KHÔNG THỂTHẮNGBẰNGSAOCHÉP
MÁY MÓC
Khi thế kỷ thứ 21 là kỷ nguyên của sự sáng tạo thì sáng tạo trở
thành năng lực cạnh tranh chủ yếu và là điều kiện quyết định
mọi thành công của cá nhân, tổ chức hay quốc gia. Sự thành
công ngoạn mục của những “con rồng” châu Á hay Ireland
cho ta những bài học quý giá về sự phát triển. Tuy nhiên thế
giới không ngừng thay đổi với tốc độ ngày càng nhanh, nên
việc áp dụng nguyên si bước đi, cách làm của họ không phải là
ý tưởng sáng suốt. Chúng ta cũng đang nhận được bài học đắc
giá về chuyện này. Michael Hammer lưu ý: “Công thức cho sự
thành công của ngày hôm qua hầu như chắc chắn sẽ là công
thức cho sự thất bại của ngày mai”.
Shozo Hibino và Gerald Nadler giải thích vì sao việc saochép
không thể đem lại kết quả mong muốn: “Sao chép mô hình của
người khác chỉ khiến chúng ta tụt hậu thêm. Vì khi chúng ta
đang lao vào áp dụng thì đối thủ của chúng ta đã có những
thay đổi và cải tiến xa hơn, giúp họ đi trước chúng ta một lần
nữa. Điều bạn cần thực hiện không chỉ là đủ sức để cạnh tranh
mà còn phải vượt trội – để làm được điều đó, cần phải có tư
duy đột phá.”
Nhìn lại quá trình phát triển của Nhật Bản từ giữa thế kỷ thứ
20, các nhà nghiên cứu phân ra làm ba giai đoạn: -Đến thập
niên 70, thế kỷ XX là thời đại 3C: Sao chép, Kiểm soát, Rượt
đuổi (Copy, Control, Chase); -Thập niên 80 là thời đại 3 I:
Bản sắc, Ý tưởng, Sáng tạo (Identity, Imagination,
Innovation); -Bước ngoặc thế kỷ 21 – Tư duy đột phá. Chính
vì vậy Công ty Toyota đề ra phương châm hành động của
mình là “Để không thua người khác – Toyota cải tiến; nhưng
để thắng người khác – Toyota dùng tư duy đột phá”. Còn sự
thành công vượt trội của Thung Lũng Silicon là dựa trên văn
hóa kinh doanh: Sáng tạo không ngừng để tạo ra những giá trị
mới cho cuộc sống. Vậy, phương châm hành động của chúng
ta là gì đây?
Thời đại phát triển dựa vào nhân công giá rẻ, gia công, xuất
khẩu nguyên liệu thô, phát triển những lĩnh vực thâm dụng lao
động đã qua lâu và để lại không ít hệ quả tại hại về hủy hoại
môi trường sống. Không ai đánh giá năng lực cạnh tranh của
một đất nước phát triển dựa chủ yếu vào nhân công giá rẻ và
việc xuất khẩu ngày càng nhiều nông sản, hải sản thô cùng các
mặt hàng gia công như giày dép, quần áo, trong khi khâu có
giá trị gia tăng cao nhất nhờ sáng tạo là thiết kế, chế biến và
thiết bị sản xuất lại phụ thuộc vào người. Gs. Michael E.
Porter, người được mênh danh là cha đẻ của chiến lược cạnh
tranh từng khuyên: “Điều quan trọng nhất là Việt Nam cần
giảm bớt phụ thuộc vào lợi thế nhân công giá rẻ”. Còn cựu thủ
tướng Anh Tony Blair thì cho rằng: "Bài học ở thế giới rất rõ:
cải cách cơ cấu, đầu tư mạnh vào giáo dục Suy cho cùng, khi
đất nước phồn thịnh hơn, bạn sẽ thấy cạnh tranh khôngthể dựa
vào yếu tố tiền công thấp mà phải là kỹ năng".
Điều làm nên giá trị vượt trội của mỗi người là sự độc đáo,
sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm. Muốn có được sự đột phá
sáng tạo thì phải đổi mới tư duy thể hiện bằng hành động, chứ
không phải chỉ dừng lại ở khẩu hiệu. Ai cũng biết là để đất
nước phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn cần phải nâng cao
năng lực cạnh tranh bằng sự sáng tạo trong cách nghĩ, cách
làm. Năng lực sáng tạo của con người là không có giới hạn và
“thế giới phẳng” ngày nay tạo ra vô vàn cơ hội cho những ý
tưởng sáng tạo. Thế nhưng tốc độ phát tiển của chúng ta đang
chậm dần, năng lực cạnh tranh liên tục bị đánh tụt, ngay cả so
với các nước trong khu vực cũng trong cùng điều kiện. Thời
gian gần đây có nhiều lời kêu gọi đầu tư phát triển công nghệ
cao, nhưng kết quả đạt được còn quá xa so với mong muốn.
Vậy thì vấn đề cấp thiết nhất hiện nay, phải chăng là nhìn
thẳng vào sự thật để tìm ra những gì đã và đang kìm hãm năng
lực sáng tạo của dân tộc được xem là thông minh và bước tiếp
là cương quyết đổi mới?
. KHÔNG THỂ THẮNG BẰNG SAO CHÉP MÁY MÓC Khi thế kỷ thứ 21 là kỷ nguyên của sự sáng tạo thì sáng tạo trở thành. thất bại của ngày mai”. Shozo Hibino và Gerald Nadler giải thích vì sao việc sao chép không thể đem lại kết quả mong muốn: Sao chép mô hình của người khác chỉ khiến chúng ta tụt hậu thêm. Vì. mới tư duy thể hiện bằng hành động, chứ không phải chỉ dừng lại ở khẩu hiệu. Ai cũng biết là để đất nước phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng sự sáng