Một Số Đặc Điểm Của Đất Vùng Khô Nóng Bình Thuận – Ninh Thuận pdf

9 567 0
Một Số Đặc Điểm Của Đất Vùng Khô Nóng Bình Thuận – Ninh Thuận pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một Số Đặc Điểm Của Đất Vùng Khô Nóng Bình Thuận Ninh Thuận Đặng Xuân Phú 1 , Phạm Văn An 2 Hồ Vương Bính 3 , Phạm Văn Thanh 4 1 Công ty Phát triển Khoáng sản, 183 đường Trường Chinh, Hà Nội 2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội 3 Viện Địa chất Môi trường - Tổng hội Địa chất Việt Nam, 6 Phạm Ngũ Lão, Hà nội. 4 Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, Km số 9 đường Nguyễn Trãi, Hà Nội Tóm tắt: Bình Thuận Ninh Thuậnmột vùng khô hạn có đặc điểm địa hoá cảnh quan độc đáo ở Việt Nam. Ở đây, lớp đất canh tác mỏng, nghèo vật chất hữu cơ, thành phần sét trong đất thấp, thành phần vụn thô chiếm ưu thế. Các nguyên tố kiềm, kiềm-thổ cũng như các nguyên tố vi lượng được giữ lại khá cao và có xu hướng tập trung trong đất. Dựa vào đặc điểm địa hoá của đất và vỏ phong hoá, có thể phân chia và xếp đấtvùng Bình Thuận - Ninh Thuận thành 3 kiểu: 1) Đất vụn thô (Ustisols), 2) Đất sialferit (Xerosols) và 3) Đất sialit kiềm (Yermosols), thuộc nhóm đất khô nóng (Aridisols) theo phân loại của FAO (1975). Tuy đất vùng Bình Thuận Ninh Thuận luôn tiềm ẩn nguy cơ bị thoái hoá trong vùng khí hậu khắc nghiệt, nhưng đấtvùng khô nóng này cũng có thể cải tạo, quy hoạch hợp lý để phát huy những tiềm năng riêng mà các vùng khác ở nước ta không có. Khác với các vùng khác trên lãnh thổ Việt Nam, Bình Thuận - Ninh Thuậnvùng khí hậu khô nóng đặc trưng. Đây cũng là vùng mà môi trường sinh thái thường xuyên bị đe doạ, đất đai khô cằn, các quá trình sa mạc hoá, hiện tượng muối hoá bề mặt xẩy ra ở nhiều nơi, gây nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế và cuộc sống của nhân dân. Cho nên, việc nghiên cứu các đặc điểm địa chất môi trường, sinh thái, đặc biệt là việc đánh giá tài nguyên đất (thổ nhưỡng) vùng khô nóng Bình Thuận - Ninh Thuận có ý nghĩa hết sức quan trọng; đó là cơ sở khoa học cho quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp nhằm phát triển kinh tế bền vững, cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong những năm gần đây, đới khô Thuận Hải (nay thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận) đã được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành và cũng là đối tượng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu [3, 7, 8, 10, 14, 16]. Tuy nhiên, việc phân loại và nghiên cứu đặc điểm các kiểu đất chưa được giải quyết một cách đầy đủ. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi trình bày các đặc điểm cơ bản của các thành tạo đất hình thành trên vỏ phong hoá các đá khác nhau để làm cơ sở cho việc phân loại, đánh giá và định hướng sử dụng tài nguyên đấtvùng khô nóng Bình Thuận - Ninh Thuận. Hiện nay, các nhà nghiên cứu cho rằng đấtmột thể độc lập, là phần trên cùng của vỏ phong hoá, nơi có sự tác động mạnh mẽ của vòng tuần hoàn sinh học, làm thay đổi thành phần, cấu tạo, kiến trúc của vỏ phong hoá ban đầu. Như vậy, đá gốc và kiểu vỏ phong hoá của chúng có vai trò quan trọng, quyết định sự thành tạo và các đặc điểm của đất. Trên cơ sở nghiên cứu lớp thổ nhưỡng phát triển trên vỏ phong hoá các đá khác nhau, có thể thấy rằng đất vùng khô nóng Bình Thuận - Ninh Thuận có những đặc điểm cơ bản khác với các loại đất ở các vùng nhiệt đới ẩm. I. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT CỦA CÁC KIỂU ĐẤT VÙNG BÌNH THUẬN -NINH THUẬN 1. Thành phần độ hạt Đất phát triển trên vỏ phong hoá các đá trong điều kiện khô nóng thường chứa nhiều thành phần vụn thô. Thành phần cát (> 0,0005 mm) chiếm 50-60%, bột (0,005-0,002 mm) thường chiếm 15-20% và sét (<0,002 mm) thường chiếm từ 25 đến 35%. Đặc điểm thành phần độ hạt của lớp đất trên vỏ phong hoá các đá khác nhau được ghi ở Bảng 1. Như vậy, ở vùng Bình Thuận - Ninh Thuận, thành phần vụn thô gồm cát, bột là thành phần cơ bản của đất. Lượng sét trong đất thường thấp, chỉ chiếm 25-35%. 2. Thành phần khoáng vật Thành phần khoáng vật của lớp đất trên vỏ phong hoá các đá trong vùng chủ yếu là các khoáng vật như thạch anh: 40-60%, felspat: 5-20%, các khoáng vật khác đặc trưng gồm kaolinit, hyđromica, monmorilonit, goethit và calcit (xem Bảng 2); ngoài ra còn có các khoáng vật dễ hoà tan như natron, trona và halit. Bảng 1. Thành phần độ hạt của các kiểu đất vùng Bình Thuận - Ninh Thuận Thành phần độ hạt (%) Số thứ tự Đá gốc Ký hiệu kiểu đất > 0, 25 (mm) 0,25-0,005 (mm) 0,005-0,002 (mm) < 0,002 (mm) 1 Granit FD.1 29,60 14,80 21,40 34,20 2 Granit FD.2 22,37 30,43 14,70 32,50 3 Granit FD.3 27,00 21,55 17,75 33,70 4 Anđesit FD.4 26,10 21,50 19,60 32,80 5 Ryođacit FD.5 29,05 28,90 14,30 32,10 6 Ryolit FD.6 28,90 18,60 21,30 31,20 7 Bazan FD.7 24,90 21,90 17,60 35,60 8 Cát bột kết FD.8 28,50 31,60 13,70 26,10 Ghi chú: FD.1: Đất trên vỏ phong hoá (VPH) đá granit phức hệ Định Quán, DF.2: Đất trên VPH đá granit phức hệ Đèo Cả, FD.3: Đất trên VPH đá granit phức hệ Cà Ná, FD.4: Đất trên VPH đá anđesit hệ tầng Đèo Bảo Lộc, FD.5: Đất trên VPH đá ryođacit hệ tầng Nha Trang, FD.6: Đất trên VPH đá ryolit hệ tầng Đơn Dương, FD.7: Đất trên VPH đá bazan hệ tầng Túc Trưng, FD.8: Đất trên VPH cát kết, bột kết hệ tầng La Ngà. Bảng 2. Thành phần khoáng vật của các kiểu đất vùng Bình Thuận - Ninh Thuận Thành phần khoáng vật (%) Số thứ tự Đá gốc Ký hiệu kiểu đất Thạch anh Felspat Kaolinit Hyđromica Monmorilonit Goethit, calcit 1 Granit FD.1 45 20 20 10 - 5 2 Granit FD.2 45 11 16 16 5 