Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
1,05 MB
Nội dung
ĐIỀUTRAĐÁNHGIÁCÁCMỤCTIÊU
TRẺ EMVÀPHỤ NỮ
Điều traĐánhgiáCácMụctiêu
Trẻ emvàPhụnữ 2011
Website: mics.gso.gov.vn
Việt Nam 2011
Kết quả điều tra
Tổng Cục Thống Kê
Việt Nam
1
BẢN ĐỒ CÁC HUYỆN CÓ ĐỊA BÀN
ĐIỀU TRA MICS 2011
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Huyện có địa bàn điềutra MICS, phân theo vùng
Huyện không có địa bàn điều tra
Ghi chú: Các ranh giới và tên được hiển thị và thiết kế được sử dụng
trong các bản đồ này không ngụ ý việc phê chuẩn hoặc chấp nhận
chính thức của Liên Hợp Quốc
Ảnh bìa: Liên Hợp Quốc tại Việt Nam\2011\Shutter Stock photo
2
THÔNG TIN VỀ MICS 2011 TẠI VIỆT NAM
Điều trađánhgiácácmụctiêu về trẻemvàphụnữ Việt
Nam (MICS 2011) do Tổng cục Thống kê Việt Nam thực
hiện phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội. Cuộc điềutra được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
(UNICEF) hỗ trợ kỹ thuật và tài chính và Quỹ Dân số Liên
Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam hỗ trợ về tài chính.
MICS 2011 đã cung cấp những thông tin giá trị và bằng
chứng mới nhất về tình hình trẻemvàphụnữ Việt Nam,
cập nhật thông tin từ cuộc điềutra MICS 2006 ở Việt Nam
cũng như các dữ liệu đã được thu thập trong hai cuộc điều
tra MICS trước đó vào các năm 1996 và 2000.
Để phân tích một loạt các vấn đề ảnh hưởng đến sức
khỏe, sự phát triển vàđiều kiện sống của phụnữvàtrẻ
em Việt Nam, cuộc điềutra này được thiết kế để thu thập
thông tin cho các chỉ số cần thiết nhằm giám sát cácmục
tiêu và chỉ tiêu của Tuyên bố Thiên Niên Kỷ, Tuyên bố về
Một thế giới phù hợp với trẻemvà Chương trình hành
động quốc gia về trẻem giai đoạn 2011-2020. Cuộc điều
tra cung cấp các thông tin cập nhật về trẻemvàphụnữ
Việt Nam. Các số liệu sẽ được sử dụng để lập báo cáo
về cam kết quốc tế về trẻem của Việt Nam như Báo cáo
đánh giá cuối thập kỷ về “Một thế giới phù hợp với trẻ em”
và Báo cáo quốc gia lần thứ 5 về tình hình thực hiện Công
ước Quyền Trẻ em.
Điều tra này cung cấp các thông tin số liệu cho thấy bất
bình đẳng theo giới tính, vùng miền, dân tộc, mức độ giàu
3
nghèo vàcác đặc điểm khác. MICS 2011 được tiến hành
dựa trên mẫu điềutra thực tế gồm 11.614 hộ gia đình và
cho thấy một bức tranh toàn diện về trẻemvàphụnữ Việt
Nam ở sáu vùng.
NỘI DUNG CỦA MICS VIỆT NAM 2010-2011
Với ba bộ bảng hỏi gồm bảng hỏi hộ gia đình, bảng hỏi
áp dụng cho phụnữvà bảng hỏi áp dụng cho trẻ em,
MICS 2011 đã thu thập thông tin về tình hình tử vong
trẻ em, dinh dưỡng, sức khỏe trẻ em, nước sạch và
vệ sinh môi trường, sức khỏe sinh sản, tỉ lệ biết chữ
và giáo dục, bảo vệ trẻ em, HIV/AIDS và hành vi tình
dục của phụ nữ. Các số liệu được phân tổ theo vùng
(6 vùng), giới tính (nam, nữ), khu vực (thành thị, nông
thôn), mức độ giàu nghèo (gồm 5 nhóm: nghèo nhất,
nghèo, trung bình, giàu và giàu nhất), dân tộc (Kinh/
Hoa, dân tộc thiểu số)
1
, trình độ học vấn của chủ hộ và
của bà mẹ: không bằng cấp, trình độ tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp
hoặc cao đẳng trở lên
CÁC THÔNG TIN BỔ SUNG VỀ MICS
Bản tóm tắt sau đây trình bày các phát hiện chính về
Điều trađánhgiácácmụctiêu về trẻemvàphụnữ Việt
Nam 2011. Bản báo cáo đầy đủ về MICS được lưu trữ
tại Tổng cục Thống kê Việt Nam và đăng tải trên trang
web của Tổng cục http://www.gso.gov.vn hoặc có thể
truy cập trực tiếp tại địa chỉ http://mics.gso.gov.vn. Có
thể xem thêm thông tin về MICS gồm các cuộc khảo
sát đánhgiá đã thực hiện tại Việt Nam và ví dụ của các
quốc gia khác đã thực hiện điềutra tại địa chỉ
http://www.childinfo.org.
