1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Luận văn thạc sĩ pháp luật về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện tại tỉnh tuyên quang

87 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP VÀ THỰC HIỆN TẠI TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2020 HẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết củ.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP VÀ THỰC HIỆN TẠI TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2020 2 HẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang bước những bước dài trong sự nghiệp đổi mới, với mục tiêu đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Sự chuyển dịch từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường với sự đa dạng hoạt động kinh doanh trong các thành phần kinh tế đã thực sự làm “bung” sức sản xuất toàn xã hội, góp phần giải phóng thị trường Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được hoàn toàn chủ động và tự do kinh doanh theo khuân khổ pháp luật Sau gần 35 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử, nhất là trên lĩnh vực kinh tế Để đạt được những thành tựu trên, Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách, chủ trương để tạo mọi điều kiện, thu hút các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh Đăng ký doanh nghiệp là một trong công đoạn của quá trình thành lập doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được địa vị pháp lý trên thị trường Hoạt động đăng kinh doanh được phát triển theo thời gian và phù hợp với thực tế qua quy định của các Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật doanh nghiệp 2014, 2020 cùng với đó là những văn bản hướng dẫn thi hành… Hệ thống quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp đã tạo ra môi trường thu hút mọi nguồn lực đầu tư và duy trì việc quản lý, giám sát doanh nghiệp Nhà nước bảo hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi kinh doanh từ khâu đăng ký thành lập, đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và cả khi doanh nghiệp rút khỏi thị trường, đồng thời luôn quan tâm phát triển pháp luật về ĐKDN để quy định đầy đủ cho các loại hình doanh nghiệp có cơ sở pháp lý khi ra đời hoạt động nhằm đảm bảo đầy đủ quyền và lợi ích Ngoài ra, hoạt động đăng 3 ký kinh doanh là một trong những hình thức để thực hiện quyền tự do kinh doanh thúc đẩy các chủ thể kinh doanh tham gia vào “một sân chơi chung” Tỉnh Tuyên Quang hiện có trên 1.700 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp khối tư nhân Tuy nhiên, tốc độ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn chậm, hiện tại tỉnh có đến 24.000 hộ kinh doanh khác nhau, rất nhiều hộ đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp, nhưng chưa tiến hành được Do đó để thực hiện mục tiêu đến năm 2030 có trên 3.000 doanh nghiệp, đạt 30 doanh nghiệp/vạn dân thì cần dỡ bỏ những “bức tường” ngăn cách, trong đó có các hạn chế về đăng ký kinh doanh như: Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng, thủ tục hành chính có mặt còn rườm rà, thiếu linh động, công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật đăng ký doanh nghiệp Tất cả những vấn đề trên đã và đang làm cho việc phát triển doanh nghiệp của địa phương có phần chưa tương xứng với tiềm năng và tình hình thực tế các hộ kinh doanh hiện nay Trong bối cảnh đó, cần thiết phải có những nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, nghiêm túc về những kết quả đạt được, nguyên nhân phát sinh những hạn chế về công tác đăng ký kinh doanh tại địa phương Cùng với đó, việc nghiên cứu những quy định pháp luật trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh cũng là vấn đề hết sức cần thiết để đánh giá toàn diện mức độ điều chỉnh, tác động của pháp luật hiện hành đối với các quan hệ xã hội có liên quan đến vấn đề thành lập doanh nghiệp, từ đó phát huy những điểm tích cực cũng như hạn chế, khắc phục những điểm còn bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung Từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài "Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện tại tỉnh Tuyên Quang" làm luận văn thạc sĩ, tôi hy 4 vọng sẽ được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính cũng như phát triển doanh nghiệp tại địa phương, góp phần xây dựng quê hương Tuyên Quang ngày càng giàu đẹp 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề ĐKDN nói chung và pháp luật về ĐKDN nói riêng đã được nhiều nhà khoa học và các tác giả quan tâm nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ Có thể nêu một số công trình ti ê u bi ể u đã xuất bản,công bố sau đây: Năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có “Báo cáo tổng kết thi hành Luật Doanh nghiệp năm 1999” trên cơ sở khảo sát doanh nghiệp thực hiện hoạt động đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước Kết quả thu cho thấy, cứ trung bình, mỗi tuần lại sản sinh ra được một giấy phép mới Điều này dẫn đến việc xuất hiện ngày càng nhiều các loại giấy phép con, giấy phép trá hình được thể hiện dưới dạng các điều kiện kinh doanh, thậm chí là cả các giấy phép đã bị bãi bỏ nhưng tồn tại dưới hình thức khác Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã mở rộng quyền tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư không phân biệt đó là nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài Luật đã đơn giản hóa trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, áp dụng thống nhất chế độ đăng ký thay cho “cấp phép”, xóa bỏ những quy định “xin-cho”, "phê duyệt”, “chấp thuận” bất hợp lý, gây phiền hà cho doanh nghiệp, hạn chế tối đa rào cản gia nhập thị trường không cần thiết, tạo thuận lợi cho những người có khả năng