1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng sản xuất lúa ở huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ pptx

7 932 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 326,42 KB

Nội dung

Trong những năm qua, mặc dù sản xuất lúa và sản lượng lúa của Cờ Đỏ liên tục phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng.. N ỘI DU

Trang 1

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA

Ở HUYỆN CỜ ĐỎ, CẦN THƠ

Nguyễn Xuân Lai*

Summary

Evaluation of rice production systems in Co Do district, Can Tho city

A farm survey was conducted in 2004-2005 on rice production systems in Co Do district, Can Tho city A sample of 300 famers was randomly selected As result, rice farming households in Co Do district are characterized as big household size with from 5 to 6 members, abundant family labours (3.8 potential labours), small farm size (0.87 ha), low education attainment of household heads Rice is cultivated in three main crop seasons, Winter Spring (WS), Spring Summer (SS) and Summer Autumn (SA) with rice cropping systems of double/tripple rice monoculture Of which, WS rice-SS rice-SA rice is most predominant system Rice farming practices of farmers is unsuitable with the application of low seed quality, high seeding rate (165 kg/ha), unbalance nutrient, high nitrogen rate in SA rice Few farmers in Co Do apply IPM

Actual rice yield is low as compared to attainable potential yield Yield gap is still high among the farmers, around 2 tons/ha Rice farming economic efficiency ranges by crop seasons Among rice crops, WS rice obtained highest economic efficiency with net income is more than 8 milions VND/ha, production cost is 1,050 VND per kg of paddy and benefit rate is greater than 57% While, economic efficiency of SS and SA rice crops is low with production cost and benefit rate ranges from 1,680 to 1,830 VND per kg of paddy and from 28.6 to 32.8%, respectively

Keywords: Rice production, farming systems in Co Do district, Can Tho city

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Cờ Đỏ là một trong những huyện thuần

nông của Cần Thơ Trong tổng số 40 ngàn

ha diện tích tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm

trên 90% [1] Trong nông nghiệp, lúa là cây

trồng quan trọng nhất và sản xuất lúa là

nguồn thu nhập chính của trên 80% nông

dân Sản xuất lúa ở Cờ Đỏ nói chung vẫn

mang tính chất sản xuất nhỏ dựa trên nông

hộ là chính Trong những năm qua, mặc dù

sản xuất lúa và sản lượng lúa của Cờ Đỏ liên

tục phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng

với tiềm năng về điều kiện tự nhiên và kinh

tế xã hội của vùng Để có cơ sở cho những

giải pháp về mặt kỹ thuật và kinh tế xã hội

nhằm thúc đNy sản xuất lúa phát triển tương

xứng với tiềm năng của vùng, chúng tôi đã

tiến hành nghiên cứu thực trạng sản xuất lúa

năm 2004-2005 tại huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ

II N ỘI DUN G VÀ PHƯƠN G PHÁP

N GHIÊN CỨU Khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất lúa của nông dân huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ trên các mặt: Kỹ thuật canh tác lúa; Hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa; Các khó khăn trở ngại trong sản xuất của nông dân Áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng phiếu điều tra, thu thập số liệu với số lượng mẫu: 300 hộ

Kỹ thuật lấy mẫu theo phương pháp chọn mẫu điều tra do Burton và Julia (1990), Kalirajan và Church (1991) đề xuất Trên ba tiểu vùng sinh thái của huyện, lựa chọn năm xã đại diện Tại mỗi xã chọn hai

ấp đại diện và mỗi ấp chọn 30 nông dân theo phương pháp ngẫu nhiên có hệ thống Các số liệu được thu thập trong vụ đông xuân 2004-2005 và hè thu 2005 Số liệu

* ThS., Phó Viện trưởng Viện N ghiên cứu Lúa đồng bằng sông Cửu Long

Trang 2

điều tra được xử lý bằng phần mềm thống

kê chuyên ngành kinh tế - xã hội SPSS theo

phương pháp do IRRI (1991) và Kalirajan

và Church (1991) đề xuất

III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1 Đặc điểm nông hộ trồng lúa ở Cờ Đỏ