Trích dẫn tham khảo: Tổng cục Thống kê Việt Nam
(GSO), Điềutrađánhgiácácmụctiêu về trẻemvàphụ
nữ Việt Nam giai đoạn 2011, Báo cáo cuối cùng, 2011,
Hà Nội, Việt Nam.
1
Dân tộc được xác định bằng cách hỏi câu hỏi: “Chủ hộ là người dân tộc gì?” Trong điềutra
MICS 2011, dân tộc thiểu số Hoa (dân tộc Hoa) được xếp vào cùng nhóm với dân tộc đa số
Kinh thành nhóm “Kinh/Hoa” vì lý do người dân tộc Hoa có mức sống ngang bằng với dân tộc
Kinh. Tất cả các dân tộc thiểu số khác được nhóm với nhau thành nhóm “dân tộc thiểu số”.
4
PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM MẪU
Mẫu theo kế hoạch ban đầu của cuộc điềutra MICS
2011 gồm 12.000 hộ gia đình, ở 600 xã, 440 huyện của
63 tỉnh thành trong cả nước. Mẫu được thiết kế nhằm
đưa ra số liệu ước tính đáng tin cậy về tình hình trẻem
và phụnữ trong cả nước, ở thành thị và nông thôn và
sáu vùng của Việt Nam là Đồng bằng sông Hồng, Trung
du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng
sông Cửu Long.
Trong số 12.000 hộ gia đình được lựa chọn, 11.614 hộ
gia đình được phỏng vấn thành công. Trong số các hộ
đã được phỏng vấn, bên cạnh chủ hộ, 11.663 phụnữ
tuổi từ 15-49 và 3.678 trẻem dưới 5 tuổi đã hoàn thành
phỏng vấn. Có 43.998 người được liệt kê trong danh
sách hộ gia đình đã được phỏng vấn, trong đó 21.559
là nam giới (49%) và 22.439 là phụnữ (51%). Hầu hết
chủ hộ là nam giới (73.8%), hơn 70% dân số hộ ở vùng
nông thôn và khoảng 10% số hộ thuộc các dân tộc thiểu
số khác ngoài dân tộc Kinh và Hoa. Số thành viên trung
bình trong mỗi hộ gia đình là 3,8 người.
Tử vong trẻem
Tỉ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi vàtrẻ dưới 5 tuổi là
những chỉ số quan trọng về đời sống và sự phát triển
của xã hội. Việc xác định trẻem có nguy cơ tử vong cao
nhất sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách và lập kế
hoạch gắn kết các nỗ lực tốt hơn để cải thiện sự sống
còn của trẻemvà giảm nguy cơ rủi ro của trẻ sơ sinh
và trẻ nhỏ.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ
MDG 4 Giảm tử vong trẻem
Chỉ tiêu 4 A Từ năm 1990 đến năm 2015, giảm
hai phần ba tỉ suất tử vong trẻem
dưới 5 tuổi
CÁC CHỈ SỐ MDG TRONG ĐIỀUTRA
MICS 2011
ChỈ số 4.1 Tỉ suất tử vong trẻem dưới 5 tuổi
Chỉ số 4.2 Tỉ suất tử vong trẻem dưới 1 tuổi
5
Trong cuộc điềutra MICS 2011, tỉ suất tử vong trẻem
được tính toán dựa trên kỹ thuật ước lượng gián tiếp
gọi là phương pháp Brass. Theo kết quả điều tra, tỉ suất
tử vong trẻem dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 16 trẻ trong số
1.000 trẻ sinh ra sống và tỉ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi
là 14 trẻ trong số 1.000 trẻ sinh ra sống. Có sự chênh
lệch đáng kể trong các nhóm dân tộc vàmức độ giàu có
của hộ gia đình: tỉ suất trẻem dân tộc thiểu số tử vong
trước một tuổi và năm tuổi cao gấp ba lần so với tỉ suất
tử vong trẻem người Kinh và Hoa; tỉ suất trẻem trong
các hộ nghèo nhất tử vong trước 1 và 5 tuổi cao gấp đôi
so với trẻem sống trong cácgia đình khá giả hơn.
