1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Một số giải pháp nhằm thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

34 146 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦULỜI MỞ ĐẦUTrước những xu hướng và bối cảnh quốc tế phức tạp mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược tài tình thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho thời kì 2001-2010 để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cho thời gian tới.Chính vì vậy, Nghị quyết Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa của nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hóa phát triển đất nước, xây dựng một nền sản xuất hiện đại, vững mạnh phục vụ cho cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu, có khả năng hổ trợ và kích thích phát triển năng lực cho các ngành khác, tiến tới đổi mới toàn bộ xã hội.”Mục tiêu đặt ra cho các Khu Công Nghiệp (KCN) do vậy cũng nằm trong mục tiêu chung mà cả nước đang quyết tâm đạt tới trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.Sau hơn 5 năm phát triển KCN, Thành phố Hồ Chí Minh (HCM) đã đạt được những thành tựu quan trọng về việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), góp phần tăng trưởng nền kinh tế của cả nước nói chung và kinh tế Thành phố HCM nói riêng.Như vậy để tiếp tục phát triển các KCN trên địa bàn thành phố HCM, từ đó góp phần phát triển kinh tế kinh tế của thành phố chúng ta cần thu hút nhiều hơn nữa các nguồn vốn vào KCN, đặc biệt là nguồn vốn FDI.Vì vậy đề tài của em tập trung nghiên cứu về: “Một số giải pháp nhằm thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”Trong quá trình thực hiện đề tài này, do hạn chế tầm nhìn và hiểu biết nên không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong có được sự chỉ bảo của các bạn và hướng dẫn của thầy côTrang 1Trang 1 Nhân đây em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Tứ – Giảng viên chính bộ môn “Quản trị hoạt động thương mại” đã giúp em hoàn thành đề tài này.Sinh viên Trần Việt Thắng CCHƯƠNG I:HƯƠNG I:THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NƯỚC NGỒITHỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NƯỚC NGỒI TRONG CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜITRONG CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI GIAN QUA.GIAN QUA.I/ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀ VAI TRỊ CỦA NĨ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KCN NĨI CHUNG.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi và hình thức của nó trong thực tiễn.1.1. Khái niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi.Trong xu thế tồn cầu hố, khu vực hố với qui mơ và tốc độ ngày càng lớn đã tạo ra một nền kinh tế sơi động mà ở đó tính phụ thuộc giữa các nước, các quốc gia ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ và cách mạng khoa học cơng nghệ và cách mạng thơng tin đã thúc đẩy mạnh mẽ q trình đổi mới cơ cấu kinh tế tạo nên sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia. Đặc biệt là nhu cầu vốn đầu tư để Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố (CNH - HĐH) của các nước phát triển rất lớn. Mặt khác ở các nước phát triển dồi dào vốn và cơng nghệ, họ muốn tìm kiếm những nơi thuận lợi, chi phí thấp để hạ giá thành sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ. Chính điều đó đã tạo nên một sự thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngồi và đặc biệt phổ biến nhất vẫn là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi.Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà nhà đầu tư nước ngồi đầu tư tồn bộ hay phần lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoạt động kinh doanh, dịch vụ.Đầu tư trực tiếp nước ngồi có những đặc điểm sau:- Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của các nhà đầu tư, họ tự quyết định đầu tư, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mạng tính khả thi và hiệu quả cao. - Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp hoạt động theo tỷ lệ góp vốn của mình- Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm tổ chức, quản lý là mục tiêu mà các hình thức khác không giải quyết được- Nguồn vốn này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của hoạt động nó còn bao gồm cả vốn của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như đầu tư từ lợi nhuận thu được1.2. Các hình thức của FDI trong thực tiễn.Trong thực tiễn FDI có nhiều hình thức được áp dụng là:• Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết của hai bên hay nhiều bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không cần thành lập tư cách pháp nhânHình thức này có đặc điểm:- Không ra đời một pháp nhân mới- Cơ sở của hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong hợp đồng nội dụng chính phản ánh trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên với nhau.