PHƯƠNG PHÁPNUÔITÔMTRÊNCÁT
Nuôi tômtrêncát hiện nay là một khuynh hướng có triển vọng vì:
+ Khả năng mở rộng diện tích lớn (đặc biệt là các tỉnh miền trung).
+ Việc cải tạo đáy ao tương đối dễ dàng. Đáy ao ít bị ô nhiễm
+ Nguồn nước ít ô nhiễm do bơm trực tiếp từ biển qua đường ống kín hoặc từ các
mạch nước ngầm.
+ Thu hoạch dễ dàng và nhanh chóng.
+ Dễ nuôi với mật độ cao.
1. XÂY DỰNG AO
- Ao xây dựng nên có diện tích từ 3.000 – 5.000 m2 (để việc cấp nước được nhanh
chóng).
- Đáy ao được trải tấm nhựa PVC và chôn sâu dưới mặt cát 50–80 cm. Bờ ao phải
được phủ tấm nhựa PVC.
- Ao nên xây dựng cống xả ở phía cuối gió và hệ thống thoát nước phải được xây
dựng bằng cống ngầm kín.
- Bạt nylon phủ bờ phải được ép chặt vào bờ bằng các bao cát ở xung quanh bờ ao
và cứ khoảng 20 m nên xếp bao cát từ đáy lên b
ờ để giữ bạt bờ không bung khi gió
tốc ra.
- Rào lưới quanh ao để tránh các loài ký chủ gây bệnh bên ngoài xâm nhập như:
cua, còng, rắn…
- Cần thiết nên có 1 ao xử lý nước diện tích bằng 60% ao nuôi để xử lý nước trước
khi bơm vào ao.
- Với mỗi diện tích 3000m2 nên có một giếng khoan để cấp nước khi cần thiết và
dùng để hạ độ mặn cũng như để làm bay hơi bớt khí độc, kết lắng kim loại nặng v
à
gia tăng thêm oxy hòa tan trước khi đưa vào ao nuôi.
2/ CHUẨN BỊ AO TRƯỚC KHI THẢ NUÔI
2.1/ Dọn đáy ao:
Cào mỏng 1 lớp bùn đáy dơ và hốt bỏ ra khỏi ao. Nên xới đáy ao và phơi nắng
trong 5–7 ngày để diệt bớt các vi khuẩn yếm khí và các mầm bệnh.
2.2/ Bón vôi:
Ao tômtrêncát hầu hết rất ít bị nhiễm phèn, ngoài ra do lượng nước biển trực tiếp
nhiều nên pH tự nhiên tương đối cao. Vì vậy không nên bón vôi nhiều. Lượng vôi
bón lót từ 15kg – 25kg/1000m2 nhằm mục đích ổn định nền đáy.
2.3/ Kiểm tra cơ sở vật chất:
Kiểm tra toàn bộ Nilon bờ, thay thế các bao cát chận bạt nilon b
ị rách, vỡ. Kiểm tra
máy bơm, đường ống cấp thoát nước và hệ thống đảo nước. Lắp đặt máy móc thiết
bị vào đúng vị trí sẳn sàng.
2.4/ Cấp nước vào ao:
Lần đầu tiên có thể cấp trực tiếp nước biển vào ao nuôi. Nước cấp vào phải qua túi
lọc. Hoà thêm nước giếng ngầm để hạ độ mặn khoảng 27-30‰. Giữ ổn định mức
nước từ 70-90 cm trong 2 ngày, sau đó tiến hành sát trùng nước bằng BKC 800.
Mở hệ thống quạt nước để đảo đều thuốc trong ao. Sau 48 giờ tiến hành diệt cá.
2.5/ Diệt cá:
Chuẩn bị ngâm SAPONIN 12 giờ trước khi sử dụng với liều 10kg/1.000m3 nước.
Tạt đều khắp ao kết hợp với mở máy quạt nước. Vớt cá chết ra khỏi ao. Sau 48 giờ
có thể tiến hành gây màu nước và cấy vi sinh.
2.6/ Gây màu nước và hệ vi sinh có lợi:
Thông thường các ao nuôi tômtrêncát khó gây màu do có độ mặn cao, lượng vi
sinh vật thấp và đáy ao cát nên nghèo dinh dưỡng. Vì v
ậy cần thiết phải cấy vi sinh
và sản phẩm gây màu liều cao hơn thông thường.
Dùng BLUEMIX liều 2kg/1.000m3 tạt đều xuống ao vào thời điểm buổi sáng và
có nắng tốt. Quạt nước để phân tán đều. Ngày thứ 2 tiếp tục bón bổ sung
BLUEMIX 1kg/1.000m3. Ngày thứ 3 bón BLUEMIX lần 3 với lượng 1kg/1.000
m3 nước. Cùng lúc kết hợp cấy vi sinh vật có lợi như sau : Dùng NB 25 liều
500g/1.000m3 nước, hoà nước tạt đều khắp ao. Quạt nước cung cấp oxy hòa tan đ
ể
vi sinh phát triển.
Hàng ngày kiểm tra môi trường sáng chiều, theo dõi sự biến động của pH nước ao
để điều chỉnh cho phù hợp. Sau 5 –7 ngày khi thấy nước có màu xanh hơi vàng, độ
trong từ 25cm đến 30cm là ao đã đạt yêu cầu và sẵn sàng để thả giống. Trước khi
thả giống cần nắm vững điều kiện môi trường nước ao như độ mặn, pH, độ kiềm,
hàm lượng NO2-, NO3-… và điều chỉnh phù hợp với yêu cầu.
. PHƯƠNG PHÁP NUÔI TÔM TRÊN CÁT Nuôi tôm trên cát hiện nay là một khuynh hướng có triển vọng vì: + Khả năng mở rộng. Gây màu nước và hệ vi sinh có lợi: Thông thường các ao nuôi tôm trên cát khó gây màu do có độ mặn cao, lượng vi sinh vật thấp và đáy ao cát nên nghèo dinh dưỡng. Vì v ậy cần thiết phải cấy vi. phơi nắng trong 5–7 ngày để diệt bớt các vi khuẩn yếm khí và các mầm bệnh. 2.2/ Bón vôi: Ao tôm trên cát hầu hết rất ít bị nhiễm phèn, ngoài ra do lượng nước biển trực tiếp nhiều nên pH tự nhiên