Xâyvàmuanhà:Ưutiên
“nhà xanh”
“Nhà xanh” hay ngôi nhà thân thiện với môi trường, ngôi nhà tiết
kiệm năng lượng… là một khái niệm ngày càng trở nên phổ biến.
Nhưng đối với nhiều người tiêu dùng, “nhà xanh” có vẻ vẫn là một
khái niệm cao xa. Thực tế không phải vậy.
Có nhiều tiêu chí để đánh giá mức độ “xanh” của một ngôi nhà, nhưng
tiêu chí cơ bản nhất là tiêu chí về thiết kế. Việt Nam nằm trong khu vực
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều.
Theo tư vấn của KTS Đỗ Đăng Khoa, tiêu chí cần quan tâm nhất khi
thiết kế là phải đảm bảo sự thoáng mát cho không gian. Việc ngôi nhà
được thông thoáng và làm mát tự nhiên là đã tiết kiệm được một nguồn
năng lượng rất lớn dùng cho hệ thống máy lạnh, quạt thông gió…
Để đạt được điều đó, cần hạn chế tối đa việc mở cửa sổ cũng như cửa đi
ở hướng tây (vì mặt trời hướng tây chứa một lượng bức xạ nhiệt rất lớn).
Trong trường hợp bắt buộc phải mở cửa sổ hay cửa đi ở hướng tây, cần
có biện pháp tạo bóng mát bằng các hình thức ôvăng, bạt che nắng, ban
công
“Nhà xanh” thường có nhiều cửa sổ, các khoảng không thoáng mát và
tận dụng tối đa việc
đưa thiên nhiên gần gũi vào trong không gian nhà. Ảnh: Thu Thuỷ
Hướng gió chủ đạo ở Việt Nam (đặc biệt là Nam bộ) là hướng tây nam
(tháng 5 – tháng 11), và hướng đông nam (tháng 12 – tháng 4). Vì vậy,
mở cửa sổ và cửa đi theo các hướng này là biện pháp tối ưu để đưa gió
vào nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý là luồng không khí luôn cần có đầu vào và
đầu ra, nếu chỉ có khoảng mở nằm về một hướng thì cũng không có tác
dụng nhiều. Việc kết hợp tốt các khoảng mở trên tường (cửa và cửa sổ)
và trên sàn (lỗ cầu thang, giếng trời), sẽ làm tăng hiệu quả đưa gió vào
nhà.
Một trong những tiêu chí quan trọng nữa đối với “nhà xanh” là việc tiết
kiệm nước. Đối với các nước phát triển, hệ thống xử lý và tái sử dụng
nước thải cùng với hệ thống thu và tái sử dụng nước mưa là những điều
kiện bắt buộc của một “nhà xanh”.
Ở Việt Nam, khi mà điều kiện kinh tế và kỹ thuật chưa cho phép, thì
việc sử dụng một bể chứa nước mưa để dùng cho việc tưới tiêu, lau rửa
như cách mà chúng ta đã từng làm khi nguồn nước sạch còn khan hiếm
đã là một đóng góp đáng kể cho việc bảo vệ môi trường.
Một công trình ở Việt Nam, tiêu biểu cho xu hướng nhà xanh là toà nhà
chung cư của nhân viên Liên hiệp quốc (số 304 Kim Mã, Hà Nội). Ngay
từ việc xây dựng nhà, Liên hiệp quốc không dùng phương án thông
thường là đập bỏ, xây mới từ đầu mà dùng phương án cải tạo, nâng cấp,
đồng thời sử dụng các vật liệu tái chế.
Bằng cách sử dụng hợp lý hệ thống điều hoà nhiệt độ hai chiều, lượng
điện tiêu thụ được hạn chế tối đa. Ngoài ra, bóng đèn tiết kiệm năng
lượng cũng được sử dụng tại đây. Không chỉ vậy, công trình này còn có
hệ thống hứng nước mưa, lọc và tái sử dụng nước.
Bà Vanessa de Mestre, cố vấn cho ngôi nhà xanh của Liên hiệp quốc tại
Việt Nam, cho biết: “Toà nhà chỉ sử dụng các loại sơn không pha chì,
thảm và các hạng mục trang thiết bị khác có hàm lượng hợp chất hữu cơ
bay hơi thấp. Chúng tôi cũng tránh sử dụng vật liệu cách nhiệt thải ra khí
có chứa chất gây suy giảm ozone”.
Người tiêu dùng có thể tham khảo thêm ở các công trình chung cư 4S
(Kha Vạn Cân, Thủ Đức), khu vực Hồ Bán Nguyệt (đô thị mới Phú Mỹ
Hưng)…
. Xây và mua nhà: Ưu tiên “nhà xanh” “Nhà xanh” hay ngôi nhà thân thiện với môi trường, ngôi nhà tiết kiệm năng. 11), và hướng đông nam (tháng 12 – tháng 4). Vì vậy, mở cửa sổ và cửa đi theo các hướng này là biện pháp tối ưu để đưa gió vào nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý là luồng không khí luôn cần có đầu vào và. khoảng mở trên tường (cửa và cửa sổ) và trên sàn (lỗ cầu thang, giếng trời), sẽ làm tăng hiệu quả đưa gió vào nhà. Một trong những tiêu chí quan trọng nữa đối với “nhà xanh” là việc tiết kiệm