Nhữngnétkhácthườngtrong‘Mộtconngười
ra đời’củaMacximGorki
Một bạn đọc hâm mộ hỏi Hêmiguê (Nhà văn Mỹ nổi tiếng 1899 – 1961) về
cách rèn luyện tốt nhất để trở thành nhà văn đã nhận được một câu trả lời: “Một tuổi
thơ không vui sướng!”. Câu trả lời này có thể đúng với nhiều người, trong đó có nhà
văn MacximGorki (1899 – 1961), người có công đặt nền móng cho Văn học Xô viết
và cũng là nhà văn lớn của thế giới ở thế kỷ XX.
Macxim Gorki có họ tên thật là Alêchxây Măcximôvich Pêscôp, mồ côi cha từ
năm lên ba, mồ côi mẹ từ năm lên mười. Cậu bé Pêscôp phải lăn vào trường đời kiếm
sống từ năm mẹ mất, đã nếm đủ cảnh đời trái ngang cay đắng gần mười lăm năm. Nói
đến nhà MacximGorki là phải nhắc đến tư tưởng tin yêu, đề cao, sùng bái con người:
Tất cả ở trongcon người, tất cả vì con người! Con người! Tiếng ấy thật tuyệt diệu!
Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao! (kịch Dưới đáy). Góp phần hình
thành nên tư tưởng lớn lao này chắc chắn có những tháng ngày cậu bé Pêscôp “kiếm
sống” thời thơ ấu đã chứng kiến, gặp gỡ và sống với biết bao con người, tuyệt vời cao
thượng cũng có, “dưới đáy” của sự khốn nạn đê tiện cũng có.
Chúng tôi muốn bàn về Một conngườira đời được viết năm 1912 (năm nhà
văn 44 tuổi), một thiên truyện là bài ca ca ngợi conngười rất tiêu biểu cho tư tưởng vĩ
đại và phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Câu chuyện kể về một người mẹ, trên đường đi kiếm việc làm (trước đó đi đắp
đường ở Xukhum nay đến Otsemtsiry tìm việc) nhờ có “tôi” giúp đỡ đã sinh hạ “mẹ
tròn con vuông” ra một “công dân Oren”. Đó là câu chuyện về “một đứa trẻ ra đời”
hay “Một hài nhi chào đời”. Nhưng đối với MacximGorki thì không phải vậy, mà
phải là “Một conngườira đời”. Đối với nhà văn, hài nhi kia cũng là Một conngười
theo nghĩa cao cả đích thực của hai chữ CONNGƯỜI viết hoa. Tên truyện cũng phần
nào hé mở tư tưởng tác phẩm. Các chi tiết trong câu chuyện đều là những sự khác
thường nhưng đều nhằm mục đích nổi bật tư tưởng cao đẹp về con người.
Chỉ trong 26 dòng văn thơ đầu, tác giả đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đẹp
tuyệt vời, đẹp “một cách lộng lẫy đến hoang đường” (cũng có nghĩa là đẹp một cách
khác thường). Chúng tôi cho rằng những dòng văn này đã đạt đến độ mẫu mực cổ điển
về phép tả cảnh. Trong văn có họa. Đó là màu sắc đi gam màu sáng tươi tắn: sáng
long lanh, trắng xóa, vàng úa, vàng rực, nửa đỏ nửa vàng, xám lam, màu kục… Đó là
hình ảnh của dòng sông tung bọt nước, củanhững tảng đá treo leo, củanhững cánh
chim nhảy nhót, bay lượn, củanhững rặng cây, củanhững lá trúc đào ẩn hiện, của
những đám mây trườn đi trên triền núi… Trong văn có nhạc. Đó là âm thanh rì rầm
của tiếng sóng biển, tiếng xô nhau củanhững đám bọt nước trên dòng sông Kôđor. Đó
là tiếng kêu của chim âu và chim cốc, tiếng gõ của chim gõ kiến… Trong cảnh có vị.