Trên cơ sở quy mô ruộng đất trong hộ,

các hộ nông dân trong vùng được chia

thành năm nhóm chính Trong đó, các hộ

không có đất chiếm 15,4% Các hộ có diện

tích canh tác dưới 0,75 ha chiếm tỷ lệ cao

nhất 48,4%, kế đến là nhóm hộ có diện tích

đất canh tác từ 0,75-1,5 ha, chiếm 23,7% và

các hộ có diện tích từ 1,5-2,5 ha chiếm

9,5% Chỉ có 3% số hộ có diện tích trên

2,5 ha Số liệu bảng 1 cho thấy: Chủ hộ có

tuổi trung bình xấp xỉ 51, đang là độ tuổi

năng động và sung sức trong sản xuất Quy

mô nông hộ lớn với số nhân khNu trung

bình là 5,6 người/hộ và 3,8 lao động/hộ

Bảng 1 Đặc điểm chính của nông hộ trồng

lúa ở huyện Cờ Đỏ

1 Tuổi chủ hộ (năm) 50,8 (25)

2 Số khẩu trong hộ (người) 5,6 (3,4)

3 Lao động chính trong hộ (lđ) 3,8 (2,2)

4 Trình độ văn hóa của chủ hộ

- Không biết chữ (%) 11,5

5 Diện tích canh tác (ha) 0,87 (1,2)

6 Máy móc, công cụ phục vụ

sản xuất

Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là độ lệch chuNn

(Standard deviations)

Trình độ văn hóa của chủ hộ tương đối

thấp, có 11,5% số người không biết chữ,

trên 53% có trình độ văn hóa cấp I, số người có trình độ văn hóa cấp II và cấp III chỉ chiếm 25 và 9,6% Trình độ văn hóa của chủ hộ biến động rất lớn theo quy mô ruộng đất của hộ, hộ có nhiều ruộng đất thì trình

độ văn hóa càng cao Quy mô nông trại trung bình của hộ là 0,87 ha/hộ Hầu hết các

hộ đều có ít nhất một máy móc hoặc công

cụ phục vụ sản xuất, trong đó bình quân 0,4% số hộ có máy cày, 32,6% có máy bơm nước, 2,6% có máy suốt lúa, không hộ nào

có công cụ sạ hàng và máy sấy lúa Các loại máy móc công cụ trong hộ cũng biến động rất lớn giữa các hộ, các hộ có diện tích đất lớn sở hữu nhiều loại hơn đặc biệt là các máy móc công cụ đắt tiền như máy cày, máy suốt, máy bơm nước

2 Hệ thống cây trồng trong nông hộ

Phần lớn diện tích giành cho chuyên canh 2-3 vụ lúa (0,73 ha chiếm trên 83,9%) Diện tích cây lâu năm và thổ cư cũng chiếm gần 13% diện tích canh tác Lúa-màu và lúa + cá chiếm tỷ lệ diện tích nhỏ 2,3% và 1,2% tương ứng (bảng 2)

Bảng 2 Các hệ thống cây trồng sử dụng đất

trong nông hộ ở Cờ Đỏ

TT Hệ thống sử dụng đất Cơ cấu sử dụng

Diện tích (ha) % Tổng diện tích canh tác 0,87

1 Chuyên canh 2-3 vụ lúa 0,73 83,9

3 Hai vụ lúa + cá 0,01 1,1

Cơ cấu sử dụng đất trong hộ biến động theo nhóm hộ, hộ có quy mô nông trại càng lớn càng có xu hướng chuyên canh lúa, trong khi những hộ có quy mô nông trại càng nhỏ càng có xu hướng đa canh để đa dạng và nâng cao nguồn thu nhập Tuy nhiên, đối với hệ thống sử dụng đất lúa+cá chỉ những hộ có quy mô diện tích trung bình trở lên mới có đủ khả năng áp dụng

Trang 3

3 Hệ thống sản xuất lúa trong hộ

3.1 Cơ cấu mùa vụ lúa

Tùy thuộc vào điều kiện đất đai, nguồn

nước tưới, tình trạng ngập lũ và điều kiện

kinh tế xã hội, nông dân Cờ Đỏ trồng lúa

trong các cơ cấu, trên 34,0% số hộ trồng hai

vụ lúa đông xuân (ĐX)-lúa hè thu (HT) với

diện tích bằng 31,8% diện tích canh tác;

51% số hộ trồng ba vụ lúa ĐX-lúa xuân hè

(XH)-lúa HT trên diện tích bằng 58,7% diện

tích canh tác; 10,4% số hộ luân canh lúa với

các cây màu trong cơ cấu lúa ĐX-màu

XH-lúa HT, chiếm 7,5% đất canh tác Các cây

màu luân canh với lúa phổ biến nhất trong

vùng bao gồm cây họ đậu, ngô, dưa hấu,

vừng và rau các loại Bên cạnh đó, hệ thống

canh tác tổng hợp lúa ĐX-lúa HT + thủy sản

cũng được một số nông dân áp dụng

3.2 Thời vụ gieo trồng

Mùa vụ gieo trồng ở Cờ Đỏ nói riêng và

ĐBSCL nói chung được bố trí theo nguyên

tắc né tránh những thời kỳ mưa nhiều và

mức nước lũ cao, đặc biệt vào thời kỳ thu

hoạch cây trồng Đối với hệ thống hai vụ lúa

ĐX-lúa HT, vụ lúa ĐX được trồng trọn

trong mùa khô thường bắt đầu vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 tùy theo tình hình lũ rút và thu hoạch xong trong tháng 3 Vụ lúa

