Phânloạiráctạinguồn–
Sự khởiđầucủacôngnghệtái
chế chất thải
Dương Thị Tơ và các cộngsự
Trung tâm Tư vấn, Đào tạo & chuyển giao Côngnghệ môi trường
Sự phát triển mạnh mẽ củacông nghiệp, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng cùng với
đời sống vật chấtcủa người dân không ngừng được nâng cao đang làm cho lượng rác thải
ngày càng tăng lên. Nếu không được xử lý tốt, rác thải sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tại
các nước phát triển, bên cạnh việc vận động và áp dụng các biện pháp, chếtài để giảm
thiểu xả thải rác, các chính phủ đã chú trọng đầu tư cho ngành công nghiệp táichếchất
thải. Nhờ đó, môi trường được cải thiện đồng thời tăng nguyên liệu, sản phẩm cho nền
kinh tế. Song công nghiệp táichếchất thải chỉ phát triển được khi có nguồnrác được
phân loại tốt, vì vậy phânloạiráctạinguồn đã được xác định là giải pháp cần thiết trong
chu trình thu gom và xử lý chất thải nói chung và rác thải sinh hoạt đô thị nói riêng.
1. Quản lý chất thải thông qua phânloạitạinguồn - Kinh nghiệm của một số nước
phát triển.
Ở châu Âu, nhiều quốc gia đã thực hiện quản lý chất thải thông qua phânloạitạinguồn
và xử lý tốt, đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường. Tại các quốc gia như Đan Mạch,
Anh, Hà Lan, Đức việc quản lý chất thải rắn được thực hiện rất chặt chẽ, công tác phân
loại và thu gom rác đã thành nền nếp và người dân chấp hành rất nghiêm quy định này.
Các loạirác thải có thể táichế được như giấy loại, chai lọ thủy tinh, vỏ đồ hộp được thu
gom vào các thùng chứa riêng. Đặc biệt, rác thải nhà bếp có thành phần hữu cơ dễ phân
hủy được yêu cầu phânloại riêng đựng vào các túi có màu sắc theo đúng quy định thu
gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost. Đối với các loạirác bao bì
có thể tái chế, người dân mang đến thùng rác đặt cố định trong khu dân cư, hoặc có thể
gọi điện để bộ phận chuyên trách mang đi nhưng phải thanh toán phí thông qua việc mua
tem dán vào các túi rác này theo trọng lượng.
Đối với chất thải công nghiệp, các công ty đều phải tuân thủ quy định phânloại riêng
từng loạichất thải trong sản xuất và chất thải sinh hoạt của nhà máy để thu gom và xử lý
riêng biệt. Với các sản phẩm sau khi sử dụng sinh ra nhiều rác, chính quyền yêu cầu các
công ty ngay từ giai đoạn thiết kế xây dựng phải dự kiến nơi chứa các sản phẩm thải loại
của mình hoặc trong giá bán sản phẩm đã phải tính đến chi phí thu gom và xử lý lượng
rác thải.
Ở Nhật Bản, trong 37 đạo luật về bảo vệ môi
trường có 7 đạo luật về quản lý và táichếchất thải
rắn. Việc phânloạiráctạinguồn đã được triển
khai từ những năm 1970, tỷ lệ táichếchất thải rắn
ở Nhật đạt rất cao. Hiện nay tại các thành phố của
Nhật chủ yếu sử dụng côngnghệ đốt để xử lý
phần rác khó phân hủy. Các hộ gia đình được yêu cầu phânloạirác thành 3 dòng: Rác
hữu cơ dễ phân hủy để làm phân hữu cơ sinh học được thu gom hàng ngày đưa đến nhà
máy sản xuất phân compost; Rác không cháy được như các loại vỏ chai, hộp sẽ được
đưa đến nhà máy phânloại để tái chế; Loạirác khó táichế hoặc hiệu quả không cao
nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng. Các loạirác này được
yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình tự mang ra
điểm tập kết ráccủa cụm dân cư vào giờ quy định dưới sự giám sát của đại diện cụm dân
cư. Công ty vệ sinh môi trường sẽ gom những túi đựng rác đó và vận chuyển đi. Nếu gia
đình nào phânloạirác không đúng sẽ bị đại diện cụm dân cư nhắc nhở hoặc gửi giấy báo
phạt tiền. Đối với những loạirác có kích thước lớn như tủ lạnh, máy điều hòa, ti vi,
giường, bàn ghế… thải loại phải đăng ký và đúng ngày quy định đem đặt trước cổng, có
xe của bộ phận chuyên trách đến chở đi. Điển hình về phânloạirác triệt để là ở thành phố
Minamata thuộc tỉnh Kumamoto. Ở đây vào những năm 60 - 70 thế kỷ trước đã xảy ra
thảm họa môi trường khủng khiếp: ô nhiễm nước thải công nghiệp đã gây ra cái chết của
trên 13.600 người dân thành phố này. Ngày nay, người dân nơi đây đã có ý thức rất cao
về bảo vệ môi trường, rác thải sinh hoạt đã được người dân phân ra 22 loại khác nhau rất
thuận tiện cho việc tái chế.
Ở Hàn Quốc, quản lý chất thải rắn đô thị có phần tương tự như của Nhật nhưng cách xử
lý hơi khác. Rác hữu cơ nhà bếp một phần được dùng để làm giá thể nuôi trồng nấm thực
phẩm, phần lớn hơn được chôn lấp có kiểm soát để thu hồi khí biogas từ hố chôn lấp
cung cấp cho phát điện, sau khi ráctại hố chôn phân hủy hết tiến hành khai thác mùn bãi
chôn làm phân bón và tái chôn lấp cho chu kỳ sau.
Như vậy, có thể thấy tại các nước phát triển, quá
trình phânloạiráctạinguồn đã diễn ra cách đây
trên 30 năm và đến nay về cơ bản là thành công
tuy ở các mức độ khác nhau. Ở mức độ thấp, việc
tách rác thành hai dòng hữu cơ dễ phân hủy được
thu gom xử lý hàng ngày và các loại khó phân
hủy, có thể táichế hoặc đốt, chôn lấp an toàn
được thu gom hàng tuần. Quá trình táichếrác thực sự diễn ra tại các nhà máy tái chế,
công việc tiếp theo ở đây là dùng thiết bị chuyên dụng, kết hợp lao động thủ công để tiếp
tục phânloạirác thành nhiều dòng riêng biệt, ví dụ đối với vỏ chai thủy tinh đã phải chia
ra 6 loại khác nhau: loại có thể làm sạch và sử dụng lại, loại này lại phải chia ra theo mỗi
màu sắc và kích thước, thường là 3 - 4 loại; loại bị sứt mẻ hay không thể sử dụng lại phải
nghiền nhỏ để làm nguyên liệu nấu thủy tinh.
Ở mức độ thành công cao hơn, rác được tách thành 3 hay nhiều hơn nữa các dòng rác
ngay từ hộ gia đình hoặc ở điểm tập kết trong khu dân cư, nhờ đó công tác táichếrác thải
sẽ đạt hiệu quả cao hơn, tốn ít chi phí hơn, thậm
chí người dân không phải nộp phí xử lý rác cho
chính quyền, mà còn được nhận lại tiền bán phế
liệu cho nhà máy tái chế, tuy số tiền này không
lớn. Người dân thành phố Minamata rất hài lòng
và tự hào vì đã đi đầu về bảo vệ môi trường trong
việc quản lý chất thải rắn. Hiện ở châu Âu đang
vận động phânloạirác thành 9 loại.
Có thể nhận thấy sự thành côngcủa việc sử dụng
lại và táichếchất thải là kết quả của ba yếu tố có liên quan hữu cơ, một là quá trình kiên
trì vận động, tuyên truyền và cưỡng chế người dân thực hiện phânloạiráctại nguồn; hai
là sựđầu tư thỏa đáng của Nhà nước và xã hội vào các cơ sở táichếrác thải để đủ năng
lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, táichế lượng rác đã được phânloại sơ bộ tại nguồn;
ba là trình độ phát triển của xã hội cả về mặt kinh tế, nhận thức, sựđầu tư cơ sở vật chất
đạt ngưỡng cần thiết để thực hiện xử lý táichếphần lớn lượng rác thải ra hàng ngày và
tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải. Thiếu một trong ba yếu tố này thì việc tái chế,
tái sử dụng chất thải khó thành công. Tại Hàn Quốc, quá trình vận động phânloạiráctại
nguồn diễn ra hàng chục năm và chỉ thành công khi hội đủ ba yếu tố trên và khi đó mức
GDP bình quân đầu người đạt trên 7.000 USD/năm.
