1. Trang chủ
  2. » Tất cả

6 kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại dv sản xuất thành đạt

128 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 6,42 MB

Nội dung

Trang 1

LÊ THỊ THƯƠNGCQ56/21.11LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DV SẢN XUẤT

THÀNH ĐẠT

CHUYÊN NGÀNH:MÃ SỐ:

KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP21

HÀ NỘI – 2022

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đây là công trình trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hìnhthực tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn tốt nghiệp

(Ký, ghi rõ họ tên)

ThươngLê Thị Thương

Trang 3

1.1 Khái quát chung về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 4

1.1.1 Khái niệm bán hàng 4

1.1.3 Các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán 8

1.1.4 Ý nghĩa của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 11

1.2 Kế toán bán hàng và phương thức xác định kết quả kinh doanh 14

1.2.1 Doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu 14

1.2.2 Kế toán các khoản chi phí 22

1.2.3 Sổ kế toán sử dụng trong bán hàng và xác định kết quả kinh doanhtrình bày trong báo cáo tài chính 34

1.2.4 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiệnứng dụng phần mềm kế toán 37

1.2.5 Thông tin trình bày về kế toán bán hàng và xác định kết quả bánhàng trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 43

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾTQUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤSẢN XUẤT THÀNH ĐẠT 44

Trang 4

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Thương mại DV sản xuất Thành Đạt 44

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mạiDV sản xuất Thành Đạt 44

2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 45

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 47

2.2 Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công tyTNHH Thương mại DV sản xuất Thành Đạt 60

2.2.1 Các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán được ápdụng tại công ty 60

2.2.2 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHHThương mại DV sản xuất Thành Đạt 62

2.3 Đánh giá thực trạng công ty TNHH Thương mại DV Sản xuất ThànhĐạt 106

3.1 Định hướng phát triển của công ty 111

3.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tạicông ty 112

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO 119

Trang 6

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 18

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ trình tự kế toán doanh thu bán hàng theo phương thức bánhàng gửi đại lý 18

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ trình tự kế toán doanh thu bán hàng theo phương thức trảchậm, trả góp 19

Sơ đồ 1.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 21

Sơ đồ 1.5 Kế toán giá vốn hàng bán theo PP Kê khai thường xuyên 23

Sơ đồ 1.6 Kế toán giá vốn hàng bán theo PP Kiểm kê định kỳ 24

Sơ đồ 1.7 Trình tự kế toán chi phí bán hàng 25

Sơ đồ 1.8 Trình tự hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 27

Sơ đồ 1.9 Trình tự hạch toán doanh thu và chi phí tài chính 29

Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy 36

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lí Công ty TNHH Thương mại DV Sản xuấtThành Đạt 46

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 48

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 52

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Giao diện phần mềm kế toán công ty sử dụng 53

Hình 2.2: Giao diện vào danh mục Kho 55

Hình 2.3: Mã hóa đối tượng Kho 55

Hình 2.4: Giao diện vào danh mục vật tư hàng hóa 56

Hình 2.5: Mã hóa đối tượng vật tư, hàng hóa 57

Hình 2.6: Giao diện vào danh mục Đối tượng Khách hàng 58

Hình 2.7: Mã hóa đối tượng đơn vị khách hàng 58

Hình 2.8: Mẫu hóa đơn GTGT 64

Hình 2.9: Mẫu hóa đơn GTGT 65

Hình 2.10: Giao diện bắt đầu vào nhập liệu chứng từ bán hàng 67

Hình 2.11: Giao diện nhập liệu chứng từ bán hàng thu tiền ngay 68

Hình 2.12: Trích sổ cái TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụnăm 2021 tại công ty TNHH Thương mại DV sản xuất Thành Đạt 69

Hình 2.13: Hình ảnh minh họa Phiếu Xuất kho 72

Hình 2.14: Giao diện vào tính giá xuất kho 73

Hình 2.15: Hình ảnh minh họa tính giá xuất kho 73

Hình 2.16: Minh họa phiếu xuất kho trên phần mềm MISA 74

Hình 2.17: Minh họa phần mềm tự tính giá vốn hàng xuất bán 74

Hình 2.18: Trích sổ cái TK 632 – Giá vốn hàng bán năm 2021 tại công tyTNHH Thương mại DV sản xuất Thành Đạt 75