- Thời hạn cần thiết của hợp đồng do các bên thoả thuận phù hợp với tính chất mục tiêu kinh doanh và được cơ quan cấp giấy phép kinh doanh chuẩn- Hợp đồng phải do đại diện của các bên có thẩm quyền kí. Trong quá trình hợp tác kinh doanh các bên giữ nguyên tư các pháp nhân của mình• Doanh nghiệp liên doanh:Theo khoản 2 điều 2 luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam quy định doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trênsở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí giữa chính phủ nước Cộng hoà xã hộ chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc các doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trênsở hợp đồng liên doanh.Hình thức này có đặc điểm:- Thành lập pháp nhân mới hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Các bên chịu trách nhiệm về phần vốn của mình.- Phần góp vốn của bên hoặc các bên nước ngoài không hạn chế mức tối đa nhưng tối thiểu không dưới 30% vốn pháp định và trong quá trình hoạt động không giảm vốn pháp định.- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh là hội đồng quả trị mà thành viên của nó do mỗi bên chỉ định tương ứng với tỷ lệ góp vốn của các bên nhưng ít nhất phải là hai người. Hội đồng quản trị có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp theo nguyên tắc nhất trí.- Các bên tham gia liên doanh phân chia lợi nhuận và phân chia rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định hoặc theo thoả thuận giữa các bên- Thời hạn hoạt động không quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt được kéo dài nhưng không quá 20 năm.• Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoàiTheo điều 26 Nghị định 12 CP quy định: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. “Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Thời gian hoạt động không quá 50 năm kể từ ngày cấp giấy phép”• Hợp động xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) Theo điều 12 khoản 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “ Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao là văn bản kí giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà Việt Nam”• Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh là văn bản kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.• Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT)Theo khoản 13 điều 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “ Hợp đồng xây dựng chuyển giao là hợp đồng kí kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.2. Vai trò của FDI đối với sự phát triển của các KCN nói chung.Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XIX của Đảng đã khẳng định: “ kInh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH phát triển đất nước”.Trong hơn 10 năm qua kể từ khi ban hành Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế – xã hội, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế, tăng cường thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển: có tác dụng thúc đảy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH - HĐH, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới.Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm qua cũng đã bộc lộ những mặt yếu kém, hạn chế. Nhận thức quan điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa thực sự thống nhất và chưa được quán triệt đầy đủ ở các cấp, các ngành, cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài có mặt còn bất hợp lý và hiệu quả tổng thể về kinh tế- xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao; môi trường đầu tư còn chưa hấp dẫn; môi trường kinh tế và pháp lý còn đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa đồng bộ; công tác quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài còn những mặt yếu kém; thủ tục hành chính còn phiền hà; công tác cán bộ còn nhiều bất cập. Nhịp độ tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2000 có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa vững chắc, nếu không những năm tới. Trong khi đó, cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là sau khủng hoảng kinh tế khu vực, nhịp độ tăng trưởng của kinh tế thế giới đang chậm lại, các nền kinh tế khu vực, những đối tác chính đầu tư vào Việt Nam, đang gặp khó khăn.Từ những đóng góp quan trọng triển ta có thể nhận thấy rõ vai trò to lớn của FDI đối với sự phát triển của các KCN nói chung, thể hiện ở:- FDI giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế nói chung, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất của cácsở sản xuất kinh doanh hiện tại và tạo ra năng lực sản xuất mới trong một số lĩnh vực, thúc đẩy xuất khẩu, giải quyết việc làm.- FDI giúp các doanh nghiệp sản xuất trong KCN tiếp nhận thành tựu phát triển khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhờ đó rút ngắn khoảng cách so với thế giới. Từ đó giúp các doanh nghiệp sản xuất tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.