I. Mục tiêu: Mục tiêu của bài mở đầu là: - Giúp cho sinh viên hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu bệnh cây rừng, tại sao phải nghiên cứu chúng? - Mỗi sinh viên phải nắm được nhiệm vụ của môn học là gì? - Mỗi sinh viên phải biết được lịch sử phát triển của môn học bệnh cây rừng từ trước tới nay ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. - Phải biết được mối quan hệ giữa môn học bệnh cây rừng với các môn khoa học khác.
Bệnh cây rừng (Forest phytopathology) Tổng số 45 tiết: - 30 tiết lý thuyết - 15 tiết thực hành Bài mở đầu ( tiết) I. Mục tiêu: Mục tiêu của bài mở đầu là: - Giúp cho sinh viên hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu bệnh cây rừng, tại sao phải nghiên cứu chúng? - Mỗi sinh viên phải nắm được nhiệm vụ của môn học là gì? - Mỗi sinh viên phải biết được lịch sử phát triển của môn học bệnh cây rừng từ trước tới nay ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. - Phải biết được mối quan hệ giữa môn học bệnh cây rừng với các môn khoa học khác. II. Nội dung chính: 1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu bệnh cây rừng: - Bệnh cây rừng là một loại tác hại tự nhiên vô cùng phổ biến. ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, hàng năm bệnh cây rừng gây ra những tổn thất rất lớn cho nền kinh tế. Không những thế, chúng còn gây ra những ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. - Ví dụ: * ở Việt Nam: Bệnh khô cành bạch đàn đã làm cho cây bị khô: - ở Đồng Nai: 11.000 ha - ở Thừa Thiên Huế: 500 ha - ở Quảng Trị: Trên 50 ha 1 Bệnh khô xám lá thông, bệnh rơm lá thông, bệnh vàng lá sa mu, bệnh khô héo trẩu, bệnh chổi sể tre luồng, bệnh tua mực quế, đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sản xuất lâm nghiệp ở nước ta. * Trên thế giới: + ở Mỹ: Theo tạp chí "Chủ lâm trường"-1975, hàng năm ở Mỹ sâu bệnh hại gây ra tổn thất cho cây rừng vượt quá 28 triệu mét khối. Bệnh gỉ sắt thông đã làm tổn thất hàng năm một lượng gỗ là 6,8 triệu mét khối. + Tại Nhật: Hơn 10 năm lại đây bệnh tuyến trùng cây thông ở Nhật đã lây lan ra cả nước, hàng năm gây tổn thất 2 triệu mét khối gỗ. + Từ những năm của thập kỷ 70, bệnh loét thân cây du đã gây thành dịch ở các thành phố lớn các nước châu Âu như Anh, Pháp, Hà Lan, Đức, Bỉ, Italy làm cho cây dọc đường bị chết hàng loạt. - Do tính chất ẩn náu của vật gây bệnh nên con người thường coi nhẹ những tổn thất. Thực ra những tổn thất do bệnh gây ra còn gấp nhiều lần những tác hại tự nhiên khác. Theo tài liệu thống kê của Cục Lâm vụ nước Mỹ năm 1952, trong những thiệt hại tự nhiên, giá trị tổn thất do: . Bệnh cây rừng gây ra chiếm: 45% . Sâu hại: 20% . Cháy rừng: 17% . Động vật + khí hậu: 18% - Một số nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc, trong các cơ quan nhà nước đều có cơ quan chuyên môn về phòng trừ sâu bệnh hại rừng. 2. Nhiệm vụ của môn học - Nhiệm vụ của khoa học bệnh cây rừng là nghiên cứu các nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và những ảnh hưởng của môi trường đến sự phát sinh, phát triển của bệnh trên các loài cây dùng trong lâm nghiệp bao gồm cây gỗ, cây bụi, cây nông lâm kết hợp, trong hệ sinh thái rừng. Từ đó đề ra cơ sở lý luận cũng như các biện pháp phòng trừ bệnh cây rừng. 2 - Ngoài ra bệnh hại và biện pháp phòng trừ bệnh các loài cây ở vườn ươm, cây che bóng dọc đường, cây lục hóa, cây cảnh và các sản phẩm chủ yếu của rừng cũng thuộc phạm trù nghiên cứu của khoa học bệnh cây rừng. 3. Lịch sử phát triển của môn học: * Trên thế giới: - Khoa học vè bệnh cây rừng hay bệnh lý học cây rừng (Forest phytopathology) mới hình thành từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. - Khoa học bệnh cây rừng được phát triển trên cơ sở của khoa học bệnh cây và là một phân nhánh của khoa học bệnh cây. - Lịch sử phát triển của môn học: 4 thời kỳ. + Thời kỳ mê tín: Từ cổ đại đến giữa thế kỷ 19. Thời kỳ này bệnh cây chưa thực sự trở thành môn khoa học. Con người chưa thực sự hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Mặt khác do hệ ý thức duy tâm đang còn khống chế, con người cho rằng mọi nguyên nhân gây ra bệnh cây đều do thần linh gây ra. Vì vậy sinh ra thuật cầu cúng để mong thoát khỏi tai họa. + Thời kỳ xác nhận bản chất vật gây bệnh: Từ giữa thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 19. Thời kỳ này đã xác lập cơ sở của khoa học bệnh cây, nó có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ lịch sử phát triển về sau này và mở ra một đường hướng rộng lớn cho sự phát triển nhanh chóng của khoa học bệnh cây. Trong thời kỳ này, các nhà khoa học bệnh cây đã xác định bệnh cây là do nấm gây ra. Tiêu biểu là nhà bác học Đức Anton Đơ Bari (1831-1888), nhà bác học Nga Voronin M.S. (1838-1903). Đáng chú ý là công lao của Robert Hartig (người Đức) là người phát hiện ra sợi nấm trong gỗ và mối quan hệ giữa sự hình thành thể quả nấm đến hiện tượng mục gỗ. Ông là người đầu tiên viết cuốn "Bệnh cây rừng". + Thời kỳ phát triển tương đối toàn diện: Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Thời kỳ này ngoài việc phát hiện nấm là vật gây bệnh cây, các nhà khoa học còn phát hiện virus, vi khuẩn. Các vấn đề về sinh thái bệnh cây, miễn dịch cây trồng, hóa học bảo vệ cây trồng đã được nghiên cứu đến và giải quyết được những nhu cầu cơ bản của sản xuất đương thời. 3 + Thời kỳ cận đại: Từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Đây là thời kỳ phát triển cao độ của khoa học bệnh cây rừng, là thời kỳ vận dụng khoa học duy vật biện chứng trong việc nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh, các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của vật gây bệnh và tìm biện pháp phòng trừ có hiệu quả nhất. . áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM). . Phân loại bệnh. . Điều tra dự tính dụ báo bệnh hại. * ở Việt Nam: - Khoa học bệnh cây rừng ở nước ta bắt đầu muộn hơn, có