Nhìn nhận một cách tổng quan thì “thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đ chết cho người còn sống”.1 Từ điển tiếng Việt đ' định nghĩa: “Thừa kế là hưởng của người chết để lại cho
Trang 1Tạp chí luật học - 45
Ths Phạm Văn Tuyết *
on người không thể tồn tại và phát triển
nếu tách rời những cơ sở vật chất nhất
định Nói cách khác, con người không thể sống
khi không có tài sản để thoả m'n các nhu cầu
thiết yếu Nếu tư liệu tiêu dùng là phương tiện
sinh hoạt, tư liệu sản xuất là phương tiện để
thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh
thì tài sản nói chung là phương tiện sống của
con người Khi sống, con người khai thác công
dụng của tài sản để thoả m'n cho nhu cầu của
mình; khi chết, tài sản còn lại của họ được
dịch chuyển cho người còn sống Quá trình
dịch chuyển đó được gọi là thừa kế
Nhìn nhận một cách tổng quan thì “thừa
kế là việc dịch chuyển tài sản của người đ
chết cho người còn sống”.(1) Từ điển tiếng Việt
đ' định nghĩa: “Thừa kế là hưởng của người
chết để lại cho”.(2)
Quá trình dịch chuyển tài sản của người đ'
chết cho người còn sống được hình thành ở bất
cứ x' hội nào và dĩ nhiên, khi chưa có nhà
nước và pháp luật, nó được thực hiện theo tập
tục x' hội nên được gọi là thừa kế Khi nhà
nước xuất hiện, bằng pháp luật, nhà nước tác
động đến quá trình dịch chuyển tài sản nói
trên, trong đó, quyền để lại tài sản cũng như
quyền hưởng di sản của các chủ thể được nhà
nước ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng pháp
luật nên từ đó, quá trình dịch chuyển di sản
được gọi là quyền thừa kế Nói cách khác, khái
niệm quyền thừa kế là phạm trù pháp lí mà nội
dung của nó là xác định phạm vi quyền, nghĩa
vụ của các chủ thể trong lĩnh vực thừa kế
Như vậy, thừa kế hay quyền thừa kế đều có
nội dung là dịch chuyển tài sản từ người đ' chết cho người còn sống Tuy nhiên, việc dịch chuyển tài sản trên nếu được thực hiện theo tập tục x' hội (khi chưa có nhà nước và pháp luật) thì được gọi là thừa kế, nếu được thực hiện theo quy định của pháp luật (đ' được pháp luật
điều chỉnh) thì được gọi là quyền thừa kế Việc sử dụng các thuật ngữ trên hoàn toàn không có sự tranh c'i giữa các nhà luật học Vì thế, chúng tôi chỉ đề cập hai thuật ngữ khác liên quan đến khái niệm thừa kế Đó là: Việc dịch chuyển tài sản của người đ' chết cho người còn sống được gọi là sự kiện thừa kế hay
được gọi là quan hệ thừa kế? Nói cách khác: Thừa kế là sự kiện hay là quan hệ x' hội? Chúng tôi quan tâm và trăn trở về việc chọn thuật ngữ nào bởi dùng thuật ngữ này hay thuật ngữ kia không chỉ đơn thuần là chuyện câu chữ mà nó còn động chạm đến vấn đề tương đối lớn về mặt lí luận sau đây:
Trong khoa học pháp luật dân sự, người ta thường phân chia quan hệ pháp luật dân sự thành các loại khác nhau:
1 Nếu dựa vào tính xác định của chủ thể mang quyền và chủ thể mang nghĩa vụ thì quan hệ pháp luật dân sự được phân thành hai loại:
- Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối: Là quan hệ mà trong đó chỉ xác định được chủ thể mang quyền, tất cả các chủ thể khác là chủ thể mang nghĩa vụ
C
* Giảng viên chính Khoa tư pháp Trường đại học luật Hà Nội
Trang 246 - Tạp chí luật học
- Quan hệ pháp luật dân sự tương đối: Là
quan hệ mà trong đó, ứng với chủ thể mang
quyền đ' được xác định cụ thể là chủ thể mang
nghĩa vụ cũng đ' được xác định cụ thể, theo đó
quyền của chủ thể bên này là nghĩa vụ của chủ
thể bên kia và ngược lại
Theo cách phân loại trên và nếu coi thừa