3 3 Granit FD.3 50 20 15 10 5 5 4 Anđesit FD.4 45 5 25 20 - 5 5 Ryođacit FD.5 37 27 12 12 10 5 6 Ryođacit FD.6 60 5 10 15 - 10 7 Cát bột kết FD.8 42 10 17 20 5 7 Ghi chú: Xem Bảng 1. Như vậy, từ Bảng 2, có thể thấy rằng thành phần cơ giới của đất chủ yếu là thạch anh, felspat, goethit và calcit (chiếm 55-65%). Các khoáng vật sét trong đất rất thấp, dao động từ 25 đến 35 %, gồm chủ yếu là sét hỗn hợp kaolinit, hyđromica và monmorilonit. 3. Thành phần hoá học Đặc trưng của lớp đất phát triển trên vỏ phong hoá các đá vùng này rất nghèo vật chất hữu cơ (OM), thường dưới 1%, các thành phần vô cơ cũng có những đặc điểm riêng biệt. Trong các kiểu đất trên vỏ phong hoá ở vùng nhiệt đới ẩm, các nguyên tố kiềm, kiềm-thổ như Ca, Mg, Na và K gần như bị rửa trôi hoàn toàn, thì ở vùng khô nóng Bình Thuận - Ninh Thuận, các nguyên tố kiềm và kiềm - thổ thường xuyên có mặt với hàm lượng khá cao trong đất. Đây là yếu tố tác động đến môi trường và các đặc điểm của đất. Đặc điểm thành phần hoá học của các kiểu đất phát triển trên vỏ phong hoá các đá vùng Bình Thuận - Ninh Thuận được thể hiện ở Bảng 3. Bảng 3. Thành phần hoá học các kiểu đất vùng Bình Thuận - Ninh Thuận Thành phần hoá học (%) Số thứ tự Ký hiệu kiểu đất SiO 2 TiO 2 Al 2 O 3 Fe 2 O 3 FeO MnO MgO CaO K 2 O Na 2 O m.k.n Tổng 1 2 3 4 5 6 7 8 FD.1 FD.2 FD.3 FD.4 FD.5 FD.6 FD.7 FD.8 71,54 71,18 71,69 61,35 71,51 72,56 34,54 65,29 0,28 0,31 0,28 0,56 0,51 0,42 3,68 0,80 13,15 12,89 12,98 13,56 10,53 11,69 29,43 16,62 1,72 2,07 2,40 8,80 7,20 4,39 17,84 6,03 0,21 0,37 0,19 0,41 0,23 0,58 2,61 0,43 0,22 0,02 0,06 0,22 0,11 0,06 0,18 0,03 0,43 0,65 0,28 1,57 0,52 0,75 0,35 0,84 1,65 1,20 1,01 0,64 0,77 0,95 0,29 0,36 3,96 4,20 3,58 2,21 2,20 3,10 0,11 2,86 0,59 1,65 0,69 0,76 0,58 0,48 0,20 0,52 5,57 4,53 5,71 9,55 5,24 4,56 10,25 5,48 99,32 99,16 99,34 99,60 99,39 99,65 99,48 99,19 Ghi chú: Xem Bảng 1. II. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÙNG BÌNH THUẬN - NINH THUẬN 1. Các nguyên tố vi lượng trong đất Các nguyên tố vi lượng trong đất vùng Bình Thuận - Ninh Thuận phân bố rất không đồng đều. Hàm lượng của chúng thường dao động trong khoảng rộng. Nhìn chung, Cu chủ yếu dao động trong khoảng 2 - 46 ppm, Pb: 2-58 ppm, Zn: 8-112 ppm và As: 0,6- 12,6 ppm. Hàm lượng trung bình các nguyên tố vi lượng trong đất vùng Binh Thuận- Ninh Thuận được trình bày ở Bảng 4. Các nguyên tố vi lượng trong đất ảnh hưởng rất lớn sự phát triển của cây trồng và môi trường sinh thái. Ngưỡng hàm lượng cho phép trong đất của một số nguyên tố như sau: Cu: 60 ppm, Pb: 30 ppm, Zn: 70 ppm, As: 21 ppm, Hg: 2,1 ppm, F: 200 ppm [3]. Quá hàm lượng trên, cây trồng, vật nuôi cũng như môi trường sống của con người bị ô nhiễm. Nhìn chung, tần suất của các nguyên tố