Nguồn : http://www.webtretho.com/forum
10 điềutrẻTựKỷmongmuốnchamẹvàGvhiểuvềcácem
10điềutrẻtựkỷmongmuốncác bậc phụ huynh,
giáo viên và mọi người hiểu biết các em.
1. Hành vi của con là sự giao tiếp. Tất cả các hành vi của con xuất hiện vì một lý do. Nó cho
cha mẹvà thầy cô biết, thậm chí khi không diễn tả bằng lời được, làm cách nào con có thể
cảm nhận những gì xảy ra xung quanh con và cả những hành vi tiêu cực cản trở vào tiến trình
học tập của con. Nhưng chỉ đơn thuần cắt những hành vi này là chưa đủ, xin hãy dạy con cách
thức hoán đổi những hành vi tiêu cực đó với những hành vi thay thế thích hợp hơn để việc
học thực sự có thể diễn ra.
Khởi sự bằng việc tin vào điều này: Con thực sự muốn học cách tương tác thích hợp. Không
một trẻ nào lại muốn một phản ứng tiêu cực từcác bậc phụ huynh đối với những hành vi xấu
của con trẻ. Hành vi tiêu cực luôn có nghĩa là Con đang bị choáng ngợp bởi Hệ thống cảm
giác của con bị rối loạn, nó không thể truyển tải những nhu cầu và ước muốn của con, hay là
không thể hiểu được con mong đợi điều gì. Hãy nhìn sâu hơn, xa hơn vào hành vi để tìm ra
nguồn gốc của sự chống đối. Hãy ghi chú những gì xảy ra ngay trước khi hành vi của con diễn
ra : mọi người liên hệ, thời gian trong ngày, hoạt động, thiết lập… Với thời gian, bố mẹ sẽ có
được một bảng tổng hợp.
2. Đừng bao giờ giả thiết điều gì. Nếu không có những sự kiện cụ thể, một sự giả định chỉ là
một sự phỏng đoán mà thôi. Con sẽ không biết được hay không hiểu được những quy luật.
Con có thể đã nghe được những hướng dẫn, yêu cầu, nhưng con không hiểu chúng. Có thể
con đã biết nó từ hôm qua, nhưng con không thể gọi nó lên được ngày hôm nay.
Xin bố mẹvà thầy cô hãy hỏi chính mình:
Bố mẹ có chắc chắn là con có thực sự hiểu được cách thực thi những yêu cầu bố mẹvàcác cô
yêu cầu con làm không ? Nếu bỗng nhiên con muốn chạy vào phòng tắm mỗi khi bị yêu cầu
làm một trang giấy những bài toán, có thể con không biết làm cách nào hay con sợ những nỗ
lực của con sẽ không đủ tốt. Hãy đi cùng con qua việc lặp lại cho đến khi con cảm thấy mình
đủ sức thực thi cách độc lập. Con cần nhiều sự luyện tập hơn những trẻ khác để có thể thành
công trong một nhiệm vụ nào đó .
Bố mẹvàcác thầy cố có chắc chắn là con đã biết các quy luật chưa ? Con có hiểu lý do cho
những quy luật đó không (lý do an toàn, kinh tế hay sức khoẻ) ? Con đã phá vỡ những quy tắc
vì có nguyên nhân tiềm ẩn chăng ?
Có thể con nhanh chóng lẳng mấy đồ ăn nhẹ khỏi túi đựng đồ ăn vì con lo lắng về việc phải
hoàn thành các bài học, con đã không ăn sáng và giờ thì con đói lả.