thành lập doanh nghiệp, biến nguyện vọng kinh doanh của mình thành hiện thực Báo cáo tổng kết thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó có đánh giá tình hình triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp từ năm 2006 đến năm 2013, phân tích những tác động tích cực và hạn chế của Luật để làm cơ sở cho sửa đổi bổ sung Luật Doanh nghiệp Chuyên đề nghiên cứu kinh tế tư nhân (số 20) với nội dung:“Đăng ký và thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam - Con số và thực trạng” tháng 5 năm 2005 5 Tác giả ông Nick Freeman, ông Nguyễn Văn Làn và bà Nguyễn Hạnh Nam, bà Nguyễn Phương Quỳnh Trang - MPDF và bà Amanda Carlier Ngân Hàng Thế Giới (WB) Theo các tác giả, một doanh nhân có thể đăng ký thành lập nhiều doanh nghiệp, rất ít hoặc không hề có doanh nghiệp trên thực tế, đồng thời còn tồn tại “các doanh nghiệp ma”, những bất cập trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh như giấy phép, mã số thuế, mua hóa đơn, khâu hậu kiểm (đất đai, vốn, các thủ tục hành chính) Đây thực sự là những trở ngại đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Cuốn sách “Tự do kinh doanh và vấn đề đảm bảo quyền con người tại Việt Nam” do GS.TS Mai Hồng Quỳ chủ biên, được Nhà xuất bản Lao động phát hành năm 2012 Nội dung của cuốn sách được tác giả phân tích, bình luận đánh giá pháp luật về doanh nghiệp Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh như những quy định về thủ tục ĐKKD Theo tác giả, để mở rộng đảm bảo quyền tự do theo đúng tinh thần của Hiến pháp, nhà nước cần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi thông qua hệ thống pháp luật về doanh nghiệp phải phù hợp không được trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, đồng thời đẩy mạnh việc cải cách quy trình ĐKKD rút ngắn thời gian và chi phí để doanh nghiệp được thực hiện kinh doanh một cách thuận lợi Luận văn Thạc sĩ của Trần Trọng Thắng (Viện nhà nước và Pháp luật) với đề tài “Đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp” đã nghiên cứu làm rõ bản chất của hoạt động đăng ký kinh doanh, những vấn đề lý luận về chế định theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nghiên cứu và phân tích thực trạng cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thông qua hoạt động đăng ký kinh doanh để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐKKD của doanh nghiệp Luận văn Thạc sĩ của Lê Thế Phúc của (Khoa Luật, Đại học Quốc gia) về: “Đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và một vài 6 kiến nghị” đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận của hoạt động ĐKKD, phân tích thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về ĐKKD ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật về vấn đề này trong tương lai Ngoài các tác phẩm nghiên cứu pháp luật về đăng ký kinh doanh, trên các tạp chí chuyên ngành và không chuyên ngành đều có những bài viết trực tiếp hoặc liên quan về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp như: Tác giả Trần Huỳnh Thanh Nghị đã có những bài viết:“Cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam: Nhìn từ khía cạnh pháp lý qua báo cáo của Ngân hàng thế giới”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 07/2011, số 279; “Cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam trong chặng đường 10 năm hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Luật học, 08/2017, số135; “Thực trạng pháp luật về giấy phép kinh doanh”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 04, (236), 02/2018 Những bài viết đã phản ánh những thủ tục bất cập trong công tác ĐKKD tại Việt Nam so với các nước trên thế giới còn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn, rào cản gây trở ngại cho các nhà đầu tư Bài viết:“Luật doanh nghiệp năm 2014 - Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình thành lập, hoạt động” của tác giả Hoàng Thanh Tuấn đăng trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia Nội dung bài viết đề cập đến những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014 được sắp xếp theo thứ tự vòng đời của doanh nghiệp, từ lúc gia nhập thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức lại cho đến lúc giải thể, rút lui khỏi thị trường Trong đó, tác giả nhấn mạnh những quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 về việc bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, chuyển hoàn toàn từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, hay Luật Doanh nghiệp 2014 đã tách bạch thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp với các thủ tục về đăng ký đầu tư, giảm thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, rút ngắn thời gian gia nhập thị 7 trường cho doanh nghiệp, xuống còn 3 ngày làm việc, trao việc quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu cho doanh nghiệp Nhìn chung, Hầu hết các công trình nghiên cứu thừa nhận pháp luật về ĐKDN có sự tác động ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kinh doanh Sự thông thoáng, phù hợp của các chính sách pháp luật là động lực, đòn bẩy thu hút các nhà đầu tư và ngược lại chính sách pháp luật chưa phù hợp sẽ gây khó khăn, phiền hà sẽ là rào cản cho các nhà đầu tư Việc cải cách thủ tục ĐKDN đã góp phần giúp các quốc gia cải thiện được môi trường kinh doanh để thu hút các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và dễ dàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Các công trình nghiên cứu cũng khái quát về những vấn đề như quyền tự do kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn khi triển khai thực hiện Luật doanh nghiệp 1990, 1999, 2005, 2014 Tuy nhiên, Chưa có công trình nghiên cứu ở cấp độ Luận văn thạc sĩ về "Pháp luật