Trang 1
MỘT SỐKIẾNTHỨCTRỌNGTÂMÔNTẬP THI HỌCKÌII
MÔN ĐỊALÍ 7
(Lưu ý: Các Học Sinh khá giỏi cần học thêm các bài ở Sách giáo khoa)
I. Lý thuyết: Các bài 42, 45, 46, 48, 49 và 51.
Bài 42: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ (Tiếp theo)
II. Sự phân hoá tự nhiên:
1. Khí hậu:
- Thiên nhiên Trung và Nam
Mĩ phong phú và đa dạng.
- Khí hậu có sự phân hóa từ:
+ Bắc xuống Nam: do ảnh
hưởng của vĩ độ.
+ Tây sang Đông và từ thấp
lên cao: do ảnh hưởng của
địa hình.
2. Các đặc điểm khác của môi trường:
- Phần lớn diện tích khu vực nằm trong môi trường
xích đạo ẩm và nhiệt đới:
+ Rừng rậm xích đạo phát triển ở đồng bằng
Amadôn.
+ Động vật rừng phong phú.
- Rừng thưa và xavan có ở phía tây eo đất Trung Mĩ.
- Đồng bằng Pampa: thảo nguyên rộng lớn.
- Đồng bằng duyên hải phía tây của núi An đet là
vùng hoang mạc.
Bài 45: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ (tiếp theo)
II. Công nghiệp:
- Chủ yếu là khai thác khoáng sản để xuất
khẩu.
- Bra xin, Ac hen ti na, Chi lê, Vê nê xuê
la là những nước công nghiệp mới có nền
kinh tế phát triển nhất khu vực.
- Các nước khu vực núi An đét và Trung
Mĩ phát triển mạnh ngành khai khoáng.
- Các nước vùng biển Ca-ri-bê phát triển
ngành chế biến nông sản.
III. Vấn đềkhai thác rừng A-ma-dôn:
Việc khai thác rừng A-ma-dôn vào mục
đích kinh tế đã tác động xấu tới môi
trường của khu vực và thế giới.
IV. Khối thị trường chung Mec-cô-xua:
Để thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của
Hoa Kì, mộtsố quốc gia ở Trung và
Nam Mĩ đã cùng nhau hình thànhkhối
thị trường chung Mec-cô-xua.
Bài 46: THỰC HÀNH SỰ PHÂN HOÁ CỦA THẢM THỰC VẬT
Ở SƯỜN ĐÔNG VÀ SƯỜN TÂY CỦA DÃY NÚI AN ĐÉT
1.Quan Sát Sơ Đồ Lát Cắt Hình 46.2:
- Sự phân bố thực vật theo từng đai cao của sườn
đông An-đét
khác nhau:
+ 0 -1000m: rừng nhiệt đới.
+ 1000-3000m: rừng lá kim.
+ 3000-4000m: đồng cỏ.
+ 4000-5000m: đồng cỏ núi cao.
+ Trên 5000m: băng tuyết vĩnh cửu.
2.Quan Sát Sơ Đồ Lát Cắt Hình 46.1.cho biết
3.Quan Sát Sơ Đồ Lát Cắt Hình
46.1 và 46.2:
+ Phía tây An-đét: thực vật nửa
hoang mạc.
+ Phía đông An-đét: rừng nhiệt
đới.
Như vậy: Phía tây An-đét có khí
hậu khô hơn phía đông An-đét.
- Kết luận:
Trang 2
thảm thực vật được phân bố ở từng đai cao:
- Sự phân bố thực vật theo từng đai cao của sườn
tây An-đét
khác nhau:
+ 0-1000m: thực vật nửa hoang mạc.
+ 1000-2000m: cây bụi xương rồng.
+ 2000-3000m: đồng cỏ cây bụi.
+ 3000-5000m: đồng cỏ núi cao.
+ Trên 5000m: băng tuyết vĩnh cửu.
+ Sườn đông An-đét mưa nhiều
hơn ở sườn tây.
+ Sườn đông mưa nhiều hơn vì
chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch
từ biển thổ vào.
