1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Chân dung vị sếp giỏi ppt

6 196 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 299,79 KB

Nội dung

Chân dung vị sếp giỏi Bất kỳ nhân viên nào cũng mong muốn được làm việc với một vị sếp tốt. Nhưng để tìm được một sếp hoàn hảo thì gần như là “điệp vụ bất khả thi”. Ít nhất, bạn cần xác định liệu sếp và bạn có thể “ăn rơ” với nhau trong công việc hay không, bởi chính sếp là người trực tiếp lãnh đạo và đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến con đường phát triển sự nghiệp của bạn. Để tìm hiểu sếp, bạn có thể dựa vào 4 câu hỏi dưới đây. Bất kỳ nhân viên nào cũng mong muốn được làm việc với một vị sếp tốt. Ảnh: internet 1. Sếp có tạo điều kiện để bạn thể hiện khả năng quản lý công việc của mình? Trong dự án được giao, mỗi khi bạn muốn đưa ra ý kiến hoặc đề xuất hướng giải quyết vấn đề, bạn lại nghe sếp “phán” những câu ngụ ý: “Ở đây chỉ có tôi là lãnh đạo”. Như vậy, bạn đã “đụng” phải sếp thuộc tuýp “độc quyền” – tất cả quyền quyết định đều nằm trong tay sếp. Việc của bạn là cứ nhất nhất làm theo ý sếp. Nếu bạn gặp phải sếp có tinh thần “đồng đội”, mỗi khi giao việc, sếp đều hăng hái chung tay làm việc với bạn, nhưng khi nhác thấy khó khăn, sếp sẽ vội vàng “chuyền bóng” ngay cho bạn, và thế là bạn lại phải cáng đáng hết mọi chuyện (vì, theo như sếp nói, dù sao bạn cũng là “đội trưởng” của dự án này mà!). Ngược lại, một vị sếp biết đánh giá đúng năng lực nhân viên sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể, khuyến khích bạn thể hiện khả năng quản lý và tự đưa ra quyết định. Khi bạn cần, sếp luôn giúp đỡ bạn. Nếu bạn may mắn có được sếp như thế, hãy yên tâm rằng mọi cố gắng và nỗ lực của bạn luôn được sếp ghi nhận. 2. Sếp có sẵn sàng đứng ra giải quyết khó khăn? Khó khăn trong công việc là điều không thể tránh khỏi. Đôi lúc, bạn phải đối đầu với một vấn đề hay tình huống rắc rối và rất cần đến sự trợ giúp của sếp. Có 2 tình huống có thể xảy ra: - Thứ nhất, sếp khăng khăng buộc bạn phải tự giải quyết. Sếp bảo rằng chỉ có bạn mới hiểu rõ nhất vấn đề và biết cách gỡ rối. Nghe qua có vẻ như sếp đang dành cho bạn cơ hội tự thể hiện chính mình, nhưng thực chất sếp đang cố tình “làm ngơ” trước khó khăn và về lâu dài mọi chuyện sẽ càng trở nên xấu hơn. - Ngược lại, trong trường hợp thứ 2, khi bạn may mắn có được một sếp tốt, sếp sẽ lắng nghe bạn trình bày ngọn ngành của vấn đề. Sau đó sếp sẽ xác định nguyên nhân và bàn bạc với những người quản lý khác để cùng đưa ra hướng giải quyết. Một người lãnh đạo giỏi luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên. Ảnh: internet 3. Sếp có lắng nghe ý kiến đóng góp của bạn? Một người lãnh đạo giỏi luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên trong khi đó, những sếp “độc tài” thường bỏ ngoài tai những gì bạn đề nghị hoặc giả như bạn cứ tiếp tục thuyết phục, sếp sẽ lạnh lùng cắt ngang: “Quyền quyết định sau cùng là của tôi.” 4. Sếp có đối xử với công bằng với các nhân viên? Mỗi người đều có tính cách khác nhau, do đó, khó tránh khỏi trường hợp sếp “hợp rơ” với nhân viên này hơn bạn. Nhưng một vị sếp công tâm sẽ đánh giá nhân viên dựa trên năng lực thực sự và những tiêu chí rõ ràng, minh bạch. Ngoài ra nếu thật sự là một người công bằng, sếp sẽ không tạo điều kiện để nhân viên phải xì xầm rằng “sếp thiên vị người này hơn người kia”. Đôi lúc chúng ta quá cầu toàn, đòi hỏi sếp phải hội tụ đủ mọi yếu tố của một hình mẫu nhà lãnh đạo hoàn hảo mà quên đi rằng điều quan trọng nhất chính là sự “ăn ý” giữa sếp và nhân viên. Nếu sếp tôn trọng ý kiến của bạn, công bằng, luôn tận tình hướng dẫn và tin tưởng vào năng lực của bạn, thì đừng nên mỏi mắt tìm kiếm một hình tượng lý tưởng nào khác. Hãy trân trọng những ưu điểm này của sếp và cùng phối hợp ăn ý với sếp để cùng vươn đến thành công chung. . Chân dung vị sếp giỏi Bất kỳ nhân viên nào cũng mong muốn được làm việc với một vị sếp tốt. Nhưng để tìm được một sếp hoàn hảo thì gần như là “điệp vụ. nghiệp của bạn. Để tìm hiểu sếp, bạn có thể dựa vào 4 câu hỏi dưới đây. Bất kỳ nhân viên nào cũng mong muốn được làm việc với một vị sếp tốt. Ảnh: internet 1. Sếp có tạo điều kiện để bạn. cứ nhất nhất làm theo ý sếp. Nếu bạn gặp phải sếp có tinh thần “đồng đội”, mỗi khi giao việc, sếp đều hăng hái chung tay làm việc với bạn, nhưng khi nhác thấy khó khăn, sếp sẽ vội vàng “chuyền

Ngày đăng: 25/03/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w