Phântíchbài "Đây Thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc
Tử
Mở cửa nhìn trăng, trăng tái mặt,
Khép phòng đốt nến, nến rơi châu…”
Mấy ai đã từng say trăng như Hàn Mặc Tử?
“Trăng sõng soài trêncành liễu - Đợi gió đông về
để lả lơi…” (“Bẽn lẽn”) – Thi sĩ còn nói đến
thuyền trăng, sông trăng, sóng trăng… Cả một
trời trăng mộng ảo, huyền diệu. Thơ Hàn Mặc Tử
rợn ngợp ánh trăng, thể hiện tâm hồn “say trăng”
với tình yêu tha thiết cuộc đời, vừa thực vừa mơ.
Ông là một trong những nhà thơ lỗi lạc nhất của
phong trào Thơ mói (1932-1941). Với 28 tuổi đời
(1912-1940), ông để lại cho nền thơ ca dân tộc
hàng trăm bài thơ và một số kịch thơ. Thơ của
ông như trào ra máu và nước mắt, có không ít
hình tượng kinh dị. Cũng chưa ai viết thơ hay về
mùa xuân và thiếu nữ (“Mùa xuân chín”), về Huế
đẹp và thơ(“Đây thôn Vĩ Giạ”) như Hàn Mặc Tử.
“Đây thôn Vĩ Giạ” rút trong tập “Thơ điên” xuất
bản năm 1940, sau khi nhà thơ qua đời. và con
người Vĩ Giạ.
Câu đầu “dịu ngọt” như một lời chào mời, vừa
Bài thơ nói rất hay về Huế, về cảnh sắc thiên
nhiên hữu tình, về con người xứ Huế, nhất là các
cô gái duyên dáng, đa tình, đáng yêu – tình yêu
thơ mộng say đắm, lung linh trong ánh sáng
huyền ảo. Bài thơ giãi bày một nỗi niềm bâng
khuâng, một khao khát về hạnh phúc của thi sĩ đa
tình, có nhiều duyên nợ với cảnh mừng vui hội,
vừa nhẹ nhàng trách móc người thương biết bao
nhớ đợi chờ. Giọng thơ êm dịu, đằm thắm và tình
tứ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Có mấy xa
xôi. Cảnh cũ người xưa thấp thoáng trong vần thơ
đẹp mang hoài niệm. Bao kỷ niệm sống dậy trong
một hồn thơ. Nó gắn liền với cảnh sắc vườn tược
và con người xứ Huế mộng mơ:
“Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặtchu điền?”
Cảnh được nói đến là một sáng bình minh đẹp.
Nhìn từ xa, say mê ngắm nhìn những ngọn cau,
tàu cau ngời lên màu nắng mới, “nắng mới lên”
rực rỡ. Hàng cau như đón chào người thân
thương sau bao ngày xa cách. Hàng cau cao vút là
hình ảnh thân thuộc thôn Vĩ Giạ từ bao đời nay.
Quên sao được màu xanh cây lá nơi đây. Nhà thơ
trầm trồ thốt lên khi đứng trước một màu xanh
vườn tược thôn Vĩ Giạ: “vườn ai mướt quá xanh
như ngọc”. Sương đêm ướt đẫm cây cỏ hoa lá.
Màu xanh mỡ màng, non tơ ngời lên, bóng lên
dưới ánh mai hồng, trông “mượt quá” một màu
xanh như ngọc bích. Đất đai màu mỡ, khí hậu ôn
hoà, con người cần cù chăm bón mới có “màu
xanh như ngọc” ấy. Thiên nhiên rạo rực, trẻ trung
và đầy sức sống. Cũng nói về màu xanh ngọc
bích, trước đó (1938) Xuân Diệu đã từng viết: “Đổ
trời xanh ngọc qua muôn lá…” (“Thơ duyên). Hai
chữ “vườn ai” đã gợi ra nhiều ngạc nhiên và man
mác. Câu thứ tư tả thiếu nữ với khóm trúc vườn
đầy đặn, phúc hậu. “Lá trúc che ngang” là một
nét vẽ thần tình đã tô đậm nét đẹp của cô gái Huế
duyên dáng, dịu dàng, kín đáo, tình tứ đáng yêu.
Hàn Mặc Tử hơn một lần nói về trcs và thiếu nữ.
Khóm trúc như toả bóng xanh mát che chở cho
một mối tình đẹp đang nảy nơ:
“Thầm thì với ai ngôì dưới trúc
Nghe ra ý nhị và thơ ngây”
(“Mùa xuân chín”)
Câu 3, 4 trong khổ thơ đầu tả cau, tả nắng, tả
vườn, tả trúc và thiếu nữ với một gam màu nhẹ
thoáng, ẩn hiện, mơ hồ. Đặc sắc nhất là hai hình
ảnh so sánh và ẩn dụ. (xanh như ngọc… mặt chữ
điền) Cảnh và người nơi Vĩ Giạ thật hồn hậu, thân
thuộc đáng yêu.
Vĩ Giạ - một làng quê nằm bên bờ Hương Giang,
thuộc ngoại ô cố đô Huế. Vĩ Giạ đẹp với những
con đò thơ mộng, những mảnh vườn xanh tươi
bốn mùa, sum sê hoa trái. Những ngôi nhà xinh
xắn thấp thoáng ẩn hiện sau hàng cau, khóm trúc,
mà ở đây thường dìu dặt câu Nam ai, Nam bình
qua tiếng đàn tranh, đàn thập lục huyền diệu, réo
rắt. Thôn Vĩ Giạ đẹp nênthơ. Hàn Mặc Tử đã
dành cho Vĩ Giạ vần thơ đẹp nhất với tất cả lòng
tha thiết mến thương.