Đó là hương vị ngây ngất của một thứ mật ong đặc biệt. Nhữngcon ong đã hút từ
nhụy hoa nguyệt quế và nhụy hoa đỗ quyên. Theo lời kể chuyện, chất mật ong này “đã
từng suýt gây tai họa cho cả một đoàn quân của Pômpê vĩ đại’ vì họ đã ăn thứ mật ong
ấy để rồi say mềm ra… Và nhất là trong cảnh có hồn, có tình bởi nhà văn đã nhìn cảnh
vật bằng cái nhìn củaconngười nhìn về con người. Thế cho nên cảnh vật thật sống
động, nhữngcon chim âu, chim cốc kia cũng biết “mắc cỡ mà kêu lên những tiếng
hờn dỗi”, “mấy con sơn tước láu lỉnh”, “bóng mây trườn đi”, “con ong nổi giận”,
“những chiếc lá giống như những bàn tay”…
Dường như muốn để bức tranh thiên nhiên đẹp một cách sang trọng, quý phái
hơn nhà văn đã không ngần ngại dùng những từ ước lệ cổ điển: “Về mùa thu, cảnh
Kapkadơ giống như cảnh một thánh đường tráng lệ dựng nên do những bậc thánh
hiền…” hay sử dụng những ẩn dụ cách điệu: “… một ngôi đền mênh mông bằng
vàng, bằng ngọc bích, ngọc thạch…”, “treo lên sườn núi những tấm thảm đẹp nhất của
người Tuyêcmen dệt bằng lụa tại Xamarkand…”. Nhưng theo tôi, độc đáo nhất là ở
cách kiến tạo câu văn theo nguyên tắc “trùng phức hình ảnh”. Trong 26 dòng văn
được chia làm 4 đoạn này chỉ có 8 câu văn, cá biệt có một câu hai chữ (Mùa thu) và
một câu làm thành cả một đoạn văn (đoạn thứ tư với 138 chữ). Câu văn dài được chia
làm nhiều mệnh đề có nhiều hình ảnh dồn dập xuất hiện, hình ảnh nọ chồng lên, nối
tiếp, liên tưởng đến hình ảnh kia. Phải chăng nhờ thế mà nhà văn cứ viết như “vẽ”
vậy: “Ở bờ bên kia những cành trăn đã trụi hết lá, rũ rượi như một tấm lưới rách, và
tựa hồ mắc vào tấm lưới đó một con gõ kiến vùng núi nửa đỏ nửa vàng đang nhảy
nhót rối rít, gõ cái mỏ đen vào vỏ thân cây lùa sâu bọ ra, trong khi mấy con sơn tước
láu lỉnh và mấy con nhạ núi màu xám lam – những vị khách từ phương bắc xa xôi đến
– tha hồ mổ ăn”.
Trong quan niệm củaGorki cái đẹp của thiên nhiên phải thuộc về con người:
“Cao cả thay cái chức vị làm người trên trái đất – được thấy bao nhiêu điều kỳ diệu,
trái tim được rung động một cách ngọt ngào mãnh liệt biết bao nhiêu trong khi nín
lặng chiêm ngưỡng cái đẹp tuyệt vời!”. Đó cũng là hạnh phúc củacon người, và đó
cũng chính là thiên chức nghệ sĩ củacon người. Ở đây có lẽ ta nên hiểu rộng hơn: con
người cũng phải biết giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên để mà thực hiện thiên chức nghệ
sĩ của mình. (Thế mà than ôi, ngày nay conngười đang từ chối thiên chức vô cùng đẹp
đẽ ấy bằng cách vô tình hay cố ý tiếp tay hoặc im lặng trước việc huỷ hoại tàn phá
thiên nhiên!).
Đặt trong mối tương quan của cốt truyện ta thắy bức tranh thiên nhiên đẹp một
cách “lộng lẫy”, “tráng lệ” kia đóng vai trò làm “nền”, vai trò “bối cảnh” để chuẩn bị
cho “một conngườira đời”. Hiểu như vậy ta càng thấy trong tư tưởng của nhà văn,
con người thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao!
Thông thường để có một truyện ngắn hay nhà văn phải tìm ra một tình huống
hấp dẫn, mới lạ. Tình huống trong Một conngườira đời là một tình huống độc đáo
đến mức khác thường: bà đỡ cho ca sinh nở trên đường là một chàng trai trẻ chưa biết
tí gì “đến việc đàn bà”, và tất nhiên cũng chẳng có “phương tiện”, “dụng cụ” gì cả?
