1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tưng bừng ngày hội các dân tộc pdf

6 285 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 109,48 KB

Nội dung

Tưng bừng ngày hội các dân tộc Ngày hội giao lưu văn hoá các vùng, miền toàn quốc hướng tới 1000 năm Thăng Long- Hà Nội đã được khai mạc tối 6/10 tại trung tâm triển lãm Vân Hồ, Hà Nội. Ngày hội giao lưu bản sắc văn hoá các vùng, miền là chương trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và UBND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức hướng tới 54 năm giải phóng thủ đô (10/10/1954- 10/10/2008) và 1000 năm Thăng Long- Hà Nội (10/10/2010). Đây cũng là sự kiện mở đầu cho những hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch của cả nước hướng về sự kiện trọng đại này. Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, bà Hà Thị Khiết, Ủy viên TW Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương và nhiều đông chí lãnh đạo các tỉnh, ban, ngành của 20 tỉnh thành trong cả nước tham gia Ngày hội đã về dự. Thay mặt Ban tổ chức, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã gióng hồi trống khai mạc Ngày hội. Phát biểu tại lễ khai mạc Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định: “Ngày hội giao lưu bản sắc văn hoá các vùng, miền toàn quốc hướng tới 1000 năm Thăng Long” là ngày hội có quy mô lớn, giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc của các vùng, miền với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế, góp phần tôn vinh và phát huy bản sắc văn hoá vật thể, phi vật thể; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong các thế hệ người Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để quảng bá tiềm năng văn hoá, thương mại, du lịch Việt Nam, thiết thực chào mừng 54 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2008). Sự thành công của những ngày hội tại thủ đô lần này sẽ là bài học cho việc tổ chức “Giao lưu bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam” luân phiên ở nhiều địa phương trong cả nước; là yếu tố thúc đẩy các hoạt động văn hoá trên cả nước, nhất là đối với khu vực đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa…” Lễ khai mạc ngày hội đã mang đến cho công chúng thủ đô cũng như người dân cả nước một đại tiệc văn hóa đặc sắc với nhiều đặc sản văn hóa của nhiều dân tộc trên tất cả các vùng miền của cả nước. Lễ hội đã mở đầu bằng màn trình diễn trang phục các dân tộc. Những cô gái, chàng trai dân tộc Tày, Nùng, Ba Na, Xê Đăng, Dao, Thái trong những trang phục riêng mang nét văn hóa đăng trưng của mỗi dân tộc. Sau đó là phần thể hiện các tiết mục văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Khán giả được thưởng thức những âm thanh đặc biệt của tiếng trống Đực, trống Cái của người Dao đỏ ( Lào Cai) đến những điệu múa xòe người Thái, những làn điệu trữ tình của điệu hò chèo thuyền xứ Nghệ, được tđắm mình trong những giọng hát ngọt ngào của nghệ thuật đờn ca tài tử… Tất cả đã hòa quyện vào nhau và thăng hoa thành một đêm hội đậm đà bản sắc văn hóa, náo nức lòng người. Trước lễ khai mạc, không khí náo nhiệt của ngày hội đã tưng bừng từ sáng. Với chương trình khai mạc Triển lãm “Đặc trưng Không gian văn hoá các vùng miền”. Chương trình đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và học sinh, sinh viên các trường học trên địa bàn thủ đô Tại trung tâm triển lãm, mỗi đoàn nghệ thuật có một khu trưng bày riêng nhằm giới thiệu với người dân thủ đô và khách tham quan những nét văn hoá tiêu biểu của tỉnh, vùng miền của mình. Không gian của Trung tâm triển lãm đã trở thành nơi tái hiện những hoạt động văn hóa đặc sắc như: trình diễn trang phục của các dân tộc thiểu số: Xê đăng, Ba na…., đàn ca tài tử Nam bộ, trưng bày các nhạc cụ của đồng bào Chăm… Thu hút đông đảo sự theo dõi của khán giả nhất có lẽ là hai lễ hội đặc sắc “Pút tồng” của đồng bào Dao và lễ hội “Cầu mùa” của người Thái. Đặc biệt là lễ “Pút đồng” còn gọi là Tết nhảy của đoàn Lào Cai đã thực sự làm sống lại một tập tục văn hoá tốt đẹp của đồng bào dân tộc Dao đỏ mà người dân thủ đô và các vùng miền khác lần đầu được chứng kiến. 20 tỉnh thành của cả nước đã mang đến cho thủ đô Ngày hội giao lưu những nét văn hoá đặc trưng của mỗi vùng miền. Các chương trình của ngày hội diễn ra trong 3 ngày tới sẽ mang đến cho công chúng những tiết mục văn hoá nghệ thuật truyền thống đặc sắc của các vùng miền trong cả nước. Đêm hội “Văn hoá Thăng Long hội tụ và toả sáng” được hứa hẹn là điểm nhấn đặc sắc nhất của Ngày hội giao lưu bản sắc văn hoá các vùng miền sẽ diễn ra ngày 7/10 tại Quảng trường 19/8. . Tưng bừng ngày hội các dân tộc Ngày hội giao lưu văn hoá các vùng, miền toàn quốc hướng tới 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. đặc sản văn hóa của nhiều dân tộc trên tất cả các vùng miền của cả nước. Lễ hội đã mở đầu bằng màn trình diễn trang phục các dân tộc. Những cô gái, chàng trai dân tộc Tày, Nùng, Ba Na, Xê. của những ngày hội tại thủ đô lần này sẽ là bài học cho việc tổ chức “Giao lưu bản sắc văn hoá các dân tộc Việt Nam” luân phiên ở nhiều địa phương trong cả nước; là yếu tố thúc đẩy các hoạt

Ngày đăng: 24/03/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w