Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
148,88 KB
Nội dung
THÓI QUENSỐNGKHỎEHẠNH PHÚC
1-KHÁI NIỆM VỀ THÓI QUEN:
Thóiquen là sự phản ứng lại, thái độ hay hành vi, được thành hình qua một tiến
trình học tập, và thực hành; cho đến khi nó trở nên bình thường, và ít nhiều có tính
tự động và vô ý thức. Một hành vi, khi được trở thành thói quen, luôn sẵn sàng để
xuất hiện, và có một ít thay đổi theo thời gian.
Trong đời sống, con người thường có nhiều thóiquen khác nhau. Những thói
quen có thể phục vụ cho chúng ta trong nhiều đường lối khác nhau. Chúng có thể
giúp chúng ta cảm thấy thoải mái dễ dàng trong những sinh hoạt; vì việc tạo nên
những hành vi có tính tự động, và tiết kiệm được thời gian cùng với sinh lực của
chúng ta.
Về nguồn gốc, thóiquen không đến từ những nơi bí ẩn, nhưng thực tế, chúng
đến từ ba nguồn khác nhau như: -Chúng ta có chúng từ phong tục tập quán, kinh
nghiệm, và việc học tập. -Chúng ta có chúng vì chúng phục vụ cho mục đích của
chúng ta. -Chúng ta rơi vào trong khuôn mẫu hành động, và tiếp tục trong thông lệ,
vì một lý do nào đó, thông lệ khiến cho sự việc được dễ dàng, và giúp chúng ta
giảm nhẹ sự căng thẳng tinh thần, cũng như cảm thấy hài lòng hơn.
Trong phạm vi cá tính tổng quát, chúng ta sống trên hai vị thế: -Vị Thế Thói
Quen: Chúng ta hành động tất cả những sự việc với sự vận dụng tâm trí ở mức tối
thiểu, theo cách thức bình thường và thông lệ hàng ngày đã có sẵn. -Vị Thế Không
Thói Quen: Chúng ta hành động những sự việc mới và khác nhau. Sinh hoạt không
thói quen có thể trở nên thú vị, và làm tốt thêm cho đời sống, vì chúng mang cho
chúng ta những cảm giác tích cực khác nhau.
Ngoài ra, những thóiquen có thể được chia làm hai loại, tốt và xấu. -Thói Quen
Tốt: Giống như chiếc xe hơi mới, với những bộ phận chạy tốt, và đưa chúng ta đi
đến bất cứ nơi nào chúng ta mong muốn. -Thói Quen Xấu: Giống như chiếc xe hơi
cũ, với những bộ phận hư hỏng, không thể dùng được. Do đó, thóiquen xấu không
giúp chúng ta tiến bộ, vì có trở ngại, không tác dụng tốt lành.
Nếu hầu hết những thóiquen của chúng ta là những thóiquen tốt, đời sống
chúng ta cũng có thể trở nên tốt. Đây là tính hợp lý bình thường, bởi vì đời sống
chúng ta thường theo thông lệ, và thói quen. Đời sống con người được diễn tả, và
ví như một vỏ bọc bởi những thói quen, và đây là một thí dụ có phần đúng. Vì
phần lớn, chúng ta thường chú ý đến việc phát triển cho vỏ bọc bởi những thói
quen được trở nên tốt hơn. Vì vậy, đôi khi, chúng ta nên nhìn lại kiểu cách sống
của chính mình, bằng việc kiểm kê, và một ít dự trù hệ thống hóa lại những thói
quen của mình, để giúp cho đời sống chúng ta thêm phần phong phú, và thành đạt
hơn. Sau đây là những hành vi, hay thái độ được xếp vào những loại thóiquen
khác nhau, nhằm giúp cho đời sốngkhỏe và hạnh phúc của chúng ta được lành
mạnh hơn như: Thóiquen bảo tồn sức khỏe, thóiquen về cách diễn tả ngôn từ, thói
quen về tính mau lẹ và giữ đúng giờ, thóiquen bảo quản tài chánh và vật sở hữu,
thói quen giao tiếp với người khác, thóiquen giải trí và vui đùa.
2-NHỮNG THÓIQUENSỐNGKHỎEHẠNH PHÚC:
2.1-Thói Quen Bảo Tồn Sức Khỏe:
Có lẽ, tất cả những thóiquen đều có ảnh hưởng đến sức khỏe trong một mức độ
nào đó. Tuy nhiên, trong mục này, chúng ta tập trung vào những thóiquen quan
trọng nhất, và trực tiếp đến sức khỏe như: Những thóiquen về việc ăn, việc uống,
việc ngủ, và việc phục sức sạch sẽ.