+ Sườn tây mưa ít hơn vì chịu ảnh
hưởng của dòng biển lảnh Pê-ru
làm cho khối khí từ biển vào bị mất
hơi nước, biến tính trở nên khô.
Bài 48: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG
I. Vị trí địa lí, địa hình:
- Châu Đại dương gồm:
+ Lục địa Ô- xtrây- li- a
+ 4 nhóm đảo chính: quần
đảo Niu-di-len, chuỗi đảo
núi lửa Mê- la- nê- di, chuỗi
đảo san hô Mi- crô- nê - di,
chuỗi đảo núi lửa và san hô
nhỏ Pô- li- nê- di.
II. Khí hậu, thực vật và động vật:
1. Khí hậu:
- Phần lớn các đảo: Có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều
hoà, mưa nhiều.
- Phần lớn lục địa Ô- xtrây- li- a: là hoang mạc.
2. Thực vật và động vật:
- Lục địa Ô- xtrây- li- a: có các loài động vật độc đáo nhất
trên thế giới như các thú có túi, thú mỏ vịt.
- Biển và rừng là tài nguyên quan trọng của châu Đại
Dương.
- Bão nhiệt đới, ô nhiễm biển, mực nước biển dâng cao
đe doạ cuộc sống dân cư trên đảo.
Bài 49: DÂN CƯ VÀ KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
I. Dân cư:
- Châu Đại Dương có mật độ dân cư thấp
nhất thế giới.
- Tỉ lệ dân thành thị cao, chiếm 69% dân
số trong các đô thị.
- Dân cư gồm hai thành phần chính:
+ Người bản địa: khoảng 20% dân số.
+ Người nhập cư: khoảng 80% dân số.
II. Kinh tế:
- Phát triển không đồng đều giữa các nước.
- Ô- xtrây- li- a và Niu- di- len là hai nước
có nền kinh tế phát triển.
- Các nước còn lại chủ yếu dựa vào khai
thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.
- Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của
nhiều nước.
Bài 51: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU
I. Đặc điểm tự nhiên:
1. Vị trí:
- Là một bộ phận của lục địa Á-Âu, diện
tích trên 10 triệu km
2
.
- Nằm giữa các vĩ tuyến 36
0
B và 71
0
B có
ba mặt giáp biển.
- Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu
3. Khí hậu:
- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới hải
dương và ôn đới lục địa.
- Chỉ một diện tích nhỏ ở phía bắc vòng cực
có khí hậu hàn đới.
- Phía nam có khí hậu Địa trung hải.
4. Sông ngòi:
Trang 3
vào đất liền tạo thành nhiều bán đảo.
2. Địa hình:
- Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông
chiếm 2/3 diện tích châu lục.
- Miền núi già ở phía bắc và vùng trung
tâm.
- Miền núi trẻ ở phía Nam.
Mạng lưới dày đặc có lượng nước chảy dồi
dào. Sông quan trọng: Đa- nuyp, Rai- nơ
,Von- ga.
5. Thực vật: Thay đổi theo nhiệt độ và lượng
mưa:
- Ven biển Tây Âu là rừng lá rộng.
- Sâu trong lục địa là rừng lá kim.
- Phía đông nam là thảo nguyên.
- Ven Địa Trung hải là rừng lá cứng.
II. Thực hành:
- Bài 42: Phân tích lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ (SGK/128).
- Bài 45: Phân tích lược đồ công nghiệp Trung và Nam Mĩ (SGK/137).
- Bài 46: Phân tích sơ đồ thảm thực vật của dãy An -đet (SGK/139).
- Bài 48: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 2 Trạm thuộc châu Đại Dương
(SGK/145).
- Bài 49: Nhận xét bảng số liệu dân cư và kinh tế mộtsố quốc gia ở châu Đại Dương,
tính MĐDS (SGK/147 và 148).
- Bài 51: Đọc lược đồ khí hậu châu Âu.
II. Thực hành:
- Bài 42: Phân tích lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ (SGK/128).
