(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
KHOA HỌC TẠI XÍ NGHIỆP CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
NGUYỄN ĐĂNG HỢP
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
KHOA HỌC TẠI XÍ NGHIỆP CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
Sinh viên thực hiện:
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô Trường Đại Học Kinh
Tế - Đại Học Huế, cảm ơn quý thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh Bản thân emnhận được sự truyền đạt và giúp đỡ về mọi mặt từ quý thầy cô trong quá trìnhhọc tập tại giảng đường, là điều mà em vô cùng trân quý vì nó chính là nền tảngvững chắc cho em trong suốt chặng đường còn lại Và đặc biệt em xin gửi lờicảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn - PGS.TS Thầy Nguyễn Khắc
Hoàn, người đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện báo cáo thực tập này
Để có được bài báo cáo này và hoàn thành một cách trọn vẹn Em xin chân
thành cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty Cổ phần Dệt May Huế
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình em thực tập tại công ty
Bên cạnh đó em xin gửi lời cảm ơn tới chị Lê Thị Thu Hiền - Bộ phận tổ chức
lao động tiền lương đã trực tiếp hướng dẫn, giúp em hiểu rõ được những vấn đề
liên quan Cảm ơn chị đã luôn sát sao chỉ dẫn em trong suốt quá trình triển khaicho tới lúc hoàn thành đề tài
Trong quá trình thực tập và trong quá trình hoàn thành bài báo cáo, bảnthân em cũng khó tránh khỏi những sai sót, em rất mong quý thầy cô bỏ qua
Đồng thời từ những chủ quan của bản thân và trình độ lý luận chưa được hoàn
chỉnh cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo khó tránhkhỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô để
bài báo cáo được hoàn thiện hơn Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn quý
thầy cô tại trường Đại học Kinh tế Huế, quý anh chị tại Công ty cổ Dệt May Huế
Huế, tháng 1 năm 2021
Sinh viên thực hiện Nguyễn Đăng Hợp
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
5.1 Phương pháp thu thập thông tin 2
5.2 Phương pháp xử lý số liệu 3
6 Cấu trúc đề tài 3
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Một số khái niệm 5
1.1.1.1 Lao động 5
1.1.1.2 Tổ chức lao động 5
1.1.1.3 Tổ chức lao động khoa học 6
1.1.2 Nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học 6
1.1.2.1 Nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học 6
1.1.2.2 Vai trò của tổ chức lao động khoa học 7
1.1.2.3 Ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học 8
1.1.3 Nguyên tắc của tổ chức lao động khoa học 9
1.1.4 Nội dung của tổ chức lao động khoa học 10
1.1.4.1 Phân công lao động 10
Trang 51.1.4.2 Hợp tác lao động 14
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động khoa học 17
1.1.5.1 Môi trường bên ngoài 17
1.1.5.2 Môi trường bên trong 19
1.1.6 Đặc điểm của lao động trong xí nghiệp dệt may 20
1.2 Cơ sở thực tiễn 21
1.2.1 Thực tiễn nghiên cứu và áp dụng công tác tổ chức lao động khoa học 21
1.2.2 Một số hướng nghiên cứu của tổ chức lao động khoa học hiện đại trên thế giới 21 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TẠI XÍ NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 24
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Dệt May Huế 24
2.1.1 Thông tin khái quát 24
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 24
2.1.2.1 Quá trình hình thành 24
2.1.2.2 Những thành tích tiêu biểu 26
2.1.2.3 Thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh 27
2.1.3 Định hướng phát triển 28
2.1.3.1 Tầm nhìn công ty 28
2.1.3.2 Sứ mệnh của Huegatex 29
2.1.3.3 Giá trị cốt lõi Công ty 29
2.1.3.4 Triết lý kinh doanh 29
2.1.3.5 Mục tiêu hoạt động của công ty 30
2.1.4 Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý 30
2.1.4.1 Cơ cấu bộ máy quản lý 31
2.1.4.2 Mô hình quản trị 32
2.1.5 Giới thiệu về Nhà máy May số 1 của Công ty 33
Trang 62.1.6.1 Kết quả sản xuất kinh doanh 35
2.1.6.2 Tổ chức quản lí điều hành 36
2.1.6.3 Tình hình lao động 36
2.2 Phân công và hợp tác lao động 38
2.3 Bố trí ca kíp 50
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TẠI XÍ NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ 53
1 Giải pháp chung 53
2 Giải pháp về phân công lao động 55
3 Giải pháp về hợp tác lao động 56
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
1 Kết luận 59
2 Kiến nghị 59
2.1 Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 59
2.2 Đối với Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Dệt May Huế 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2020 35
Bảng 2: Tình hình lao động 6 tháng cuối năm 2020 36
Bảng 3: Tổng hợp về lao động của nhà máy 37
Bảng 4: Số lao động trong các tổ Nhà máy May 1 38
Bảng 5: Bố trí lao động và máy móc tại quy trình may của nhà máy 44
Bảng 6: Bố trí lao động và máy móc tại khâu triển khai sản xuất 45
Bảng 7: Bố trí lao động và máy móc chi tiết tại 3 công đoạn trong khâu triển khai sản xuất 46
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Dệt May Huế 31
Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức của Nhà máy May số 1 33
Sơ đồ 3: Bố trí không gian nhà máy và đường di chuyển để hoàn thành 1 sản phẩm 40
Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất may 43
Sơ đồ 5: Bố trí thời gian làm việc trong ngày 51
Trang 9LĐTBXH : Lao động - Thương binh và Xã hội
LĐLĐVN : Liên đoàn Lao động Việt Nam
VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Trang 10PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: Tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động,nguồn vốn và tiến bộ khoa học - kỹ thuật có quyết định rất lớn đến sự phát triển vàthành công của một nền kinh tế Trong các nguồn lực đó thì nhân tố được coi là quantrong nhất và có yếu tố quyết định nhất là yếu tố con người Nguồn lực lao động lànguồn lực đặc biệt và quý báu nhất của một quốc gia Lao động là một trong các yếu tố
cơ bản của quá trình sản xuất, nó có ý nghĩa quyết định trong mọi hoạt động của doanhnghiệp Lao động có vai trò quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinhdoanh, nó giúp tăng khả năng cạnh tranh và thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp
Sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, khai thác tối đa tiềm năng của mỗingười lao động là một nhiệm vụ cũng như một yêu cầu tất yếu đối với công tác tổ chứclao động Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức lao động là một đòi hỏi khách quan củahầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Tổ chức lao động có tác dụngrất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trongnền kinh tế thị trường thì phải thực hiện hợp lý công tác này
Công ty cổ phần Dệt may Huế là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam,tuy là một công ty có uy tín và có thương hiệu trên thị trường chuyên sản xuất, kinhdoanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, vải dệt kim, hàng may mặc, nguyên phụ liệu,thiết bị ngành dệt may Tuy nhiên, trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện naycông ty cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các công ty cùng ngành Do
đó, để khẳng định vị thế của mình trên thị trường thì công ty phải làm tốt công tác quản
lý nguồn nhân lực nói chung và công tác tổ chức lao động nói riêng cho các xí nghiệpcủa mình sao cho khoa học và hợp lý nhất
Nhận thấy rõ vai trò to lớn của công tác tổ chức lao động tới hiệu quả kinh tế củaCông ty cổ phần Dệt may Huế, đặc biệt là tới các xí nghiệp trong công ty Em quyết
định tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Phân tích tình hình t ổ chức lao động khoa học tại
xí nghi ệp của Công ty cổ phần Dệt may Huế”.
