Bếp lửa-linhhồnchính
trong ngôinhàSàncủa
người Mường,HòaBình
Đặc biệt và quan trọng nhất của một ngôinhàsàncủangười Mường (Hòa Bình) lại
chính là bếp lửa. Khách đến nhà chơi cũng được gia chủ thân tình tiếp chuyện bên
bếp lửa. Trong những ngày đông giá rét, mâm cơm thường được dọn ngay cạnh
bếp lửa. ông bà, con cháu cùng ngồi quây quần bên bếplửa sưởi ấm, trò chuyện.
Bếp lửa-linhhồnchínhtrongngôi nhà sàn
người Mường
Bếp chính được đặt ở pên cloong (bên trong) và pên đượi (bên dưới nhà sàn). Nơi
đây ít có cửa voóng (cửa sổ) và gần vại nước (khạp khau). ở gian ngoài, gian khách
cũng có một bếp phụ ở pên đượi (bên dưới). Bếp ở gian khách chỉ dùng để sưởi,
hong khô các vật dụng và đun nước pha trà. Trên bếp lò chính ở gian trong,
người ta làm một cái giá to và vững chắc (khưa) để sấy khô các lương thực, thực
phẩm như: ngô giống, lúa giống và sấy khô thịt trâu, bò. Lò bếp là một cái khung
hình vuông, cũng có thể là hình chữ nhật rộng chừng hơn 1m2, ghép bằng những
tấm ván dày, bên trong có nện đất, đặt ngay trên mặt sàn. Trong lò bếpngười
Mường, dù cho đến khi có kiềng sắt, người ta vẫn dùng ba hòn nục (còn gọi là ba
ông đầu rau -người Kinh). Ba hòn nục tượng trưng cho vua bếp (bua bêp). Việc
dâng cúng vua bếp, người dân làm vào các dịp có nấu nướng lớn, còn mâm cúng
không nhất thiết đặt cạnh bếp lò, có thể đặt ở ôông côông (thần thổ địa).
Điều đặc biệt, người Mường rất cẩn thận trong sử dụng bếp, tuyệt đối kiêng kỵ
không được làm ô uế lò bếp. Khách đến nhà chơi cũng được gia chủ thân tình tiếp
chuyện bên bếp lửa. Trong những ngày đông giá rét, mâm cơm thường được dọn
ngay cạnh bếp lửa. ông bà, con cháu cùng ngồi quây quần bên bếplửa sưởi ấm, trò
chuyện.
Thường người Mường ít khi để bếp tắt, nếu không đun nấu thì sẽ ủ than dưới lớp
tro, khi cần chỉ thổi lên là được và như vậy, bếp luôn có hơi ấm. Ngọn lửa ấm áp
của bếpnhàsàn thể hiện nét sinh hoạt văn hoá đoàn kết, ấm cúng và thân thiện của
bà con dân tộc Mường đã được lưu giữ qua bao thế hệ từ hàng trăm năm nay.
Nếu một lần đặt chân đến HòaBình chắc hẳn bạn sẽ bị hút hồn bởi kiến trúc độc
đáo của những ngôinhàsàncủangười Mường nơi đây. Có một điều đặc biệt,
những ngôinhàsàncủangười Mừng đều ở vị trí dựa lưng vào thế đất cao như
sườn đồi, sườn núi. Bởi họ quan niệm, xây nhà như thế sẽ để đón nhận tiết trời
trong lành và tiện cho việc sinh hoạt, săn bắn, đi rừng.
Cấu trúc một ngôinhàsàncủangười Mường thường được thiết kế như sau: Mặt
trên cùng là gác để đựng lương thực, đồ dùng gia đình; sànnhà là nơi sinh hoạt
nghỉ ngơi; còn gầm sànnhà dùng để các dụng cụ sản xuất, nhốt gia súc, gia cầm.