2.1.1-Thói Quen Về Việc Ăn:
Sau đây là những đề nghị giúp nâng cao thóiquen tốt trong việc ăn của con
người: -Nên ăn những thực phẩm như: sữa, trứng, thịt gà, cá, trái cây, rau cải, và
ngũ cốc. -Nên giữ ba bữa ăn thường lệ: sáng, trưa, và chiều. -Nên giữ tình trạng
thoải mái, và vui vẻ trong lúc ăn. -Nên nhai thực phẩm kỹ lưỡng từ tốn, tránh ăn
vội vã.
2.1.2-Thói Quen Về Việc Uống:
Chúng ta nên tập thóiquen dùng một số thức uống chọn lọc nhất định, và tránh
những thức uống khác như : -Nên uống sữa, nước lọc, nước ép nguyên chất từ các
loại trái cây và rau cải mỗi ngày Nên tránh uống nước vòi phong tên, nước trà, và
cà phê Đừng dùng thức uống có chứa rượu, vì dễ sinh ghiền rượu và có hại cho
sức khỏe.
2.1.3-Thói Quen Về Việc Ngủ:
Việc ngủ chiếm mất khoảng 1/3 thời gian trong đời sống con người. Vì vậy,
thói quen về việc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta ít quan
tâm, và biết rất ít về những gì liên quan đến việc ngủ. Sau đây là một số đề nghị
tốt, có lợi cho thóiquen về việc ngủ: -Nên giữ thông lệ, mỗi đêm bắt đầu đi ngủ
vào giờ nhất định, và nên thức dậy cùng giờ nhất định vào mỗi sáng. -Nên có thời
lượng đầy đủ cho giấc ngủ mỗi đêm. Số giờ ngủ trung bình nên có là tám (8) tiếng,
gia giảm tùy theo mỗi cá nhân. -Nên có sự thoải mái trong lúc ngủ. Nơi ngủ nên có
thoáng khí, ấm áp, và có vừa đủ ánh sáng. -Nên bước ra khỏi giường ngay, sau khi
thức dậy năm mười giây đồng hồ, không nằm trì hoãn thêm. -Nên có giấc ngủ ngắn
(từ 15 đến 30 phút) vào mỗi trưa để dưỡng sức.
2.1.4-Thói Quen Về Phục Sức Và Sạch Sẽ:
Trong việc tạo thóiquen phục sức và sạch sẽ, người ta thường ước muốn bề
ngoài của mình có một dáng vẻ dễ nhìn, và hấp dẫn sự chú ý của những người
khác. Hơn nữa, đối với chính bản thân cá nhân, sự phục sức tốt và sạch sẽ còn tạo
ra cảm giác giá trị cá nhân, và nâng cao tinh thần lạc quan của con người trong đời
sống giao tiếp xã hội. Sau đây là một số đề nghị tốt giúp cho những thóiquen về
phục sức và sạch sẽ: -Nên giữ thân thể (da, tóc, móng tay, móng chân) được sạch
sẽ. -Nên giữ quần áo, và đồ trang sức được sạch sẽ, tươm tất. -Nên có kiểu mẫu,
màu sắc quần áo dễ nhìn dưới nhãn quan của đa số mọi người, và quần áo nên
thích nghi với hoàn cảnh sống như: nơi làm việc, trường học, nhà thờ, thể thao, lễ
hội, liên hoan. -Nên có sự thân thiện, và vui vẻ với mọi người, trong khi chúng ta
có một ngoại hình sạch sẽ tươm tất, dễ hấp dẫn.
2.2-Thói Quen Về Cách Diễn Tả Ngôn Từ:
Trong sự giao tiếp giữa con người, cách thức diễn tả ngôn từ của chúng ta là
phương tiện giới thiệu để người khác có cảm tưởng, và nhận biết một số tính chất
về con người của chúng ta. Thí dụ như: Tinh thần bệnh hoạn, sự thiếu niềm tin, sự
thoải mái, sự thân mật, sự đố kỵ, sự bình tĩnh, sự căng thẳng tinh thần, . . .
Ngoài ra, âm thanh về giọng nói của chúng ta (như: to lớn hay mềm dịu, vội vã
hay khoan thai, rõ ràng hay lắp vấp khó nghe, . . . ) sẽ tạo nên một ấn tượng đối với
người khác. Do đó, thóiquen diễn tả ngôn từ có thể phản ảnh cá tính, và sức khỏe
tâm thần của chúng ta, mà người khác có thể nhận biết được. Sau đây là các đề
nghị tốt có thể trau dồi thóiquen diễn tả ngôn từ: -Nên nói một cách điềm tĩnh. -
Nên nói với giọng êm dịu, vui vẻ, và không quá lớn tiếng. -Nên phát âm đúng với
ngôn từ. -Trong lúc đàm thoại, không nói khi người đối thoại chưa nói xong. -Nên
diễn tả ngôn từ với những biểu lộ về sự cảm kích, sự tin cậy, sự thân thiện, sự vui
vẻ, và đầy thiện chí.