Trước hết nói về người mẹ. Theo tôi, ở người mẹ này có ba điểm khác thường: dũng
cảm khác thường, khoẻ mạnh khácthường và một tình yêu conkhác thường. “Chị
nông dân” ấy vừa có một đại họa: chồng chị vừa chết. Thế là chị đành phải đi cùng
một người hàng xóm dến Otsemtsiry. Biết mình sắp “khai hoa” chị tự mình đi tụt lại
để tránh phiền họ trong lúc “họ đang say”. Người Việt ta có câu: “Người chửa cửa
mả” nghĩa là người chửa thì gần với cái chết. Thế mà chị sẵn sàng chịu đựng một
mình trong hoàn cảnh mà cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào. Đó là sự dũng cảm khác
thường. Đẻ xong, chị tự mình đi tắm nước biển rồi sẵn sàng tiếp tục cuộc hành trình đi
tới cái vùng đất mà chính chị cũng chưa rõ tên (“tôi” phải nhắc chị: “… Otsemtsiry”).
Chính “tôi” cũng phải thốt lên: “Thật khỏe kinh khủng!” (Chú ý cách miêu tả theo
khuynh hướng ngợi ca một người mẹ vĩ đại của tác giả: Tôi giúp chị rạch ra cho thằng
con đôi vú mà thiên nhiên đã chuẩn bị để nuôi đủ đến hai chục đứa bé…”). Còn tình
yêu conkhácthườngcủa chị, chúng hãy ta cùng xem nhà văn miêu tả niềm hạnh phúc
của người mẹ.
Có lẽ không cần phân tích hình ảnh người mẹ trongcơn đau đẻ vật vã được nhà
văn miêu tả với bút pháp hiện thực theo nguyên tắc: ”giống như thật”. Miêu tả niềm
hân hoan hạnh phúc củacon người, có lẽ đó mới là mục đích nghệ thuật của tác giả.
Lúc này ngòi bút củaMacximGorki thoáng hoạt thật kỳ lạ. Văn học tự cổ chí kim, từ
Đông sang Tây cũng đều có chung một nét thi pháp miêu tả mà thi pháp cổ phương
Đông đã khái quát là “vẽ giồng điểm mắt”. Chúng ta dễ thấy để miêu tả niềm hân
hoan, tình yêu vô bờ và tâm hồn củangười mẹ, nhà văn đã đặc tả nụ cười và đôi mắt.
Trong cả câu truyện nụ cười củangười mẹ được miêu tả 7 lần, trong đó nụ cười khi
nhìn đứa con đã “buộc rốn” là nụ cười tuyệt vời nhất: Nụ cười của chị mỗi lúc một
thêm rạng rỡ; nụ cười ấy đẹp đẽ, chói lọi đến nỗi tôi gần như lóa mắt. Lời văn kể sử
dụng lối tăng cấp tính chất: một thêm rạng rỡ -> đẹp đẽ -> lóa mắt. Đó là sự ca ngợi
người mẹ đến tột đỉnh: đây không đơn thuần là nụ cười củangười mẹ mà đó là nụ
cười của đấng tạo hóa vĩ đại (thế cho nên “tôi” mới có thể “gần như lóa mắt”).
Còn “đôi mắt” củangười mẹ mới thật thiêng liêng, thánh thiện làm sao! Suốt
thiên truyện đôi mắt ấy được miêu tả 20 lần (khi đau đẻ được miêu tả 05 lần, sau khi
đẻ được miêu tả 15 lần). Đây là một ví dụ:
… tôi thấy rõ đôi mắt sâu thẳm của chị tươi rói lên một cách kỳ lạ, cháy bừng
lên một ngọn lửa xanh biếc.
… chị khẽ kêu lên một tiếng, im bặt, rồi lại mở mắt ra, đôi mắt đẹp vô cùng,
đôi mắt thần thánh củangười sản phụ. Xanh biếc, đôi mắt ấy nhìn lên bầu trời xanh
biếc, trong đôi mắt bừng lên và hoà tan một nụ cười hoan hỉ biết ơn…
… mắt như hai hồ nước xanh mênh mông…
… đôi mắt phát ranhững luồng ánh sáng ấm áp chan chứa tình thương…
… đôi mắt ấy lại trong trẻo và sáng bừng lên với ngọn lửa biếc của tình thương
không bao giờ cạn…
Chúng ta thấy luôn có “một ngọn lửa xanh biếc” trong đôi mắt người mẹ.