Khổ thơ thứ hai nói về cảnh trời mây, sông nước.
Một không gian nghệ thuật thoáng đãng, mơ hồ,
xa xăm. Hai câu 5, 6 là bức tranh tả gió, mây,
dòng sông và hoa (hoa bắp). Giọng thơ nhẹ
nhàng, thoáng buồn. Nghệ thuật đối tạo nên bốn
phiên cảnh hài hoà, cân xứng và sống động. Gió
mây đôi ngả như mối tình nhà thơ, tưởng gần đấy
mà xa vời, cách trở. Dòng Hương Giang êm trôi lờ
lững, trong tâm tưởng thi nhân trở nên “buồn
thiu”, nhiều bâng khuâng, man mác. Hoa bắp lay
nhè nhẹ đung đưa trong gió thoảng. Nhịp điệu
khoan thai thơ mộng của miền sông Hương, núi
Ngự được diễn tả rất tinh tế. Các điệp ngữ luyến
láy gợi nên nhiều vương vấn mộng mơ:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”.
Hai câu tiếp theo nhà thơ hỏi “ai” hay hỏi mình
khi nhìn thấy hay nhớ tới con đò mộng nằm bến
sông trăng. Sông Hương quê em trở thành sông
trăng. Hàn Mặc Tử với tình yêu Vĩ Giạ mà sáng
tạo nên vần thơ đẹp nói về dòng sông Hương với
những con đò dưới vầng trăng. Nguyễn Công Trứ
đã từng viết: “Gió trăng chứa một thuyền đầy”.
Hàn Mặc Tử cũng góp cho nền thơ Việt Nam hiện
đại một vần thơ trăng độc đáo:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đo
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Tâm hồn nhà thơ xao xuyến khi nhìn sông trăng
và con thuyền. Thuyền em hay “thuyền ai” vừa
thân quen, vừa xa lạ. Chất thơ mộng ảo “Đây
thôn Vĩ Giạ” là ở những thi liệu ấy. Câu thơ gợi tả
một hồn thơ đang
rung động trước vẻ đẹp hữu tình của xứ Huế
miền Trung, nói lên một tình yêu kín đáo, dịu
dàng, thơ mộng và thoáng buồn.
Khổ thơ thứ ba nói về cô gái xứ Huế và tâm tình
thi nhân. Đương thời nhà thơ Nguyễn Bính đã
viết về thiếu nữ sông Hương: “Những nàng thiếu
nữ sông Hương – Da thơm là phấn, má hường là
son”…Vĩ Giạ mưa nhiều, những buổi sớm mai và
chiều tà phủ mờ sương khói. “Sương khói” trong
Đường thi thường gắn liền với tình cố hương. Ở
đây sông khói làm nhoà đi, mờ đi áo trắng em,
nên anh nhìn mãi vẫn không ra hình dáng em
(nhân ảnh). Người thiếu nữ Huế thoáng hiện,
trắng trong, kín đáo và duyên dáng. Gần mà xa.
Thực mà mơ. Câu thơ chập chờn, bâng khuâng.
Ta đã biết Hàn Mặc Tử từng có một mối tình với
một thiếu nữ Huế mang tên một loài hoa đẹp.
Phải chăng nhà thơ muốn nói về mối tình này?
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói
mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà”.
“Mơ khách đường xa, khách đường xa… ai biết…
ai có…” các điệp ngữ luyến láy ấy tạo nên nhạc
điệu sâu lắng, dịu buồn, mênh mang. Người đọc
thêm cảm thương cho nhà thơ tài hoa, đa tình mà
bạc mệnh, từng say đắm với bao mối tình nhưng
suốt cuộc đời phải sống trong cô đơn bệnh tật.
Cũng cần nói đôi lời về chữ “ai” trong bài thơ
này. Cả 4 lần chữ “ai” xuất hiện đều mơ hồ ám
ảnh: “vườn ai mướt quá xanh như ngọc?” –
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?” – “Ai biết
tình ai có đậm đà?”. Con người mà nhà thơ nói
đến là con người xa vắng, trong hoài niệm bâng
khuâng. Nhà thơ luôn cảm thấy mình hụt hẫng,
chơi với trước một mối tình đơn phương mộng
ảo. Một chút hi vọng mong manh mà tha thiết
như đang nhạt nhoà và mờ đi cùng sương khói?
Hàn Mặc Tử đã để lại cho ta một bài thơ tình thật
hay. Cảnh và người, mộng và thực, say đắm và
bâng khuâng, ngạc nhiên và thẫn thờ… bao hình
ảnh và cảm xúc đẹp hội tụ trong ba khổ thơ thất
ngôn, câu chữ toàn bích. “Đây thôn Vĩ Giạ” là
một bài thơ tình tuyệt tác. Cái màu xanh như
ngọc của vườn ai, con thuyền ai trên sông trăng,
và cái màu trắng của áo em như đang dẫn hồn ta
đi về miền sương khói của Vĩ Giạ thôn một thời
xa vắng:
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
. Phân tích bài "Đây Thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc
Tử
Mở cửa nhìn trăng, trăng. Với 28 tuổi đời
(1912-1940), ông để lại cho nền thơ ca dân tộc
hàng trăm bài thơ và một số kịch thơ. Thơ của
ông như trào ra máu và nước mắt, có không