Hình 2.19: Minh họa nhập liệu chi phí bán hàng 77

Trang 8

Hình 2.20: Trích Sổ Cái TK 641 – Chi phí bán hàng năm 2021 tại công tyTNHH Thương mại DV sản xuất Thành Đạt 78Hình 2.21:Minh họa nhập liệu chi phí quản lý doanh nghiệp 81Hình 2.22: Minh họa phiếu chi 81Hình 2.23: Trích Sổ Cái TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2021 tạiCông ty TNHH Thương mại DV sản xuất Thành Đạt 82Hình 2.24: Minh họa nhập liệu doanh thu hoạt động tài chính 84Hình 2.24: Trích Sổ Cái TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính năm 2021tại Công ty TNHH Thương mại DV sản xuất Thành Đạt 85Hình 2.25: Minh họa nhập liệu Chi phí khác 88Hình 2.26: Trích Sổ cái TK 711 – Thu nhập khác năm 2021 tại Công tyTNHH Thương mại DV sản xuất Thành Đạt 89Hình 2.27: Trích Sổ cái TK 811 – Chi phí khác năm 2021 tại Công ty TNHHThương mại DV sản xuất Thành Đạt 89Hình 2.28: Minh họa Kết chuyển lãi lỗ quý 4 năm 2021 92Hình 2.29: Trích Sổ cái TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh năm 2021 tạiCông ty TNHH Thương mại DV sản xuất Thành Đạt 93Hình 2.30: Giao diện chọn báo cáo kết xuất sổ kế toán, báo cáo tài chính trênphần mềm kế toán MISA 95Hình 2.31 : Báo cáo tài chính năm 2021 của công ty TNHH Thương mại DVsản xuất Thành Đạt 101

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiếnhành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng luôn quan tâm đến việc bảo toàn vàphát triển vốn kinh doanh với mục đích cuối cùng là lợi nhuận Sự phát triểnkhông ngừng của nền kinh tế Việt Nam một mặt đã tạo cơ hội cho các doanhnghiệp phát huy khả năng tiềm lực của mình, mặt khác lại đặt các doanhnghiệp trước những thử thách lớn lao, đó là sự cạnh tranh gay gắt của cơ chếthị trường Để đứng vững trên thị trường và hoạt động kinh doanh có hiệuquả, doanh nghiệp cần có hệ thống quản lí cung cấp thông tin chính xác, kịpthời

Đứng trước những khó khăn, cạnh tranh gay gắt đó, mỗi doanh nghiệpthương mại cần phải nỗ lực không ngừng, tổ chức thật tốt công tác kế toán nóichung và kế toán bán hàng nói riêng để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, tạora doanh thu, lợi nhuận Từ đó tạo tiền đề đề cho doanh nghiệp đứng vữngtrên thị trường Bên cạnh đó, có thể nói kế toán là một công cụ không thểthiếu trong quản lí tài chính ở mỗi doanh nghiệp để thực hiện việc thu thập,kiểm tra, xử lí và cung cấp thông tin Trong đó, công tác kế toán bán hàng vàxác định kết quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lí

Xuất phát từ tình hình thực tế chung và trải qua thời gian thực tập tạicông ty TNHH Thương mại DV Sản xuất Thành Đạt, em lại càng nhận thấytầm quan trọng trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh

doanh Từ đó, em xin được chọn đề tài ”Kế toán bán hàng và xác định kết

quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại DV Sản xuất Thành Đạt”

Trang 10

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong bài khóa luận:

Cung cấp các thông tin liên quan tới kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại, các quy định, chế độ vàchuẩn mực kế toán hiện hành Giúp bản thân hiểu rõ và nắm chắc hơn nhữngkiến thức đã được học tại Học Viện

Mục tiêu chính đặt ra là tìm hiểu, đánh giá chung về thực trạng kế toánbán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại DVSản xuất Thành Đạt Từ đó, nắm rõ phương pháp, cách thức cũng như quátrình hạch toán nghiệp vụ liên quan Bài luận nêu ra tình hình thực tế tại đơnvị, những ưu điểm, hạn chế trong công tác kế toán cũng như đề xuất nhữnggiải pháp để hoàn thiện hơn công tác kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh tại công ty TNHH Thương mại DV Sản xuất Thành Đạt

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về lý luận và thực trạng kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại DV sảnxuất Thành Đạt

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về kế toán tài chính phần hànhKế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thươngmại Dịch vụ sản xuất Thành Đạt

Nguồn tài liệu sử dụng: Các tài liệu sách vở, thông tư của BTC banhành Các thông tin và số liệu thực tế đã khảo sát, thu thập được trong quátrình thực tập tại công ty

Công ty áp dụng chế độ kế toán theo TT 200/2014/TT-BTC do Bộ TàiChính ban hành ngày 22/12/2014

Thời gian nghiên cứu: Năm 2020, năm 2021

Trang 11

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này căn cứ vào những chứngtừ thực tế phát sinh nghiệp vụ kinh tế đã được kế toán tập hợp vào sổ sách vàkiểm tra tính chính xác, phù hợp, đầy đủ của các chứng từ

Phương pháp phân tích: Phương pháp này áp dụng việc tính toán, sosánh số liệu các phương pháp nêu trên để phân tích sự khác biệt giữa lý luậnvà thực tiễn từ đó rút ra kết luận thích hợp Ngoài ra còn sử dụng thêm cácphương pháp thống kê, quan sát…

5 Kết cấu của bài khóa luận tốt nghiệp gồm 3 phần:

Chương 1: Những Cơ sở lý luận chung về Kế toán bán hàng và xác định

kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại.

Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

tại Công ty TNHH Thương mại DV sản xuất Thành Đạt.

Chương 3: Các kết luận và đề xuất về kế toán bán hàng và xác định kết

quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại DV sản xuất Thành Đạt.

Để hoàn thành bản luận văn này em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệttình của các thầy cô trong học viện, các cán bộ tại đơn vị kế toán công ty vàđặc biệt là giáo viên hướng dẫn trực tiếp PGS.TS Ngô Thị Thu Hồng Dù đãcố gắng để hoàn thiện bài luận văn nhưng do thời gian có hạn nên không thểtránh khỏi các sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý đến từ các thầy cô đểem củng cổ hơn kiển thức và hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNGVÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

THƯƠNG MẠI1.1 Khái quát chung về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh1.1.1 Khái niệm bán hàng

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn nhu cầu nào đó của conngười thông qua trao đổi và mua mua bán

Bán hàng là khâu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp thương mại, nó chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu về hànghóa từ tay người bán sang tay người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệhoặc quyền được đòi tiền ở người khác

Bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản, trực tiếp thực hiện chức nănglưu thông hàng hóa dịch vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, là khâu quantrọng nối liền sản xuất với tiêu dùng, đảm bảo cân đối giữa cung và cầu đốivới từng mặt hàng cụ thể, góp phần ổn định giá cả thị trường

Quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệpthương mại nói riêng có những đặc điểm chính sau:

- Có sự trao đổi, thỏa thuận giữa người mua và người bán - Người bán đồng ý bán, người mua đồng ý mua, họ trả tiền hoặc chấp

nhận trả tiền - Có sự thay đổi quyền sở hữu về hàng hóa Người bán mất quyền sỡ hữu,

người mua có quyền sở hữu về hàng hóa đã mua bán - Trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp cung cấp cho khách

hàng một khối lượng hàng hóa và nhận lại của khách hàng một khoảngọi là doanh thu bán hàng, sổ doanh thu này là cơ sở để doanh nghiệpxác định kết quả kinh doanh của mình

Trang 13

1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản và chuẩn mực chi phối đến kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh

a Các nguyên tắc kế toán chi phối đến kế toán bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh

Trong thực tế, kế toán bị chi phối bởi các nguyên tắc được hình thànhdựa trên những giả định và khái niệm nhằm định hướng để lựa chọn nhữngchính sách, phương pháp kế toán cụ thể Ở mỗi quốc gia đều có các nguyêntắc kế toán phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng quốc gia đó Dướiđây là các nguyên tắc kế toán cơ bản theo chuẩn mực kế toán Việt Nam:

Nguyên tắc Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh

nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu,chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vàothời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Báo cáo tàichính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệptrong quá khứ, hiện tại và tương lai

Nguyên tắc Hoạt động Liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ

sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt độngkinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không cóý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kểquy mô hoạt động của mình Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt độngliên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơsở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính

Nguyên tắc Giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc

của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trảhoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi

Trang 14

nhận Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trongchuẩn mực kế toán cụ thể

Nguyên tắc Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp

với nhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chiphí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứngvới doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trướchoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó

Nguyên tắc Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh

nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toánnăm Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thìphải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minhbáo cáo tài chính

Nguyên tắc Thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán

đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắcchắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn; - Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; - Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn

về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khicó bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí

Nguyên tắc Trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường

hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sailệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế củangười sử dụng báo cáo tài chính Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tínhchất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Tính

Trang 15

trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng vàđịnh tính

Là kế toán viên đều cần tuân thủ các nguyên tắc kế toán kể trên để đảmbảo mọi báo cáo đều chính xác, đúng quy định Đối với các doanh nghiệpnhỏ, doanh nghiệp mới thành lập với những khó khăn về nguồn lực và chi phíđể thuê nhân viên kế toán thực hiện các công tác ghi chép, hạch toán, lập báocáo thuế, BCTC…thì việc lựa chọn dịch vụ kế toán kèm theo giải phải phầnmềm kế toán là giải pháp tối ưu để giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, yêntâm sản xuất và kinh doanh

b Các chuẩn mực kế toán chủ yếu chi phối đến kế toán bán hàng vàxác định kết quả kinh doanh

Chuẩn mực kế toán số 01: Chuẩn mực chung

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắcvà yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tàichính của doanh nghiệp, nhằm:

- Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kếtoán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất;

- Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theocác chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thốngnhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo chocác thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý;

- Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sựphù hợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;- Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài

chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

Trang 16

Chuẩn mực kế toán số 02: Hàng tồn kho

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắcvà phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán hàngtồn kho vào chi phí Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trịthuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơsở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giágốc trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng phươngpháp kế toán khác cho hàng tồn kho

Chuẩn mực kế toán số 14: Doanh thu và thu nhập khác

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắcvà phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanhthu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thunhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

1.1.3 Các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán

Bán buôn qua kho: Là phương thức bán buôn hàng hóa, trong đó hàng

hóa bán phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp Bán buôn qua khocó thể được thực hiện dưới hai hình thức:

Trang 17

+ Hình thức xuất bán trực tiếp: Bên mua cử đại diện đến kho của doanhnghiệp để nhận hàng Doanh nghiệp xuất kho hàng hóa giao trực tiếp cho đạidiện bên mua Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặcchấp nhận thanh toán, hàng hóa được xác định tiêu thụ

+ Hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng kinhtế đã ký kết hoặc đơn đặt hàng, doanh nghiệp xuất kho hàng hóa, dùngphương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài chuyển hàng đến kho củabên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy định trong hợp đồng Hànghóa chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Khi bên mua kiểmnhận hàng, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì mới được coi là đã tiêuthụ, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển sang cho người mua Chi phí vậnchuyển do bên nào chịu được quy định trong hợp đồng

Bán buôn vận chuyển thẳng: Là phương thức bán buôn hàng hóa, theo

đó, doanh nghiệp mua hàng, sau khi nhận hàng mua không đưa về nhập khomà chuyển bán thẳng cho bên mua Phương thức này có thể được thực hiệnqua hai hình thức:

+ Bán buôn vận chuyển thẳng trực tiếp (Giao tay ba): Theo hình thứcnày, doanh nghiệp sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên muatại kho người bán Sau khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, thanh toánhoặc chấp nhận thanh toán, hàng hóa được xác định là tiêu thụ

+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Theo hìnhthức này, doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiệnvận tải của mình hoặc thuê ngoài, vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ởđịa điểm đã được thỏa thuận Hàng hóa chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báocủa bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hóa chuyểnđi mới được xác định là tiêu thụ

Trang 18

b Phương thức bán lẻ hàng hóa

Bán lẻ là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ

chức kinh tế tập thể mua với số lượng nhỏPhương thức này bao gồm các hình thức:

Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Là hình thức bán hàng mà trong đó

việc mua thu tiền ở người mua và giao hàng ở người mua tách rời nhau

Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này nhân viên bán

hàng trực tiếp thu tiền của khách hàng và giao cho khách hàng

d Phương thức bán hàng đại lý

Là phương thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp thương mại giaohàng cho cơ sở nhận bán đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng.Sau khi bán được hàng, cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệpthương mại và được hưởng một khoản tiền gọi là hoa hồng đại lý Số hàng

Trang 19

chuyển giao cho các cơ sở đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệpthương mại cho đến khi nào cơ sở đại lý thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhậnthanh toán thì nghiệp vụ bán hàng mới hoàn thành.

1.1.3.2 Các phương thức thanh toán

Để hoàn thành một giao dịch bán hàng, khâu cuối cùng và cũng là khâuquan trọng nhất chính là thanh toán Có hai phương thức thanh toán chủ yếulà thanh toán bằng tiền mặt và thanht oán không dùng tiền mặt

Thanh toán bằng tiền mặt: Là phương thức thanh toán phổ biến, chủ yếuđược sử dụng trong các giao dịch mua bán nhỏ lẻ

Thanh toán không dùng tiền mặt: Là hình thức thanh toán thông qua cácphương tiện khác không phải tiền mặt như tài sản, chứng chỉ có giá trị tươngđương như thanh toán bằng sec, ủy nhiệm chi, thư tín dụng…

1.1.4 Ý nghĩa của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.

