iPhone nhìndướigóc
độ binh phápTônTử
Về bản chất, iPhone là sự kết hợp ba loại thiết bị: một chiếc điện thoại + một
chiếc máy nghe nhạc iPod màn hình rộng cảm ứng + một thiết bị internet di
động. Do đó, xét về mặt công nghệ, iPhone không phải là một thiết bị đỉnh
cao, thế nhưng, trong tay “phù thuỷ marketing” Steve Jobs, iPhone khiến cả
thế giới lên cơn sốt mà khó có loại thiết bị tương tự nào đạt được.
Chỉ sau ba tháng đi vào thị trường, iPhone đạt lượng bán tới một triệu chiếc.
Đây là kỷ lục mà ngay các đại gia điện thoại di động (ĐTDĐ) như Nokia
hay Samsung cũng phải mơ ước trong khi Apple lại chưa từng sản xuất
ĐTDĐ. Theo dự báo của tạp chí Business Week hồi tháng 6.2007, iPhone sẽ
mang về cho Apple 10 tỉ USD.
Con số bán ra này là kết quả của một loạt tuyệt chiêu marketing, mà nếu
nhìn dướigóc độ binh phápTôn Tử, người ta có thể tạm xếp vào mấy chiêu
sau đây:
Giương đông kích tây: chiêu này dùng tin đồn kích thích sự tò mò khiến
truyền thông phải chạy theo. Hơn một năm trước khi iPhone được tung ra,
đã có hàng loạt tin đồn lan truyền trên mạng và báo chí về một loại “siêu
ĐTDĐ”. Trong khi đó thì Apple cứ úp úp, mở mở không xác nhận hay phủ
nhận gì.
Một bức màn mờ ảo phủ lên iPhone khiến người ta cứ tò mò tìm hiểu.
iPhone đã tạo ra độ quan tâm cực cao khiến giới truyền thông (gồm cả báo
chí và các website, diễn đàn về thiết bị số) phải chạy theo. Bất cứ một thông
tin nào liên quan đến chiếc máy này đều được nhanh chóng đăng tải.
iPhone còn kích thích thêm sự tò mò ngay khi đã sắp tung ra thị trường: chỉ
có ba chuyên viên cấp cao của nhà cung cấp dịch vụ được “sờ tận tay” chiếc
iPhone một vài ngày trước khi nó chính thức ra mắt tại MacWorld 2007. Cao
tay hơn, iPhone còn giữ kín về cấu trúc bên trong của chiếc điện thoại khiến
giới giang hồ internet tức điên lên, bỏ tiền mua iPhone về để… tháo tung ra
xem có gì bên trong. Các hình ảnh “giải phẫu iPhone” này khi được đưa lên
mạng đã thu hút hàng triệu lượt truy cập.
Vài tháng sau khi iPhone ra thị trường, thông tin về iPhone vẫn tiếp tục tràn
ngập trên báo chí và internet: AT&T kích hoạt chậm trễ đến bẻ khoá, giảm
giá, pin mau “chết”…
Và không chỉ ở Mỹ, cơn sốt thông tin về iPhone và mua iPhone cũng nóng
hổi ngay tại Việt Nam và nhiều nước khác!
Minh tri cố muội + khích tướng kế: chiêu này là biết rõ mà làm như không
biết và khích, thách thức để đối phương làm theo ý mình. Về mặt công nghệ,
chắc chắn là không thể ngăn cản nổi việc mở khoá mạng (unlock) iPhone.
Có lẽ Apple thừa biết điều này nhưng vẫn tuyên bố chắc nịch là iPhone đã
được khoá mạng chỉ dùng được với nhà cung cấp dịch vụ AT&T.
Việc Apple cho rằng không thể unlock iPhone là một kiểu khích tướng khiến
cộng đồng hacker lao vào nghiên cứu cách bẻ khoá. Kết quả là Apple rung
đùi hưởng lợi vì việc bẻ khoá được iPhone trở thành sự kiện truyền thông
hàng đầu. Ngay cả đại gia truyền hình CNN cũng phải dành nhiều thời lượng
khi lần đầu iPhone bị bẻ khoá.
Ngoài ra, việc bẻ khoá iPhone còn khiến cho lượng tiêu thụ tăng vọt vì
iPhone được mua để bán sang các nước khác do việc unlock quá dễ dàng.
Sau khi bị bẻ khoá, Apple lại tung ra phiên bản mới của hệ điều hành cho
iPhone và tiếp tục ca bài “không thể bẻ khoá”. Kết quả: chỉ trong vài ngày,
phiên bản này tiếp tục bị bẻ khoá và thông tin về sự kiện này lại tràn ngập
trên các phương tiện truyền thông.
Vô trung sinh hữu: chiêu này là không có mà làm thành có. Kế này lấy ý từ
việc tu hú đẻ trứng vào tổ chim khác, làm chim khác không chỉ lo ấp trứng
mà còn phải nuôi cho con tu hú lớn, khi biết bay, tu hú con lại quay về với
bầy tu hú.
Thiết kế nguyên thuỷ của iPhone còn khá nhiều hạn chế về tính năng so với
các loại ĐTDĐ khác, nhất là các chức năng liên quan đến điện thoại và cài
đặt ứng dụng mở rộng tính năng. Không rõ đây là hạn chế do thiết kế hay là
một lỗ hổng được Apple cố tình tạo ra nhưng điều này đã kích thích cộng
đồng lập trình trên thế giới nhảy vào… khắc phục và bổ sung dùm.
Người ta đâm đầu vào làm không công cho Apple hưởng vì hai lý do. Thứ
nhất, tự khắc phục những hạn chế của iPhone mà họ đang dùng. Thứ hai,
làm để lấy tiếng, thoả mãn ý muốn chinh phục iPhone hay lấy tiền vì trong
bối cảnh hiện nay, ai viết được tiện ích cho iPhone đều sẽ được chú ý và có
thể bán được phần mềm cho người khác.
Nhờ chiêu này, “tu hú” Apple đã nhờ rất nhiều “chim” khác phát triển phần
mềm khắc phục nhược điểm và nâng cao tính năng cho iPhone. Chỉ cần gõ
từ “iPhone softwares” vào Google, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều phần mềm cho
iPhone.
Tóm lại, có thể nói là Apple đã vận dụng liên hoàn kế một cách hoàn hảo và
rất thành công trong chiến dịch marketing cho iPhone.
. iPhone nhìn dưới góc độ binh pháp Tôn Tử Về bản chất, iPhone là sự kết hợp ba loại thiết bị: một chiếc điện thoại + một chiếc. Week hồi tháng 6.2007, iPhone sẽ mang về cho Apple 10 tỉ USD. Con số bán ra này là kết quả của một loạt tuyệt chiêu marketing, mà nếu nhìn dưới góc độ binh pháp Tôn Tử, người ta có thể tạm. + một thiết bị internet di động. Do đó, xét về mặt công nghệ, iPhone không phải là một thiết bị đỉnh cao, thế nhưng, trong tay “phù thuỷ marketing” Steve Jobs, iPhone khiến cả thế giới lên