“Xanh biếc” là màu sắc đặc trưng của mắt người dân Oren, còn ngọn lửa kia, đó là
ngọn lửa của niềm hi vọng, của niềm “hoan hỉ biết ơn”, của niềm tin và đặc biệt là của
tình thương. Thế cho nên “đôi mắt thần thánh” kia “chốc chốc lại liếc… nhìn thằng
dân Oren mới tinh đang ngủ dưới bụi cây”.
Trong cuộc sinh nở khácthường ấy không thể không nhắc đến “đấng người đỏ
hỏng: cũng thật khácthường kia. Vừa mới chào đời nó đã “Siết chặt nắm tay và cứ thế
mà gào mãi, như thể thách ai đánh nhau: ya – a… ya – a”. Dường như nó đã “ý thức
được sự làm chủ chính bản thân nó khi xưng “tôi”, “tao” (nhà văn chơi chữ, trong
tiếng Nga “Ya” có nghĩa là “tôi, “tao”). Nó được tắm bằng nước biển và biển “vui vẻ”
phả bọt lên người nó. Đúng là qua cách miêu tả này đã cho thấy “nó” không phải là
một đứa trẻ mà là một “đấng người” thật đáng kính trọng “chưa chi đã bất mãn với
cuộc đời” mà “hét tướng lên” và “cứ thế mà gào mãi, như thách thức ai đánh nhau”,
khi hết “hung hăng” thì ngủ và gáy một cách “dõng dạc”.
Còn “tôi”, cũng thật khác thường. Với “tư cách” là một “bà đỡ” bất đắc dĩ mà
“tôi” lại làm thật tốt một công việc hoàn toàn lạ lẫm. Đây không hề phải là vấn đề “tay
nghề”, “cách thức” hay “thao tác” mà điều quyết định là ở tình thươngconngười thật
lớn lao, cao cả, thiêng liêng! “Tôi” vượt qua sự ngượng ngiụ, sự xỉ vả và hành động
phản ứng “đánh vào mặt, vào ngực tôi” củangười sản phụ, để… đỡ đẻ. Đón một
“đấng người” ra đời, “tôi” quỳ gối lên, nhìn nó mà cười lớn…”. Hành động “quỳ gối”
này có gì đấy gần giống với tư tưởng của Lỗ Tấn: Trợn mắt coi khinh nghìn lực sĩ/
Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng. Nhưng hành động lấy răng mình để “cắt” rốn (“tôi”
đành lấy răng cắn rốn) mới là hành động thể hiện rõ nhất, cao nhất tình yêu thương
quý trọngcon người, “tất cả vì con người”…
Một trongnhững biểu hiện của chủ nghĩa lãng mạn là sự khác thường. Ta có
thể coi Một conngườira đời của Macxim Gorki là một câu chuyện đậm chất lãng
mạn. Chất lãng mạn đã chấp thêm cánh cho hình tượng conngườitrong sáng tác của
Gorki thêm bay cao bay xa trong bầu trời của tự do, của ước mơ, của cái đẹp, cái
thiện. Thế cho nên tác phẩm thì khép lại về mặt câu chữ nhưng lại mở ra cuộc hành
trình của một cuộc đời đi tìm cuộc sống mới.
. yêu thương quý trọng con người, “tất cả vì con người … Một trong những biểu hiện của chủ nghĩa lãng mạn là sự khác thường. Ta có thể coi Một con người ra đời của Macxim Gorki là một câu chuyện. Những nét khác thường trong ‘Một con người ra đời’ của Macxim Gorki Một bạn đọc hâm mộ hỏi Hêmiguê (Nhà văn Mỹ nổi tiếng. kục… Đó là hình ảnh của dòng sông tung bọt nước, của những tảng đá treo leo, của những cánh chim nhảy nhót, bay lượn, của những rặng cây, của những lá trúc đào ẩn hiện, của những đám mây trườn