1.1.4.1 Vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.

Thứ nhất, kế toán bán hàng theo dõi bán hàng hóa dịch vụ theo bộ phận,cửa hàng, nhân viên bán hàng hoặc theo hợp đồng Điều này giúp doanhnghiệp sử dụng một cách hiệu quả nguồn nhân lực tránh gây lãng phí nguồnnhân lực Đồng thời có những điều chỉnh hợp lý giữa các bộ phận, các đơn vịbán hàng nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp

Thứ hai, theo dõi và tổng hợp các hóa đơn bán hàng Đối  với một doanhnghiệp công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng có vai trò quan trọngtrong từng bước hạn chế sự thất thoát hàng hóa, phát hiện được những hànghóa chậm luân chuyển để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm thúc đấy quá trìnhtuần hoàn vốn

Trang 20

Thứ ba, liên kết với phân hệ kế toán công nợ phải thu, kế toán tổng hợpvà kế toán kho Từ các số liệu kế toán sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một cáinhìn tổng quan về hoạt động của mình giúp doanh nghiệp nắm bắt tổng quátnhất mức độ hoàn chỉnh về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.Từ đó tìm ra những thiếu sót gây mất cân đối giữa khâu mua hàng, khâu dựtrữ và khâu bán hàng để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Thứ tư, kế toán bán hàng theo dõi các khoản phải thu, công nợ phải trả.Liên kết với kế toán tiền mặt và kế toán tiền gửi ngân hàng Thông qua các sốliệu mà kế toán bán hàng, kế toán các khoản phải thu và kế toán công nợ,doanh nghiệp biết được khả năng luân chuyển vốn trong kinh doanh, số tiềnnhàn rỗi hiện có của doanh nghiệp để từ đó quyết định có nên đầu tư, cho vayhoặc có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp bạn

1.1.4.2 Yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Kế toán bán hàng ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác và đầy đủ toànbộ tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ, cả về giá trị và số lượnghàng hóa, dịch vụ bán trên tổng số và trên từng loại mặt hàng, từng phươngthức bán hàng

Với một doanh nghiệp (cả doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệpthương mại) thường là kinh doanh đa mặt hàng vì vậy việc ghi chép, phản ánhchi tiết đến từng loại mặt hàng cả về số lượng và giá cả là điều rất quan trọng.Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định của doanh nghiệp đến mặthàng đó Nên tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh hay hạn chế kinh doanhmặt hàng đó Để từ đó doanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh cụ thểđến với từng mặt hàng, từng đơn vị kinh doanh để phù hợp với thị yếu củakhách hàng nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất

Trang 21

Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá trị thanh toán của hàng hóa,dịch vụ bán ra, gồm cả doanh thu bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, thuế giátrị gia tăng đầu ra của từng nhóm mặt hàng hóa khác nhau, từng hóa đơn bánhàng hay từng khách hàng, từng đơn vị trực thuộc Điều này giúp cho doanhnghiệp có được một cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động kinh doanh của đơnvị Đâu là mặt hàng đem lại doanh thu chính cho doanh nghiệp, đâu là đơn vịcó doanh thu cao nhất Để từ đó doanh nghiệp có những biện pháp khắc phụcđiểm yếu và phát huy điểm mạnh của mình.

Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng hóa đã được tiêu thụ,đồng thời phân bổ chi phí mua hàng cho hàng tiêu thụ nhằm xác định kết quảbán hàng

Kiểm tra chặt chẽ, đôn đốc tình hình thu hồi đồng thời quản lý tiền hàng,quản lý khách hàng nợ, theo dõi chi tiết từng khách hàng, lô hàng , số tiềnkhách nợ, thời hạn và tình hình trả nợ Trong hoạt động sản xuất kinh doanhthì công nợ là điều tất yếu xảy ra Việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lýcông nợ thật tốt để sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất, tránh gây lãngphí nguồn vốn làm suy giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản chi phí bán hàng thực tếđã phát sinh trong kỳ và kết chuyển (hay phân bổ) chi phí bán hàng cho hàngtiêu thụ, làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh Bên cạnh việc tổng hợpdoanh thu, doanh nghiệp cũng cần phải tổng hợp các chi phí phát sinh trongkỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh Để đem lại lợi nhuận kinhdoanh cao nhất cho doanh nghiệp bên cạnh việc có doanh thu tốt còn đòi hỏidoanh nghiệp phải quản lý chi phí một cách hiệu quả nhất Để làm được điềunày doanh nghiệp cần phải sử dụng tiết kiệm và phản ánh kịp thời các chi phíphát sinh

Trang 22

Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng hóa dịch vụ phục vụcho việc chỉ đạo và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đồngthời, tham mưu cho các lãnh đạo, cấp trên về các giải pháp để thúc đẩy quátrình bán hàng.

Có thể nói kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng có chức năngvà nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, là thước đo về sựthành công của doanh nghiệp, các con số phản ánh một cách chân thực vàsinh động nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Là căn cứquan trọng để doanh nghiệp ra quyết định với hoạt động sản xuất kinh doanhgiúp doanh nghiệp tạo được vị thế trong thị trường, từng bước chiếm lĩnh thịtrường và đem lại sự thành công cho doanh nghiệp

1.2 Kế toán bán hàng và phương thức xác định kết quả kinh doanh1.2.1 Doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu

1.2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

 Khái niệm doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 ban hành kèm theo Quyết địnhsố 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính thì:

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong

kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa cho

khách hàng bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) Sốtiền bán hàng được ghi chép trên hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng hoặc thỏathuận giữa người mua và người bán (Theo Chế độ kế toán Việt Nam)

Trang 23

Theo quy định chung của chuẩn mực số 14, mục đích của chuẩn mựcnày là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanhthu và thu nhập khác, gồm: Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu,phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán vàlập báo cáo tài chính.

 Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng

Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặcsẽ thu được Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả5 điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lí hàng hóa cũng nhưngười sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch

bán hàng.- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

 Nguyên tắc xác định doanh thu

Theo quy định ở đoạn 5 đến đoạn 8 của VAS 14Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặcsẽ thu được Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuậngiữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác địnhbằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-)các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trảlại

Trang 24

Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thìdoanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoảnsẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thutheo tỷ lệ lãi suất hiện hành Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thucó thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai.

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụtương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giaodịch tạo ra doanh thu

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụkhác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo radoanh thu Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý củahàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tươngđương tiền trả thêm hoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lýcủa hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trịhợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoảntiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm

 Nguyên tắc hạch toán doanh thu bán hàng

Đối với cơ sờ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,khi viết hoá đơn bán hàng phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, các khoảnphụ thu, thuế GTGT phải nộp và tống giá thanh toán Doanh thu bán hàngđược phán ánh theo số tiền bán hảng chưa có thuê GTGT

Đối với hàng hoá chịu thuế GTGT theo phuơng pháp trực tiếp thì doanhthu được phản ánh trên tổng giá thanh toán

Đối với hàng hoá thuộc diện chiu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhậpkhâu thì doanh thu tính trên tổng giá mua bán

Trang 25

theo từng loại sản phẩm nhằm xác định chính xác, đầy đủ kết quả kinh doanhcủa từng mặt hàng khác nhau Trong đó doanh thu nội bộ là doanh thu củanhững sán phẩm hàng hoá cung cấp lẫn nhau giữa các đơn vị trực thuộc trongcùng môt hệ thống tổ chức như: Giá trị các loại sản phẩm, hàng hóa đượcdùng để trả lương cho cán bộ công nhân viên, giá trị các sản phẩm đem biếu,tặng hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp.

Sổ kế toán sử dụng

- Sổ chi tiết bán hàng- Sổ cái doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ- Sổ nhật ký chung

 Tài khoản sử dụng

TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tài khoản này phảnánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong 1 kỳhạch toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch, nghiệp vụ bánhàng và cung cấp dịch vụ Tài khoản này gồm các tài khoản cấp 2 sau:

TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóaTK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩmTK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ

Trang 26

TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giáTK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tưTK 5118 – Doanh thu khác.

TK 3331: Thuế GTGT phải nộp TK này áp dụng chung cho các đốitượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và đối tượng nộp thuếGTGT theo phương pháp trực tiếp

Các TK liên quan khác như: TK 111, 112, 131, 331…

 Sơ đồ kế toán

Khi phát sinh doanh thu bán hàng, doanh nghiệp tính thuế GTGT theophương pháp khấu trừ, kế toán thực hiện ghi nhận bút toán doanh thu bánhàng theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trang 27

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ trình tự kế toán doanh thu bán hàng theo phương thức

bán hàng gửi đại lý

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ trình tự kế toán doanh thu bán hàng theo phương thức trả

chậm, trả góp

Trang 28

1.2.1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

 Khái niệm các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản phát sinh được điều

chỉnh làm giảm doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung ứng dịch vụ củadoanh nghiệp trong kỳ kế toán Bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giáhàng bán và hàng bán bị trả lại

Các khoản giảm trừ doanh thu là cơ sở để tính doanh thu thuần và kếtquả kinh doanh trong kỳ kế toán Các khoản giảm trừ doanh thu phải đượctheo dõi, phản ánh chi tiết trên các tài khoản kế toán phù hợp nhằm cung cấpthông tin cho việc lập báo cáo tài chính Các khoản giảm trừ doanh thu baogồm:

- Chiết khấu thương mại: Là khoản người bán giảm trừ cho người mua.