Câu 1: Quan sát hình 42.1(SGK/128), cho biết:
+ Trung và Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào?
Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên trái đất, từ bắc xuống nam có các
kiểu khí hậu: Cận xích đạo, xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
+ Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mĩ và quần đảo
Ăng-ti.
- Khí hậu lục địa Nam Mĩ có sự phân hóa phức tạp do vị trí lãnh thổ kéo dài trên nhiều
vĩ độ. Địa hình phân hóa đa dạng.
- Khí hậu Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti: không phân hóa phức tạp do địa hình đơn
giản, giới hạn lãnh thổ hẹp.
Câu 2: Quan sát hình 41.1 và 41.2, nêu tên các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ.
Sự phân bố các kiểu khí hậu này có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố địa
hình?
- Khí hậu nhiệt đới và xích đạo (từ vĩ độ 10
0
B đến 28
0
N)
- Khí hậu cận nhiệt đới (từ vĩ độ 28
0
N đến 40
0
N)
- Khí hậu ôn đới (từ vĩ độ 40
0
N trở xuống)
Theo địa hình, khí hậu giữa khu Tây (dãy An-đet) và khu Đông (đồng bằng trung tâm
và cao nguyên phía đông) của Nam Mĩ có sự phân hóa khác nhau.
- Bài 45: Phân tích lược đồ công nghiệp Trung và Nam Mĩ (SGK/137).
Câu 3: Dựa vào hình 45.1 (SGK/137),trình bày sự phân bố sản xuất của các ngành
công nghiệp chủ yếu ở khu vực Trung và Nam Mĩ.
Trang 4
- Các nước công nghiệp mới: Bra-xin, Ấp Chánh-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê-xuê-la phát
triển công nghiệp tương đối toàn diện.
- Các nước khu vực An – đét và eo đất Trung Mĩ: phát triển công nghiệp khai khoáng.
- Các nước vùng biển Ca-ri-bê phát triển công nghiệp thực phẩm và sơ chế nông sản.
- Bài 46: Phân tích sơ đồ thảm thực vật của dãy An - đet (SGK/139).
Câu 4: Quan sát các hình 46.1 và 46.2, cho biết: Tại sao từ độ cao 0m đến 1000m, ở
sườn đông có rừng nhiệt đới còn ở sường tây là thực vật nửa haong mạc?
+ Phía tây An-đét: thực vật nửa hoang mạc.
+ Phía đông An-đét: rừng nhiệt đới.
Như vậy: Phía tây An-đét có khí hậu khô hơn phía đông An-đét.
- Kết luận:
+ Sườn đông An-đét mưa nhiều hơn ở sườn tây.
+ Sườn đông mưa nhiều hơn vì chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch từ biển thổ vào.
+ Sườn tây mưa ít hơn vì chịu ảnh hưởng của dòng biển lảnh Pê-ru làm cho khối khí từ
biển vào bị mất hơi nước, biến tính trở nên khô.
- Bài 48: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 2 Trạm thuộc châu Đại Dương
(SGK/145).
Câu 5: Dựa vào hình 48.2, em hãy:
a. Nêu diễn biến nhiệt độ và lượng mưa của 2 trạm Gu-am và Nu-mê-a.
b. Nhận xét đặc điểm khí hậu của các đảo thuộc châu Đại Dương.
- Phân tích đặc điểm về chế độ nhiệt và chế độ mưa của 2 trạm
Chế độ nhiệt
Gu-am
Nu-mê-a
- Nhiệt độ tháng nóng
nhất:……… vào tháng……….
- Nhiệt độ tháng lạnh
nhất:………vào tháng……….
- Sự chênh lệch nhiệt độ tháng
nóng nhất và tháng lạnh
nhất:…………….
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
Chế độ nhiệt
- Những tháng mưa nhiều:
………………………
- Lượng mưa thấp
nhất:…………vào
tháng………
- Lượng mưa cao
nhất:………….vào
tháng………
- Những tháng mưa
ít:………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
- Nhận xét: Phần lớn các đảo có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hoà, mưa nhiều.