Tình trạng dinh dưỡng và nuôi con bằng sữa mẹ
Tình trạng dinh dưỡng của trẻem thể hiện tình trạng
sức khỏe chung của các em. Nếu trẻ được cung cấp
thức ăn đầy đủ và không thường xuyên đau ốm, được
chăm sóc tốt thì cácem sẽ phát triển đầy đủ tiềm năng
50
40
30
20
10
0
50
40
30
20
10
0
10
23
11
14
10
19.6
3.8
5.7
40.9
22
30
39
12
12
16
28
50
40
30
20
10
0
Tỉ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi (trên 1000 trẻ sinh ra sống)
Tình trạng dinh dưỡng của trẻem dưới 5 tuổi (phần trăm)
Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh
Thiếu cân Thấp còi Gày còm
Chung 20%
80%
Kinh
/Hoa
44.2
0 20 40 60 80 100
77.9
67.5
88.9
73.8
Kinh
/Hoa
Kinh/Hoa
Dân tộc
thiểu số
Kinh/Hoa
Nông thôn
Thành thị
Chung
Dân tộc
thiểu số
Kinh/Hoa
Nông thôn
Thành thị
Chung
Dân tộc
thiểu số
Kinh/Hoa
Nông thôn
Thành thị
Chung
Dân tộc
thiểu số
Dân tộc
thiểu số
Dân tộc
thiểu số
Khá giả Nghèo nhất
Chung 20%80%
Khá giả Nghèo nhất
Tỉ lệ phụnữtrẻ ở độ tuổi 15-24 có kiến thức đúng và
đầy đủ về lây truyền HIV
0 20 40 60 80 100
Tỉ lệ phụnữ sinh con trong vòng hai năm qua đã được tư
vấn, xét nghiệm và thông báo kết quả về HIV trong quá
trình khám thai:
1.1
0 20 40 60 80 100
19.3
11
29.3
16.4
Tỉ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi (trên 1000 trẻ sinh ra sống)
35.7
53.6
47.6
58.3
51.1
50
40
30
20
10
0
50
40
30
20
10
0
10
23
11
14
10
19.6
3.8
5.7
40.9
22
30
39
12
12
16
28
50
40
30
20
10
0
Tỉ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi (trên 1000 trẻ sinh ra sống)
Tình trạng dinh dưỡng của trẻem dưới 5 tuổi (phần trăm)
Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh
Thiếu cân Thấp còi Gày còm
Chung 20%
80%
Kinh
/Hoa
44.2
0 20 40 60 80 100
77.9
67.5
88.9
73.8
Kinh
/Hoa
Kinh/Hoa
Dân tộc
thiểu số
Kinh/Hoa
Nông thôn
Thành thị
Chung
Dân tộc
thiểu số
Kinh/Hoa
Nông thôn
Thành thị
Chung
Dân tộc
thiểu số
Kinh/Hoa
Nông thôn
Thành thị
Chung
Dân tộc
thiểu số
Dân tộc
thiểu số
Dân tộc
thiểu số
Khá giả Nghèo nhất
Chung 20%80%
Khá giả Nghèo nhất
Tỉ lệ phụnữtrẻ ở độ tuổi 15-24 có kiến thức đúng và
đầy đủ về lây truyền HIV
0 20 40 60 80 100
Tỉ lệ phụnữ sinh con trong vòng hai năm qua đã được tư
vấn, xét nghiệm và thông báo kết quả về HIV trong quá
trình khám thai:
1.1
0 20 40 60 80 100
19.3
11
29.3
16.4
Tỉ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi (trên 1000 trẻ sinh ra sống)
35.7
53.6
47.6
58.3
51.1
6
của mình. Suy dinh dưỡng có liên quan đến hơn một
nửa trường hợp tử vong của trẻem trên toàn thế giới.