kế là quan hệ thì quan hệ pháp luật về thừa kế
thuộc nhóm quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối
hay tương đối? Điều này không thể lí giải được
bởi lẽ nếu thừa kế là quan hệ pháp luật thì
trong quan hệ đó bao giờ cũng xác định được
cả hai bên chủ thể nên không thể xếp nó vào
nhóm các quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối
được Mặt khác, trong quan hệ này không có
sự tương ứng đối lập nhau về quyền, nghĩa vụ
giữa các bên chủ thể nên cũng không thể xếp
nó vào nhóm các quan hệ pháp luật dân sự
tương đối
2 Nếu dựa vào cách thức thực hiện quyền
dân sự của thể mang quyền thì quan hệ pháp
luật dân sự được phân chia thành hai loại:
- Quan hệ vật quyền: Là quan hệ pháp luật
dân sự mà trong đó, chủ thể mang quyền thực
hiện quyền dân sự bằng chính hành vi của
mình mà hoàn toàn không phụ thuộc vào hành
vi của người khác Ví dụ: Quan hệ pháp luật về
sở hữu được coi là quan hệ vật quyền vì trong
đó khi thực hiện quyền dân sự của mình, chủ
sở hữu (chủ thể mang quyền) bằng chính hành
vi của mình tác động trực tiếp đến vật để thực
hiện việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài
sản của mình mà không phụ thuộc vào hành vi
của bất kì người nào
- Quan hệ trái quyền: Là quan hệ pháp luật
dân sự mà trong đó, quyền của chủ thể bên này
muốn được thực hiện phải thông qua hành vi
thực hiện nghĩa vụ của bên kia Ví dụ: Quan hệ
nghĩa vụ vay nợ được coi là quan hệ trái quyền
vì quyền thu hồi nợ của bên cho vay chỉ được
thực hiện chừng nào bên vay thực hiện hành vi trả nợ và phụ thuộc vào hành vi của bên vay Nếu coi thừa kế là quan hệ thì quan hệ pháp luật về thừa kế sẽ được xếp vào nhóm quan hệ nào? Trước hết, không thể xếp nó vào nhóm các quan hệ trái quyền vì quyền nhận tài sản của người thừa kế hoàn toàn không phụ thuộc vào hành vi của người để lại di sản, càng không thể thông qua hành vi của người đó
được vì quyền nhận di sản chỉ xuất hiện khi người để lại di sản đ' chết Mặt khác, cũng không thể coi thừa kế là quan hệ vật quyền mà
nó chỉ là hệ luận của quan hệ vật quyền (quan
hệ sở hữu) Bởi lẽ, như đ' nói ở phần trước, thừa kế chỉ là sự tiếp nối giữa việc để lại tài sản và việc nhận tài sản mà việc để lại tài sản của người đ' chết (dù có di chúc hay không) thì về bản chất, đều là quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu, việc nhận di sản của người thừa kế là sự tiếp nhận quyền định đoạt đó Như vậy, nếu thừa kế là quan hệ pháp luật thì nó phải thuộc hoặc nhóm này hoặc nhóm kia theo các cách phân loại trên Trong khi về mặt lí luận thì không thể xếp nó vào bất kì nhóm nào bởi thực chất, thừa kế chỉ là sự kiện dịch chuyển tài sản từ người đ' chết sang người còn sống
Theo quan niệm truyền thống thì quá trình dịch chuyển tài sản của người đ' chết cho người còn sống là quan hệ x' hội về thừa kế và thường được gọi quan hệ thừa kế Đó là mối quan hệ giữa hai bên chủ thể Một bên là người
để lại di sản và một bên là người nhận di sản
Có lẽ cách gọi này xuất phát từ quan điểm cho rằng đối tượng điều chỉnh của pháp luật chỉ có thể là các quan hệ x' hội Thừa kế được pháp luật điều chỉnh nên nó phải là quan hệ x' hội
và so với các quan hệ khác, thừa kế là quan hệ khá đặc biệt bởi khi quan hệ này xuất hiện thì
đ' không còn sự hiện hữu của một bên chủ thể
Trang 3Tạp chí luật học - 47
Chúng tôi cho rằng không được hiểu khái
niệm thừa kế là “quan hệ pháp luật” với các lí
do sau đây:
Thứ nhất, ngoài việc điều chỉnh các quan
hệ x' hội, pháp luật còn điều chỉnh các sự kiện