HT được gieo sạ trong tháng 4 - đầu tháng 5

và thu hoạch vào giữa tháng 7 - đầu tháng 8 Hầu hết nông dân sử dụng các giống lúa cao sản ngắn ngày có thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày Do nằm trọn trong mùa khô, bức xạ mặt trời cao, ít sâu bệnh nên vụ lúa

ĐX có năng suất cao và chất lượng tốt Ngược lại, vụ lúa HT nằm trong mùa mưa, bức xạ mặt trời thấp, nhiệt độ thấp, Nm độ không khí cao rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, đặc biệt thu hoạch đúng vào thời

kỳ mưa nhiều nên năng suất và chất lượng thấp hơn lúa ĐX Đối với hệ thống ba vụ lúa

ĐX - lúa XH - lúa HT, thời vụ gieo sạ đòi hỏi nghiêm ngặt hơn Vụ đông xuân được xuống giống sớm hơn vào giữa tháng 11- đầu tháng 12 và thu hoạch vào giữa tháng 2- đầu tháng 3 Vụ xuân hè được bắt đầu ngay sau khi thu hoạch lúa đông xuân và thu hoạch vào cuối tháng 5- đầu tháng 6 khi mưa chưa nhiều Vụ hè thu sạ trong tháng 6 và thu trong tháng 9 là tháng mưa nhiều và nước lũ trên ruộng đang lên cao

Lượng mưa

Hình 1 Lịch bố trí mùa vụ với điều kiện khí tượng thủy văn ở Cờ Đỏ

0

20

40

60

80

100

120

Tháng 0

50 100 150 200 250 300 350 400 450

500

Lượng mưa Mức nước ngập

Trang 4

Hầu hết nông dân sử dụng các giống lúa

cao sản có thời gian sinh trưởng cực ngắn từ

80-95 ngày Đối với hệ thống 3 vụ lúa

ĐX-màu XH-lúa HT, cây ĐX-màu được trồng trong

vụ xuân hè giữa hai vụ lúa Các cây màu

chính luân canh với lúa ở vùng này bao gồm

cây họ đậu, dưa hấu, ngô lai, vừng và các

loại rau Trừ cây ngô có thời gian sinh

trưởng trên 90 ngày, các cây còn lại có thời

gian sinh trưởng ngắn từ 65-80 ngày, do vậy

tính thời vụ của hệ thống này không căng

thẳng như hệ thống lúa 3 vụ Trong hệ thống

canh tác kết hợp lúa ĐX-lúa HT+cá, cá được

nuôi trên ruộng lúa vụ hè thu vào tháng 4-5

khi bắt đầu có mưa và thu hoạch vào tháng

11-12 khi mùa lũ kết thúc Tuy nhiên hệ

thống này đòi hỏi ruộng phải có mương và

bờ bao đủ cao để bảo vệ cá trong mùa lũ

3.3 Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa

Về giống và chất lượng hạt giống, hiện

tại nông dân trong vùng đang sử dụng các

giống lúa mới có tiềm năng năng suất cao

và phNm chất tốt, phổ biến nhất là

OMCS2000, OM2517, OM1490, OM3536,

IR50404, v.v Tuy nhiên, do giá giống cao

và thiếu các dịch vụ cung cấp giống đạt tiêu chuNn chất lượng của các cơ quan chức năng nên đa số nông dân thường tự nhân và giữ giống hoặc mua đổi từ những nông dân khác nên chất lượng hạt giống không đảm bảo dẫn đến năng suất và chất lượng lúa gạo chưa cao Hầu hết nông dân thường sử dụng lượng giống sạ cao từ 142-179 kg/ha với mức trung bình là 165 kg/ha