Trang 112 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng tổ chức lao động tại Nhà máy may số
1, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa 1 số lý luận cơ bản về tổ chức lao động khoa học
Phân tích, đánh giá tình hình tổ chức lao động khoa học tại Nhà máy may số 1,đặc biệt chú trọng đến tình hình tổ chức lao động khoa học ở công đoạn triển khai sảnxuất may
Đưa ra một số giải pháp giúp công tác tổ chức lao động khoa học tại Nhà máymay số 1 cũng như Công ty hiệu quả hơn
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tình hình tổ chức lao động khoa học tại Nhà máy may số
1 thuộc Công ty Cổ phần Dệt May Huế
4 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Nhà máy may số 1 thuộc Công ty Cổ phần Dệt May Huế
Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu là tại thời điểm thực tập(01/11/2020 - 01/01/2021)
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp chuyên gia: Tiến hành thu thập ý kiến từ những người có kinhnghiệm trong công tác tổ chức lao động khoa học và những người thực hiện nó trongNhà máy may số 1 Đó là:
+ Chuyên viên lao động tiền lương Nhà máy may số 1
+ Tổ trưởng tổ Công nghệ Nhà máy may số 1
+ Tổ trưởng của tổ Hoàn thành, tổ trưởng của tổ Kỹ thuật, tổ trưởng của tổ May
Trang 12+ Ngoài ra, còn có một số công nhân làm việc lâu năm ở các bộ phận được
nghiên cứu
Những câu hỏi xin ý kiến luôn được chuẩn bị trước, sẽ có những câu hỏi phát sinhtrong quá trình thu thập ý kiến Thời gian xin ý kiến là những lúc nhàn rỗi của cácchuyên gia
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Lấy ý kiến cá nhân của từng người lao độngtrong Nhà máy may số 1 cho vấn đề có liên quan đến tổ chức lao động khoa học
5.2 Phương pháp xử lý số liệu
Đối với các thông tin định tính:
+ Ghi chép lại, tiến hành quan sát, so sánh với những gì mà các chuyên gia đãtrình bày
+ Xử lý logic bằng việc đưa ra những phán đoán về bản chất của các sự kiện,đồng thời thể hiện sự liên hệ logic của các sự kiện
Đối với thông tin định lượng:
+ Ghi chép lại, tiến hành quan sát, so sánh với những gì mà các chuyên gia đãtrình bày
+ Các số liệu chủ yếu vào giai đoạn 6 tháng cuối năm 2020 do Văn phòng nhàmáy số 1 cung cấp sẽ được tổng hợp, phân tích và chọn lọc ra những nội dung cầnthiết trong bài
6 Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm có 3 phần chính:
Trang 13 Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
- Chương II: Tình hình tổ chức lao động khoa học tại xí nghiệp của Công ty Cổphần Dệt May Huế
- Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác tổ chức lao động khoahọc tại xí nghiệp của Công ty Cổ phần Dệt May Huế
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
Trang 14PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
“Lao động là một hoạt động có ý thức của con người; trong quá trình lao động,con người sử dụng các công cụ lao động để tác động vào tự nhiên, sử dụng tự nhiên đểtạo nên các giá trị sử dụng cần thiết cho việc thoả mãn các nhu cầu của mình” [6]
“Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sảnphẩm vật chất và tinh thần cho xã hội” [7]
“Lao động là hoạt động có mục đích của con người và luôn gắn liền với một quátrình” [3, Tr.18]
Dù được định nghĩa như thế nào hay dưới hình thức nào đi chăng nữa thì laođộng luôn gắn với một quá trình nhất định Khi nói đến quá trình lao động thì 2 phươngdiện luôn được xét đến đầu tiên đó là:
Về phương diện vật chất: Dưới bất kỳ hình thức kinh tế - xã hội nào thì quá trìnhlao động muốn tiến hành được phải bao gồm đủ 3 yếu tố: công cụ lao động - đối tượnglao động và bản thân lao động
Về phương diện xã hội: Tính xã hội, tính tập thể của lao động xuất hiện khi cómối quan hệ qua lại giữa người với người thông qua quá trình lao động
1.1.1.2 Tổ chức lao động
Dưới điều kiện kinh tế - xã hội thì lao động luôn có sự kết hợp các mối quan hệlao động với nhau để đạt được một mục đích nào đó sau đó thu được kết quả nhất định,
do đó phải tổ chức lao động
Trang 15Tổ chức lao động được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiều đều điđến một thống nhất: “Tổ chức quá trình hoạt động của con người, trong sự kết hợp của
ba yếu tố của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao độngvới nhau nhằm đạt được mục đích của quá trình lao động” [3, Tr.7]
Thực chất, tổ chức lao động là hệ thống các sắp xếp, bố trí hoạt động lao độngcủa con người sao cho đạt được năng suất cao nhất mà vẫn sử dụng đầy đủ tư liệu sảnxuất và vẫn đảm bảo sức khỏe cho người lao động
1.1.1.3 Tổ chức lao động khoa học
Lịch sử đã cho thấy, lao động chỉ thực sự đạt hiệu quả tối ưu khi được thực hiệnđúng phương pháp dựa trên cơ sở khoa học Do vậy, tổ chức lao động thực sự là khoahọc khi nó được ứng dụng cho những thành tựu khoa học và những kinh nghiệm sảnxuất tiên tiến
Do đó có thể hiểu rằng, tổ chức lao động khoa học là việc sử dụng các thành tựukhoa học kỹ thuật, kinh nghiệm tiên tiến, đưa ra các phương pháp mới nhằm giảm chiphí, tiết kiệm trong sản xuất, phân công lao động hợp lý để tăng hiệu quả công việc,hiệu suất lao động (hiệu suất lao động ở đây không phải chỉ là năng suất cao, mà cònphải đảm bảo sức khoẻ cho con người) [10]
Tổ chức lao động khoa học khác với tổ chức lao động ở phương pháp, cách giảiquyết và mức độ phân tích khoa học các vấn đề Tổ chức lao động khoa học chính là tổchức lao động ở trình độ cao hơn tổ chức lao động hiện hành
1.1.2 Nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học
1.1.2.1 Nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học
Trong điều kiện xã hội phát triển, tổ chức lao động khoa học thực hiện 03 nhómnhiệm vụ sau: kinh tế - tâm sinh lý - xã hội [8]:
Nhiệm vụ kinh tế: Phải kết hợp một cách tốt nhất kỹ thuật và con người trong quá
trình sản xuất để ứng dụng có hiệu quả nhất những tiềm năng lao động và vật chất với
Trang 16mục đích không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng lao động, giảmgiá thành sản phẩm.
Nhiệm vụ tâm sinh lý: Tạo điều kiện lao động bình thường, nâng cao sức hấp dẫn
và nội dung phong phú của lao động với mục đích đem lại khả năng lao động cao vàgiữ gìn sức khoẻ của con người
Nhiệm vụ xã hội: Tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện, biến lao động
thành nhu cầu sống đầu tiên trên cơ sở dung hoà giáo dục chính trị với giáo dục laođộng
Những nhiệm vụ kinh tế, tâm lý và xã hội của tổ chức lao động có liên hệ chặt chẽ vớinhau và đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ
1.1.2.2 Vai trò của tổ chức lao động khoa học
Mỗi một tổ chức nói chung và xí nghiệp nói riêng đều có một cơ cấu tổ chức nhấtđịnh, trong đó tổ chức được chia thành các đơn vị như phòng, ban Việc xác định rõchức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận là một điều quan trọng trong việc thực hiện mụcđích chung của tổ chức Điều đó đồng nghĩa với việc khi giao bộ phận cho cá nhân haytập thể đảm nhiệm cần xác định rõ ràng nhiệm vụ, công việc cụ thể cho họ Phải đảmbảo đúng người đúng việc, đúng vị trí Chỉ có như vậy thì việc quản lý mới đạt đượchiệu quả cao
Tổ chức lao động khoa học là một điều kiện quyết định đến hiệu quả hoạt độngcủa tổ chức nói chung và xí nghiệp nói riêng Một tổ chức nếu thiếu đi sự hợp tác laođộng, thiếu đi bầu không khí tổ chức lành mạnh, thân thiện, không có văn hóa riêng thì
dù cho cơ cấu tổ chức có rõ ràng, các cá nhân được phân công nhiệm vụ hợp lý thì tổchức đó vẫn không đạt được năng suất cao nhất Đặc biệt, vấn đề phân công lao động,hợp tác lao động, xây dựng văn hóa tổ chức là những nội dung quan trọng nhất của tổchức lao động khoa học
Đối với một xí nghiệp, tổ chức lao động khoa học có ý nghĩa rất lớn Tổ chức laođộng khoa học giúp cho hoạt động của các bộ phận được thống nhất, hoạt động đồng
Trang 17bộ, làm việc khoa học Xí nghiệp nào, tổ chức nào phân công tốt, sắp xếp chính xác vịtrí cho từng bộ phận, từng người lao động thì dĩ nhiên hoạt động quản lý, điều hành sẽđạt được mục đích đề ra.