- FDI giúp sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đất nước mà trước đây không thể thực hiện do thiếu vốn. Từ đó giúp các doanh nghiệp sản xuất trong KCN có thể tận dụng hết các nguồn lực để phát triển sản xuất.- FDI tạo điều kiện cho chúng ta học tập kinh nghiệp quản lý kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường của các nước tiên tiến.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc thu hút FDI.3.1. Kinh nghiệm của Đài Loan.Đài Loan là một trong 4 con rồng Châu á, quá trình phát triển kinh tế đã có những thành tựu nổi bật: từ năm 1953 đến năm 1997 bình quân tăng trưởng kinh tế hàng năm 8,7%Trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế, Đài Loan cũng có thời thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài vào Đài Loan có những đặc điểm sau:- Thương gia nước ngoài đầu tư vào Đài Loan có Hoa kiều và người nước ngoài. Ngay từ năm 1952 đã có Hoa Kiều và đến năm 1954 Chính Phủ Đài Loan ban bố “Điều lệ đầu tư nước ngoài”. Năm 1955 ban bố “Điều lệ đầu tư Hoa Kiều”. Gần nửa thế kỷ qua, vốn đầu tư nước ngoài vào Đài Loan tăng lên nhanh, nhất là thập kỷ 70-80.Qua thực tế ở Đài Loan thấy quan hệ giữa quy mô kinh doanh vốn của người nước ngoài và quy mô đầu tư của họ chịu sự ảnh hưởng của đặc điểm kỹ thuật của ngành sản xuất, kỹ thuật sản xuất được sử dụng và mức khống chế cổ phẩn của họ. Nhà đầu tư nước ngoài vào Đài Loan đầu tư mục đích chung là thu lợi. Những mỗi thời kỳ thể hiện khác nhau.Nhìn chung, Đài loan có nhiều thuận lợi, hấp dẫn đầu tư, ít rủi ro, kẻ cả rủi ro về chính trị - Hai yếu tố tiền lương và mức thu nhập quốc dân ở Đài Loan là lợi thế cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư vào Đài Loan vừa lợi dụng được cả hai yếu tố đó ở mức độ khác nhau trong từng thời kỳ phát triển khác nhau.Vốn đầu tư nước ngoài đã có những tác động ảnh hưởng trên một số mặt với mức độ khác nhau trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của Đài Loan.- Quá trình phát triển của kinh tế Đài Loan là không lệ thuộc vào vốn nước ngoài. Vốn nước ngoài chỉ bổ sung một phần nhỏ nguồn vốn - Năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của vốn nước ngoài cao hơn trong nước, sức cạnh tranh cao hơn, đã có tác động lớn đối với xuất khẩu, tạo việc làm cho Đài Loan3.2. Kinh nghiệm ở Trung Quốc.Có thể nói Trung Quốc là một nước đạt được những thành tựu to lớn trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính điều đó đã góp một phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Để đạt được những thành tựu đó, Đảng Cộng Sản và Nhà nước Trung Quốc đã quyết định thực hiện đẩy nhanh tốc độ cải cách và mở cửa với những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc. Đó là:a. Mở rộng địa bàn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từng bước, nhiều tầng, ra mọi hướng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ trương mở cửa vùng ven biển là nơi có vị trí thuận lợi trong giao lưu buôn bán quốc tế. Từ mở cửa ven biển sẽ dần dần mở sâu vào nội địa. Những bước đi như vậy đã dần hình thành khinh tế mở cửa nhiều tầng nấc, ra mọi hướng theo phương châm mơ cửa từ điểm, đến tuyến, đến diện. Với những bước đi thận trọng nhưng khẩn trương, Trung Quốc đã tiến hành mở cửa từng khu vực, bắt đầu từ việc thành lập 5 đặc khu kinh tế, sau đó là việc mở cửa 14 thành phố ven biển, 13 thành phố ven biên giới nhằm mở rộng thương mại và đầu tư vùng biên.b. Môi trường luật pháp. Cho đến nay Trung Quốc đã ban hành trên 500 văn bản gồm các bộ luật và pháp quy liên quan đến thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luật pháp được xây dựng trên nguyên tắc: Bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng tập quán quốc tế.c. Tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách biện pháp trên nhiều lĩnh vực để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các chủ trương, biện pháp được hướng vào cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các ưu đãi (như ưu đãi thuế với khu vực đầu tư, ưu đãi thuế theo kỳ hạn kinh doanh và ưu đãi thuế trong tái đầu tư), đa dạng hoá các hình thức đầu tư và các chủ đầu tư, đặc biệt là giữa Hoa và Hoa Kiều, mở rộng các lĩnh vực đầu tư.Từ thực tế tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc trong thời gian qua. Chúng ta có rút ra được một số bài học kinh nghiệm:- Mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài dần từng bước theo khu vực.Thực hiện tư tưởng của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã thực hiện mở cửa dần từng bước theo liệu pháp “ dò đá qua sông”, để trước khó sau, tiến dần từng bước, giảm bớt rủi ro nên đã tránh được những va chạm xã hội lơn và sự phan hoá hai cực quá nhanh như đã xảy ra ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu do thực hiện “liệu pháp xốc”.