Nuôi con bằng sữa mẹ trong những năm đầu đời sẽ
bảo vệ trẻem không bị nhiễm bệnh. Đây là nguồn dinh
dưỡng lý tưởng và là cách nuôi trẻ an toàn và kinh tế.
Vitamin A rất cần thiết cho đôi mắt khỏe mạnh và đảm
bảo hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả. Hàng năm,
việc cung cấp viên vitamin A liều cao cho trẻ nhỏ là
chiến lược an toàn, tiết kiệm chi phí và hiệu quả nhằm
loại trừ sự thiếu vitamin A và nâng cao sự sống còn của
trẻ em. Cân nặng khi sinh là chỉ số tốt không chỉ đối với
sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ mà còn
là cơ hội sống còn, phát triển, sức khỏe lâu dài và phát
triển tâm lý của trẻ sơ sinh. Rối loạn do thiếu i-ốt (IDD)
là nguyên nhân chủ yếu trên thế giới dẫn đến chậm
phát triển trí tuệ có thể phòng ngừa được và suy giảm
phát triển tâm thần ở trẻ nhỏ. Ăn đủ muối i-ốt có thể
phòng được bệnh này.
Trong quá trình thu thập số liệu điềutra MICS 2011,
số liệu về trọng lượng và chiều cao của trẻem dưới 5
tuổi trong các hộ gia đình trong mẫu điềutra được lấy
từ kết quả đo nhân trắc theo khuyến nghị của UNICEF
(xem http://www.childinfo.org). Kết quả đo này cho thấy
11,7% trẻem Việt Nam thiếu cân (suy dinh dưỡng cân
nặng theo tuổi), 22,7% trẻem thấp còi (suy dinh dưỡng
chiều cao theo tuổi) và 4,1% bị gầy còm (suy sinh
dưỡng cân nặng theo chiều cao). Có sự chênh lệch
rất lớn giữa thành thị và nông thôn, giữa trẻem người
Kinh/Hoa vàtrẻem thuộc các dân tộc thiểu số, giữa các
nhóm giàu nghèo và theo trình độ học vấn của bà mẹ.
Đồng thời, 4,4% trẻem dưới 5 tuổi Việt Nam bị thừa
cân.
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ
MDG 1 Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực
và thiếu đói
Chỉ tiêu 1 C Giảm một nửa tỷ lệ người dân bị
thiếu đói trong giai đoạn từ 1990 đến
2015
CÁC CHỈ SỐ TRONG ĐIỀUTRA MICS 2011
Chỉ số 1.8 Tỉ lệ trẻem dưới 5 tuổi bị thiếu cân
7
Cứ 5 trẻem ở Việt Nam thì có 2 trẻ (chiếm 39,7%)
được bú sữa mẹ lần đầu tiên đúng thời gian thích hợp
(trong vòng 1 giờ sau sinh) và dưới 1 phần 5 số trẻ
(17%) được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tỷ
lệ cho bú sữa mẹ hoàn toàn cao nhất là ở Trung du và
miền núi phía Bắc, chiếm 37,6%.