Tổ chức lao động khoa học ngoài việc giúp nhà quản lý đạt được mục đích quản
lý mà còn giúp cán bộ, người lao động tăng thu nhập, góp phần tạo tâm lý hăng saytrong công việc góp phần tạo ra môi trường lao động lành mạnh, thúc đẩy tốt đẹp mốiquan hệ giữa cá nhân với tập thể lao động, người lao động với nhà quản lý
1.1.2.3 Ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học
Ý nghĩa của tổ chức lao động được thể hiện ở hai mặt sau [5, Tr.9]:
Về mặt kinh tế:
Tổ chức lao động khoa học cho phép nâng cao năng suất lao động, tăng cườnghiệu quả sản xuất nhờ tiết kiệm lao động sống và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồnvật tư, trang thiết bị, nguyên vật liệu hiện có Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm giảmhoặc thậm chí loại trừ hẳn nhu cầu về vốn đầu tư cơ bản, vì nó đảm bảo tăng năng suấtnhờ áp dụng các phương pháp tổ chức các quá trình lao động hoàn thiện nhất.Đồng thời nó cũng có tác dụng trong việc thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện kỹ thuật vàcông nghệ sản xuất, nâng cao trình độ kỹ thuật hóa quá trình lao động và đó chính làđiều kiện để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất
Về mặt xã hội:
Tổ chức lao động khoa học có tác dụng giảm nhẹ lao động và an toàn lao động,đảm bảo sức khỏe cho người lao động và phát triển con người một cách toàn diện, thuhút con người tự giác tham gia vào quá trình lao động cũng như nâng cao trình độ vănhóa sản xuất thông qua việc áp dụng các phương pháp an toàn và ít mệt mỏi nhất, ápdụng các chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, loại trừ những yếu tố môi trường độc hại,tạo ra những điều kiện lao động thuận lợi ở từng bộ phần sản xuất và tại từng nơi làmviệc, bố trí người lao động thực hiện những công việc phù hợp với khả năng và sở
Trang 181.1.3 Nguyên tắc của tổ chức lao động khoa học
Để đạt được hiệu quả cao trong thực tiễn, tổ chức lao động khoa học cần phảituân thủ 5 nguyên tắc sau:
Thứ nhất, nguyên tắc về tính khoa học của các biện pháp.
Trước hết phải thiết kế và áp dụng dựa trên cơ sở vận dụng các kiến thức khoahọc (thể hiện ở sự sử dụng các nguyên tắc khoa học, các tiêu chuẩn, các phương pháp,các quy định ) Các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội sẽ được các biện pháp tổchức lao động khoa học đáp ứng Ngoài ra, các biện pháp này còn phải có tác dụngphát hiện và khai thác khả năng dự trữ để nâng cao năng suất lao động, là cơ sở để thỏamãn các nhu cầu ngày càng tăng của con người thông qua việc làm cho người lao động
Thứ hai, nguyên tắc về tính tổng hợp của việc áp dụng các biện pháp.
Trong các sự việc và vấn đề cần phải nghiên cứu mối quan hệ qua lại hữu cơ vớinhau, quan hệ giữa bộ phận với toàn bộ và xem xét trên nhiều mặt, chứ không tách rời
Thứ ba, nguyên tắc về tính đồng bộ của biện pháp.
Khi thực hiện các biện pháp tổ chức lao động khoa học thì cần phải triển khaiđồng bộ các vấn đề có liên quan với nhau
Để nguyên tắc này được thực hiện đúng đắn thì cần phải có sự tham gia, phối hợpđồng bộ của các bộ phận có liên quan trong tổ chức, sự thống nhất hoạt động của cáccán bộ lãnh đạo
Thứ tư, nguyên tắc về tính kế hoạch của công tác tổ chức lao động khoa học.
Tất cả các biện pháp tổ chức lao động khoa học trong tổ chức phải được kế hoạchhóa trên cơ sở những nguyên tắc và phương pháp khoa học Ngoài ra, các biện phápnày phải có tác dụng trực tiếp nâng cao chất lượng các chỉ tiêu trong kế hoạch tổ chức
Thứ năm, nguyên tắc về tính quần chúng của việc xây dựng và áp dụng biện
pháp.
Khi áp dụng các biện pháp tổ chức lao động khoa học cần phải thu hút được sựtham gia của quần chúng, tận dựng được các sáng kiến, sự sáng tạo của quần chúng
Trang 19Người lao động được xem là trung tâm của quá trình sản xuất, theo quan điểm đó màngười lao động phải được tham gia vào quá trình tạo nên những điều kiện lao động tốtcho chính mình.
Trên cơ sở các nguyên tắc đó, việc thực hiện và áp dụng tổ chức lao động khoahọc trong thực tiễn phải kết hợp một cách linh hoạt và mềm dẻo, không vận dụng cứngnhắc để đạt được những hiệu quả cao nhất
1.1.4 Nội dung của tổ chức lao động khoa học
1.1.4.1 Phân công lao động
Một nhân tố cốt yếu để thực hiện tổ chức lao động một cách khoa học đó là phâncông lao động một cách hợp lý Tức có thể nói rằng muốn tổ chức lao động một cáchkhoa học thì không thể nào thiếu phân công lao động
“Phân công lao động là sự phân chia lao động để sản xuất ra một hay nhiều sảnphẩm nào đó mà phải qua nhiều chi tiết, nhiều công đoạn cần nhiều người thực hiện”[9]
“Phân công lao động là việc phân chia quá trình lao động hoàn chỉnh thành nhiềuphần việc nhỏ và giao một phần việc cho một hoặc một số người lao động chịu tráchnhiệm thực hiện Kết quả lao động của mỗi người lao động chỉ là một bộ phận trongthành quả lao động chung, hoàn chỉnh của cả tập thể lao động” [3, Tr.76]
Trong một doanh nghiệp, quá trình lao động hoàn chỉnh là quá trình biến nguyênphụ liệu ban đầu thành một sản phẩm hoàn chỉnh Phân chia quá trình lao động là việcphân chia cho một bộ phận hay cá nhân các nhiệm vụ, chức năng hay phần công việctrong quá trình lao động hoàn chỉnh
Trong mỗi thời kỳ hoạt động và phát triển thì doanh nghiệp luôn có những mụctiêu, nhiệm vụ hay chức năng cụ thể phù hợp chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Do đó, việc phân chia quá trình lao động cũng sẽ thay đổi sao cho phù hợp qua mỗithời kỳ hay thời điểm hoạt động của doanh nghiệp
Trang 20- Xác định yêu cầu kĩ thuật mà con người phải đáp ứng.