Nguyên liệu cơ bản được bà con sử dụng để dựng nhàsàn là gỗ, thường là các loại
gỗ trai, chò chỉ, nghiến, sến, táu, dổi, de, đinh, lát Ngoài gỗ để làm các chi tiết
chính, nhàsàncủangười Mường cần sử dụng các loại tre, bương, hóp để làm đòn
tay, đan vách Cột nhà làm bằng gỗ tròn hoặc vuông nhưng phổ biến là tròn; chân
cột thường được chôn xuống đất nhưng cũng có nơi dùng các hòn đá tảng để kê. Vì
chân cột nhàsàn thường được chôn sâu xuống đất từ 80cm - 1m nên phải làm cột
bằng thứ gỗ không bị mối ăn, không mục, không mọt.
Mùa đông ngư
ời gi
à đư
ợc y
êu tiên n
ằm gần bếp
Theo phong tục củangười Mường khi làm cầu thang thì bậc thang nhất thiết phải
là số lẻ và được dựng ở các thế đất khác nhau. Theo quan niệm củangườiMường,
số lẻ của bậc thang thể hiện ước nguyện quy luật vào - ra - vào thì của cải sẽ không
đi ra ngoài, gia đình luôn được êm ấm, đoàn tụ, con cháu thành đạt. Số lượng bậc
có thể là 3, 5, 7, 9… nhưng tuyệt đối không được là số chẵn.
Điều thú vị nhất trong tổng thể cách xây dựng nhàsàncủangườiMường, thì đó là
những kết cấu hoàn chỉnh không chỉ tạo dựng nên một ngôinhàsàn đặc trưng từ cổ
kim đến giờ vẫn nguyên vẹn. Lý thú hơn cả, là ở mỗi bộ phận cấu thành nên nhà
sàn nó lại mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc gắn kết chặt chẽ với con người hàng
nghìn năm không thay đổi.
Ngoài ra, nhàsàn còn có sạp nước và sạp phơi. Sạp nước là một bộ phận rất cần
thiết và không tách rời củanhàsàn Mường cổ truyền. Đó là một cái sạp được làm
bằng tre già nguyên cây hoặc loại bắp ván gỗ tốt như nghiến, trai , cũng có thể
làm bằng gỗ tròn. Sạp được làm thấp hơnsànnhàchính thường từ 20-30 cm. Sạp
là nơi dựng các ống bương to để vác nước, chum đựng nước, vại đựng nước, đá
mài dao và các dụng cụ nấu bếp như xoong nồi, dao rựa, thớt, chậu rửa, đồng thời
cũng là nơi chế biến thức ăn trước khi đem lên bếp để đun nấu. Còn sạp phơi được
dựng phía ngoài cửa voóng, tránh voóng tôông. Nó chính là cái sân trời củangôi
nhà sàn nên nó được làm chắc chắn bằng những thứ vật liệu tốt. Sạp phơi thường
được làm rộng rãi và chắc chắn nên ngoài việc phơi khô nông sản, sạp còn là nơi
kéo sợi vào đêm trăng, nơi trái gái ngồi hát thường rang, bộ mẹng, hát ví, nơi các
mế ngồi kể truyện cổ, truyện thơ cho con trẻ nghe, khi quá đông khách còn có thể
dọn mâm cỗ ngoài trời.
Ở giữa màu xanh thiên nhiên núi rừng, những nếp nhàsàncủangười Mường vẫn
tồn tại như một minh chứng rõ nét nhất về sức sống lâu bền của văn hoá Mường
hàng nghìn năm qua.
. Bếp lửa - linh hồn chính trong ngôi nhà Sàn của người Mường, Hòa Bình Đặc biệt và quan trọng nhất của một ngôi nhà sàn của người Mường (Hòa Bình) lại chính là bếp lửa. Khách đến nhà. bên bếp lửa. Trong những ngày đông giá rét, mâm cơm thường được dọn ngay cạnh bếp lửa. ông bà, con cháu cùng ngồi quây quần bên bếp lửa sưởi ấm, trò chuyện. Bếp lửa - linh hồn chính trong ngôi. một lần đặt chân đến Hòa Bình chắc hẳn bạn sẽ bị hút hồn bởi kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà sàn của người Mường nơi đây. Có một điều đặc biệt, những ngôi nhà sàn của người Mừng đều ở vị