- Phương pháp thu hút công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Phương châm “ dùng thị trường đổi lấy công nghệ” của Trung Quốc là một con dao hai lưỡi bởi lẽ với phương pháp này, trình độ kỹ thuật của Trung Quốc chỉ tang một thời gian ngắn đã có những bước tiến đáng kể so với các nước đang phát triển khác. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, Trung Quốc cũng đã gặp phải những khó khăn hết sức to lớn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách, bước đi phù hợp để phát huy tt mặt tích cực, hạn ché mặt tiêu cực trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.- Về quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. [...]... 13 Chương II Những giải pháp nhằm thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn thành phố HCM 15 I Quan điểm thu hút FDI vào các KCN nói chung 15 II Các giải pháp nhằm thu hút FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố HCM 16 1 Những giải pháp của bản thân của khu công ngihệp 16 1.1 Quy hoạch tổng thể các khu và hoạt động sản xuất cho mỗi khu một cách hợp lý ... NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I/ QUAN ĐIỂM THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN NÓI CHUNG a Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, viễn thông, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Xây dựng KCN trở thành. .. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HCM THỜI GIAN QUA 1 Tình hình thu hút FDI trong các KCN thời gian qua Theo số liệu tổng kết của năm 2001 về đầu tư nước ngoài thì thành phố HCM là địa bàn thu hút được vốn đầu tư nước ngoài cao nhất cả nước là 10,2 tỷ USD Trong đó các KCN đã có những đóng góp tích cực vào thành công trên Sau 10 năm phát triển KCN và 5 năm phát triển KCN Tp HCM... các KCN nói chung 6 3 Kinh nghiệm của một số nước trong việc thu hút FDI 8 3.1 Kinh nghiệm của Đài Loan 8 3.2 Kinh nghiệm ở Trung Quốc 9 II Thực trạng thu hút FDI trong các KCN trên địa bàn thành phố HCM thời gian qua 11 1 Tình hình thu hút FDI trong các KCN thời gian qua 11 2 Đánh giá kết quả thu hút FDI vào các KCN thời gian qua 12 2.1 Những thành. .. tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực Có kế hoạch vận động các tập đoàn, công ty lớn đầu tư vào Việt Nam Đồng thời, chú ý đến các công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhưng công nghệ hiện đại, khuyến khích, tạo thu n lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước II CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1 NHỮNG GIẢI PHÁP... hơn nữa tốc độ phát triển của kinh tế TP Hồ Chí Minh xứng đáng với tiềm năng thành phố là trung tâm kinh tế của cả nước BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ============    ============= ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP Đề tài: Một số giải pháp nhằm thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Sinh viên thực hiện: Trần Việt Thắng... xã hội theo xu hướng đổi mới, mở cửa và hội nhập của TP Hồ Chí Minh Việc thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả đáng kể góp phần vào sự phát triển của các khu công nghiệp từ đó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của kinh tế TP Hồ Chí Minh Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được về việc thu hút FDI vào các khu công nghiệp thì vẫn tồn tại những hạn chế cần phải... công nghiệp tại thành phố HCM TCPTKT số tháng 6 -2002 6 Nguyễn Chân Chung KCX - KCN sẽ là đòn bẩy đưa kinh tế thành phố HCM phát triển báo thương mại số 8 - 2000 7 Trần ngọc Hưng hoàn thành chính sách thu hút đầu tư phát triển KCN ở Việt Nam TCKT và dự báo số 3 -2001 8 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố HCM Trần Ngọc Hiệp TCPTKT số 130 -2001 9 Nghị quyết của Chính phủ 09/2001/NQ... bắt và vận dụng được nhiều thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, thực hiện bảo vệ môi trường sản xuất, kinh doanh thị trường ngoài KCN b Tiếp tục thu hút FDI vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò động lực của các địa bàn đó Tập trung thu hút FDI vào các KCN tập trung đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt Từ này đến năm 2020 phấn đấu đưa KCN đạt một nữa tổng giá trị sản... Sớm thành lập Website về khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh trên mạng Internet nhằm tăng cường khả năng vận động khuyến khích đầu tư và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Kiến nghị UBND Thành Phố chủ động thành lập các bộ phận chuyên trách đảm nhận công việc xúc tiến đầu tư ở nước ngoài nhằm chủ động đa phương hoá các đối tác đầu tư nước ngoài Ngoài các . II:NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. I/ QUAN ĐIỂM THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN NÓI CHUNGa. Khuyến khích mạnh mẽ việc thu. TRỰC TIẾP NƯỚC NƯỚC NGỒI TRONG CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜITRONG CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI GIAN QUA.GIAN QUA.I/

Ngày đăng: 14/12/2012, 16:34

w