50
40
30
20
10
0
50
40
30
20
10
0
10
23
11
14
10
19.6
3.8
5.7
40.9
22
30
39
12
12
16
28
50
40
30
20
10
0
Tỉ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi (trên 1000 trẻ sinh ra sống)
Tình trạng dinh dưỡng của trẻem dưới 5 tuổi (phần trăm)
Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh
Thiếu cân Thấp còi Gày còm
Chung 20%
80%
Kinh
/Hoa
44.2
0 20 40 60 80 100
77.9
67.5
88.9
73.8
Kinh
/Hoa
Kinh/Hoa
Dân tộc
thiểu số
Kinh/Hoa
Nông thôn
Thành thị
Chung
Dân tộc
thiểu số
Kinh/Hoa
Nông thôn
Thành thị
Chung
Dân tộc
thiểu số
Kinh/Hoa
Nông thôn
Thành thị
Chung
Dân tộc
thiểu số
Dân tộc
thiểu số
Dân tộc
thiểu số
Khá giả Nghèo nhất
Chung 20%80%
Khá giả Nghèo nhất
Tỉ lệ phụnữtrẻ ở độ tuổi 15-24 có kiến thức đúng và
đầy đủ về lây truyền HIV
0 20 40 60 80 100
Tỉ lệ phụnữ sinh con trong vòng hai năm qua đã được tư
vấn, xét nghiệm và thông báo kết quả về HIV trong quá
trình khám thai:
1.1
0 20 40 60 80 100
19.3
11
29.3
16.4
Tỉ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi (trên 1000 trẻ sinh ra sống)
35.7
53.6
47.6
58.3
51.1
8
Hơn 4 phần 5 trẻem (83,4%) ở độ tuổi từ 6 đến 59
tháng tuổi được uống bổ sung vitamin A liều cao trong
vòng 6 tháng trước điềutra MICS 2011.
Khoảng 93% trẻem dưới 5 tuổi được cân lúc mới sinh
và trong đó chỉ có 5,1% trẻem sinh ra thiếu cân.
Ở Việt Nam, nửa số hộ dân (45,1%) đã sử dụng muối
i-ốt có hàm lượng thích hợp hơn 15 micro gam/dl
(15+ppm) trong bữa ăn. Việc sử dụng muối i-ốt khác
biệt đáng kể giữa các vùng. Tỉ lệ này vẫn thấp hơn
nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế: Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) và UNICEF khuyến cáo phổ cập muối i-ốt là một
giải pháp an toàn, hiệu quả với chi phí thấp và có tính
bền vững nhằm đảm bảo cung cấp đủ i-ốt , có nghĩa là
phải có ít nhất 90% hộ gia đình sử dụng muối i-ốt.
Tiêm chủng
Trên toàn thế giới vẫn còn khoảng 27 triệu trẻem chưa
được tiêm chủng định kỳ, khiến cho hàng năm có hơn 2
triệu trẻem chết bởi các bệnh có thể phòng ngừa được
bằng vắc-xin. Tại Việt Nam, một trẻ được coi là tiêm
chủng đầy đủ nếu em đó nhận được 7 loại kháng thể
phòng lao, bạch hầu – ho gà – uốn ván (1-3), bại liệt (1-
3), sởi và viêm gan B (1-3). Viêm gan B sơ sinh không
được đưa vào chỉ tiêu tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ.
Hai phần năm trẻem (40,1%) từ 1 đến 2 tuổi được tiêm
đủ vắc xin phòng bệnh cơ bản – lao, 3 mũi phòng bại
liệt, sởi và 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván (hoặc vắc-
xin 5 trong 1), và 3 mũi phòng bệnh viêm gan B. Tuy
nhiên, chỉ có một nửa số trẻem này có thẻ tiêm chủng
đưa ra cho điềutra viên xem. Tỷ lệ tiêm chủng bạch
hầu – ho gà – uốn ván và bại liệt giảm đáng kể giữa mũi
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ
MDG 4 Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻem
Chỉ tiêu 4 A Giảm hai phần ba tỉ lệ tử vong ở trẻem
dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990-2015.
CÁC CHỈ SỐ MDG TRONG ĐIỀUTRA MICS 2011
Chỉ số 4.3 Tỉ lệ trẻem 1 tuổi được tiêm phòng
bệnh sởi
9
thứ nhất và mũi thứ ba: 20 điểm phần trăm đối với tiêm
chủng bạch hầu, ho gà, uốn ván và 23 điểm phần trăm
đối với tiêm chủng bại liệt. Tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất
là vắc-xin tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh. Đặc
biệt, tỷ lệ tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh của
nhóm trẻem thuộc các dân tộc thiểu số chỉ đạt 18,2%,
trẻ em của các bà mẹ không có trình độ học vấn chỉ đạt
18,5%.
Khoảng 4 trong 5 bà mẹ sinh con trong vòng 2 năm
trước cuộc điềutra MICS được tiêm phòng uốn ván sơ
sinh (77,5%). Tuy nhiên, chỉ có 3 trong 5 bà mẹ người
dân tộc thiểu số được tiêm phòng loại vắc xin này
(59,2%).