3. Xin chamẹ hãy nhìn vào các vấn đề về cảm giác trước. Rất nhiều hành vi chống đối của
con xuất phát từ sự không thoải mái về cảm giác. Một ví dụ là ánh sáng đèn neon, nó đã liên
tục chiếu lên con có thể là một vấn đề chính đối với trẻ như con. Tiếng kêu o-o mà cái đèn đó
tạo ra rất bực mình đối với thính giác quá sức nhạy cảm của con, và những sự rung động tự
nhiên của ánh sáng đèn có thể làm méo mó những sự cảm nhận thị giác, làm cho các đồ vật
trong phòng xuất hiện trong sự chuyển động liên tục. Một đèn với ánh sấng chói trên bàn của
con sẽ giảm sự bập bùng của ánh đèn neon. Hay có thể là con cần ngồi cạnh bố mẹ; con
không hiểu bố mẹ đang nói gì vì có quá nhiều tiếng ồn “ở giữa”- tiếng máy, tiếng xe, tiếng còi
bên ngoài cửa sổ, tiếng ghế xô, tiếng sột soạt của giấy tờ hay ny-lông …
Xin bố mẹ hãy hỏi những chuyên viên trị liệu nghề nghiệp để có những ý tưởng thân thiện đối
với vấn đề cảm giác để có thể thu xếp được cho con một lớp học ổn định. Thực ra nó là rất tốt
cho mọi trẻ, chứ không gì riêng con.
4. Hãy cho con có một chút giải lao để con có thể tựđiều chỉnh bản thân trước khi con cần nó.
Một góc yên tĩnh, được trải thảm trong phòng với vài cái gối, những quyển sách và tai nghe
để cho con một khoảng trống để có thể tái tổ chức, tái nhóm khi con cảm thấy choáng ngợp,
nhưng không quá xa để di chuyển. Nếu quá xa, con sẽ khó có thể tái tham gia các hoạt động
theo nhóm cách suôn sẻ.
5. Hãy cho con biết chamẹmuốn con làm gì một cách chủ động hơn là cách thụ động. “Con
đã làm bừa bãi trong phòng vệ sinh thế kia à !” đơn thuần là một lời tuyên bố về một thực tại
đối với con. Con không thể suy luận ra điều mà chamẹ thực sự muốn con làm gì. Đừng buộc
con phải đoán hay phải hình dung con sẽ phải làm gì.
6. Xin chamẹ hãy giữ những kỳ vọng đối với con trong chừng mực hợp lý. Đừng quá tham
vọng, đừng quá nhìn xa để rồi ép buộc con, nhồi nhét con học mà không để ý đến những nhu
cầu cũng như cảm xúc hay niềm vui trong học tập của con.
7. Xin hãy giúp con chuyển đổi giữa các hoạt động. Con sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để
hoạch định vận động từ hoạt động này sang hoạt động khác. Hãy cho con khoảng 5 phút
thông báo xa trước và khoảng 2 phút thông báo để chuẩn bị gần cho việc chuyển đổi các hoạt
động và mỗi khi kết thúc hoạt động nào đó, xin cho con thêm một vài phút . Một chiếc đồng
hồ đơn giản trên bàn của con sẽ cho con sự chỉ dẫn trực quan để con có thể biết mà chuyển
sang các hoạt động khác và xin giúp con để con có thể giải quyết sự chuyển đổi đó cách độc
lập.
8. Xin chamẹvà thầy cô đừng làm cho những tình huống xấu trở nên tồi tệ hơn. Con biết
rằng thậm chí bố mẹvà thầy cô là những người lớn trưởng thành, thì đôi khi chính bố mẹvà
thầy cô cũng đưa ra những quyết định tồi tệ trong những giây phúc căng thẳng và nóng bỏng.
Con thực lòng không muốn đốt chảy mọi thứ, không muốn thể hiện sự cáu giận ra bên ngoài
hay cách nào đó làm tung lớp học lên. Bố mẹvà thầy cô có thể giúp con vượt qua những vấn
đề đó nhanh chóng hơn bằng cách không phản ứng lại với con bằng thái độ hay hành vi đầy
lửa tức giận của chính bản thân. Những sự hồi đáp như vậy làm cho mọi sự trở nên tồi tệ
thêm, thay vì giải quyết một sự khủng hoảng như :
- Sự lên giọng hay nói to tiếng của mọi người. Con nghe thấy tiếng la hét và inh tai, chứ
không nghe thấy các từ.
- Sự chế nhạo hay nhại lại con. Sự châm chọc, lăng nhục sẽ không làm con ngượng và thoát ra
khỏi cái hành vi đang có.
- Đưa ra những lời kết tội vô căn cứ.
