sẻ, trao đổi trongnhóm, cùng nhau thảo luận những vướng mắc hay những cách làm hay khi ápdụng phương pháp STEAM Điều đó giúp tôi học được thêm rất nhiều kiếnthức, kĩ năng hay về phương pháp STEAM để tổ chức thực hiện trên trẻ lớp tôi

3.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch năm học có lồng các dự án STEAM phù hợp với trẻ của lớp.

Khi đã trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng cơ bản về phương phápSTEAM qua việc tự học tự bồi dưỡng; cùng với những định hướng, gợi ý về nộidung, hình thức, phương pháp tổ chức học tập tổ chuyên môn; tôi đã bắt tayngay vào việc xây dựng các dự án STEAM cho các tháng trong năm học theokhung chương trình giáo dục mầm non của nước ta hiện nay

Dạy học dự án là một hình thức dạy học trong đó trẻ đóng vai trò trung tâm,dưới sự giúp đỡ của cô giáo, trẻ tự giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tínhphức hợp nào đó cả về lý thuyết lẫn thực hành Qua đó trẻ tạo ra được các sảnphẩm của mình và có thể giới thiệu chúng với mọi người Với phương pháp Dạyhọc dự án, giáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo mà là người hướng dẫn, giúpđỡ, tạo môi trường, tạo vai trò cho trẻ trong dự án Theo đó, tính tự lực, tích cực

Trang 9

tham gia vào các hoạt động của trẻ được nâng cao; đòi hỏi, khuyến khích vàphát triển sự sáng tạo, tính trách nhiệm, kĩ năng làm việc nhóm và đặc biệt pháttriển ở trẻ kỹ năng tư duy, giải quyết các vấn đề phức hợp.

Dưới đây là bảng dự kiến các dự án STEAM mà tôi đã và sẽ thực hiện:

1 Tháng 9 Làm kính cho mắt2 Tháng 10 Làm khung ảnh gia đình của bé3 Tháng 11 Làm Slime- chất nhờn ma quái4 Tháng 12 Làm máng thức ăn cho gà5 Tháng 1 Làm chậu chồng cây6 Tháng 2 Làm phong bao lì xì7 Tháng 3 Làm ô tô đứng được và có thể di chuyển được8

Tháng 4 Làm chong chóng cầu vồng

Làm cối xay gió đứng và có thể quay được.9

Tháng 5 Làm lá cờ tổ quốc Việt Nam

Làm mô hình Trái Đất (quả địa cầu)

3.3 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường hoạt động STEAM

Tương tự như xây dựng môi trường hoạt động học qua chơi, Góc chơi hoạtđộng STEAM phải chú ý đảm bảo 2 yếu tố: không gian và đồ dùng Do khônggian lớp nhỏ hẹp nên các góc đều nhỏ và sát nhau Chính vì vậy, trong lớp họccủa tôi, tôi rất chú ý đến cách sắp xếp bày đồ chơi làm sao thật gọn gàng, khoahọc nhưng vẫn đầy đủ các các đồ dùng cho trẻ hoạt động, khi lấy và cất phải dễdàng, có chỗ cho giáo viên đưa ra thử thách cho trẻ và có chỗ cho trẻ trưng bàysản phẩm, trưng bày các dự án mà các nhóm đã thực hiện được

Đồ dùng ở góc STEAM tôi sưu tầm rất nhiều các nguyên vật liệu khác nhaucho trẻ tha hồ sáng tạo trong khi hoạt động: đất nặn, giấy bìa,giấy màu, đồ tái chế(vỏ hộp giấy, vỏ chai, que kem, ống hút, cành cây, lá cây khô…) ngoài ra còn cóđồ dùng toán, dụng cụ đo lường, kính lúp, đồ khoa học, lego… Khi đi đâu nhìnthấy đồ dùng gì mà tôi thấy có thể là nguyên liệu hoạt động được tôi đều tận dụngmang về lớp Chính vì thế nguyên vật liệu lớp tôi vô cùng phong phú

Trang 10

Trên mảng tường còn lại của góc tôi trưng bày các bản thiết kế các dự ánSTEAM thực hiện trong tuần, trong tháng đó khiến trẻ có thể quan sát các bảnthiết kế dự án và thực hiện chúng một cách dễ dàng

Tại sao tôi lại rất chú ý đến việc xây dựng môi trường tại góc chơi hoạtđộng STEAM? Chính là bởi hiệu quả của nó mang lại Khi trẻ nhìn thấy nhữngdự án được trưng bày tại góc, thấy công sức, thành quả mà trẻ và các bạn đãlàm ra, khiến chúng thích thú, vui sướng biết bao Hay đơn giản góc chơiSTEAM chính là nơi để trẻ hoàn thiện nốt dự án còn dang dở trên tiết học, khitrẻ vẫn rất hứng thú say mê mà thời gian trên tiết học lại hết Điều này vừa giúptrẻ được thỏa mãn nhu cầu nhưng không làm ảnh hưởng tới các hoạt động tiếptheo theo trong khung thời gian hoạt động một ngày của trẻ

3.4 Biện pháp 4: Ứng dụng phương pháp STEAM trên tiết học và ở trong các hoạt động khác.

Sau khi đã lựa chọn được những dự án phù hợp tôi sẽ tổ chức các hoạt độngtrong dự án đó Trong từng hoạt động cụ thể cần linh hoạt ứng dựng phươngpháp STEAM để đạt được hiệu quả cao nhất Tùy theo những dự án khác nhauthì cách thức tiếp cận và tổ chức cho trẻ là hoàn toàn khác nhau Có thể ứngdụng phương pháp STEAM trên tiết học và ở trong các hoạt động khác

a Ứng dụng phương pháp STEAM trên tiết học: Mỗi dự án thường chia

làm 2 phần: phần 1 của dự án (phần khám phá)dạy trên hoạt động khám phá;phần 2 của dự án (phần chế tạo) sẽ thực hiện trong hoạt động tạo hình Và kếhoạch tuần- tháng với hoạt động STEAM với các hoạt động hỗ trợ lần nhau theomột chu trình cho cả tuần

Ví dụ 1:Với dự án làm một chiếc kính cho mắt có thể đeo được, tôi chia dựán làm 2 phần thực hiện trên 2 tiết học: Khám phá và tạo hình

- HĐ Khám phá: với đề tài: Khám phá “Đôi mắt của bé” (Phần 1 của dự án: Làm làm một chiếc kính cho mắt có thể đeo được)Các yếu tố STEAM:

+ S- khám phá: Khám phá về các giác quan của con người, cơ thể người,khám phá về mắt (có mấy mắt, hình dạng, cấu tạo…)

+ T- Công nghệ: Sử dụng máy tính, ti vi, Ipad để xem: cấu tạo mắt? tại saomắt nhìn được? Làm thế nào để mắt nhìn rõ hơn? Làm thế nào để bảo vệ mắt?Cách thức làm kính?

- HĐ Tạo hình: Hoạt động : làm một chiếc kính cho mắt có thể đeo được.(Phần 2 của dự án: làm một chiếc kính cho mắt có thể đeo được)

Các yếu tố STEAM:

Ngày đăng: 09/02/2023, 14:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w