về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện tại tỉnh Tuyên Quang", dưới góc độ nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về ĐKDN áp dụng trong thực tiễn trển khai tại địa phương quy mô cấp tỉnh Đặc biệt, qua những kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để học viên nghiên cứu về thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam dưới góc độ Luật kinh tế 3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài Làm rõ về những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật ĐKDN Từ đó đưa ra định hướng, luận cứ khoa học nhằm kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và đề xuất mô hình ĐKDN phù hợp với pháp luật Việt Nam và thực tế tại tỉnh Tuyên Quang Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ làm rõ một số vấn đề chung mang tính lý luận của pháp luật về ĐKDN, như: Khái niệm, nội dung của pháp luật về ĐKDN Từ đó, phân tích thực trạng pháp luật về ĐKDN và 8 thực tiễn thực hiện tại tỉnh Tuyên Quang để tìm ra những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân Trên cơ sở đó đưa ra phương hướng, giải pháp và một số kiến nghị để xây dựng, hoàn thiện pháp luật về ĐKDN trong thời gian tới 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật ĐKDN tại tỉnh Tuyên Quang 4.2 Phạm vi nghiên cứu Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019, một số nội dung nghiên cứu sâu từ 01/01/2005 đến 31/12/2019 5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở học thuyết Mác-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đặc biệt là hệ thống các tri thức lý luận về thực hiện pháp luật Luận văn cũng tiếp cận theo phương pháp luận về kinh tế thị trường Theo đó, sự ra đời của các doanh nghiệp, dù thuộc thành phần kinh tế nhà nước hay tư nhân vẫn nhận được sự hỗ trợ từ phía chính sách công, nhưng tồn tại và hoạt động theo các quy luật chung của kinh tế thị trường và pháp luật hiện hành Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, diễn dịch và quy nạp Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở cả 03 chương để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, cũng như đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về ĐKDN Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng chủ yếu ở chương 2, nhằm đánh giá đúng và đầy đủ thực trạng thực hiện pháp luật về ĐKDN tại tỉnh Tuyên Quang cả về những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong hoạt động này 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Luận văn tập trung nghiên cứu về pháp luật ĐKDN gắn với điều kiện thực 9 tiễn tỉnh Tuyên Quang Đây là nội dung nghiên cứu mới tại địa phương, Kết quả nghiên cứu của luận văn một mặt góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về ĐKDN, mặt khác cũng là tài liệu để các cơ quan có thẩm quyền tham khảo, có được sự nhìn nhận về thực trạng cũng như giải pháp hoàn thiện pháp luật DKDN, để tạo nên sự ra đời ngày càng nhiều doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như của đất nước - Là tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật ĐKDN trong các cơ sở đào tạo CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát về đăng ký doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp Doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác Sự phát triển của DN gắn liền với sự phát triển của các phương thức sản xuất 10 Theo định nghĩa của Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất của cải và dịch vụ để bán Theo Luật Công ty Việt Nam ban hành năm 1999: DN là các đơn vị kinh doanh được thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh, đó là việc thực hiện một hay một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hay thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập luật nhằm mục đích kinh doanh” [21, Khoản 10,Điều 4] Có thể nói, Khái niệm theo nghĩa này được hiểu theo nghĩa khá rộng rãi, đầy đủ và chặt chẽ Như vậy, DN được hiểu là một tổ chức kinh tế, có tư cách pháp nhân hoặc không, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu nhất định 1.1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp Xét về phương diện pháp lý, doanh nghiệp là một tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh - Tên riêng: Mỗi doanh nghiệp đều có tên riêng, bao gồm tên thương mại và tên pháp lý Theo quy định của pháp luật hiện hành, tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt, có kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được và có ít nhất 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng Tên doanh nghiệp là yếu tố hình thức nhưng là dấu hiệu đầu tiên xác định tư cách chủ thể doanh nghiệp trên thương trường và là cơ sở để nhà nước thực hiện công tác quản lý đối với doanh nghiệp - Tài sản: Có hai loại tài sản, tài sản hữu hình và vô hình, bất kỳ DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào cũng cần có điều này Tùy theo loại hình DN và ngành nghề kinh doanh có mức vốn tối thiểu theo quy định của Nhà nước ... sơ đăng ký doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời Giấy chứng nhận đăng ký thuế doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp giấy phép kinh doanh Ba là, đăng ký doanh nghiệp. .. hiệu doanh nghiệp địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng phạm vi nước nói chung Từ vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài "Pháp luật đăng ký doanh nghiệp thực tỉnh Tuyên Quang" làm luận văn thạc sĩ, ... doanh, thuận lợi khó khăn triển khai thực Luật doanh nghiệp 1990, 1999, 2005, 2014 Tuy nhiên, Chưa có cơng trình nghiên cứu cấp độ Luận văn thạc sĩ "Pháp luật đăng ký doanh nghiệp thực tỉnh Tuyên

Ngày đăng: 06/02/2023, 14:53

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w