Khi người mua mua với số lượng lớn Hoặc mua đạt được một doanh sốnào đó Hoặc theo chính sách kích thích bán hàng của doanh nghiệptrong từng giai đoạn

- Hàng bán bị trả lại: Cũng là một khoản làm giảm doanh thu bán hàng

của doanh nghiệp xảy ra trong kỳ Hàng bán bị trả lại trong trường hợpdoanh nghiệp cung cấp hàng hóa sai quy cách, phẩm chất, kích cỡ… sovới hợp đồng kinh tế

- Giảm giá hàng bán: Doanh nghiệp giảm giá hàng bán khi hàng của

doanh nghiệp gần hết hạn Doanh nghiệp muốn tiêu thụ hết hàng tồnkho Giảm giá hàng bán cũng làm doanh thu bán hàng Và cung cấp dịchvụ của doanh nghiệp bị giảm

- Các loại thuế gián thu: Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ không baogồm các khoản thuế gián thu phải nộp như thuế GTGT, thuế TTĐB, thuếxuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường

Trang 29

Trường hợp không tách ngay được các các khoản thuế gián thu phải nộptại thời điểm ghi nhận doanh thu, có thể ghi nhận doanh thu trên sổ kế toánbao gồm cả số thuế gián thu nhưng định kỳ kế toán phải ghi giảm doanh thuđối với số thuế gián thu phải nộp Khi lập Báo cáo tài chính, chỉ tiêu “Doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Các khoản giảm trừ doanhthu” đều không bao gồm các khoản thuế gián thu phải nộp do về bản chất cáckhoản thuế gián thu không được coi là một bộ phận của doanh thu.

 Tài khoản sử dụng

TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu Tài khoản này dùng để phảnánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấpdịch vụ phát sinh trong kỳ Tài khoản này gồm các tài khoản cấp 2 sau:

TK 5211 – Chiết khấu thương mạiTK 5212 – Hàng bán bị trả lạiTK 5213 – Giảm giá hàng bán

Trang 30

 Trình tự hạch toán

Sơ đồ 1.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

1.2.2 Kế toán các khoản chi phí

1.2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán

 Khái niệm giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số hàng hóa đã tiêu thụ

trong kỳ Trị giá vốn hàng hóa xuất kho để bán bao gồm trị giá mua thực tế vàchi phí thu mua của số hàng đã xuất kho GVHB là một trong những yếu tốmà các nhà đầu tư quan tâm trong quá trình kinh doanh

 Phương pháp xác định giá vốn hàng bán

 Phương pháp tính theo giá đích danh:

Theo phương pháp này khi xuất kho hàng hóa được căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào, đơn giá thực tế của lô hàng đó để tính giá trị vốn thực tế của hàng hóa xuất kho

 Phương pháp bình quân gia quyền:

Theo phương pháp này, trị giá xuất của hàng hóa bằng số lượng của

Trang 31

Trị giá thực tế

Số lượng hàng hóa xuất

Đơn giá bình quân được xác định theo 2 phương pháp: Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ và Theo giá bình quân liên hoàn

 Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

Phương pháp này dựa trên giả định hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng

 Phương pháp giá bán lẻ:

Phương pháp này thường được sử dụng trong ngành bán lẻ để tính giá trịcủa hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác

Việc áp dụng phương pháp nào để tính trị giá mua của hàng xuất bán là do doanh nghiệp tự quyết định, song cần đảm bảo sự nhất quán trong niên độ kế toán và phải được trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính

 Chứng từ sử dụng

 Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho Bảng phân bổ giá

 Bảng tổng hợp xuất, nhập, tồn Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý  Bảng kê mua hàng, biên bản kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ…

Trang 32

 Tài khoản sử dụng

TK 632 – Giá vốn hàng bán: Phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hànghóa, dịch vụ đã bán, tiêu thụ trong kỳ Ngoài ra TK này còn dùng đểphản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, bất động sảnnhư khấu hao, sửa chữa mà liên quan đến cho thuê hoạt động, chi phínhượng bán, thanh lý bất động sản

TK 156 – Hàng hóa: Phản ánh sự biến động và số hiện có về hàng hóacủa doanh nghiệp trong kỳ

TK 157 – Hàng gửi đi bán: Phản ánh sự biến động và số hiện có về trịgiá hàng gửi bán của doanh nghiệp trong kỳ

 Trình tự hạch toán:

Sơ đồ 1.5 Kế toán giá vốn hàng bán theo PP Kê khai thường xuyên

Sơ đồ 1.6 Kế toán giá vốn hàng bán theo PP Kiểm kê định kỳ

Trang 33

1.2.2.2 Kế toán chi phí bán hàng

 Khái niệm

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá

trình bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ Nội dung chi phí bán hàng bao gồmcác yếu tố sau: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ đồdùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí dịch vụmua ngoài, chi phí bằng tiền khác

 Chứng từ sử dụng

 Bảng tính và phân bổ tiền lương Bảng tính và phân bổ khấu hao Phiếu chi, giấy báo nợ

 Các chứng từ khác có liên quan

 Tài khoản sử dụng

TK 641 - Chi phí bán hàng Tài khoản này có các TK chi tiết sau:

TK 6411 - Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả chonhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sảnphẩm, hàng hóa, tiền lương, các khoản trích bảo hiểm…

TK 6412 - Chi phí vật liệu, bao bìTK 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùngTK 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐTK 6415 - Chi phí bảo hành

TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịchvụ mua ngoài phục vụ cho quá trình bán hàng của doanh nghiệp

TK 6418 - Chi phí bằng tiền khác

Trang 34

cho chi phí bán hàng

111, 112…

Chi phí dịch vụ mua ngoàivà chi phí khác bằng tiền.111, 112, 331…

333

Các khoảnthuế, phí lệ phíChi phí trả trước và chiphí phải trả tính vào chi

phí bán hàng242, 335

Hoàn nhập số chênhlệch dự phòng bảo hành

sp, dự phòng phải trả

khácCác khoản ghi giảm

Trang 35

1.2.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

 Khái niệm

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt

động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản kháccó tính chất chung toàn doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp dùng để phản ánh các chi phí quản lýchung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lýdoanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, ); bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lýdoanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùngcho quản lý doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế môn bài, khoản lập dự phòng phảithu khó đòi, dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháynổ ); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng )

 Chứng từ, số sách sử dụng

 Hóa đơn GTGT Bảng phân bổ CCDC Bảng tính và phân bổ tiền lương Bảng phân bổ khấu hao…

 Tài khoản sử dụng

TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp TK này có các TK chi tiết sau:

TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lýTK 6422 - Chi phí vật liệu quản lýTK 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòngTK 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐTK 6425 - Thuế, phí và lệ phíTK 6426 - Chi phí dự phòngTK 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

Trang 36

TK 6428 - Chi phí bằng tiền khác

 Trình tự hạch toán:

Sơ đồ 1.8 Trình tự hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí dịch vụ mua ngoàivà chi phí khác bằng tiền.111, 112, 331…

333

Các khoảnthuế, phí lệ

phíChi phí trả trước và chiphí phải trả tính vào chi

phí quản lý DN242, 335

Trích KH TSCĐ

Hoàn nhập số chênhlệch dự phòng bảo hàng

sp, dự phòng phải trả

khácCác khoản ghi giảm

chi phí QLDN

Cuối kỳ kết chuyểnchi phí QLDN để

XĐKQKD

352

Trích lập quỹ dựphòngphải trả khác351; 352

Chi phí VL, CCDCdùng cho quản lý quản

lý doanh nghiệp152, 153…

Chí phí nhân viên,nhân viên quản lý334, 338

111, 112…642

TK 1331

Trang 37

1.2.2.4 Kế toán doanh thu và chi phí tài chính

 Khái niệm:

Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà

doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trongkỳ kế toán Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:

 Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi từ việc bán hàng trả chậm, trả góp. Lãi do bán, chuyện nhượng công cụ tài chính

 Cổ tức và lợi nhuận được chia Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ Thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài chính

Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí liên quan đến hoạt động

về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tàichính của doanh nghiệp Chi phí hoạt động tài chính bao gồm:

 Các khoản chi phí hoặc lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính Chi phí hoạt động cho vay vốn

 Lỗ chuyện nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí liên quan đến muabán ngoại tệ

 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh…

 Chứng từ kế toán sử dụng

 Hóa đơn GTGT Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có

 Tài khoản kế toán

TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chínhTK 635 – Chi phí tài chính

Trang 38

 Trình tự hạch toán

Sơ đồ 1.9 Trình tự hạch toán doanh thu và chi phí tài chính1.2.2.5 Kế toán thu nhập và chi phí khác

 Khái niệm:

Thu nhập khác là khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác

ngoài hoạt động kinh doanh thông thường Các khoản thu nhập khác baogồm:

 Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng Thu các khoản giảm thuế được giảm, được hoàn lại Các khoản thu khác…

Chi phí khác là khoản chi phí của các hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 39

 Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán bình thường Giá trị còn lại hoặc giá bán của TSCĐ nhượng bán để thuê lại theo

phương thức thuê tài chính hoặc thuê hoạt động Các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng

 Các khoản chi phí do ghi nhầm, bỏ sót  Các khoản chi phí khác

 Chứng từ sử dụng

 Hóa đơn GTGT Hóa đơn bán hàng Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có Biên bản thanh lý, nhượng bán tài sản…

 Tài khoản sử dụng

TK 711 – Thu nhập khácTK 811 – Chi phí khác

 Trình tự hạch toán

Sơ đồ 1.10 Trình tự hạch toán thu nhập và chi phí khác

Thu nhập khácKết chuyểnChi phí khác

Kết chuyển

Phát sinh cácTN khácPhát sinh các

CP khác

TK 911

TK 111,112,…TK 711

TK 811TK 111,112,…

Trang 40

1.2.2.6 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

 Khái niệm

Chi phí thuế TNDN bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại dùng để làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh trong kỳ

Ngày đăng: 03/02/2023, 10:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w