Cu, Pb, Zn, As, Cd, I và Hg đều nằm trong khoảng hàm lượng thích hợp đối với cây trồng. Tuy nhiên, trong điều kiện cảnh quan khô nóng, một số nguyên tố có hàm lượng cao, như Zn: 440-720 ppm (một số nơi ở Phan Rang, Tuy Phong), Pb: 300-600 ppm, As : 26-32 ppm (một số nơi ở sông Lòng Sông), Cu: 220-272 ppm (ở khu vực Nha Mé, Vĩnh Hảo, Tháp Chàm), và F: 300 ppm (Phan Rang), 400ppm (Vĩnh Hảo và khu vực núi Ông Gù có mẫu lên tới 680 ppm). Đây là vấn đề rất đáng quan tâm. Sự tăng cao hàm lượng của các nguyên tố trên trong đất liên quan mật thiết với khu vực phân bố nước khoáng và bị ảnh hưởng của điều kiện khí hậu khô nóng. 2. Đặc điểm môi trường đất Độ pH và Eh là các yếu tố đặc trưng cho môi trường đất. Kết quả nghiên cứu hàng loạt mặt cắt vỏ phong hoá trong toàn vùng cho thấy ở vùng Bình Thuận - Ninh Thuận, độ pH và Eh của đất biến đổi trong phạm vi khá rộng. 1. Độ pH Độ pH đặc trưng cho tính axit - kiềm của môi trường. Trong các kiểu đất vùng khô nóng Bình Thuận Ninh Thuận, pH biến đổi từ 5 đến 11. Đất hình thành trên vỏ phong hoá sialferit và ferosialit thường có độ pH từ 5 đến 7,5. Môi trường này khá thích hợp cho cây trồng. Đất hình thành trên vỏ phong hoá sialit kiềm thường có độ pH từ 7,5 đến 11. Kiểu đất này phân bố ở các thung lũng trước núi và giữa núi. Tại những vùng này phổ biến hiện tượng muối hoá bề mặt, nên thực vật không phát triển được. Nguyên nhân của sự tăng độ pH ở vùng địa hình thấp là do sự tích tụ các nguyên tố kiềm Na, K, Ca và Mg trong nước chứa khí carbonic, đã làm cho nồng độ H + giảm; quá trình này được thể hiện qua các phản ứng (1) và (2). 2Na + + (H + + HCO 3 ) → Na 2 CO 3 + H 2 ↑ (1) Ca ++ + (H + + HCO 3 - ) → CaCO 3 + H 2 ↑ (2) Như vậy, khí hậu khô nóng đã làm gia tăng quá trình bốc hơi và là nguyên nhân chính của quá trình muối hoá và làm tăng độ pH của đất. 2. Độ Eh Độ Eh đặc trưng cho mức độ oxy hoá - khử của môi trường. Đất vùng Bình Thuận Ninh Thuận thường có độ Eh từ 112 mV đến -126 mV. Đất trên vỏ phong hoá sialferit, ferosialit có Eh từ 30 mV đến 126 mV, nhưng thường 30-70 mV. Kiểu đất này đặc trưng cho vùng đồi núi, Đất hình thành trên vỏ phong hoá sialit kiềm có Eh thường rất thấp từ -112 mV đến 30 mV; đất thường đặc trưng bởi môi trường khử mạnh. 3. Phân loại đất, hướng quản lý và quy hoạch sử dụng đất vùng khô nóng Bình Thuận - Ninh Thuận Trên bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam [17], vùng Bình Thuận - Ninh Thuận gồm 2 kiểu đất: 1) “Đất xám bạc màu vùng khô hạn”, và 2) “Đất feralit”, đất vàng đỏ trên các đá magma axit và trung tính. Trên cơ sở nghiên cứu vỏ phong hoá, theo quan điểm địa hoá thổ nhưỡng có thể xếp đất vùng Bình Thuận - Ninh Thuận vào nhóm đất “Aridisols” theo phân loại của FAO, 1975 [4] và có thể chia ra 3 