Chăm sóc trẻ ốm đau và phòng ngừa sốt rét
Viêm phổi, tiêu chảy và sốt rét là nguyên nhân chính
gây tử vong ở trẻem dưới 5 tuổi trên thế giới. Viêm
phổi là nguyên nhân dẫn đến tử vong trẻemvà sử
dụng kháng sinh để điều trị viêm phổi cho trẻem dưới
5 tuổi là biện pháp can thiệp chủ yếu. Trên thế giới, tiêu
chảy là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở
trẻ em dưới 5 tuổi.
Cần tránh sử dụng chất đốt rắn phục vụ nhu cầu năng
lượng cơ bản gồm nấu ăn và sưởi ấm vì sử dụng chất
đốt rắn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp
tính, viêm phổi, bệnh phổi mãn tính, ung thư và bệnh
lao, trẻ sơ sinh nhẹ cân, bệnh đục nhân mắt và bệnh
hen suyễn.
Sốt rét gây tình trạng thiếu máu ở trẻ em. Các biện
pháp phòng ngừa, đặc biệt là sử dụng màn tẩm thuốc
diệt côn trùng (ITNs), có thể giảm đáng kể tỉ suất tử
vong do sốt rét ở trẻ em.
Việt Nam được coi là nước có tỷ lệ mắc sốt rét thấp.
Hầu như tất cả các hộ gia đình ở Việt Nam (95,5%) có
ít nhất 1 chiếc màn để ngủ. Tuy nhiên hầu như không
có hộ gia đình nào (0,4%) có màn chống muỗi được xử
lý thuốc vĩnh viễn. Tỷ lệ trẻem dưới 5 tuổi và tỷ lệ phụ
nữ có thai được ngủ màn vào đêm trước khi điềutra là
94,4% và 94,1%.
[...]... tỷ lệ bệnh tiêu chảy ở trẻem dưới 5 tuổi trong thời gian 2 tuần trước cuộc điềutra là 7,4% Trong số những trẻem này, 46,4% được điều trị bằng dung dịch ô-rê-zôn (ORS), 42,8% trẻem được điều trị tại nhà bằng cách cho uống các chất lỏng bù nước, và 65,6% trẻem được uống dung dịch ô-rê-zôn (ORS) hoặc các chất lỏng bù nước tự pha chế tại gia đình Cuộc điềutra cho thấy khoảng 3,3% trẻem dưới 5 tuổi... dựa vào mẫu số của 24 trường hợp không được quyền hóa và ít hơn Vì vậy các số liệu này không được trình bày trong báo cáo 23 24 ĐIỀU TRAĐÁNHGIÁ CÁC MỤCTIÊUTRẺEMVÀPHỤNỮ Việt Nam 2011 Kết quả điều traĐiềutraĐánhgiá Các Mụctiêu Trẻ emvàPhụnữ 2011 Website: mics.gso.gov.vn Tổng Cục Thống Kê Việt Nam ... dưới 5 tuổi thì chỉ có 1 trẻ có 3 hoặc nhiều hơn 3 quyển sách dành cho trẻem ở nhà (19,6%) Trẻem bị bỏ mặc hoặc được trẻem khác chăm sóc làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn Điềutra MICS 2011 cho thấy cứ 10 trẻem dưới 5 tuổi thì có 1 trẻem không được chăm sóc phù hợp trong tuần trước cuộc điềutra (9,4%) Điều đó có nghĩa là trẻ bị người lớn để chơi một mình hoặc được một trẻ khác dưới 10 tuổi chăm... cho tất cả trẻem trai và trẻ em gái học hết tiểu học vào năm 2015, MDG 3 Chỉ tiêu 3 A Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao năng lực, vị thế cho phụnữ Phấn đấu xóa bỏ bất bình đẳng giới ở bậc tiểu học và trung học chậm nhất vào năm 2005, và ở tất cả các cấp học trước 2015 CÁC CHỈ SỐ MDG TRONG ĐIỀUTRA MICS 2011 Chỉ số 2.2 Chỉ số 2.3 Chỉ số 3.1 1 2 Tỉ lệ học sinh nhập học lớp 1 và học đến lớp... trình giáo dục trẻ thơ hoặc chương trình học tập có tổ chức rất quan trọng để trẻem sẵn sàng đến trường Ở Việt Nam, khoảng 3 trong 4 trẻem từ 3 đến 5 tuổi được đi học mẫu giáo (71,9%), và 76,8% trẻem có người lớn tham gia chơi cùng trẻ tuổi từ 3 đến 5 trong 4 hoạt động trở lên nhằm khuyến khích việc học hỏi và sẵn sàng đi học của trẻem trong 3 ngày trước cuộc điềutra Tuy nhiên, trong 5 trẻem dưới... 15-24 ở phụnữ (và nam giới)1 Tỉ trọng nữvà nam ở bậc tiểu học, trung học (và trên trung học)2 MICS 2011 không bao gồm tỷ lệ biết chữ của nam giới MICS 2011 không bao gồm tỉ trọng nữvà nam học trên trung học Bảo vệ trẻem Công ước về quyền trẻ em quy định mọi trẻem đều có quyền có họ tên, quốc tịch và được bảo vệ giữ gìn bản sắc Đăng ký khai sinh là cách thức quan trọng để đảm bảo thực hiện các quyền... của nữ là 83,9%, của nam thuộc các dân tộc thiểu số là 66,3% vànữ thuộc các dân tộc thiểu số là 65% Nhìn chung, trong các dân tộc thiểu số, cứ 3 trẻem thì có 1 em không được đi học trung học, trong khi đó trong nhóm dân tộc Kinh/Hoa, cứ 5 trẻem thì có 1 em không được đi học trung học (34,4% so với 16,3%) 16 MỤCTIÊU THIÊN NIÊN KỶ MDG 2 Đạt phổ cập giáo dục tiểu học Chỉ tiêu 2 A Đảm bảo cho tất cả trẻ. .. bảo thực hiện các quyền này của trẻem Đăng ký khai sinh gần như là phổ cập ở Việt Nam, với 95% trẻem dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh Tuy nhiên chỉ có 66,1% giấy khai sinh được đưa cho cácđiềutra viên xem trong quá trình điềutraTrẻem có quyền được bảo vệ không bị bóc lột kinh tế và không phải làm các công việc độc hại, nặng nhọc, cản trở việc học tập của các em, hoặc có ảnh hưởng xấu tới phát...MỤC TIÊU THIÊN NIÊN KỶ MDG 6 Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét vàcác bệnh khác Chỉ tiêu 6 C Ngăn chặn và bắt đầu đẩy lùi tỷ lệ mắc bệnh sốt rét vàcác bệnh nguy hiểm khác vào năm 2015, CHỈ SỐ MDG TRONG ĐIỀUTRA MICS 2011 Chỉ số 6.7 Tỉ lệ trẻem dưới 5 tuổi nằm ngủ trong màn có tẩm thuốc chống muỗi Chỉ số 6.8 Tỉ lệ trẻem dưới 5 tuổi bị sốt được điều trị bằng thuốc chống... 82,3% đối với phụnữcác nhóm dân tộc thiểu số Điều đó có nghĩa là cứ 5 người thì có 1 người sống trong các hộ gia đình dân tộc thiểu số không biết đọc biết viết Ở Việt Nam, tỷ lệ đi học tiểu học khá cao, và hầu như không có sự khác biệt giữa nam vànữ hay giữa trẻem người Kinh/Hoa vàtrẻem nhóm dân tộc thiểu số Tuy nhiên, tỷ lệ đi học trung học cho thấy có sự chênh lệch về giới và giữa các nhóm dân . ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ CÁC MỤC TIÊU TRẺ EM VÀ PHỤ NỮ Điều tra Đánh giá Các Mục tiêu Trẻ em và Phụ nữ 2011 Website: mics.gso.gov.vn Việt Nam 2011 Kết quả điều tra Tổng Cục Thống. sự phát triển và điều kiện sống của phụ nữ và trẻ em Việt Nam, cuộc điều tra này được thiết kế để thu thập thông tin cho các chỉ số cần thiết nhằm giám sát các mục tiêu và chỉ tiêu của Tuyên. NAM Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ Việt Nam (MICS 2011) do Tổng cục Thống kê Việt Nam thực hiện phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Cuộc điều tra được