- Xây dựng danh mục các nghề nghiệp của xí nghiệp, hướng nghiệp, tuyển chọncán bộ, công nhân cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất
- Bố trí cán bộ, công nhân theo đúng những yêu cầu của công việc
Phân công lao động phải đảm bảo sự phù hợp giữa công việc, con người và côngnghệ
Để phân công lao động thu lại được kết quả thì phân công lao động phải thực hiệnmột số nguyên tắc sau:
Thứ nhất, phải đảm bảo sự phù hợp giữa tổ chức lao động khoa học với quy trìnhsản xuất công nghệ và với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, kinh doanh
Thứ hai, phải xuất phát từ yêu cầu của công việc trong sản xuất, kinh doanh đểlựa chọn con người vào vị trí thích hợp nhất thông qua phấn dấu, đào tạo, phát triểnhay thuyên chuyển
Thứ ba, đảm bảo sự phân công lao động phù hợp với đặc điểm và khả năng củatừng người Phân công lao động phải nhằm mục đích phát triển toàn diện con ngườitrên cơ sở nội dung công việc luôn phong phú, hấp dẫn, phát huy được tính sáng tạotrong sản xuất kinh doanh
Trong doanh nghiệp, phân công lao động có các nội dung sau [4, Tr.20-21]:
Thứ nhất, xác định những yêu cầu kỹ thuật của công việc và đòi hỏi người laođộng phải đáp ứng
Thứ hai, xây dựng danh mục những nghề nghiệp của xí nghiệp, thực hiện mộtcách khách quan việc hướng nghiệp, tuyên truyền, tuyển chọn cán bộ, công nhân theonhững yêu cầu của sản xuất
Thứ ba, thực hiện bố trí cán bộ, công nhân vào đúng yêu cầu của công việc, ápdụng những phương pháp có hiệu quả về mặt huấn luyện Sử dụng hợp lý những người
đã được đào tạo, bồi dưỡng tiếp những người có khả năng phát triển, đào tạo lại nhữngngười không phù hợp với công việc
Trang 21Có ba hình thức phân công lao động:
Thứ nhất, phân công lao động theo chức năng: Là hình thức phân công lao động
trong đó tách riêng các công việc khác nhau thành những chức năng lao động nhấtđịnh, căn cứ vào vị trí và chức năng chính của xí nghiệp, bao gồm 3 loại sau:
- Theo chức năng quản lý: quản lý nhân lực, quản trị sản xuất, tài chính kế toán,marketing
- Theo mức độ tác động vào quá trình làm thay đổi đối tượng lao động, bao gồm:+ Lao động trực tiếp: gồm những người trực tiếp làm việc như công nhân sảnxuất, bán hàng
+ Lao động gián tiếp: là những người quản lý, lãnh đạo, quản lý tác nghiệp,chuyên gia, những lao động thừa hành và phục vụ
- Theo sự khác nhau về đối tượng quản lý: quản lý kinh tế, quản lý hành chính,quản lý kĩ thuật
Tác dụng của phân công lao động theo chức năng là giúp cho người lao động làmviệc đúng phạm vi trách nhiệm của mình không hao phí thời gian vào những việckhông đúng chức năng và nhờ đó mà đạt năng suất lao động cao
Thứ hai, phân công lao động theo công nghệ: Là hình thức phân công lao động
trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất của quy trình công nghệthực hiện chúng Tùy theo mức độ của chuyên môn hóa, phân công lao động theo côngnghệ được chia thành hai loại:
- Phân công lao động theo đối tượng: Là hình thức phân công trong đó một côngnhân hay một nhóm công nhân thực hiện một tổ nhóm các công việc tương đối trọn vẹnchuyên chế tạo một sản phẩm hoặc một chi tiết nhất định của sản phẩm Đây là hìnhthức phân công đơn giản, dễ thực hiện nhưng cho năng suất lao động không cao,thường được áp dụng trong sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc thủ công
- Phân công lao động theo bước công việc: Là hình thức phân công trong đó mỗi công
Trang 22Hình thức này sử dụng phổ biến trong sản xuất hàng loạt, là sự phát triển sâu hơn củaphân công lao động theo đối tượng.
+ Ưu điểm của hình thức này đó là máy móc thiết bị được tận dụng tối đa hóa, tạođiều kiện để doanh nghiệp cơ giới hóa, cơ khí hóa Sự chuyên môn hóa làm cho kĩnăng người lao động cao hơn từ đó chất lượng sản phẩm tăng và năng suất lao độngcũng tăng Hình thức này còn tiết kiệm lao động tối đa, giảm thời gian lãng phí, nângcao chất lượng của tổ chức lao động khoa học
+ Nhược điểm của hình thức này đó là có thể làm xuất hiện sự đơn điệu, nhàmchán do phân chia quá nhỏ quá trình sản xuất
Thứ ba, phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc: Là hình thức
phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau tùy theo tính chấtphức tạp của nó Hình thức này nhằm sử dụng trình độ lành nghề của công nhân phùhợp với mức độ phức tạp của công việc Ứng với những mức độ phức tạp khác nhaucủa công việc là sự khác nhau về trình độ lành nghề của công nhân Trình độ lành nghềcủa công nhân được thể hiện qua:
+ Sự hiểu biết của công nhân về công nghệ, về thiết bị
+ Kĩ năng lao động và kinh nghiệm sản xuất: Cấp bậc công nhân nhỏ hơn hoặcbằng cấp bậc công việc, cấp bậc công nhân được xác định qua thi nâng bậc
Hình thức phân công lao động này cho phép sử dụng hợp lý cán bộ, công nhân.Tạo điều kiện nâng cao trình độ lành nghề, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo điềukiện thù lao lao động hợp lý
Hệ số phân công lao động (Kpc): K pc = 1 - ∑t k / (T ca × n)
Trong đó:
Tca: Thời gian làm việc của một ca làm việc
n: Số người lao động của nhóm được phân tích
tk: Thời gian lao động làm việc không đúng nhiệm vụ được phân công
Trang 23 Kpc: Hệ số phân công lao động, phản ánh mức độ chuyên môn hóa laođộng.