kiểu đất sau: 1. Kiểu đất vụn thô: Ứng với kiểu đất “Ustisols” theo phân loại của FAO, 1975. Kiểu đất này phát triển trên vùng đá gốc lộ tảng và các thành tạo trầm tích biển-gió. Đất vụn thô màu xám vàng, xàm nâu phát triển trên vỏ phong hoá saprolit, đặc trưng cho vùng núi. Kiểu đất này thường rất mỏng, lớp phủ thực bì kém, đất chứa nhiều sản phẩm vật liệu vụn thô, ít sét và vật chất hữu cơ. Kiểu đất này chủ yếu phát triển trên các bề mặt san bằng và theo các khe nứt của đá. Đất có chứa các khoáng vật như hyđromica, kaolinit, monmorilonit và keo sắt có khả năng hấp thụ và trao đổi cation cao, có khả năng giữ ẩm nên thực vật có thể phát triển được. Đối với loại đất này khó có khả năng canh tác. Cho nên, những vùng đất này nên quy hoạch phát triển lâm nghiệp, duy trì và bảo tồn rừng tự nhiên. 2. Kiểu đất sialferit: Phát triển ở vùng đồi núi thấp (ứng với kiểu đất Xerosols theo phân loại của FAO, 1975). Đất sialferit thường có pH từ 6 đến 7, môi trường oxy hoá yếu (Eh: 30-70 mV) phát triển ở địa hình đồi núi thấp, ven chân núi. Đất bị rửa lũa yếu, các nguyên tố kiềm thường xuyên có mặt trong đất. Đất chủ yếu chứa các khoáng vật có khả năng hấp thụ và trao đổi cation cao và có khả năng giữ ẩm như hyđromica, kaolinit, monmorilonit, các keo sắt. Các nguyên tố vi lượng thường nằm trong giới hạn thích hợp cho môi trường. Tuy nhiên, ở một số khu vực một số nguyên tố Pb, Zn, As, F và Cu có xu hướng tăng cao cần phải được quan tâm nghiên cứu. Nói chung, kiểu đất này phân bố ở những vùng khá thuận lợi cho việc cải tạo, tưới tiêu và thích hợp cho việc quy hoạch và phát triển nông nghiệp, cây công nghiệp như nho, bông, thuốc lá, thanh long, hành tỏi, lúa nước… 3. Kiểu đất sialit kiềm: Phát triển ở các thung lũng (ứng với kiểu đất Yermosols theo phân loại của FAO, 1975). Đất sialit kiềm chủ yếu phát triển ở các thung lũng thuộc địa hình thấp. Đặc trưng của kiểu đất này là thường có hiện tượng muối hoá bề mặt, Đất giàu Ca ở dạng kết vón, Na và K ở dạng muối dễ hoà tan nên môi trường đất có kiềm tính cao, không thuận lợi cho cây trồng.Tuy nhiên, kiểu đất này dễ cải tạo [2, 4, 9]. Nếu được tưới tiêu thường xuyên và cải tạo thì loại kiểu đất này có thể thích hợp cho trồng lúa nước và một số loại cây ngắn ngày, cây một vụ và cây chịu mặn. III. KẾT LUẬN 1. Đất vùng khô nóng Bình Thuận - Ninh Thuận thường rất mỏng, lớp phủ thực bì kém, thành phần vụn thô chiếm ưu thế. Đất nghèo sét và vật chất hữu cơ nên không có sự khác biệt lớn giữa đất và vỏ phong hoá. Nhìn chung, các nguyên tố hoá học bị rửa lũa yếu. Các nguyên tố kiềm-thổ có hàm lượng cao trong đất và vỏ phong hoá. Ở những nơi địa hình thấp, mực nước ngầm gần mặt đất, các nguyên tố kiềm và kiềm-thổ theo nước mao dẫn di chuyển lên mặt đất và kết