khác xảy ra trong thực tế Khi quan hệ x' hội
phát sinh cũng có nghĩa là đ' xuất hiện sự kiện
nhưng sự kiện xuất hiện chưa hẳn đ' làm xuất
hiện quan hệ x' hội Trong đa số các trường
hợp thì khi xuất hiện sự kiện sẽ đồng thời làm
xuất hiện quan hệ x' hội Tuy nhiên, cũng có
sự kiện xuất hiện đ' được pháp luật dự liệu hậu
quả pháp lí nhưng bản thân sự kiện đó không
phải là quan hệ x' hội và cũng không làm xuất
hiện quan hệ x' hội nào Chẳng hạn, hành vi từ
bỏ quyền sở hữu tài sản là sự kiện được pháp
luật điều chỉnh (Điều 257 BLDS) nhưng hành
vi đó không phải là quan hệ x' hội Thậm chí,
hành vi này chính là sự kiện làm chấm dứt
quan hệ pháp luật về sở hữu
Thứ hai, trong tác phẩm của mình, C Mác
đ' viết: “X hội bất cứ dưới hình thức nào - là
gì? Nó là sự tác động lẫn nhau giữa người và
người”.(3)
Luận điểm trên của C.Mác đ' chỉ cho
chúng ta thấy rằng x' hội vốn là tổng hoà các
mối quan hệ giữa con người với con người
Mặt khác, x' hội được định dạng thông qua
hành vi xử sự của con người hiện tại Nói đến
x' hội là nói đến sự cấu thành bởi những con
người cụ thể - những cá nhân sống Vì thế, nếu
quan hệ x' hội là quan hệ giữa người với người
thì phải là mối quan hệ giữa những người đang
sống Với người đ' chết, người ta chỉ có thể
nói rằng người đó đ' từng tham gia quan hệ
này hay quan hệ khác mà tuyệt nhiên không
thể nói rằng người đ' chết đang tham gia quan
hệ nào đó, trong khi thừa kế chỉ phát sinh khi
người để lại tài sản đ' chết
Thứ ba, để tham gia vào quan hệ x' hội nói
chung và quan hệ dân sự nói riêng, cá nhân
phải có tư cách chủ thể được tạo thành bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi.(4) Mặt khác, tại khoản 3 Điều 16 BLDS đ' xác định:
“Năng lực pháp luật của cá nhân chấm dứt khi người đó chết” Vì thế, nếu nói rằng thừa kế là quan hệ giữa người để lại di sản với người nhận di sản thì vô hình trung lại thừa nhận rằng cá nhân khi không còn năng lực pháp luật
và năng lực hành vi dân sự vẫn là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự
Thứ tư, theo nghĩa: “Thừa kế là hưởng của người chết để lại cho”(5) thì thừa kế được hiểu
là sự tiếp nối giữa việc để lại di sản của người
đ' chết với việc nhận di sản của người đang sống (mà không phải là mối quan hệ giữa họ)
Sự tiếp nối đó chính là quá trình dịch chuyển tài sản và được coi là sự kiện (căn cứ) làm xác lập quyền sở hữu của người thừa kế đối với khối di sản mà họ đ' nhận thừa kế (xem Điều
253 BLDS)
Thứ năm, thừa kế còn có nghĩa thứ hai
đồng nghĩa với kế thừa là: “Thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy” (nghĩa này chỉ dùng trong những trường hợp cái được thừa hưởng mang giá trị tinh thần) Vì thế, nếu nói rằng kế thừa những di sản văn hoá của dân tộc thì cần phải hiểu đó là sự thừa hưởng của thế hệ sau
đối với những giá trị tinh thần của thế hệ trước
để lại mà không được hiểu là mối quan hệ giữa thế hệ trước với thế hệ sau
Vì thế, thừa kế chỉ là sự kiện dịch chuyển tài sản từ người đ' chết sang người còn sống./
(1).Xem: Thông tư 81-TATC ngày 24/7/1981 của Toà
án nhân dân tối cao
(2).Xem: Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học Nxb
Đà Nẵng, Trung tâm từ điển Việt Nam, Hà Nội 2000, tr
972
(3).Xem: Thư gửi Alencốp C.Mác-Ăngghen tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật Hà Nội 1971, tr 540
(4).Xem: Giáo trình luật dân sự, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà Nội 2000, tr.63
(5).Xem: Từ điển tiếng Việt, Sđd, tr 486