điều kiện phát triển từ những năm đầu của thập kỷ 60. - Từ những năm 1963 việc điều tra những tổn thất và các chủng loại nấm mục gỗ và cây đứng đã được tiến hành khá toàn diện. - Cho tới nay có thể biết đến gần 1000 loài nấm gây bệnh cho trên 100 loài cây rừng. - Các cơ quan về lâm nghiệp đã có các bộ phận chuyên trách về phòng trừ sâu bệnh như Viện khoa học lâm nghiệp, Viện điều tra quy hoạch rừng, các trung tâm bảo vệ rừng, Cục kiểm lâm, 4. Mối quan hệ với các môn học khác Việc nghiên cứu bệnh cây rừng dựa trên cơ sở của những kiến thức các môn khoa học khác như: sinh học, sinh lý thực vật, gỗ, lâm sinh học, di truyền, chọn giống, thống kê toán học, kỹ thuật hiển vi, 4 CHƯƠNG I Những khái niệm cơ bản về bệnh cây rừng Tổng số tiết: - tiết lý thuyết - tiết thực hành I. Mục tiêu: Chương này sẽ giúp cho sinh viên hiểu được: - Bệnh cây rừng là gì? - Những biến đổi trong cây bệnh và tác hại của quá trình bệnh lý? - Các loại triệu chứng bệnh điển hình của cây rừng. - Biết cách chẩn đoán bệnh cây theo các phương pháp khác nhau. - Biết phân loại bệnh cây. II. Nội dung: 1. Định nghĩa về bệnh cây rừng Tùy theo quan điểm của từng thời kỳ mà có các khái niệm khác nhau. - Thời kỳ xưa: Bệnh cây rừng là trạng thái đau khổ của vật hữu cơ. - Ngày nay: Thực vật nói chung và cây rừng nói riêng là những sinh vật có khả năng thích ứng nhất định với những biến động của môi trường bên ngoài hoặc những kích thích của những sinh vật khác. Nếu cây rừng thích ứng được thì sẽ sinh trưởng và phát triển bình thường. Nhưng khi những biến động và kích thích đó vượt quá phạm vi thích ứng của nó thì những hoạt động sinh lý bình thường sẽ bị đảo lộn, bị phá hoại, ảnh hưởng không có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, thậm chí còn làm cho cây bị chết và gây ra những tổn thất cho kinh tế và sinh thái. Chúng ta gọi hiện tượng không bình thường đó là bệnh cây (Phytopathology). - Khái niệm vệ bệnh cây rừng bao gồm cả hai mặt: 5 Môi trường Sinh lý đảo lộn → Giải phẫu tế bào bị thay đổi → Thay đổi hình thái bên ngoài Sinh vật khác Vật gây bệnh . Sinh thái: Sự sinh trưởng, phát triển và sự sống bình thường của bản thân cây rừng bị uy hiếp. . Kinh tế: lợi ích kinh tế của con người bị tổn thất. - Chú ý: Bệnh cây phải: . Có một quá trình bệnh lý. . Phải gây ra tác hại về sinh thái và kinh tế. - Ví dụ: . Bướu rễ: do nấm cộng sinh (thông) → có lợi . Bướu rễ: do tuyến trùng → có hại. Ngoài ra cần phân biệt với những hiện tượng thay đổi khác như cây bị chặt, bị sâu hại hoặc động vật gặm vỏ cây, cây bị chết nhưng không có một quá trình nào cả thì đó chỉ là tổn thương chứ không phải bệnh cây. Hoặc những thay đổi có lợi cho kinh tế như khi kinh doanh cây cảnh người ta tiêm một loại virus để làm nhỏ cây cũng không gọi là bệnh cây. - Trong hệ sinh thái rừng, những nhân tố gây bệnh trực tiếp được gọi là nguyên nhân gây bệnh, còn các nhân tố gián tiếp khác gọi là nhân tố môi trường (bao