2.3-Thói Quen Về Tính Mau Lẹ Và Đúng Giờ:
Những thóiquen về tính mau lẹ và giữ đúng giờ có thể giúp chúng ta làm việc
theo chương trình hoạch định, để đạt hiệu quả, và đề phòng sự thất bại, cùng sự bối
rối tinh thần. Sau đây là một số đề nghị nên làm theo: -Nên sắp xếp thời gian để có
mặt vài phút trước giờ hẹn; nếu chúng ta có một cuộc hẹn gặp mặt với ai. -Nên
nhận thức rằng nếu chúng ta có thái độ bực bội phiền muộn về việc làm của chúng
ta, việc làm này sẽ bị đình trệ, thay vì được hoàn thành sớm hơn. -Nên bắt tay vào
công việc ngay, để công việc sẽ được hoàn thành sớm hơn Nên lập một hồ sơ
kiểm tra, để ghi nhận thứ tự những việc cần phải làm; và đánh dấu mỗi khi công
việc được hoàn tất. -Nên giữ hồ sơ ghi nhận những thành công, và thất bại theo
thứ tự thời gian, để so sánh và rút ưu khuyết điểm. Tóm lại, tính mau lẹ và giữ
đúng giờ sẽ giúp cho việc làm sớm được hoàn thành có hiệu quả, và giúp chúng ta
có cảm giác vui vẻ yêu đời hơn.
2.4-Thói Quen Bảo Quản Tiền Bạc Và Vật Sở Hữu:
Những thóiquen xấu trong việc bảo quản tiền bạc, và vật sở hữu không chỉ gây
trở ngại, và buồn lo cho người ta, mà chúng còn cản trở những việc người ta muốn
làm. Sau đây là vài đề nghị để tạo thóiquen tốt trong việc bảo quản tiền bạc và vật
sở hữu: -Nên tìm cách tiết kiệm tiền. Chúng ta nên biết rằng mục đích của việc tiết
kiệm tiền, và làm chủ vật sở hữu là để chúng ta sẽ có khả năng thực hiện những
nhu cầu trong tương lai. -Nên thành lập chương trình tiết kiệm, với thóiquen trích
ra một số phần trăm (từ khoảng 10 đến 20%) của số tiền lợi tức hàng tuần, hoặc
hàng tháng để chuyển vào quỹ tiết kiệm.
-Nên dành thời gian để suy xét lại cách làm ra tiền, việc tiết kiệm, và cách tiêu xài
của chúng ta. Nên viết ra để có những con số cụ thể so sánh. Việc phân tích có thể
giúp cho sự tiết kiệm tốt hơn. Ngoài ra, chúng ta còn phải có thóiquen bảo quản
tốt những vật sở hữu, và đồ dùng hàng ngày như: quần áo, xe hơi, vật dụng trong
nhà, và nhà ở, để khỏi bi hư hỏng và tốn kém.
2.5-Thói Quen Giao Tiếp Với Những Người Khác:
Trong một cộng đồng, nơi mà dân cư thường có những điều kiện tốt về những
mối liên hệ cá nhân, sự thành công và hạnhphúc. Thí dụ như: -Những con trẻ có
mối liên hệ tốt với những anh chị em, bạn hữu, thầy cô, và cha mẹ. -Những người
lớn cùng chung sống thân thiện với nhau, và có mối giao tiếp tốt với gia đình, bạn
hữu, và tất cả những người đều có công ăn việc làm ổn thỏa. Để thích nghi trong
mối giao tiếp với họ, chúng ta nên có những thóiquen tốt như sau: -Nên tỏ ra ân
cần và thân thiện, khi chúng ta sống gần với họ. Hơn nữa, chúng ta nên quan tâm
đến những niềm mơ ước của họ, hơn là của riêng chúng ta. -Nên lắng nghe khi họ
nói, tốt hơn chúng ta không nên độc thoại. -Nên nói về những ý tưởng, sự vật, và
những nơi chốn của họ, thường hơn là chúng ta nói về chính chúng ta. -Nên gởi
đến họ những thiệp cám ơn, hay món quà nhỏ, để thể hiện lòng quý mến của chúng
ta đối với họ; mỗi khi họ có những sự việc làm giúp chúng ta. -Nên gởi thiệp hay
quà để chúc mừng họ, trong những dịp đặc biệt như: ngày sinh nhật, ngày lễ, ngày
tốt nghiệp, và ngày lễ kỷ niệm của họ. -Nên lịch sự với những người khác qua lời
nói và điệu bộ của chúng ta. -Nên thành thật thông cảm, và quan tâm an ủi ho, khi
họ bị đau buồn.
