SỰ PHẪNNỘ CỦA SEN!
Dù hoa sen có rất nhiều lớp ý nghĩa biểu tượng như: sự thanh khiết, thánh thiện,
tinh túy, phồn vinh, sinh sôi, dồi dào sinh lực, viên mãn, tĩnh tại…thì hình tượng
phổ biến của hoa sen căn bản vẫn đẹp một cách trìu mến, dịu dàng và tao nhã. Sen
vốn là như vậy, mềm mại uyển chuyển đầy quyến rũ.
Đền vua Đinh ở Hoa Lư vào năm Thành Thái thứ 10 (1898), cựu chánh tổng Bá
Kếnh cùng dân làng tiến hành trùng tu lại ngôi đền. Cùng với việc dùng chân tảng
nâng cao ngôi đền thì có một số hạng mục khác cũng được làm mới như hai trụ
biểu trước Bái đường, hệ thống tường bao và một số hạng mục nhỏ khác. ở hệ
thống chân tảng và cột đá cổ bồng, các nghệ nhân đã chạm khắc từ các đồ án tứ
linh, tứ thời, tứ hữu, bát cổ, ám bát tiên, bát quả… đến voi, hổ, phong cảnh núi non
thuyền bè vô cùng sinh động. Cùng với hệ thống chạm khắc gỗ trên các ván lá gió
từ thế kỷ XVII, XVII ở đền vua Lê, hình tượng hoa sen ở quần thể di tích đền vua
Đinh vua Lê hiện lên với muôn vàn cung bậc.
Sen có từ lúc mơn tơ cho đến lúc sen tàn. Có bức chạm nổi tô màu mô tả sen
đương thì hây hây chúm chím bên dưới có mấy chú cá rô tinh nghịch khiến ta chột
dạ, bặm miệng không dám cười to, đem chuyện tếu táo nói giữa chốn tôn nghiêm.
Hoa sen vốn biểu tượng cho sinh thực khí của nữ giới – mang yêu tố âm. Cá biểu
tượng cho sinh thực khí của nam giới - mang yếu tố dương. Đồ án tổ hợp sen và cá
thể hiện mong ước sinh sôi nảy nở con đàn cháu đống. Cách hiểu dân gian của
Trung Quốc và Việt Nam xưa giống nhau, liên ( là hoa sen) dư ( là cá) nên liên –
dư có nghĩa là liên tục dư thừa. Khác với cách nhìn hồn hậu trên các bức điêu khắc
gỗ thế kỷ trước ( XVII, XVIII) ở đền vua Lê hình tượng sen trên các bức chạm đá
đền vua Đinh còn đa dạng các cung bực tình cảm phong phú cách biểu đạt hơn
nữa. Có bức chạm sen tàn cuối thu quặn mình trước gió, cũng có bức khắc một
khóm sen trong một khoảnh khắc tĩnh lặng vô cùng đang cựa thinh không duỗi
từng lớp cánh mỏng manh (11 Theo Nguyễn Du Chi trong cuốn Hoa văn Việt Nam
từ thời Tiền sử đến nửa đầu phong kiến khi khảo sát về đồ án hoa sen Ông đã nhắc
đến Hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông lĩnh xướng từng tổ chức vịnh về bức
tranh vẽ bốn trạng thái của sen là Phong liên ( sen gặp gió), Tình liên ( sen lúc tạnh
mưa), Nộn liên ( sen lúc còn non), Lão liên ( sen lúc về già) . Nhưng làm tôi nhớ
mãi là những khóm sen đang chau mày như chực tuôn lệ rơi châu. Sen không còn
là sen nữa, sen đã hóa quỷ, nhưng là một con quỷ đầy phẫn uất. Tại sao lại thế?
Không tình cờ, vẫn cách tạo hình này, sen hóa mặt quỷ được đắp nổi trên hai cột
biểu lớn sừng sững nhìn xuống dân làng và khách hành hương.
Lần ngược lại lịch sử, năm Bá Kếnh Dương Đức Vĩnh cho làm lại đền thờ vua
Đinh cũng là vừa sau khi vua Duy Tân và phong trào Cần Vương bị dìm trong bể
máu. Đúng như câu thơ trong bài Xuân vọng của Đỗ Phủ: Cảm thì hoa tiễn lệ (
cảm thời hoa cỏ dòng châu). Lạ thay, đồ án sen hóa quỷ còn thấy ở trên tường hồi
bít đốc nhà nghi môn ở đền Kim Liên (Hà Nội) và một vài ngôi chùa, ngôi đền thời
Nguyễn khác ở Bắc Bộ. Nếu quả thật dạng đồ án sen hóa quỷ chỉ xuất hiện trong
mỹ thuật thời Nguyễn thì đó là một câu chuyện cũng đáng để các sử gia quan tâm.
Nước mất, nhà tan, sen vẫn còn đây gửi niềm đau phẫn uất tới thiên thu.
. SỰ PHẪN NỘ CỦA SEN! Dù hoa sen có rất nhiều lớp ý nghĩa biểu tượng như: sự thanh khiết, thánh thiện, tinh túy, phồn vinh, sinh. giữa chốn tôn nghiêm. Hoa sen vốn biểu tượng cho sinh thực khí của nữ giới – mang yêu tố âm. Cá biểu tượng cho sinh thực khí của nam giới - mang yếu tố dương. Đồ án tổ hợp sen và cá thể hiện. lĩnh xướng từng tổ chức vịnh về bức tranh vẽ bốn trạng thái của sen là Phong liên ( sen gặp gió), Tình liên ( sen lúc tạnh mưa), Nộn liên ( sen lúc còn non), Lão liên ( sen lúc về già) . Nhưng