Về liều lượng phân bón và kỹ thuật bón phân, hầu hết nông dân trong vùng chỉ dùng phân hóa học để bón cho lúa Các loại phân được dùng phổ biến là urê, DAP và phân hỗn hợp NPK Số liệu trong bảng 3 cho thấy trong

vụ đông xuân nông dân bón 104,39 kg N/ha, 46,53 kg P2O5/ha và 7,75 kg K2O/ha; trong

vụ xuân hè và hè thu nông dân bón tương tự nhau, từ 113-114,47 kg N/ha, 58-59,37 kg P2O5/ha và 7,00-10,87 kg K2O/ha Nông dân thường chia làm 4 lần để bón thúc cho lúa, 7-10; 20-25; 30-35 và 45-50 ngày sau sạ và vụ đông xuân thường kết thúc bón phân sớm hơn

vụ xuân hè và hè thu

Bảng 3 Phân bón và thuốc hóa học sử dụng cho các vụ lúa

Phân bón (kg/ha)

Thuốc hóa học (kg/ha)

Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là độ lệch chuNn (Standard Deviations)

3.4 %ăng suất các vụ lúa

Số liệu bảng 4 cho thấy ở Cờ Đỏ nói

riêng và ở ĐBSCL nói chung vụ đông xuân

luôn là vụ có năng suất và chất lượng cao

nhất trong năm do được trồng trong mùa khô

sau khi lũ rút, có điều kiện thời tiết thuận lợi,

ít sâu bệnh, trong khi vụ xuân hè và đặc biệt

là vụ hè thu trồng trong mùa mưa, thiếu nước tưới đầu vụ, mưa nhiều từ giữa đến cuối vụ Trung bình năng suất vụ đông xuân đạt 5,78 tấn/ha, trong khi vụ xuân hè và hè thu chỉ đạt từ 3,88-4,10 tấn/ha

Trang 5

Bảng 4 3ăng suất của các vụ lúa trên các tiểu vùng sinh thái khác nhau

Ghi chú: - Trong cùng cột, các số có cùng chữ theo sau khác nhau không có ý nghĩa

- Số trong ngoặc đơn là độ lệch chuNn (Standard deviations)

Năng suất giữa các vùng cũng có sự

khác nhau, thể hiện rõ nhất là trong vụ đông

xuân và xuân hè Năng suất vụ đông xuân và

xuân hè ở vùng phù sa đạt cao hơn so với

các vùng khác có ý nghĩa Năng suất lúa

cũng biến động lớn giữa các hộ nông dân thể

hiện ở trị số độ lệch chuNn của năng suất,

nghĩa là khoảng cách giữa năng suất cao

nhất và năng suất thấp nhất còn quá lớn

3.5 Hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa

Số liệu bảng 5 cho thấy chi phí vật tư

bao gồm giống, phân bón và thuốc hóa học

đóng góp nhiều nhất trong tổng chi phí sản

xuất đối với tất cả các vụ Trong đó, vụ

đông xuân có chi phí vật tư (2,52 triệu

đồng/ha) thấp hơn so với vụ xuân hè và hè thu (5,05 triệu đồng/ha) Chi phí lao động cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng chi, biến động từ 2,15-2,62 triệu đồng/ha Tổng chi của vụ xuân hè và hè thu luôn cao hơn vụ đông xuân Vụ đông xuân có tổng thu cao nhất, đạt 14,45 triệu đồng/ha, đạt lãi thuần cao nhất, 8,36 triệu đồng/ha Để sản xuất 1 kg lúa trong vụ đông xuân, nông dân chỉ phải chi phí 1.050 đồng trong khi vụ xuân hè và hè thu là 1.680 và 1.830 đồng Với giá bán tại thời điểm điều tra là 2.500 đồng/kg thì nông dân thu lãi 57,84% trong

vụ đông xuân, 32,78% trong vụ xuân hè và 26,84% trong vụ hè thu

Bảng 5 Hiệu quả kinh tế của các vụ lúa

1 Chi phí vật tư (tr đ/ha) 2,52 (0,45) 3,05 (0,39) 3,05 (0,34)

2 Chi phí lao động (tr đ/ha) 2,15 (0,36) 2,42 (0,51) 2,62 (0,43)

3 Tổng chi phí (tr đ/ha) 6,09 (1,32) 6,89 (1,12) 7,10 (1,23)

Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là độ lệch chuNn (Standard Deviations)