2.6-Thói Quen Về Giải Trí Và Vui Chơi:
Việc dùng thời gian vào sự vui đùa, hay những hình thức giải trí lành mạnh là
việc cần thiết cho đời sống con người. Một trong những mục tiêu của sinh hoạt tiêu
khiển là kích thích những cảm giác tích cực lành mạnh; nhằm giúp ích cho sức
khỏe con người, về thể chất lẩn tinh thần. Bởi vì chúng có thể giải tỏa những căng
thẳng tinh thần bệnh hoạn, và giúp điều hòa nhịp sống trong cơ thể. Sau đây là một
số thóiquen tốt cho việc giải trí con người: -Nên dùng thời gian giải trí trong cuộc
sống mỗi ngày. Nhất là ngoài trời có không khí trong lành. -Nên dùng thời gian
giải trí trong các sinh hoạt lành mạnh, tại những nơi hợp với khuôn phép, sạch sẽ,
và vui vẻ. -Nên có những sinh hoạt giải trí với những nhóm người thay đổi khác
nhau, tốt hơn chỉ với một nhóm người nhất định. -Nên thay đổi nhiều sinh hoạt giải
trí khác nhau, với những tính chất khác nhau như: thuộc về thể chất hoặc tinh thần;
di chuyển năng động hoặc ít di chuyển ngồi một chỗ; giao tiếp với người khác hoặc
một mình không với ai khác. Do đó, việc giải trí sẽ bao gồm nhiều sinh hoạt khác
nhau như: các môn chơi thể thao, đọc sách, viết văn, xem phim, nghe âm nhạc, và
những sinh hoạt văn học nghệ thuật, hay những thú tiêu khiển của riêng cá nhân.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dùng thời gian giải trí với những bạn đồng lớp tuổi,
hoặc đôi khi, với những người không cùng lớp tuổi với nhau. Cũng như với những
thân nhân trong gia đình, hoặc những người bạn láng giềng quen biết. -Nên có
những sinh hoạt giải trí để tạo ra những cảm giác vui thích, và khoan khoái cho
tâm hồn. Tuy nhiên, nên tránh những sinh hoạt quá kéo dài, và quá sức chịu đựng,
để cho cơ thể và tâm trí trở nên quá mệt mỏi, có thể tổn hại cho sức khỏe.
Nói chung, trong đời sống hàng ngày, nhiều hành vi của chúng ta trở thành thói
quen. Trong thói quen, chúng ta hành động ít nhiều một cách vô ý thức và không
chủ định. Những thóiquen tốt giúp chúng ta sống lành mạnh và hạnhphúc. Tuy
nhiên, những thóiquen xấu sẽ có những hậu quả ngược lại. Khi có thóiquen xấu,
chúng ta nên thay nó bằng thóiquen tốt.
Những thóiquen có tính tiết kiệm thời giờ, và giảm thiểu việc nghĩ ra những
vấn đề mới. Chúng giúp tiết giảm vì tâm trí chúng ta không phải suy nghĩ về mọi
hành vi nhỏ. Nếu chúng ta không tạo những phản ứng theo thóiquen đối với nhiều
tình thế, chúng ta sẽ có nhiều điều bất lợi. Hành vi của chúng ta thường biến đổi và
phức tạp, vì vậy thóiquensốngkhỏe có nhiều loại khác nhau như: thóiquen về sức
khỏe (ăn, uống, ngũ, phục sức và sạch sẽ), diễn tả ngôn từ, tính mau lẹ và đúng
[...]... bảo quản tiền bạc và tài sản, giao tiếp với những người khác, giải trí và vui chơi Sau cùng, thói quen có thể là ông thầy tốt và nó cũng có thể là người đầy tớ xấu Cho nên, chúng ta nên linh động, không quá gò bó vào thói quen nếu việc làm khác có ích lợi hơn thói quen, chúng ta nên tạm thời không sử dụng thói quen / . giờ, thói quen bảo quản tài chánh và vật sở hữu, thói quen giao tiếp với người khác, thói quen giải trí và vui đùa. 2-NHỮNG THÓI QUEN SỐNG KHỎE HẠNH PHÚC: 2.1 -Thói Quen Bảo Tồn Sức Khỏe: . những loại thói quen khác nhau, nhằm giúp cho đời sống khỏe và hạnh phúc của chúng ta được lành mạnh hơn như: Thói quen bảo tồn sức khỏe, thói quen về cách diễn tả ngôn từ, thói quen về tính. giúp chúng ta sống lành mạnh và hạnh phúc. Tuy nhiên, những thói quen xấu sẽ có những hậu quả ngược lại. Khi có thói quen xấu, chúng ta nên thay nó bằng thói quen tốt. Những thói quen có tính