- Đem so sánh con với anh chị em hay các bạn cùng trang lứa khác.
- Gợi lại những sự kiện trước đây hay những sự kiện không liên quan.
- Liệt con vào một hạng, loại người như nhau (những đứa trẻ như mày thì vô tích sự như nhau
thôi !)
9. Xin hãy phê bình cách tế nhị. Phải chăng không nên bao giờ sửa dạy con? Tất nhiên là có.
Phải sửa dạy, nhưng xin làm việc đó một cách nhân từ để con có thể thực sự nghe bố mẹvà
thầy cô. Xin, xin đừng bao giờ, đừng bao giờ áp đặt một quy luật hay một sự sửa dạy khi mà
con đang cáu giận, điên cuồng, quẫn trí hay bị quá kích động, quá khép kín, quá lo lắng hay
ngược lại, về mặt tình cảm không thể tương tác với bố mẹ hay thầy cô.
Một lần nữa, xin nhớ là con sẽ phản ứng nhiều, nếu không muốn nói là hơn, tương xứng mức
giọng nói của bố mẹ hay thầy cô hơn là phản ứng đối với công việc thực sự đang làm. Con sẽ
nghe thấy tiếng la hét và sự bực mình của bố mẹ hay thầy cô, nhưng con sẽ không hiểu những
từ mà bố mẹ hay thầy cô nói ra và do đó, con sẽ không thể hình dung ra con Đã làm sai điều
gì. Xin hãy nói với cung giọng nhẹ nhàng và với mức độ trương cơ lực và ngôn ngữ cơ thể
nhẹ nhàng để chamẹvà thầy cô có thể giao tiếp với con ở mức độ của con chịu đựng được,
chứ không phải là mức gay gắt với con.
Xin giúp con hiểu những hành vi không thích hợp trong cách thế nâng đỡ để giải quyết vấn đề
hơn là những hình phạt hay chửi mắng con. Xin giúp con gìm xuống những cảm xúc làm cho
hành vi của con nổi lên. Con có thể nói là con đã cáu giận, nhưng có thể là con đã quá sợ, quá
bực mình, quá buồn ….Phạm vi vượt ra bên ngoài sự hồi đáp đầu tiên của con.
Luyện tập hay chơi trò luân phiên, hãy cho con một cách tốt hơn để giải quết các tình huống
trong lần tới. Một bảng giao tiếp, tuyển tranh ảnh, hay câu chuyện xã hội sẽ giúp được con.
Con mong đợi những trò chơi luân phiên nhiều hơn. Sẽ không thể có một lần là sửa được. Và
khi con đã biết cách làm tốt một lần, xin cho con biết để con có thể làm tốt những lần tới. Sẽ
giúp cho con rất nhiều nếu như chính bố mẹ hay thầy cô làm mẫu cho con hành vi thích hợp
cho sự hồi đáp đối với những sự chỉ trích.
10. Hãy cho con có sự lựa chọn thực sự vàvà chỉ sự lựa chọn thực sự mà thôi. Đừng cho con
sự lựa chọn hay là hỏi con câu hỏi như “Con có muốn… không ? ” Nếu làm vậy, xin hãy
chấp nhận câu trả lời là “Không” từ nơi con. “Không ” có thể là câu trả lời chân thực nhất cho
câu hỏi “Con có muốn đọc to lên bây giờ không ? ” hay “Con có muốnvẽ cùng Nam không ?
” Thật là khó cho con để có thể tin tưởng bố mẹ hay thầy cô khi mà những sự lựa chọn lại
không phải là lựa chọn chút nào.
Cha mẹ mặc nhiên là có con số những sự lựa chọn hết sức lớn dựa trên những nền tảng hoạt
động của 1 ngày, chamẹ liên tục chọn 1 ý kiến này mà không chọn những ý kiến khác, vàcha
mẹ đều có thể lựa chọn và qua đó chamẹ kiểm soát cuộc sống và tương lai của cha mẹ. Còn
đối với con, những sự lựa chọn là rất hãn hữu, đó là lý do tại sao có thể rất khó để con cảm
thấy tự tin về chính bản thân. Cung cấp cho con sự lựa chọn thường xuyên, giúp con trở nên
tham dự cách tích cực và chủ động vào sinh hoạt hằng ngày hơn.