gồm cả sinh vật và phi sinh vật). - Nguyên nhân gây bệnh cây rừng cũng thường bao gồm hai loại: sinh vật và phi sinh vật. + Nguyên nhân sinh vật: Là chỉ những sinh vật ký sinh lấy cây rừng làm đối tượng hút thức ăn và được gọi là vật gây bệnh (Pathogen), chúng bao gồm các loài chủ yếu như: Nấm (Fungi). Vi khuẩn (Bacterium). Virus Tuyến trùng (Giun tròn, Nematodes). Cây ký sinh (Angiospermae). Tảo (Algae). Nhện (Eriophyes) Những bệnh do sinh vật gây ra đều có thể lây lan, truyền nhiễm cho nên thường được gọi là bệnh truyền nhiễm hay bệnh xâm nhiễm (infection diseases). 6 + Nguyên nhân phi sinh vật: Bao gồm một loạt các nhân tố không thích nghi cho đời sống bình thường của cây rừng như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, chất dinh dưỡng, không khí, . Thiếu nước thường gây khô héo. . Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều gây ra những tổn thương. . Thiếu phân và nguyên tố vi lượng thường gây ra các hiện tượng thiếu chất. Khác với các bệnh truyền nhiễm, chúng không có khả năng lây lan, cho nên được gọi là bệnh không truyền nhiễm, hay bệnh phi xâm nhiễm (noninfection diseases), có khi còn gọi là bệnh sinh lý (physiological diseases). Đặc tính chống chịu hoặc tính nhạy cảm bệnh của các loài cây đối với các điều kiện bất lợi đều không như nhau. - Những cây bị bệnh cây được gọi là cây bệnh (disease plant). - Những cây bị vật gây bệnh gây ra gọi là cây chủ (plant host). 2. Những biến đổi trong cây bệnh và tác hại của quá trình bệnh lý Tùy theo mức độ sau khi bị bệnh, cây có những biến đổi, trước hết là những biến đổi về sinh lý như hô hấp tăng lên, hoạt động của enzym peroxydaza tăng lên, sự tổng hợp AND tăng lên, sự trao đổi chất dinh dưỡng và nước bị ảnh hưởng, sau đó là sự thay đổi về giải phẫu và hình thái như mô tế bào bị chết, bề ngoài có các đốm màu, đốm thối, loét, bướu, Sự biến đổi về sinh lý thường được biểu hiện mấy mặt như sau: 2.1. Biến đổi tính chất lý hóa của tế bào 2.1.1. Biến đổi tính chất thẩm thấu của màng nguyên sinh - Độ thẩm thấu của màng nguyên sinh chất tế bào tăng lên. - Các chất vô cơ từ trong tế bào thoát ra ngoài hòa nhập với dòng nước thoát hơi mà phá hủy áp lực thẩm thấu và tính trương của tế bào thực vật. - Ví dụ: Nấm Fusarium spp. tiết ra axit fusaric làm thay đổi độ thẩm thấu của chất nguyên sinh trong tế bào nên các ion kim loại K + , Ca ++ , các axit amin, axit glutamic thoát ra ngoài mặt lá cây tăng lên gấp nhiều lần để nấm tận dụng làm thức ăn. 7 - Cũng có một số trường hợp khi cây bị bệnh, độ thẩm thấu lại giảm xuống. Hiện tượng này có liên quan đến phản ứng của những cây có tính chống chịu cao. 2.1.2. Biến đổi độ nhớt của nguyên sinh chất - Do tác động của vật gây bệnh, độ nhớt keo của chất nguyên sinh trong tế bào cây chủ bị giảm sút. 2.1.3. Biến đổi số lượng và kích thước của ty thể, nhân tế bào - Nhiều bệnh do virus gây ra thường làm cho số lượng ty thể (mitochondri) bị thay đổi rất