tinh, gây nên hiện tượng muối hoá bề mặt. Đồng thời, với sự tích tụ các nguyên tố kiềm, môi trường đất và nước có xu hướng bị kiềm hoá (pH tăng, Eh giảm). Một số nơi hiện tượng ô nhiễm F, As, Pb và Zn gây khó khăn cho sự phát triển nông nghiệp và môi trường sống của nhân dân. Bảng 4. Một số đặc điểm địa hoá môi trường đất vùng Bình Thuận-Ninh Thuận Môi trường Đặc điểm độ phì của đất Hàm lượng trung bình các nguyên tố vi lượng (ppm) Số th ứ tự Lớp đất trên các loại đá gốc (số mẫu) p H E h N (%) P 2 O 5 (%) K 2 O (%) Chấ t hữu cơ (%) Tổng catio n trao đổi C u P b Zn A s Hg I Cd F B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 vmQ (15) aQ (22) amQ (47) mQ (116 ) Knt (47) Jln (8) γK cn (20) γK đc (36) γKđ q (3 1) 5, 9 6, 5 6, 6 6, 7 6, 1 6, 2 6, 7 6, 6 6, 1 76 48 38 39 50 63 39 41 63 0,0 4 0,0 8 0,0 9 0,0 6 0,0 9 0,1 1 0,0 9 0,0 7 0,0 8 0,03 0,07 0,06 0,05 0,06 0,06 0,05 0,04 0,05 0,0 9 0,5 9 0,5 0 0,2 9 0,5 9 0,8 7 0,3 1 0,3 8 0,4 6 0,26 0,98 1,08 0,80 1,14 1,33 1,25 0,70 0,91 3,43 7,23 7,29 6,37 8,10 6,67 6,39 6,31 4,15 20 61 39 44 42 17 19 24 26 21 28 45 47 46 41 49 55 41 57 11 7 11 3 79 97 29 47 74 98 11 6 8 7 10 17 6 5 11 0,1 0 0,3 5 0,1 5 0,2 4 0,2 0 0,0 5 0,0 8 0,0 8 0,1 2 0,0 7 0,0 8 0,0 7 0,1 2 0,0 9 0,0 2 0,0 9 0,0 6 0,1 2 - - - - 1, 9 1, 7 3, 7 4, 0 3, 0 10 6 22 9 17 4 19 0 11 8 16 0 40 7 22 4 16 9 4 0 3 7 3 1 2 5 2 2 2 0 1 5 3 3 2 4 Ghi chú:1) vmQ: Trầm tích biển-gió; 2) aQ: Trầm tích sông; 3) amQ: Trầm tích sông-biển; 4) mQ: Trầm tích biển; 5) Knt: Ryođacit hệ tầng Nha Trang; 6) Jln:Cát kết, bột kết hệ tầng La Ngà; 7)γKcn: Granit phức hệ Cà Ná; 8) γ K 2 đc: Granit phức hệ Đèo Cả; 9) γ Kđq:Granit phức hệ Định Quán 2. Đất vùng khô nóng Bình Thuận - Ninh Thuận có thể xếp vào nhóm đất Aridisols gồm các kiểu đất Ustisols, Xerosols và Yermosols theo phân loại của FAO, 1975. Tuy nghèo vật chất hữu cơ, nhưng đất chứa nhiều khoáng vật có khả năng trao đổi cation cao như keo sắt, hyđromica, monmorilonit, các muối dễ tan nên có khả năng giữ ẩm tốt, khả năng trao đổi cation cao và dễ cải tạo. Các nguyên tố vi lượng khá dồi dào. Vì vậy, nếu được cải tạo và tưới tiêu thì đất vùng khô nóng Bình Thuận Ninh Thuận sẽ thích hợp với nhiều loại cây trồng. 3. Cần phải đầu tư nghiên cứu đất và vỏ phong hoá vùng khô nóng Bình Thuận Ninh Thuận chi tiết hơn nữa, phân loại đất theo nguyên tắc địa hoá thổ nhưỡng. Đó là căn cứ khoa học nhằm định hướng cho việc phân vùng quy hoạch phát triển nông-lâm nghiệp, duy trì và bảo vệ môi trường sinh thái cho vùng đất cằn cỗi này. VĂN LIỆU 1. Dana J.D., 1961. Manual of mineralogy, New York and London. 