Tỉ lệ: ∑tk / (Tca × n) (luôn < 1), càng nhỏ thì thời gian làm đúng công việc đượcgiao càng cao, thể hiện tính chuyên môn hóa lao động càng cao
Kpc= 1: Tất cả mọi người lao động đều làm đúng công việc
1.1.4.2 Hợp tác lao động
Một quá trình lao động diễn ra với nhiều công đoạn mà muốn hoạt động một cáchtrơn tru thì không chỉ có sự phân công lao động trong tập thể là đủ mà cần phải có thêmmột yếu tố khác đó chính là hợp tác lao động Hợp tác lao động giúp quá trình lao độngdiễn ra nhanh hơn, một cách suôn sẻ hơn
“Sự phù hợp các dạng lao động đã được chia nhỏ ra phân công lao động gọi làhiệp tác lao động Hiệp tác lao động là đòi hỏi tất yếu của ngành chuyên môn hóa laođộng Chuyên môn hóa lao động càng cao hiệp tác càng phải rộng và càng chặt chẽ” [3,Tr.109]
Ý nghĩa của hợp tác lao động được xem xét chủ yếu ở 2 khía cạnh sau [2, Tr.28]:
Ý nghĩa kinh tế: Hợp tác lao động tạo ra sức sản xuất mới cho lao động, với tưcách là lao động tập thể, cho phép sử dụng thời gian lao động và tư liệu sản xuất mộtcách tiết kiệm và hiệu quả hơn Nó tạo ra hiệu quả hơn hẳn là lao động riêng lẻ, đặcbiệt đối với những loại lao động có tính chất phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiềungười Mặt khác, hợp tác lao động sẽ làm thay đổi điều kiện vất chất ngay cả khiphương pháp lao động và cơ sở kỹ thuật không thay đổi
Ý nghĩa xã hội: Hợp tác lao động làm tăng tính tích cực hơn trong công việc doxuất hiện những động cơ mới, những kích thích mới trong lao động Mặt khác, hợp táclao động giúp phát triển mối quan hệ giữa người với người một cách tốt đẹp hơn, qua
đó giúp các cá nhân tự hoàn thiện mình hơn, mở rộng các mối quan hệ, tăng tính gắn
Trang 24Trong một tổ chức nói chung hay một xí nghiệp nói riêng thì hợp tác lao độngthường được sử dụng dưới hai hình thức sau:
Thứ nhất, hợp tác lao động về mặt không gian:
Hình thức này được xem xét dưới ba góc độ:
- Không gian trong toàn tổ chức: Xác định được mối quan hệ giữa các công việctrong hệ thống chung, hệ thống tổng thể và thể hiện thông qua hai dòng thông tin nhưsau:
+ Theo đường truyền của dòng thông tin quản lý
+ Theo đường đi của nguyên vật liệu trong quá trình gia công và chế tạo sảnphẩm
Trên cơ sở của hai khía cạnh này sẽ bố trí các phòng ban, công xưởng một cáchhợp lý nhất
- Không gian trong nội bộ phòng ban: Xác định mối quan hệ về mặt công việcgiữa nhóm, tổ, đội trong một bộ phận chuyên trách sao cho mối quan hệ đó tiết kiệmthời gian và hiệu quả đạt được là tối đa
- Không gian trong tổ nhóm: Là việc xác định sự phối hợp công việc một cáchnhịp nhàng, có sự chia sẻ, hỗ trợ, hợp tác giữa các thành viên để đảm bảo công việc củanhóm đạt được mục tiêu đặt ra
Hình thức thứ ba mang nhiều nội dung của tổ chức lao động, hai hình thức đầuchủ yếu mang nội dung của tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất là hình thức tổ chức lao động tập thể phố biến nhất trong sảnxuất, thể hiện rõ nét sự hợp tác lao động trong xí nghiệp Trong xí nghiệp thường cóhai loại tổ chức sản xuất là tổ sản xuất chuyên môn hóa và tổ sản xuất tổng hợp
- Tổ sản xuất chuyên môn hóa: Gồm những công nhân cùng nghề hoàn thànhnhững công việc có quy trình công nghệ giống nhau
Trang 25- Tổ sản xuất tổng hợp: Gồm những công nhân có các nghề khác nhau, trình độchuyên môn khác nhau, nhưng cùng hoàn thành tất cả các bước công việc của quá trìnhsản xuất Có thể chia ra ba loại tổ sản xuất tổng hợp:
+ Tổ tổng hợp có phân công lao động đầy đủ: Gồm những công nhân có ngànhnghề khác nhau, trình độ chuyên môn khác nhau, mỗi người làm những công việc khácnhau theo ngành nghề và trình độ chuyên môn của mình
+ Tổ tổng hợp có sự phân công lao động không đầy đủ: Gồm những công nhân cóngành nghề khác nhau nhưng mỗi người không chỉ thực hiện những công việc theochuyên môn hẹp của mình mà còn thực hiện những công việc chung khác
+ Tổ tổng hợp không có phân công lao động: Gồm những công nhân có diệnchuyên môn rộng, mỗi người thực hiện những công việc của tổ
Thứ hai, hợp tác về mặt thời gian: Là sự tổ chức các ca làm việc trong một ngày
đêm, bố trí các ca làm việc hợp lý để tận dụng tối đa máy móc thiết bị đảm bảo sứckhỏe của người lao động Tùy điều kiện công việc của xí nghiệp mà ngày làm việc cóthể có một ca, hai ca hoặc ba ca Khi làm việc ba ca xí nghiệp phải có chế độ đảo cahợp lý để đảm bảo sức khỏe cho người lao động Chế độ đảo ca hợp lý là phải đáp ứngđược những yêu cầu của sản xuất và đảm bảo sức khỏe cho người lao động
Phân công lao động và hợp tác lao động hợp lý là điều kiện nâng cao năng suấtlao động, hiệu quả sản xuất Vì thế khi lựa chọn hình thức phân công và hợp tác laođộng cần chú ý phân tích những mặt sau:
+ Loại xí nghiệp: quy mô, đặc điểm
+ Loại hình sản xuất: thành phần nghề nghiệp, phân công lao động theo chứcnăng
+ Trình độ cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất: nội dung lao động, chế độ làmviệc, nghỉ ngơi
+ Thành phần, thiết bị công nghệ: xác định số lượng công nhân chính, phụ
Trang 26+ Tính toán hao phí lao động của từng công việc, loại công việc, bước công việc,từng sản phẩm, chi tiết nhằm xác định tỉ lệ hợp lý giữa các ngành nghề, trình độchuyên môn của công nhân.
Tóm lại có thể thấy rằng, phân công lao động và hợp tác lao động có mối quan hệchặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Phân công lao động càng sâu thì hợp tác lao độngcàng rộng Sự gắn kết, chặt chẽ trong hợp tác lao động phụ thuộc vào việc phân cônglao động hợp lý như thế nào Qua sự hợp tác lao động mà phân công lao động càngthêm hoàn thiện và toàn diện hơn
Hệ số đo lường hợp tác lao động trong một tổ chức / doanh nghiệp (Kht):
K ht = 1 – T Lp / T ca
Trong đó:
TLp: Thời gian lãng phí do hợp tác lao động không tốt dẫn đến ngưng trệhoạt động trong một ca
Tca: Thời gian một ca làm việc
Tỉ lệ: TLp / Tca (luôn < 1), tỉ lệ này càng nhỏ thì sự hợp tác trong tổ chức càngcao
Kht= 1: Sự hợp tác hoàn hảo trong một tổ chức
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động khoa học
1.1.5.1 Môi trường bên ngoài
Những nhóm tác nhân nằm bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng đến công tác tổchức lao động khoa học có thể kể đến như: Môi trường chính trị và luật pháp, môitrường tự nhiên và cơ sở hạ tầng, môi trường kỹ thuật và công nghệ
- Môi trường chính trị và luật pháp: Sự ổn định về chính trị hay không là nhân tốảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Cácquan điểm về chính trị và luật pháp có tác động trực tiếp đến mặt hàng đang kinhdoanh và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp Những bộ luật về lao động có quy định
Trang 27rõ ràng về những gì mà người lao động hay doanh nghiệp có thể làm đã ảnh hưởngkhông ít đến công tác về lao động và đặc biệt là công tác tổ chức lao động khoa học.
- Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng: Nhu cầu cải thiện điều kiện làm việc củangười lao động, cải thiện điều kiện sinh hoạt gần gũi với thiên nhiên, hợp vệ sinh đã trởthành một nhu cầu cơ bản trong lòng cán bộ công nhân viên và người lao động Môitrường làm việc thoáng mát, sạch sẽ, những khuôn viên tươi mát với nhiều cây xanh sẽtạo ra một môi trường thuận lợi giúp giữ gìn sức khoẻ và tăng năng suất cho người laođộng Ngược lại, nếu điều kiện làm việc quá ồn ào hay quá ô nhiễm… nó vô tình sẽ tạo
ra ức chế gây ra tâm trạng dễ bị nóng nảy, những mâu thuẫn nảy sinh từ đây gây ảnhhưởng đến hiệu quả tổ chức lao động khoa học của doanh nghiệp
- Môi trường kỹ thuật và công nghệ: Sự phát triển về khoa học kỹ thuật và côngnghệ vô tình đã buộc người lao động phải bắt kịp tiến độ của nó nếu muốn đạt đượcnăng suất lao động mà doanh nghiệp mong muốn Bên cạnh những người lao động bắtkịp nhanh chóng với khoa học và công nghệ thì vẫn tồn tại những người lao động tiếpthu chập làm ảnh hưởng đến tổng thể phát triển của doanh nghiệp Do đó, việc sử dụnglao động như thế nào cho hợp lý, không gây tình trạng thừa hay thiếu lao động, gâyđình trệ sản xuất là nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học [2, Tr.22]
- Môi trường kinh tế: Các yếu tố như sự tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi cơ cấusản xuất, tiềm năng về kinh tế, tiềm năng về đầu tư, lạm phát, thất nghiệp, các chínhsách tiền tệ tác động đến cách mà doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của mình, qua
đó ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động khoa học của doanh nghiệp
- Môi trường văn hoá - xã hội: Hành vi và cuộc sống của người lao động bị ảnhhưởng trực tiếp bởi môi trường văn hóa - xã hội, nếu doanh nghiệp quan tâm đúng mựcmối quan hệ này thì có thể khiến người lao động làm việc tốt và ngược lại Qua đó,công tác tổ chức lao động khoa học của doanh nghiệp phải có các biện pháp phù hợpvới môi trường văn hoá - xã hội ở địa phương, ở trong ngành và ở trên thị trường
Trang 281.1.5.2 Môi trường bên trong
Cơ sở vật chất và trình độ khoa học công nghệ, tổ chức và quản lý lao động củadoanh nghiệp, số lượng và chất lượng lao động là những nhân tố bên trong doanhnghiệp có tác động đến công tác tổ chức lao động khoa học của doanh nghiệp
- Số lượng và chất lượng lao động: Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả củacông tác tổ chức lao động khoa học tại doanh nghiệp Để sử dụng hiệu quả nguồn nhânlực nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động thì cần phải căn cứvào số lượng và chất lượng của lao động nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh
- Tổ chức và quản lý lao động: Việc tổ chức lao động khoa học tốt sẽ làm chongười lao động cảm thấy yêu thích công việc đang làm, tạo ra cảm giác thoải mái chongười lao động trong quá trình lao động, góp phần làm tăng năng suất lao động, từ đónâng cao hiệu quả tổ chức lao động khoa học Phân công người lao động vào đúng vịtrí có công việc phù hợp với khả năng và năng lực của họ giúp họ có thể phát huy đượchết năng lực của mình, góp phần tăng sự yêu thích công việc cho họ hơn giúp đảm bảohiệu suất công việc mà doanh nghiệp yêu cầu Việc quản lý lao động được thể hiện quanhững công tác sau: Đào tạo, tuyển dụng, phát triển, đãi ngộ
- Kết cấu hàng hoá kinh doanh: Mỗi doanh nghiệp có một mặt hàng hay ngànhhàng kinh doanh khác nhau Điều này trực tiếp ảnh hường đến công tác tổ chức laođộng khoa học của doanh nghiệp Mỗi ngành hàng có yêu cầu riêng về quy trình sảnxuất do đó công tác tổ chức lao động khoa học cần được thực hiện phù hợp với các yêucầu đó để thuận tiện cho người lao động trong doanh nghiệp
- Đặc điểm về vốn: Nguồn vốn dồi dào của một doanh nghiệp sẽ được thể hiệntrong việc cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thôngqua các khóa đào tạo ngắn hạn hay dài hạn Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả côngtác tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp
- Cơ sở vật chất và trình độ khoa học công nghệ: Cơ sở vật chất và trình độ khoahọc công nghệ của một doanh nghiệp góp phần tăng năng suất lao động, cải thiện điềukiện việc làm cho người lao động qua đó nâng cao hiệu quả tổ chức lao động khoa học
Trang 29Việc tiến hành áp dụng công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến giúp người lao động cótâm lý thoải mái hơn trong công việc, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, giảm thiểuthời gian lao động và hao phí thời gian lao động.
- Quy mô cơ cấu hàng hoá kinh doanh:Quy mô cơ cấu hàng hóa quyết định cáchthức cũng như biện pháp phù hợp trong công tác tổ chức lao động khoa học của doanhnghiệp, nó góp phần giúp người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ của mình từ đó dầnhoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp
1.1.6 Đặc điểm của lao động trong xí nghiệp dệt may
Theo Lê Thị Thu Hiền (2013), lao động trong xí nghiệp dệt may có các đặc điểmsau:
- Số lượng lao động trong ngành dệt may tăng nhanh chóng nhưng trong khi đóđào tạo không tăng nhanh tương ứng như thế Trình độ chuyên môn kỹ thuật của laođộng còn hạn chế và số lượng người có trình độ kỹ thuật này còn ít Những người đãđược đào tạo chất lượng thấp, phần lớn họ chưa biết thao tác, hoặc nếu biết thì họ chỉbiết làm theo mà chưa biết nguyên lý vận hành
- Mối quan hệ giữa chủ sở hữu lao động với người lao động không chặt chẽ vàkhông có ràng buộc rõ ràng Hợp đồng lao động chỉ mang tính chất tạm thời
- Năng suất lao động trong ngành dệt may còn thấp là nguyên nhân chủ yếu củathu nhập thấp và sự biến động lớn về lao động trong các xí nghiệp
- Ý thức trong lao động còn thấp, phần lớn lao động thiếu tác phong trong côngviệc, thường xuyên đi làm muộn, không tập trung trong công việc, bỏ việc tùy tiện vàthiếu ý thức tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh trong sản xuất
- Lao động không ổn định, thường xuyên thay đổi chỗ làm do các vấn đề về tiềnlương, tiền thưởng, bảo hiểm và các phúc lợi không đảm bảo Tình trạng “nhảy việc”xảy ra thường xuyên trong các xí nghiệp dệt may
Trang 301.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực tiễn nghiên cứu và áp dụng công tác tổ chức lao động khoa học
Khoa học tổ chức lao động lần đầu tiên được nghiên cứu một cách nghiêm túcvào thế kỷ 19 bởi Frederick Winslow Taylor, cha đẻ của khoa học về động tác tronglao động Xuất thân là kỹ sư cơ khí làm việc trong nhà máy thép Midvale, nhờ tư duy
và đầu óc quan sát, Taylor đã tổng kết được các động tác cơ bản nhất của người côngnhân, xây dựng quy trình làm việc tối ưu về mặt thời gian Ông còn nghiên cứu và đưa
ra những lý thuyết đầu tiên về khoa học quản lý
Ảnh hưởng của thuyết Taylor thật to lớn, nó làm thay đổi hẳn hiệu quả của nềncông nghiệp nước Mỹ trong thời gian sau đó Henry Ford đã ứng dụng thuyết quản lýsản xuất và dây chuyền của Taylor vào nhà máy Ford của mình Kết quả là FordMotors đã trở thành tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới hồi đầu thế kỷ 20.Sau Taylor, nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng đã tham gia nghiên cứu các khíacạnh khác nhau của tổ chức lao động khoa học, điển hình là Henry Fayol (1841 –1925), Folet (1868 – 1933), Simon (1916 – 2001) các công trình của họ làm pháttriển môn khoa học này, mở rộng lĩnh vực nghiên cứu cả về mặt tổ chức, nhiều trong
số đó còn được ứng dụng vô cùng hiệu quả tới ngày nay
1.2.2 Một số hướng nghiên cứu của tổ chức lao động khoa học hiện đại trên thế giới
Thứ nhất, tối ưu hoá động tác của người lao động.
Trong quy trình động tác lao động, cần loại bỏ tất cả các động tác thừa, các độngtác tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động Không những thế còn phải sắp xếp trình tự cácđộng tác hợp lý, xây dựng thành tiêu chuẩn và đào tạo cho công nhân Khi đó, năngsuất lao động tăng cao, giá thành sản phẩm hạ và người lao động thực sự vui thích khilàm việc
Thứ hai, cải thiện điều kiện lao động.
Trang 31Điều kiện lao động như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đếnnăng suất lao động và tâm sinh lý của người lao động Theo nghiên cứu của Đại họccông nghệ Helsinki - Phần Lan, nhiệt độ môi trường tiêu chuẩn của người công nhân là
từ 18 - 31ºC, khoảng hiệu quả nhất là từ 21 – 23ºC Ngoài ngưỡng này, năng suất laođộng giảm xuống Độ ẩm cũng vậy, độ ẩm cao cản trở sự bay hơi của mồ hôi, làm tăngthân nhiệt, là môi trường cho vi khuẩn phát triển, độ ẩm thấp gây khô mũi, nứt nẻ da
Độ ẩm môi trường lý tưởng cho người lao động là 40 – 60%
Thứ ba, kích thích lao động.
Tìm ra nhu cầu thiết yếu của của người lao động sau đó tạo ra các kích thích cólợi giúp tăng năng suất lao động Từ năm 1914, Henry Ford đã thực hiện hai chínhsách: trả công “5 đôla một ngày” và tuần làm việc 40h Hiệu quả từ chất lượng sảnphẩm và năng suất đáng kinh ngạc của công nhân đã chững minh cho luận điểm đúngđắn của ông, vốn bị hoài nghi và chỉ trích rất nhiều
Thứ tư, sự phân công và hợp tác trong lao động.
Nếu ba hướng nghiên cứu trên quan tâm chủ yếu tới cá thể người lao động thìhướng nghiên cứu về sự phân công và hợp tác trong lao động lại chú trọng về mặt tổchức tập thể lao động Chẳng hạn trong công trường xây dựng, có rất nhiều loại côngviệc, từng loại công việc lại được phân chia nhỏ: công tác chính và công tác phụ, côngtác có kỹ thuật cao và công tác có kỹ thuật đơn giản Do đó, mỗi tổ thợ đều có cơ cấuvới nhiều bậc thợ hỗ trợ nhau Ngoài ra, sự hợp tác lao động thể hiện khi một số tổ laođộng cùng phối hợp để tạo ra một sản phẩm: công tác bê tông toàn khối chỉ có thể thựchiện nhờ sự phối hợp đầy đủ của các tổ ván khuôn, cốt thép và bê tông
Thứ năm, nghiên cứu mô hình quản lý thích hợp.
Ở mức tổ chức cao hơn, cần nghiên cứu tìm ra những mô hình quản lý thích hợp.Hình thức tổ chức và quản lý của doanh nghiệp phải đảm bảo gắn kết chặt chẽ ngườilao động với doanh nghiệp đó, chẳng hạn cổ phần hoá Khi người lao động tìm được
Trang 32được chính người lao động giám sát chặt chẽ, từ hiệu quả sử dụng tài nguyên, chấtlượng sản phẩm cũng như bảo vệ môi trường Kim Woo Choong, người sáng lập ratập đoàn Daewoo, là bậc thầy trong việc truyền cảm hứng làm việc tới mức: “nếu cáccông ty khác làm việc từ 9h sáng đến 5h chiều thì nhân viên của chúng tôi làm việc từ5h sáng đến 9h tối kết quả là Daewoo chỉ cần 22 năm để phát triển bằng thành quảtrong suốt 44 năm của công ty khác ” (Nguồn: Internet)
Trang 33CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TẠI XÍ
NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Dệt May Huế
2.1.1 Thông tin khái quát
- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 3300100628
- Vốn điều lệ: 100.000.000.000 VNĐ
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 100.000.000.000 VNĐ
- Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước, phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy,Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Website: www.huegatex.com.vn
- Mã cổ phiếu: HDM
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2.1 Quá trình hình thành
- Công ty Cổ Phần Dệt May Huế (viết tắt là HUEGATEXCO) được thành lập từ
việc Cổ phần hóa Công ty Dệt May Huế, thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.Năm 1979 hiệp định được ký kết giữa hai Nhà nước Việt Nam - Hungary quyết định sẽxây dựng một nhà máy sợi tại Việt Nam Ngày 16/01/1988, Bộ Công Nghiệp (nay là
Bộ Công Thương) ra quyết định thành lập nhà máy sợi Huế Ngày 26/03/1988, nhàmáy được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động Ngày 19/02/1994 thành lậpCông ty Dệt May Huế (tên giao dịch: Hue Garment company, viết tắt: Hutexco) thuộcTổng công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) theo quy định 140/CNN của Bộ CôngNghiệp, do Nhà máy Sợi tiếp nhận thêm nhà Máy Dệt Huế Ngày 26/03/1997, công tyxây dựng thêm nhà Máy Dệt Nhuộm và chính thức khai trương đi vào sản xuất Cuốinăm 1998, quy mô mở rộng thêm một phân xưởng may nên nhà máy này được táchthành hai nhà máy: Nhà máy Dệt Nhuộm và Nhà máy May Nhà máy khi đi vào sản
Trang 34Đài Loan và cả thị trường nội địa Năm 2002, công ty đã lắp thêm 8.000 cọc sợi chonhà máy May với thiết bị hiện đại của Đức, Thụy Sĩ, đầu tư thêm nhà máy sợi với50.000 cọc sợi tại khu công nghiệp Phú Bài Lúc này, Công ty Dệt May Huế có 5 thànhviên với doanh thu hàng năm đạt trên 300 tỷ đồng: Nhà máy sợi, Nhà máy may 1, Nhàmáy dệt nhuộm, Nhà máy dệt khăn, Xí nghiệp cơ điện phụ trợ.
- Căn cứ Quyết định số 169/2004/QĐ-BCN ngày 09/12/2004 và Quyết định số2722/2005/QĐ-BCN ngày 25/08/2005 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp chuyển Công tyDệt may Huế thành Công ty Cổ phần Dệt may Huế, hoạt động theo giấy phép đăng ký
số 3103000140 ngày 17/11/2005 và thay đổi lần thứ ba số 3300100628 ngày17/02/2017 do phòng Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnhThừa Thiên Huế cấp
- Niêm yết trên sàn Upcom ngày 29/12/2009 Ngày giao dịch chính thức21/01/2010 theo Thông báo số 15/TB-SGDCKHN ngày 11/01/2010 của Sở Giao dịchchứng khoán Hà Nội
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016, Công ty đãtiến hành chào bán cổ phần tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng và được cấpgiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 10/11/2016 do phòng Đăng ký kinh doanhDoanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp
- Hiện tại, Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhânlành nghề, tạo ra sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng Công ty đang ápdụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 Bên cạnh đó, Công ty cũng đượcchứng nhận về Trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng maymặc (SA - 8000) của các khách hàng lớn tại Mỹ như: Perry Ellis, Sears, Hansae, Li &Fung, JC Penny, Kohn, Valley View, Regatta có chứng nhận của tổ chức WRAP vàchương trình hợp tác chống khủng bố của Hải Quan Hoa Kỳ và Hiệp hội thương mại(CT-PAT)
Trang 352.1.2.2 Những thành tích tiêu biểu
+ Năm 2019: Cờ thi đua của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Cờ thi đua sản xuấtcủa Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Danh hiệu Doanh nghiệp tiêu biểu vì ngườilao động ngành Dệt May Việt Nam
+ Năm 2018: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng bằng khen đơn vị thi đua xuấtsắc, Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động
+ Năm 2017: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, tiếptục được vinh danh danh hiệu doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động lần thứ tư, Cờthi đua của Tổng Liên đoàn Lao động
+ Năm 2016: Công ty nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, UBNDtỉnh Thừa Thiên Huế tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, tiếp tục được vinh danh danh hiệudoanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động lần thứ ba liên tiếp, Giấy khen của Cục Hảiquan Thừa Thiên Huế, Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động
+ Năm 2015: Công ty được Chính phủ tặng cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đuaxuất sắc, được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, được BộLĐTBXH - Tổng LĐLĐVN và VCCI tiếp tục vinh danh danh hiệu doanh nghiệp tiêubiểu vì Người lao động
+ Năm 2014: Công ty nhận được Cờ thi đua của Bộ Công Thương, Cờ Đơn vịdẫn đầu phong trào thi đua của tỉnh Thừa Thiên Huế, danh hiệu “Vì người lao động”,Danh hiệu “Top 5 Doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện Ngành Dệt May Việt Nam”, VCCItặng bằng khen, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế tặng giấy khen về thành tích xuất sắctrong công tác nộp thuế 2014
+ Năm 2013: Nhận Huân chương Độc lập Hạng Ba, Ông Nguyễn Bá Quang Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty nhận huân chương Lao động Hạng Ba, cờđơn vị đẫn đầu phong trào thi đua xuất sắc của Chính phủ, Giải thưởng Đơn vị sử dụnglao động hài hòa của Tập đoàn Dệt may Việt nam, Bằng khen của của phòng Thương
Trang 36-mại và Công nghiệp Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển cộngđồng Doanh nghiệp Việt Nam.
+ Năm 2012: Cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Chính phủ
+ Năm 2011: Nhận Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam,Bằng khen của Bộ Công Thương, Bằng khen Phòng Thương mại và Công nghiệp ViệtNam
+ Năm 2010: Nhận Cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Chính phủ, Cờ Đơn
vị sản xuất dẫn đầu Khối Doanh nghiệp tỉnh
+ Năm 2009: Nhận Bằng khen của Bộ Công Thương, Bằng khen Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Năm 2008: Nhận Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc của Bộ Công Thương, Bằng khencủa Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế Ông Nguyễn Bá Quang - Chủ tịch Hộiđồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chínhphủ
+ Năm 2003 - 2006: Nhận Cờ thi đua Đơn vị xuất sắc của Tập đoàn Dệt May ViệtNam
+ Nam 1998: Nhận Huân chương Lao động hạng nhất và Cờ thi đua Đơn vị xuấtsắc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam
+ Năm 1995: Nhận Huân chương Lao động hạng nhì
2.1.2.3 Thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Công ty Cổ phần Dệt May Huế là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam
được thành lập ngày 26/3/1988 Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩucác mặt hàng sợi, vải dệt kim và hàng may mặc Công ty có 7 nhà máy thành viên vớihơn 5.600 cán bộ công nhân lao động, doanh thu hàng năm trên 1.800 tỷ đồng Các nhàmáy thành viên của Công ty bao gồm:
+ Nhà máy Sợi: Công ty hoàn thành việc đầu tư, bổ sung nâng cấp thiết bị nângcao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa các mặt hàng tăng khả
Trang 37năng cạnh tranh các thị trường xuất khẩu và nội địa Sản lượng sợi đạt 13.500 tấn/nămchi số bình quân Ne 30.
+ Nhà máy Dệt Nhuộm: Được trang bị đồng bộ các thiết bị dệt kim, nhuộm, hoàntất nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan, với sản lượng dệt kim 1.500 tấn/năm Trongnăm 2017 hoàn thành việc đầu tư bổ sung thiết bị để sản xuất các đơn hàng có sử dụngsợi Spandex đa dạng hóa các năng lực sản xuất, nghiên cứu sản xuất các mặt hàng mới,đảm bảo nguồn hàng FOB phục vụ cho các nhà máy May Trong năm 2018, Công ty đãhoàn thành hệ thống xử lý nước thải, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn cột A
+ Nhà máy May: Với 5 nhà máy may thành viên, được trang bị các máy may hiệnđại nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, với sản phẩm chính là áo T- shirt, Polo- shirt, áoJacket, quần Short, quần áo trẻ em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim
và dệt thoi Sản lượng hàng năm đạt 23 triệu sản phẩm
+ Xí nghiệp Cơ Điện chuyên vận hành chuyển tải trạm điện 110/6 KV, gia công
cơ khí, sửa chữa và xây dựng các công trình phụ cho các nhà máy thành viên Công ty
đã tiến hành đầu tư, tu bổ, nâng cấp trạm biến áp 110KV
- Sản phẩm của Công ty hiện nay đang được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU,Đài Loan, Hàn Quốc (đối với hàng may mặc), Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Bồ Đào Nha, ĐàiLoan, Colombia (đối với sản phẩm sợi) và được bán rộng rãi trên thị trường nội địa.Sản phẩm Công ty nhiều năm được bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, giảithưởng Sao vàng Đất Việt và các giải thưởng khác
- Năm 2019, tổng doanh thu Công ty đạt 1.743 tỷ đồng
2.1.3 Định hướng phát triển
2.1.3.1 Tầm nhìn công ty
Huegatex - Trung tâm Dệt May thời trang của Việt Nam và thế giới, có môitrường thân thiện, sự tăng trưởng bền vững và hiệu quả hàng đầu của ngành Dệt MayViệt Nam
Trang 382.1.3.2 Sứ mệnh của Huegatex
Huegatex cung cấp cho khách hàng và người tiêu dùng những sản phẩm thờitrang đáng tin cậy cùng những dịch vụ chuyên nghiệp, tạo sự tự tin khi đồng hành cùngthương hiệu Huegatex
2.1.3.3 Giá trị cốt lõi Công ty
- Khách hàng là trọng tâm: Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng Khách hàngluôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược
- Trách nhiệm xã hội: Với trách nhiệm của một doanh nghiệp chủ lực, Huegatexhoạt động không chỉ vì mục đích kinh doanh mà còn cam kết đóng góp tích cực vàoviệc nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần phát triển xã hội
- Sáng tạo và chất lượng: Những yếu tố trung tâm của sáng tạo là kỹ năng tạo ramẫu mã phù hợp, lựa chọn chất liệu, cải tiến thiết bị và quy định nhằm đạt được nhữngtiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị trường và người tiêu dùng
- Linh động và hiệu quả: Hệ thống quản trị và sản xuất mang tính linh động caonhằm đáp ứng nhu cầu thời trang của khách hàng Tối đa hóa lợi nhuận trên cở sở sửdụng hợp lý các nguồn lực một cách hiệu quả và trách nhiệm
- Người lao động: Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hếtmình - được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, hiệu quả của cá nhân đóng góp -được quyền tôn vinh lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua
2.1.3.4 Triết lý kinh doanh
- Làm đúng ngay từ đầu
- An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế
- Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội
- Sự thịnh vượng của khách hàng và sự thành công của Huegatex
Slogan: Th ịnh vượng khách hàng - Phồn vinh Công ty - Hài hòa lợi ích
Trang 392.1.3.5.Mục tiêu hoạt động của công ty
Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt độngsản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận tối đa; mở rộng thị trường, tạo việc làm ổnđịnh và cải thiện đời sống cho người lao động; tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng gópngân sách nhà nước và xây dựng Công ty phát triển bền vững
2.1.4 Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý
Trang 402.1.4.1 Cơ cấu bộ máy quản lý
Sơ đồ tổ chức của Công ty
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
đốc
Nhà máy May 4
Trưởng
phòng Thị
trường
May 2 Giám
đốc
Nhà máy May 1 Giám
đốc
Nhà máy May 2 Giám
đốc
Nhà máy May 3
Trưởng
phòng Quản lý chất
lượng
Cửa hàng KD Giới thiệu SP
Trưởng
phòng Thị
trường
May 1 Ban kiểm soát Nội bộ
Trưởng
Phòng Tài Chính Kế toán
Trưởng
Phòng Kỹ thuật
Đầu tư
Giám
đốc
Xí nghiệp
Cơ Điện Trưởng
Phòng Nhân sự
Trưởng
trạm Y tế
Trưởng
Phòng Kinh doanh
GĐĐH
Khối Sợi