Chất bổ có phải lúc nào cũng... bổ? pdf

3 232 0
Chất bổ có phải lúc nào cũng... bổ? pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chất bổ phải lúc nào cũng bổ? Sau khi hỏi kỹ các bậc phụ huynh về chế độ dinh dưỡng của trẻ, các bác sĩ phát hiện ra trẻ bị vàng da không phải do bệnh tật nào cả, mà do gia đình cho ăn quá nhiều các loại củ, quả giàu carotein (chất tiền vitamin A) như cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ… Đúng là những thứ củ, quả này tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho đôi mắt trẻ, nhưng nếu ăn quá nhiều trong một thời gian dài thì sẽ dẫn đến hiện tượng vàng da. Tương tự, ăn quá nhiều thực phẩm chứa vitamin D thể gây rối loạn bài tiết nước tiểu, táo bón, đối với trẻ nhỏ thì gây nôn trớ, thóp phồng… Còn nếu hấp thụ vào thể quá nhiều vitamin C (chẳng hạn ngày nào cũng uống một viên C sủi bọt 1.000mg, trong khi nhu cầu của trẻ chỉ cần 60-70mg/ngày), lượng vitamin C dư thừa trong thể sẽ tạo ra chất muối khoáng không hoà tan, lâu dần thể gây ra sỏi mật! Về nguyên tắc, những vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K đều thể gây ngộ độc vì nếu sử dụng nhiều, thể thải ra không kịp, dễ tích luỹ lại ở gan, gây hại cho thể. Thậm chí, nếu dùng vitamin A, D liều quá cao (hàng triệu đơn vị) thì thể gây ngộ độc cấp tính. Chính vì vậy, chỉ bổ sung vitamin, thuốc bổ sau khi trẻ ốm dậy, khi chế độ ăn hàng ngày không đủ cung cấp các chất cần thiết cho thể, hoặc do ăn uống thiên lệch, trẻ biếng ăn… nhưng phải theo chỉ định của BS chứ không nên uống "vô tội vạ". Ăn ít mà vẫn béo? nhưng đã nặng tới 35kg, nghĩa là hơn bạn bè cùng lứa khoảng 10kg, trong khi chiều cao của cháu cũng không nhỉnh hơn các bạn khác. Để hạn chế sự phát phì của con, mỗi bữa chị chỉ cho con ăn nửa bát cơm, và hạn chế những đồ ăn nhiều chất béo, nhiều đạm. Vậy mà không hiểu sao con chị vẫn không giảm được cân nào! Hỏi ra mới biết, do ăn quá ít nên con chị mau cảm thấy đói. Để "xoa dịu" cơn đói của con, mỗi lúc như thế chị Hà lại đưa cho cháu một gói bim bim. Ngoài ra, mỗi ngày cháu được mẹ cho uống ba cốc sữa với mong muốn cháu phát triển chiều cao… lại cho rằng muốn con phát triển toàn diện thì cần cho ăn ít tinh bột (cơm) cũng được nhưng phải "thật chất". Thế là, thay vì cho ăn cơm, chị T. cho con ăn thật nhiều thức ăn, mà toàn những thứ bổ dưỡng (thịt, cá, trứng, tim, bầu dục…) trong khi lại coi nhẹ rau quả. Kết quả: Con chị tuy ăn nhiều chất bổ và trông nhỉnh hơn bạn bè cùng lứa nhưng khi tham gia các hoạt động tập thể, chơi trò chơi với các bạn, cháu mau thấy mệt! Nếu cho trẻ ăn quá ít tinh bột, trẻ sẽ bị thiếu năng lượng (vốn được sinh ra chủ yếu từ nhóm thức ăn cung cấp chất bột, đường), trong khi lại thừa đạm, dễ dẫn đến táo bón, tăng thêm gánh nặng cho thận… Đó là chưa kể, theo nghiên cứu, nếu khi nhỏ ăn quá nhiều đạm thì khi lớn lại dễ mắc các bệnh về tim mạch. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng sau khi vào thể có thể chuyển hoá cho nhau nên tuy ăn ít cơm nhưng ăn nhiều thức ăn, uống nhiều sữa… vẫn thể gây béo phì. Ngược lại, nhiều trẻ béo phì mà vẫn thiếu chất! Ăn ngon mà vẫn biếng ăn? Có một nghịch lý là hiện nay, tại các thành phố lớn, số trẻ bị suy dinh dưỡng do ăn uống kham khổ không còn nhiều nhưng lại xuất hiện ngày càng nhiều trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng trong những gia đình khá giả. "Tôi không tiếc tiền mua cho cháu những thức ăn ngon, bổ dưỡng. Vậy mà cháu vẫn không chịu ăn!". Khi đem con tới Phòng khám tư vấn dinh dưỡng, được các bác sĩ tư vấn, chị Tiến mới thừa nhận: Do phải trông coi cửa hàng bán quần áo của gia đình nên chị không thời gian nấu ăn cho con, đành giao phó mọi việc cho "ô-sin". Kết quả là cháu bé thường xuyên phải ăn những món ăn đơn điệu nên dù đều là những thức đắt tiền, ăn mãi cũng thấy chán. Cũng trẻ biếng ăn do ăn vặt trước bữa ăn (gói bim bim, cái bánh…) khiến lửng bụng, ăn uống uể oải trong bữa chính. Lại ông bố bà mẹ cho trẻ sinh hoạt theo lịch của mình: thức khuya, ăn uống thất thường, không ra bữa, thấy con biếng ăn nhưng vẫn chỉ cho ăn theo bữa của bố mẹ chứ không chia nhỏ các bữa ăn… Đặc biệt, một số trẻ biếng ăn do bị ép ăn quá mức khiến đâm sợ ăn (gọi là biếng ăn tâm lý). Dạng biếng ăn này rất khó chữa. . Chất bổ có phải lúc nào cũng bổ? Sau khi hỏi kỹ các bậc phụ huynh về chế độ dinh dưỡng của trẻ, các bác sĩ phát hiện ra trẻ bị vàng da không phải. vị) thì có thể gây ngộ độc cấp tính. Chính vì vậy, chỉ bổ sung vitamin, thuốc bổ sau khi trẻ ốm dậy, khi chế độ ăn hàng ngày không đủ cung cấp các chất

Ngày đăng: 24/03/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan