Phố chùaLáng-HàNội
Phố chùaLáng-HàNội
Chùa Láng, tên chữ Chiêu Thiền Tự xây dựng từ thế kỷ XII
đời vua Lý Thần Tông trên đất làng Yên Lãng (tục gọi làng
Láng) bên bờ sông Tô Lịch, trước thuộc huyện Thanh Trì,
sau thuộc huyện Từ Liêm nay là phường Láng, quận Đống
Đa.
Chùa Láng toạ lạc trên một khu đất rộng, cây cối um tùm,
xưa được gọi là "đệ nhất tùng lâm" (rừng thông đẹp nhất) của
Thăng Long. Đây là nơi tu hành của Từ Đạo Hạnh - nhà sư
nổi tiếng thời Lý. Chùa lập ngay trên nền nhà cũ của cha mẹ
ông. Tục truyền, khi Từ Đạo Hạnh đắc đạo, hoá kiếp ở chùa
Thầy, đầu thai làm con trai Sùng Hiền Hầu, em vua Lý Nhân
Tông. Nhà vua không có con nên lập cháu con người em làm
thái tử và trở thành vua Lý Phần Tông, kiếp sau của Từ Đạo
Hạnh.
Cùng với giá trị lịch sử, di tích chùaLáng còn nổi tiếng bởi
quy mô kiến trúc bề thế lộng lẫy với ba lớp tam quan, đường
gạch lớn; giữa sân rộng là nhà bát giác, kiến trúc độc đáo.
Liền sau xây dựng nhà tiền đường, trung đờng, thiên hương,
thượng điện. Hai bên thượng điện lại dựng hai dãy hành lang,
phía sau dành xây nhà treo chuông, nhà khách, khu nhà tổ,
nhà mẫu.
Trong chùa có nhiều đồ thờ cổ như khám rồng thế kỷ XVII,
hai bộ kiệu thế kỷ XVIII, 13 tấm bia ghi sự tích và các lần
trùng tu chùa, trong đó có tấm bia niên hiệu Thịnh Đức tứ
niên (1656) rất giá trị. Chùa có 198 pho tượng, trong đó có
tượng vua Lý Thần Tông, đặc biệt nhất là pho tượng Từ Đạo
Hạnh đan bằng mây phủ sơn son bên ngoài. Trước đây, chùa
còn có cuốn sách đồng của vua Lý thường dùng để tụng
niệm.
Hội chùaLáng diễn ra vào ngày 7-3 âm lịch, trước đây có tục
rước kiệu lội qua sông Tô lên làng Dịch Vọng Tiễn để thăm
mẹ Từ Đạo Hạnh được thờ ở chùa Hoa Lăng.
Chùa Láng-nơi hội tụ nhiều giá trị đặc sắc - là di tích cổ
sáng giá bậc nhất của Thủ đô ta. Vào tháng 7-2001, tại kỳ
họp thứ 5 HĐND thành phố khoá 12 đã ra nghị quyết đặt
đoạn đường từ phố Nguyễn Chí Thanh qua chùaLáng đến
đường Láng dài 1000m rộng 5m là phốChùa Láng.
. Phố chùa Láng - Hà Nội Phố chùa Láng - Hà Nội Chùa Láng, tên chữ Chiêu Thiền Tự xây dựng từ thế kỷ XII đời vua Lý Thần Tông trên đất làng Yên Lãng (tục gọi làng Láng) bên bờ. niệm. Hội chùa Láng diễn ra vào ngày 7-3 âm lịch, trước đây có tục rước kiệu lội qua sông Tô lên làng Dịch Vọng Tiễn để thăm mẹ Từ Đạo Hạnh được thờ ở chùa Hoa Lăng. Chùa Láng - nơi hội. đặc sắc - là di tích cổ sáng giá bậc nhất của Thủ đô ta. Vào tháng 7-2 001, tại kỳ họp thứ 5 HĐND thành phố khoá 12 đã ra nghị quyết đặt đoạn đường từ phố Nguyễn Chí Thanh qua chùa Láng đến