- Bài 49: Nhận xét bảng số liệu dân cư và kinh tế mộtsố quốc gia ở châu Đại Dương,
tính MĐDS (SGK/147 và 148).
Trang 5
Câu 6: Qua bảng số liệu dưới đây, nhận xét về mật độ dân số và tỉ lệ dân thành thị ở
một số quốc gia thuộc châu Đai Dương (năm 2001)
Qua bảng số liệu:
- Mật độ dân số thấp: Ô-xtrây-li-a (2,5 người/km
2
), mật độ dân số cao nhất là Va-nu-a
–tu (16,6 người/km
2
), Niu-Di-len (14,4 người/km
2
).
- Tỉ lệ dân thành thị: Cao nhất là Ô-xtrây-li-a (85%) và Niu-Di-len (77%)
Nhận xét: Dân số ở mộtsố quốc gia thuộc châu Đại Dương còn thấp, phần lớn dân cư
sống tập trung ở các dãy đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a và bắc Niu-Di-
len nên tỉ lệ dân thành thị cao. Pa-pua Niu Ghi-nê, Va-nu-a –tu tỉ lệ dân thành thị thấp.
Câu 7: Dựa vào bảng số liệu thống kê dưới đây, hãy nhận xét về trình độ phát triển
kinh tế của mộtsố quốc gia ở châu Đại Dương.
- Trình độ phát triển kinh tế của các nước ở châu Đại Dương không đồng đều.
+ Về thu nhập bình quân đầu người: Cao nhất là Ô-xtrây-li-a, thấp nhất là Pa-pua
Niu Ghi-nê
+ Cơ cấu thu nhập quốc dân: Ô-xtrây-li-a và Niu-Di-len có cơ cấu nông nghiệp thấp
(dưới 10%) ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao. Các nước còn lại có tỉ
trọng nông nghiệp còn cao, là những nước đang phát triển.
- Các nước phát triển nhất là Ô-xtrây-li-a và Niu-Di-len
- Bài 51: Đọc lược đồ khí hậu châu Âu.
Câu 8: Quan sát hình 51.2, cho biết:
+ Châu Âu có các kiểu khí hậu nào?
- Vùng ven biển Tây Âu và phía tây của bắc Âu: khí hậu ôn đới hải dương.
- Vùng ven biển Địa Trung Hải từ Bồ Đào Nha sang tận Hi Lạp khí hậu địa trung hải.
- Toàn bộ vùng Trung Âu và Đông Âu, phía tây dãy Xcan-đi-na-vi có khí hậu ôn đới
lục địa.
- Vùng phía bắc của châu Âu có một bộ phận nhỏ nằm trong vòng cực có khí hậu hàn
đới.
+ Giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía
đông?
- Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ẩm về
mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào
trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực đông và đông nam
châu Âu.
- Vùng biển phía tây chịu ảnh hưởng mạnh của biển hơn, không khí ẩm của biển đi sâu
vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng của biển càng đi sâu về phía đông và đông
nam càng yếu đi. Vì thế, càng đi về phía tây, khí hậu châu Âu càng ấm áp, mưa nhiều
và ôn hòa hơn.
Câu 9: Tính MĐDS mộtsố quốc gia ở châu Đại Dương (SGK/Tr.147)
- Bài tập 2 trang 9.
. Trang 1 MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM ÔN TẬP THI HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ 7 (Lưu ý: Các Học Sinh khá giỏi cần học thêm các bài ở Sách giáo khoa) I. Lý thuyết:. Ô-xtrây-li-a (85%) và Niu-Di-len (77 %) Nhận xét: Dân số ở một số quốc gia thuộc châu Đại Dương còn thấp, phần lớn dân cư sống tập trung ở các dãy đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a và bắc. bảng số liệu dân cư và kinh tế một số quốc gia ở châu Đại Dương, tính MĐDS (SGK/1 47 và 148). Trang 5 Câu 6: Qua bảng số liệu dưới đây, nhận xét về mật độ dân số và tỉ lệ dân thành thị ở một