Bất cứ khi nào có thể, xin hãy cho con sự lựa chọn trong phạm vi “Có-Muốn-Thích”. Thay vì
nói : “Con hãy viết tên và ngày tháng vào đầu trang giấy đi.”, xin hãy nói “Con có muốn viết
tên con trước, hay con muốn viết ngày tháng trước ?” hay là “Con muốn viết cái nào trước,
con số hay chữ ? ” và tiếp đó là chỉ cho con “Con có nhìn thấy bạn Lan viết tên của bạn ấy
trên giấy không ?” hay “Con có nhìn thấy, các bạn con trong băng Video đang viết trên giấy
thế nào không ?” . hay “ Con có nhớ…… ? ”
Việc cho con có sự lựa chọn sẽ giúp con học những hành vi thích ứng, nhưng con cũng cần
phải hiểu rằng có những lần chamẹ không cung cấp cho con sự lựa chọn. Khi điều này xảy ra,
con sẽ không bị cáu giận nếu con hiểu lý do tại sao:
- “Cha mẹ không cho con sự lựa chọn trong tình huống này vì nó nguy hiểm. Con sẽ có thể bị
thương đấy.”
- “Cha mẹ không thể cho con sự lựa chọn đó vì nó có hại cho anh, em của con hay bạn khác”.
- “Cha mẹ cho con nhiều sự lựa chọn nhưng lần này, con cần phải thực hiện sự lựa chọn như
người lớn.”
Lời cuối cùng: Tin tưởng. ông chủ hãng xe FORD của Mỹ có nói : “hoặc bạn nghĩ bạn có thể
hoặc bạn nghĩ bạn không thể, bạn luôn đúng.”
Xin hãy tin tưởng là chamẹ có thể làm được nhiều điều cho con để con thay đổi. Điều đó đòi
hỏi phải có quá trình điều chỉnh và thích nghi, nhưng tựkỷ là một dạng khuyết tật “Không hồi
kết”. Sẽ không có những giới hạn trần cố định trong những thành tựu sẽ đạt được. Con có thể
cảm nhận ở tầm mức xa hơn là con có thể diễn tả bằng ngôn từvà có một thứ nằm ở vị trí số 1
mà con có thể cảm thấy là chamẹ hay thầy cô nghĩ con “có thể làm được điều đó” hay không.
Hãy hy vọng nhiều hơn nữa vàchamẹ thầy cô sẽ có được nhiều hơn. Hãy khuyến khích con
hết khả năng mà con có thể để con có thể tham dự vào các hoạt động và giờ học cho đến
chừng nào kết thúc buổi học, giờ học.
T-T, HN, 10-2006
Hy vọng sau khi đọc kỹ xong bài này, các ông bố và bà mẹ cũng như giáo viên hay những
người có liên hệ trong việc can thiệp giáo dục cácem có thể hiểu thêm vềcác em, cách thức
các em giao tiếp và suy nghĩ cũng như cảm nhận, để từ đó, ta có các sách lược và ứng xử
thích hợp, giúp cácem không ngừng tiến bộ.
Chúc cácmẹ thành công hơn nữa, vui vẻ lên vàtự tin hơn.
. http://www.webtretho.com/forum 10 điều trẻ Tự Kỷ mong muốn cha mẹ và Gv hiểu về các em 10 điều trẻ tự kỷ mong muốn các bậc phụ huynh, giáo viên và mọi người hiểu biết các em. 1. Hành vi của con là sự giao tiếp. Tất cả các. HN, 10- 2006 Hy vọng sau khi đọc kỹ xong bài này, các ông bố và bà mẹ cũng như giáo viên hay những người có liên hệ trong việc can thiệp giáo dục các em có thể hiểu thêm về các em, cách thức các. thức các em giao tiếp và suy nghĩ cũng như cảm nhận, để từ đó, ta có các sách lược và ứng xử thích hợp, giúp các em không ngừng tiến bộ. Chúc các mẹ thành công hơn nữa, vui vẻ lên và tự tin hơn.