nhiều. Ví dụ: Bệnh khảm lá làm cho số lượng ty thể bình quân tăng 35%, - Nhân tế bào: kích thước nhân tế bào giảm đi. Ví dụ: Bệnh rụng lá thông, do nhiễm sắc thể trong nhân bị nén chặt lại nên thể tích của nhân giảm đi. Sự thay đổi nhân tế bào và ty thể sẽ dẫn tới làm liệt quá trình tổng hợp protein và trao đổi năng lượng trong tế bào. 2.2. Biến đổi cường độ quang hợp - Khi cây bị bệnh, cường độ quang hợp giảm đi. - Nguyên nhân: + Diện tích quang hợp bị giảm do các đốm bệnh hoặc lá bị phủ bởi bồ hóng hoặc bột phấn trắng do nấm gây nên. + Khi cây bị bệnh hàm lượng diệp lục giảm xuống. Sự giảm sút chất diệp lục là do nấm tiết ra enzym clorofilaza, proteaza. - Ví dụ: Bệnh thối khoai tây cường độ quang hợp giảm đi 40% do hàm lượng diệp lục giảm từ 24-36% 2.3. Biến đổi cường độ hô hấp - Khi cây bị bệnh, lúc đầu cường độ hô hấp tăng lên rõ rệt để đề kháng → phản ứng bảo vệ. - Sau khi các mô tế bào bị phá hủy thì cường độ hô hấp giảm đi. 8 - Một số trường hợp cây bị bệnh có cường độ hô hấp giảm xuống như bệnh bồ hóng, bệnh phấn trắng. 2.4. Biến đổi các chất khoáng, gluxit và nitơ trong quá trình trao đổi chất 2.4.1. Biến đổi về nitơ: Khi cây bị bệnh nói chung hàm lượng nitơ tổng số giảm xuống rõ rệt do: - Quá trình dị hóa xảy ra nhanh và mạnh hơn cây bình thường. - Hoạt động của enzym proteaza của vật gây bệnh, protein tạo ra tạm thời một số lượng axit amin nhiều lên hoặc phân giải thành một số lượng amoniac. - Cũng có trường hợp khi cây bị bệnh, chất lượng nitơ cũng bị thay đổi mà làm thay đổi thành phần axit amin. 2.4.2. Biến đổi về Gluxit: - Khi cây bị bệnh, tổng số đường trong cây lên xuống thất thường nhưng cuối cùng cũng bị giảm xuống rõ rệt. - Tỷ lệ các dạng đường cũng thay đổi. Lượng đường đơn (Glucoza, Fructoza) có thể tăng lên nhất thời là do các enzym của vật gây bệnh phân giải đường đa (Xacaroza, Mantoza, Lactoza) thành đường đơn. - Ngoài ra, bệnh cây còn phá vỡ sự vận chuyển, phân phối và điều chỉnh các chất Nitơ, Gluxit. Thường các chất này tập trung quanh vết bệnh. 2.4.3. Biến đổi quá trình trao đổi khoáng Khi cây bị bệnh, quá trình trao đổi chất khoáng cũng bị phá vỡ. Đó là do vật gây bệnh làm thay đổi tác dụng thẩm thấu của tế bào, tính chọn lọc của màng tế bào bị rối loạn, một số chất khoáng nào đó được tăng lên hoặc giảm xuống. 2.5. Biến đổi sự cân bằng nước - Cây khoẻ, nước trong cây ở trạng thái cân bằng. - Khi cây bị bệnh, cân bằng nước trong cây chủ bị đảo lộn. Nói chung khi cây bị bệnh, cường độ thoát hơn nước tăng lên, làm các cây bị bệnh khô héo. - Một số cây bị bệnh mạch dẫn: hiện tượng thoát hơi nước giảm xuống rất nhanh do mạch bị tắc vì bị phá hủy. 9 3. Triệu chứng của bệnh cây rừng - Sau khi bịnh bệnh và trải qua một loạt những biến đổi về sinh lý và giải phẫu, cây bệnh thể hiện những đặc điểm hình thái khác nhau, những đặc trưng hình thái này được gọi là triệu chứng (symptoms). - Giai đoạn cuối vật gây bệnh ở một số bệnh có hình thành các cơ quan sinh sản. Những cơ quan sinh sản hình thành trên tổ chức bị bệnh được gọi là bệnh trạng hay dấu hiệu bệnh (signs). Có những bệnh chỉ có triệu chứng mà không có dấu hiệu bệnh như bệnh do virus gây ra. Có những bệnh thể hiện dấu hiệu bệnh mà không thể hiện triệu chứng rõ rệt như bệnh phấn trắng, bệnh bồ hóng. Vì vậy chúng ta thường gọi chung là triệu chứng. Ta có thể chia triệu chứng bệnh ra làm ba loại chủ yếu: - Loại tăng sinh trưởng: Phần bị bệnh biểu hiện tăng thêm số lượng và thể tích tế bào. Loại này thường có các bệnh bướu và chổi sể. - Loại giảm sinh trưởng: Bệnh biểu hiện giảm nhỏ thể tích và số lượng tế bào phát triển không đầy đủ. Loại này thường có các bệnh nhỏ lá, lùn cây, vàng lá. - Loại chết thối: Mô và tế bào cây bị chết. Chúng thường có các bệnh đốm và loét thân cành. Bệnh cây, thường dựa vào đặc điểm triệu chứng để phân loại và đặt tên bệnh. Các triệu chứng bệnh cây rừng có thể được chia ra mấy loại sau: 3.1. Loại bệnh phấn trắng (powdery mildew): Bệnh phấn trắng do nấm phấn trắng gây ra. Trên bộ phận bị bệnh hình thành lớp bột hình tròn, màu trắng, lan ra cả lá ở cả hai mặt của lá. Ví dụ: Bệnh phấn trắng keo, phấn trắng dẻ, phấn trắng cao su, thừng mực, 3.2. Loại bệnh gỉ sắt (rust): Bệnh gỉ sắt do nấm gỉ sắt gây ra. Thường ở phần bị bệnh có phủ lớp bột màu vàng hoặc dạng sợi, hoặc dạng bọt, hoặc dạng u bướu. Ví dụ: bệnh gỉ sắt tếch, tre, thông và nhiều cây nông nghiệp như lúa, cà phê, sắn dây, 3.3. Loại bệnh bồ hóng (black mildew): 10 [...]... được các loại bệnh này Bệnh vàng lá: thiếu đạm (N) Thông ở vườn ươm bị tím lá: thiếu P 5 Phân loại bệnh cây: * Có nhiều nguyên tắc phân loại bệnh cây: - Dựa vào cây chủ: + Bệnh cây lá kim + Bệnh cây lá rộng Hoặc: + Bệnh cây thông + Bệnh cây bạch đàn - Dựa vào vị trí bị bệnh của cây chủ: + Bệnh hại lá 15 + Bệnh hại thân cành + Bệnh hại rễ - Dựa vào quần thể vật gây bệnh: + Bệnh hại do nấm + Bệnh hại do... có một số triệu chứng khác như: - Bệnh thảm lông (felt) do nhện (Eriophyes) gây ra - Bệnh do tầm gửi (Mistletoe) - Bệnh do dây tơ hồng (Dodder) - Bệnh đốm do tảo (Algae) Các bệnh khô cành ngọn (diebacks), bệnh đổ gục (damping off) cây con thường có các tên gọi khác nhau 4 Chẩn đoán bệnh cây - Chẩn đoán bệnh cây (diagnosis) là sự phân tích và xác định nguyên nhân gây bệnh, làm cơ sở cho việc phòng trừ... gây bệnh: + Bệnh hại do nấm + Bệnh hại do vi khuẩn + Bệnh hại do virus + Bệnh hại do cây ký sinh * Khi đặt tên bệnh cây, thường dựa vào: - Triệu chứng - Vị trí bị bệnh - Tên cây chủ - Nguyên nhân gây bệnh Ví dụ: Bệnh đốm lá bạch đàn do nấm Septoria eucalypti gây nên Ngày nay thường sử dụng 3 phần trên làm tên gọi Ví dụ: bệnh đốm lá keo 16 Chương ii Bệnh không truyền nhiễm Tổng số tiết: - tiết lý thuyết... khô, lá rụng, cây khô, cây đổ, chuyển hóa chúng thành các chất vô cơ đơn giản cung cấp dinh dưỡng cho cây rừng, cho nên nấm là quần thể vi sinh vật không thể thiếu được trong hệ tuần hoàn vật chất tự nhiên - Nhiều loài trong chúng đã trở thành nguồn thức ăn, dược liệu và công nghiệp hóa học Tuy nhiên, nấm cũng là vật gây bệnh quan trọng của cây trồng và cây rừng Trong các vật gây bệnh cây rừng, nấm chiếm... ra 3.6 Bệnh đốm than (anthracnose): Triệu chứng bệnh này giống như bệnh đốm nhưng do nấm than gây ra Trên đốm bệnh có lúc xuất hiện dạng dịch nhờn màu hồng Ví dụ: bệnh đốm than sở, đốm than sa mộc, 3.7 Bệnh loét (canker): Do vi khuẩn và nấm xâm nhiễm làm cho vỏ cây nứt ra, lồi lên Trên vết loét xuất hiện các chấm nhỏ màu đen Ví dụ: Bệnh loét thân cành bạch đàn, loét thân cây keo, 3.8 Loại bệnh thối... rừng, nấm chiếm khoảng 83-95% và gây tác hại lớn nhất Trên thế giới có nhiều bệnh cây rừng có tính hủy diệt như: ở Mỹ theo thống kê năm 1975, bệnh gỉ sắt thông dẻ đã làm tổn thất hàng năm một lượng gỗ là 6,8 triệu mét khối Bệnh khô cành cây du hàng năm đã gây tổn thất 10 triệu đô la Cho nên trong khoa học bệnh cây rừng, nấm gây bệnh là vấn đề trung tâm không những hiện nay và còn trong tương lai Nấm là... được chia làm 3 lớp: bào tử nấm, bào tử sợi và bào tử xoang Nấm bất toàn gây bệnh cây rừng chủ yếu có 2 lớp: - Lớp nấm bào tử sợi (Hyphomycetes): Cuống bào tử mọc rải rác hoặc thành chùm ở trên mặt cây chủ, không có vỏ hay đĩa bào tử che chở Bộ bào tử sợi Bộ không bào (Các loài gây bệnh cây rừng thuộc các chi gây bệnh cây rừng như nấm hạch sợi, nấm hạch tử chùm nho, nấm bào tử bột, nấm cành vòng, nầm... nóng chết cây con - ánh sáng cũng ảnh hưởng đến cây Thiếu ánh sáng, hoạt động quang hợp của cây bị giảm sút, mầm lá có màu nhạt, uốn cong, vươn dài, mềm yếu, sức chống chịu kém, dễ bị các loại bệnh xâm nhiễm Ví dụ: các vườn ươm lập dưới bóng râm, bệnh phấn trắng càng nặng, nhiều bệnh đốm lá xảy ra trên các loài cây trồng quá dày như thông, keo, 4 Các hiện tượng ô nhiễm không khí gây ra bệnh cây Phần... spp gây nên bệnh thối cổ rễ có 5 loại triệu chứng: Thối hạt, thối mầm, đổ non, chết đứng và khô ngọn lá Trái lại, có khi cùang một triệu chứng nhưng lại do nhiều loại vật gây bệnh gây nên Ví dụ: Bệnh thủng lá có thể do vi khuẩn, có thể do nấm mốc gây nên Bệnh bướu cây có thể do vi khuẩn, có thể do nấm túi hoặc nấm đảm gây nên 4.2 Chẩn đoán theo vật gây bệnh: - Khi cây bị bệnh, vật gây bệnh thường tồn... thường tồn tại trên mô bệnh, đó là căn cứ quan trọng để chẩn đoán bệnh cây Có thể quan sát bằng các dụng cụ quang học, dựa vào các bảng tra hoặc các sách tham khảo để xác định vật gây bệnh - Phương pháp này cũng chưa hoàn toàn chính xác vì: Có khi trên cùng một mô bị bệnh có nhiều loại vật gây bệnh cùng tồn tại Vấn đề phải xác định được loại nào là loại gây bệnh chính 4.3 Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo: Việc . bị chết, các mô bị phân giải. Ví dụ: Các bệnh thối quả, thối gốc cây. 3.9. Loại bệnh mục gỗ (decay): Thường do nấm mục gây ra. Sau khi mục trên gỗ thường hình thành thể quả rất lớn. Căn cứ vào