Cây Đinhtút–nhạccụđộc
đáo củangườiT’riêng
Ðinh tút là loại nhạccụ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, trong
lao động sản xuất, nhất là vào dịp mùa xuân củangười T’riêng. Ngoài ra, trong các
dịp lễ hội của cộng đồng như: lễ lập làng, lễ mừng nhà mới, mừng cưới hỏi và
đặc biệt nó luôn có mặt trong lễ hội Choóc đăil truyền thống thường gọi là ngày
hội đinhtútcủangười T’riêng.
Đinh tút trong đời sống văn hóa củangườiT’riêng
Đối với dân tộc T’riêng, tiếng sáo đinhtút là âm thanh gắn bó mật thiết với họ qua
ngàn đời, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần. Chẳng những thế, tính
nguyên thủy độcđáocủa loại nhạccụ này và phong cách biểu diễn của các nghệ
nhân đã tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng mà chỉ ở dân tộc T’riêng này mới có.
Mỗi khi tiếng sáo đinhtút thổi lên mênh mang dìu dặt như là hiện thân sức sống
bền bỉ, dẻo dai của họ hòa cùng tiếng trống và cồng chiêng, âm thanh ấy lan tỏa,
bay bổng vào ngõ ngách, trên các triền núi cao, nơi địnhcưcủangười T’riêng, tạo
nên một không gian văn hóa huyền ảo
Điều thú vị là đinhtútcủangườiT’riêng chỉ có đàn ông thổi và khi thổi đinhtút thì
những người đàn ông đó, dù già hay trẻ đều phải đóng giả làm đàn bà T’riêng. Họ
không được đóng khố mà phải khoác tấm đồ che kín từ cổ xuống chân, giấu một
tay vào bên trong, chỉ thò một tay ra cầm ống đinhtút để thổi.
Một số người già T’riêng cho biết: Điều này đã trở thành tập quán từ rất xa xưa.
Khi ấy nhạccụ này thường chỉ dùng cho lễ cúng, đặc biệt là lễ cúng lúa, để gọi hồn
lúa, đưa đường đón lúa từ nương rẫy về buôn. Mà hồn lúa theo quan niệm của
người T’riêng là một cô gái xinh đẹp nhưng rất yếu đuối, lại nhút nhát nữa. Nếu
thấy bóng dáng đàn ông, nàng tiên lúa sẽ xấu hổ, bỏ chạy. Nàng tiên lúa bỏ chạy
thì sang năm sẽ mất mùa, đói kém cho nên khi thổi đinh tút, đàn ông dứt khoát phải
mặc trang phục của đàn bà.
Vậy là, từ một quan niệm mang tính lễ nghi nông nghiệp đã hình thành lối diễn tấu
nhạc cụ rất độcđáo có một không hai của đồng bào T’riêng. Thường khi biểu diễn,
các nghệ nhân bao giờ cũng kết hợp với múa. Đội hình múa theo chiều ngược kim
đồng hồ, động tác múa ngây ngất, lắc toàn thân. Thổi đinhtút chỉ đứng và cũng
không đứng yên. Các nghệ nhân luôn di chuyển theo hình vòng cung.
Người T’riêng lớn lên trong tiếng đinh tút, tiếng sáo độcđáo này cũng góp phần
làm nên những tình yêu đôi lứa. Qua bao đời nay, ngườiT’riêng vẫn lưu giữ nhiều
vốn văn hóa quý, trong đó có âm nhạc truyền thống và đặc biệt giá trị của loại sáo
đinh tút, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần.
Cách làm câyĐinhtút
Ðinh tút được làm từ cây trúc, loại này mọc rất nhiều ở vùng củangườiT’riêng
sinh sống, nhưng không phải cây nào cũng làm được đinhtút đúng kỹ thuật và cho
âm hay. Ðinh tútcủangườiT’riêng gồm có sáu ống dài ngắn và lớn nhỏ khác nhau
được làm từ thân cây trúc.
Đinh tút âm vang giữa đài ngàn tây nguyên
Các ống đinhtút theo thứ tự từ lớn đến nhỏ và từ dài đến ngắn nhất: Piđu, piđy,
chel, chắk, rơn 1, rơn 2. Mỗi câyđinhtút có một lóng và được giữ nguyên một
mắt, đầu rỗng được vót hai bên tạo cho ống có dáng hình phễu để thổi. Muốn thổi
được đinh tút, phải có sức khỏe và có kỹ thuật. Bộ đinhtútcủa họ hiện nay so với
đinh tút truyền thống thì ống nhỏ và ngắn hơn, vì vậy có nhiều người biết thổi.
Muốn thổi đinhtút thì phải có từ tám người trở lên. Trong đó tám nghệ nhân thổi
đinh tút tùy vào sở trường của từng người mà mỗi người phụ trách một ống, còn lại
hai nghệ nhân hòa điệu cồng chiêng. Ðinh tút hay, hay dở là phụ thuộc vào người
tạo ra nó, từ khâu chọn loại trúc đến việc thẩm âm là kinh nghiệm của nghệ nhân
đó.
Tùy thuộc vào từng bài đinhtút mà người thổi hòa âm với nhau theo ba hoặc bốn
cặp một. Trong quá trình thổi đinhtút thì cặp đinhtút ngắn và nhỏ nhất sẽ thổi
trước, kế đến là cặp trung, rồi đến cặp dài nhất cùng hòa âm với nhau thành tám
điệu, gọi là tám bài đinhtút tương ứng gồm: Za zá, pê lách, túk chiêng hoong,
troong zục, trơn lăil, zức zăih hòa cùng những điệu múa tạo nên một dòng chảy
không dứt làm cho hội đinhtút luôn tiếp diễn.
Sự chuyển hóa linh hoạt của những bài đinhtút và sự uyển chuyển của các cô gái
T’riêng trong bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, với các bài múa và những điệu
sáo đinhtút vang lên bên những thung lũng hẹp, núi rừng vào hội tạo âm thanh
giàu cảm xúc, phóng khoáng làm cho tâm hồn ngườiT’riêng luôn được thoải mái,
nhẹ nhàng
Tiếng sáo đinhtút thổi lên, âm thanh của nó cứ bay bổng, lan tỏa trên các triền núi
cao nơi địnhcư lâu đời củangườiT’riêng hòa cùng trống, cồng chiêng vào núi
rừng đại ngàn tạo nên một không gian văn hóa huyền ảo, thôi thúc mọi người tạm
gác mọi lo toan của cuộc sống đời thường để cầu mong một năm an lành, hạnh
phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và no đủ, mọi người thương yêu và
đùm bọc nhau. Ngoài công việc nương rẫy, những lúc rảnh rỗi, họ đều dành thời
gian để truyền nghề cho lớp trẻ và mọi người đều thích thú học để thổi loại nhạccụ
độc đáo này.
. Cây Đinh tút – nhạc cụ độc đáo của người T’riêng Ðinh tút là loại nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, trong lao động sản xuất, nhất là vào dịp mùa xuân của người. truyền thống thường gọi là ngày hội đinh tút của người T’riêng. Đinh tút trong đời sống văn hóa của người T’riêng Đối với dân tộc T’riêng, tiếng sáo đinh tút là âm thanh gắn bó mật thiết với. trúc, loại này mọc rất nhiều ở vùng của người T’riêng sinh sống, nhưng không phải cây nào cũng làm được đinh tút đúng kỹ thuật và cho âm hay. Ðinh tút của người T’riêng gồm có sáu ống dài ngắn