Tại Đông Nam Á, Singapo đã thành công trong quản lý chất thải rắn trên khía cạnh bảo
vệ môi trường vì Nhà nước chi rất nhiều cho công tác này, nhưng tỷ lệ táichếchất thải
chưa cao. Hiện nay, Chính phủ Singapo đang yêu cầu tăng tỷ lệ táichế để giảm chi ngân
sách cho xử lý chất thải theo côngnghệ đốt và chôn lấp đang thực hiện. Các quốc gia còn
lại đều đang trong quá trình tìm kiếm hoặc mới triển khai mô hình quản lý chất thải rắn,
chưa có bài học thành công nào được ghi nhận. Tại Băng Cốc (Thái Lan), việc phânloại
rác tạinguồn chỉ mới thực hiện được tại một số trường học và vài quận trung tâm, để tách
ra một số loại bao bì dễ tái chế, lượng rác còn lại vẫn đang phải chôn lấp, tuy nhiên được
ép chặt để giảm thể tích và quấn nilông rất kỹ xung quanh mỗi khốirác để giảm bớt ô
nhiễm.
2. Việt Nam, bước khởiđầu thí điểm việc phânloạiráctạinguồn
Theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004, ở nước ta các khu đô thị mặc dù
chỉ chiếm 25% trên tổng số 82 triệu người nhưng phát thải trên 6 triệu tấn, chiếm 50%
lượng chất thải sinh hoạt trong cả nước. Trước đây, việc quản lý rác thải ở các đô thị của
Việt Nam chỉ đơn thuần theo hình thức: thu gom - vận chuyển - xử lý bằng chôn lấp tại
các bãi chôn lấp rác thải. Những năm gần đây, ở một số địa phương chu trình quản lý này
đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực ở công đoạn cuối, đó là rác thải sinh hoạt
đô thị đã được tập trung và xử lý trong nhà máy xử lý rác. Tuy nhiên, số lượng các nhà
máy này trong cả nước không nhiều, hiện chỉ vài địa phương có nhà máy xử lý một phần
rác đô thị, còn lại hầu hết vẫn phải xử lý theo hình thức chôn lấp. Rác thải không được
phân loạitạinguồn đã gây khó khăn trong khâu xử lý không những ở các nhà máy mà
còn đối với cả hình thức chôn lấp. Mặt khác, chính vì không được phânloại nên khả năng
tận dụng để tái chế, tận thu nguồn nguyên liệu từ rác cũng bị hạn chế và trên hết là nguy
cơ ô nhiễm môi trường là điều khó tránh khỏi.
Vài năm gần đây một số địa phương đã bước đầu thí điểm việc phânloạiráctại nguồn.
Tại Hà Nội, chương trình thí điểm phânloạirác đã được triển khai thí điểm tại phường
Phan Chu Trinh từ năm 2002. Các hộ gia đình trong phường được hướng dẫn cách phân
loại rác thành hai túi, một loại có thể làm phân compost và loại còn lại, được phát túi
nilông hai màu để phânloạiráctại nhà. Tuy nhiên, hiệu quả của chương trình chưa cao,
khi dự án kết thúc thì quá trình phânloại cũng chấm dứt. Từ tháng 3/2007, với sự hỗ trợ
từ phía Chính phủ Nhật Bản thông qua tổ chức JICA, thành phố Hà Nội đã tiến hành triển
khai dự án phân loạiráctạinguồn áp dụng đối với 4 quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba
Đình và Đống Đa. Các hộ gia đình trên địa bàn 4 quận sẽ được tuyên truyền nâng cao
nhận thức về tác dụng củatáichếrác thải và sự cần thiết phânloạiráctại nhà. Tại thành
phố Hồ Chí Minh, Dự án “Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn với côngnghệ
phân loạiráctạinguồn ở quận 5 - VNM 5-20” trong Chương trình ASIA URBS với sựtài
trợ của Ủy ban châu Âu đã được triển khai từ năm 2004 và kết thúc vào tháng 9/2006.
Mục tiêu của dự án là quản lý rác thải bằng cách tiếp cận và giải quyết trên cả ba mặt
kinh tế - kỹ thuật, môi trường và xã hội góp phần quan trọng vào việc giải quyết tình
trạng ô nhiễm môi trường bức thiết trên địa bàn quận 5 - một trong những quận trung tâm
có mật độ dân cư rất cao. Gần đây nhất, tại Long An, thị xã Long An đang triển khai
chương trình thí điểm phân loạiráctạinguồn dưới sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu. Dự
án sẽ cung cấp túi nilông cùng thùng đựng rác 2 màu để hỗ trợ người dân tiến hành phân
loại rác dễ phân hủy và rác có thể táichế ngay tại các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp,
trường học, cơ sở dịch vụ
Đây là các dấu hiệu đáng mừng,
một mặt chúng ta hy vọng các
dự án này thành công, nhưng
mặt khác phải nhìn nhận các dự
án này do các tổ chức quốc tế tài
trợ chỉ đóng vai trò phát động,
kích hoạt phong trào tái chế, tái
sử dụng rác và thúc đẩy phân
loại ráctạinguồn để táichếrác
đạt kết quả tốt. Phong trào chỉ
thực sự thành công khi chính các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà
khoa học và mọi người dân Việt Nam có chuyển biến về nhận thức và sẵn sàng tham gia
hành động phân loại, táichếrác thải. Điều này chỉ đạt được khi đã gần hội đủ ba yếu tố
như đã nêu trên.
Về điều kiện khách quan và chủ quan, Việt Nam không thể chờ đến khi đạt mức GDP
trên 7.000 USD/người/năm mới bắt đầu tổ chức táichếrác và tiến hành phân loạiráctại
nguồn. Từ các kinh nghiệm học tập được của các nước, cũng như những bất cập của các
thí điểm trong nước có thể chủ động thiết kế lộ trình phát triển cuộc vận động táisử dụng,
tái chế và phânloạiráctạinguồn ở nước ta theo hai điểm xuất phát sau:
Với các khu vực dân cư phát triển về nhận thức xã hội và có mức sống tương đối cao (các
phường, quận trung tâm của các thành phố lớn), cần song song đầu tư các cơ sở táichế
rác có đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, táichế toàn bộ lượng rác thải được
phân loại sơ bộ từ nguồn được đưa đến hàng ngày, thanh toán phí xử lý hợp lý, đồng thời
ban hành các chính sách khuyến khích, bắt buộc người dân phânloạiráctại nguồn,
khuyến khích sử dụng các sản phẩm táichế từ rác. Phải bảo đảm cho các cơ sở táichếrác
có thể tự cân đối về mặt kinh tế để tồn tại và phát triển ổn định.
Với các khu vực còn lại, Nhà nước với vai trò “bà đỡ” của một phong trào lớn có ý nghĩa
quan trọng đến sự phát triển bền vững đất nước sẽ chủ động giảm đầu tư các khu chôn lấp
rác, thay vào đó là đầu tư các nhà máy xử lý rác có dây chuyền tách lọc và táichếrác thải
chưa phânloạitạinguồn tạo thành các sản phẩm mới (dù chất lượng còn hạn chế do
nguyên liệu đầu vào chưa tốt). Loạicôngnghệ cho nhà máy này đã xuất hiện trong nước,
khi các nhà máy này được đầu tư và đi vào hoạt động, số lượng rác chôn lấp sẽ giảm
mạnh, tác động tích cực đến môi trường, tạo thêm việc làm cho xã hội. Đồng thời với
việc đầu tư cho các nhà máy tái chế, cần tăng cường vận động và cưỡng chế mọi cơ quan,
gia đình và từng người dân tham gia phânloạiráctại nguồn. Khi đó, rác tập kết đến nhà
máy xử lý sẽ được phânloại và chất lượng sản phẩm táichế sẽ tốt. Các nhà máy này có
cơ hội phát triển, hoàn thiện côngnghệ thiết bị.
. Phân loại rác tại nguồn – Sự khởi đầu của công nghệ tái chế chất th i Dương Th Tơ và các cộng sự Trung tâm Tư vấn, Đào tạo & chuyển giao Công nghệ môi trường Sự phát triển mạnh mẽ của. đi đầu về bảo vệ môi trường trong việc quản lý chất th i rắn. Hiện ở châu Âu đang vận động phân loại rác th nh 9 loại. Có th nhận th y sự th nh công của việc sử dụng lại và tái chế chất th i. tái chế rác th i để đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lượng rác đã được phân loại sơ bộ tại nguồn; ba là trình độ phát triển của xã hội cả về mặt kinh tế, nhận th c, sự đầu