Trang 6

T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam

6

3.6 Các khó khăn trong sản xuất lúa

Trong sản xuất lúa, nông dân Cờ Đỏ đang gặp rất nhiều khó khăn trở ngại cần được quan tâm giải quyết, bao gồm: Thiếu các tiến bộ kỹ thuật về giống và các biện pháp canh tác như kỹ thuật bón phân, biện pháp phòng trừ sâu bệnh, v.v là khó khăn của 56% nông dân Trên 46% nông dân không tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất Do vậy, hầu hết nông dân sản xuất theo kinh nghiệm, các biện pháp kỹ thuật canh tác của nông dân chưa phù hợp dẫn đến năng suất và chất lượng lúa còn thấp và hiệu quả kinh tế không cao Thiếu đất sản xuất là một trong những khó khăn của trên 48% số hộ được hỏi Các hộ thiếu đất sản xuất đều có diện tích canh dưới 1 ha Ít đất sản xuất là nguyên nhân làm nhiều nông dân không đầu tư máy móc cơ giới hóa và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo Thiếu vốn cho sản xuất là một trong những yếu

tố hạn chế khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật của 37% nông dân Thiếu tiền mua vật

tư dẫn đến việc sử dụng các đầu tư không hợp lý cả về mặt liều lượng lẫn thời gian áp dụng Lũ lụt là yếu tố gây rủi ro và thất thoát rất lớn cho trên 34% nông dân, đặc biệt trong sản xuất lúa vụ hè thu không những ở vùng Cờ Đỏ mà cả ĐBSCL Trên 39% nông dân cho rằng thiếu thị trường tiêu thụ sản phNm, giá cả vật tư cao và giá lúa gạo thấp, biến động

IV KẾT LUẬN

Sản xuất lúa ở Cờ Đỏ chủ yếu dựa trên sản xuất nhỏ trong nông hộ Các hộ nông dân

có quy mô hộ tương đối lớn (5-6 người/hộ), có nguồn lao động dồi dào (3,8 lao động/hộ), quy mô nông trại nhỏ (0,87 ha/hộ), trình độ văn hóa của chủ hộ còn thấp là một trong những trở ngại lớn cho phát triển nền sản xuất lúa bền vững

Lúa được sản xuất trong ba vụ chính là đông xuân, xuân hè và hè thu với các cơ cấu chuyên canh 2-3 vụ Trong đó, cơ cấu ba vụ lúa đông xuân-lúa xuân hè-lúa hè thu có 51% số hộ áp dụng trên diện tích bằng 58,7% diện tích canh tác Ngoài ra, lúa còn được luân canh với các cây màu và kết hợp với nuôi cá trong ruộng

Hiện tại kỹ thuật sản xuất lúa của nông dân vẫn còn một số mặt chưa hợp lý, sử dụng hạt giống có chất lượng thấp, sạ dầy với lượng giống sạ cao (165 kg/ha), bón phân mất cân đối giữa các yếu tố NPK, bón phân đạm cho vụ hè thu quá cao, còn rất ít nông dân áp dụng IPM

để phòng trừ sâu bệnh

Năng suất lúa đạt còn thấp so với tiềm năng, chênh lệch năng suất giữa các hộ nông dân còn quá lớn, khoảng gần 2 tấn/ha, chứng tỏ còn có sự chênh lệch lớn về trình độ canh tác lúa giữa các hộ nông dân

Hiệu quả sản xuất lúa biến động lớn giữa các vụ Vụ đông xuân có hiệu quả rất cao với lãi thuần đạt trên 8 triệu đồng/ha, giá thành sản xuất chỉ là 1.050 đồng/kg thóc và tỷ lệ lãi đạt trên 57% Trong khi đó, hiệu quả sản xuất của vụ xuân hè và hè thu còn thấp, giá thành sản xuất cao (1.680 và 1.830 đồng/kg thóc), tỷ lệ lãi thấp (từ 28,6-32,78%)

Hiện tại nông dân trồng lúa ở Cờ Đỏ đang gặp phải nhiều khó khăn trở ngại: Thiếu các tiến bộ kỹ thuật về giống và các biện pháp canh tác như kỹ thuật bón phân, biện pháp phòng trừ sâu bệnh, thiếu đất sản xuất, thiếu vốn đầu tư, lũ lụt, thiếu thị trường tiêu thụ sản phNm, giá cả vật tư cao và giá lúa gạo thấp, biến động

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam

7

1 Cục Thống kê Cần Thơ, 2007 Niên giám thống kê 2007, Cần Thơ

2 Burton T O and Bader J M O., 1990 Sampling Survey and Applications, College,

Laguna, Philippines

3 Kalirajan K and Church P E., 1991 “Elementary Statistical Sampling Procedure and Statistical Measures”, Basic Procedures for Agricultural Research, IRRI,

Philippines

4 IRRI, 1991 Basic Procedure for Agroeconomic Research, IRRI, Philippines

0gười phản biện: 0guyễn Văn Viết

Ngày đăng: 25/03/2014, 12:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w