1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cửu Lý Hương chữa sưng đau docx

5 279 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 105,16 KB

Nội dung

Cửu Hương chữa sưng đau Cây Cửu Hương còn tên gọi là vân hương, hương thảo, tên khoa học là Ruta graveolens L. Thuộc họ Cửu hương hay họ Vân hương, nhưng thường được gọi là họ cam (Rutaceae). Tên dược thảo Herba Rutae. Cây có nguồn gốc vùng Địa Trung Hải. Cây mọc hoang dại và được trồng bằng cành giâm hoặc hạt ở một số vùng nước ta để làm thuốc. Còn thấy mọc ở nhiều nước ôn đới như Pháp, Ý, Bắc Phi. Cây mang hoa tươi được ghi chính thức dùng làm thuốc trong Dược điển Pháp 1949. Nhưng lại ghi là thuốc độc bảng A do tính chất gây sảy thai. Tác dụng sảy thai người ta cho là do tinh dầu có trong cây. Là loại cây nhỏ, sống dai, nhiều cành, thân cao tới 0,80m. Lá mọc so le màu lục nhạt, dài 12cm, xẻ hình lông chim 3 lần ở gốc, xẻ ít hơn ở phía ngọn. Lá có những chấm trong suốt, vò có mùi hắc. Cụm hoa hình ngù, nhiều hoa to, màu vàng lục, lá dài 3 cạnh, 4 cánh hoa, 10 nhị. Quả gồm 4 – 5 quả dính nhau ở gốc, mở ở đỉnh khi chín bao phấn tự động áp vào đầu nhụy. Quả khô gồm 4 – 5 đai, đính ở phía gốc. Hạt màu nâu. Mùa hoa: Tháng 5 – 8. Bộ phận dùng làm thuốc là lá hoặc toàn cây. Toàn cây tiết ra mùi khó chịu, vị chát, đắng. Tác dụng gây sảy thai của cửu hương đã được biết từ thời xa xưa. Nhân dân châu Âu xưa kia thường dùng cửu hương để chữa bệnh dại, liệt nửa người, thuốc xổ giun. Hiện nay thấy ít ghi trong các dược điển. Nhưng cửu hương vẫn được nhân dân nhiều nước dùng làm thuốc điều kinh với liều 0,05 – 0,1g mỗi ngày. Có thể gây rong huyết, viêm ruột. Người ta cho thấy chất độc trong cửu hương là chất metylnonylxeton. Năm 1965, tác dụng chống co thắt (spasmolytique) được xác định. Đông y cho rằng, Cửu hương có vị cay, hơi đắng, khí lương, ôn (ấm) không độc. Vào 3 kinh tâm, phế, thận. Có công năng hành khí, chỉ thống (giảm đau), hạ nhiệt, tiêu viêm, hoạt huyết tán ứ, kinh nguyệt không đều, vô kinh. Dùng chữa bị té ngã sưng đau, phong thấp, khí thống. Dùng ngoài giã cây lá, đắp hoặc sắc nước đậm để rửa, chữa eczema, đinh nhọt, bị thương sưng bầm, sâu bọ đốt. Còn dùng chữa giun đũa và diệt chấy rận. Liều dùng 10 – 15g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Lưu ý: Phụ nữ có thai không dùng. Liều cao có thể gây sảy thai, kể cả âm hư hỏa vượng tránh dùng. Không lạm dụng vì có độc là chất metylnonylxeton. Dưới đây là vài gợi ý về cách trị liệu từ cây Cửu hương. * Dùng chữa bị té ngã sưng đau: Ngày dùng 15g đến 30g (cọng và lá) dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Kết hợp lấy cọng và lá tươi giã nát đắp vào nơi đau. * Trị phong thấp, khí thống: Dùng 15 – 30g Cửu hương sắc uống, chia làm 2 lần trong ngày. * Dùng làm thuốc điều kinh với liều 0,05 – 0,1g uống mỗi ngày. * Chữa vết thương bầm dập: Lấy cây Cửu hương còn tươi, lượng vừa đủ giã đắp vào nơi đau ngày 1 lần. * Rửa vết thương: Lấy cửu hương lượng vừa đủ sắc đặc lấy nước rửa vết thương. . Cửu Lý Hương chữa sưng đau Cây Cửu Lý Hương còn tên gọi là vân hương, hương thảo, tên khoa học là Ruta graveolens L. Thuộc họ Cửu lý hương hay họ Vân hương, nhưng thường. thống: Dùng 15 – 30g Cửu lý hương sắc uống, chia làm 2 lần trong ngày. * Dùng làm thuốc điều kinh với liều 0,05 – 0,1g uống mỗi ngày. * Chữa vết thương bầm dập: Lấy cây Cửu lý hương còn tươi,. kinh. Dùng chữa bị té ngã sưng đau, phong thấp, khí thống. Dùng ngoài giã cây lá, đắp hoặc sắc nước đậm để rửa, chữa eczema, đinh nhọt, bị thương sưng bầm, sâu bọ đốt. Còn dùng chữa giun đũa

Ngày đăng: 24/03/2014, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w