2. Donald C.D., 1994. Industrial minerals and rocks. USA. 3. Đỗ Cảnh Dương, 1989. Nghiên cứu đặc điểm địa hoá thổ nhưỡng vùng gò đồi Ninh Thuận. Lưu trữ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận. 4. Fred G. Bell, 1988. Environmental geology. Oxford, London & USA 5. Fridland, 1973. Đất và vỏ phong hoá nhiệt đới ẩm, Nhà xuất bản KHKT, Hà Nội. 6. Hawkes H.E., Webb J.S., 1965. Weathering and soil forming. Geochemistry in mineral exploration, page 74 - 114. New York and London. 7. Hồ Vương Bính (Chủ biên), 1989. Đánh giá triển vọng nước khoáng carbonic và các tích tụ soda tự nhiên vùng Thuận Hải và điểm Đăk Mil (Đăk Lăk) mở rộng khả năng thu hồi và sử dụng chúng. Lưu trữ Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội. 8. Hồ Vương Bính, Lê Văn Hiền và nnk, 1990. Cảnh quan nhiệt đới khô nóng với sự hình thành soda tự nhiên và bentonit kiềm ở Thuận Hải. Địa chất và Khoáng sản, 3 : 105-113. Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội. 9. International Institute for Aerospace Survey and Earth Sciences, 1996. Rock classification and the geological environment. 10. Lê Bá Thảo, 1990. Các đặc điểm địa lý của vùng khô hạn Thuận Hải. Thông tin khoa học địa chất, 1-2, Hà Nội. 11. Lê Văn Hiền, Đỗ Văn Phi, Đặng Xuân Phú, 1990. Đặc điểm địa hoá gali trong laterit bauxit miền Nam Việt Nam. Địa chất và Khoáng sản, 3 : 117-122. Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội. 12. Park C.F., Mac Dlarmid, 1964. Weathering. Ore deposits, page 484, London. 13. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, 1993. Khí hậu Việt Nam. Nxb KHKT, Hà Nội 14. Phạm Văn An và nnk, 1990. Đặc điểm vỏ phong hoá đá giàu kiềm ở đới khô Thuận Hải. Thông tin khoa học địa chất, số 1-2, Hà Nội. 15. Phạm Văn An, Hồ Vương Bính, Đặng Xuân Phú, 2003. Đặc điểm và cơ chế thành tạo bentonit vùng khô nóng Bình Thuận. TC khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, 1 : 27-37, Hà Nội. 16. Phạm Văn Thanh (Chủ biên), 2002. Nghiên cứu đánh giá đặc điểm địa chất môi trường đới khô và bán khô từ Nha Trang đến Bình Thuận. Lưu trữ Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội. 17. Tổng cục Địa chính, 1996. Atlas Việt Nam, Hà Nội. . rằng đất vùng khô nóng Bình Thuận - Ninh Thuận có những đặc điểm cơ bản khác với các loại đất ở các vùng nhiệt đới ẩm. I. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT CỦA CÁC KIỂU ĐẤT VÙNG BÌNH THUẬN -NINH THUẬN. dụng đất vùng khô nóng Bình Thuận - Ninh Thuận Trên bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam [17], vùng Bình Thuận - Ninh Thuận gồm 2 kiểu đất: 1) Đất xám bạc màu vùng khô hạn”, và 2) Đất feralit”, đất vàng. tưới tiêu thì đất vùng khô nóng Bình Thuận – Ninh Thuận sẽ thích hợp với nhiều loại cây trồng. 3. Cần phải đầu tư nghiên cứu đất và vỏ phong hoá vùng khô nóng Bình Thuận – Ninh Thuận chi tiết

Ngày đăng: 25/03/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan