1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Cưỡng chế thi hành quyết định buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép " pdf

5 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 89,93 KB

Nội dung

Trần Thuý Lâm * rong điều kiện của nền kinh tế thị trường, khi các quan hệ lao động được hình thành trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa các bên người lao động và người sử dụng lao đ

Trang 1

ThS Trần Thuý Lâm * rong điều kiện của nền kinh tế thị

trường, khi các quan hệ lao động được

hình thành trên cơ sở thương lượng, thoả

thuận giữa các bên người lao động và người

sử dụng lao động, Nhà nước không trực tiếp

can thiệp vào mối quan hệ mà chỉ điều tiết

bằng cách quy định các khung pháp luật để

các bên tự thương lượng, thoả thuận thì thoả

ước lao động tập thể có vai trò hết sức quan

trọng Nó không chỉ tạo cơ hội để người lao

động có được những thoả thuận cao hơn so

với quy định của pháp luật mà còn hạn chế

được xu hướng lạm quyền của người sử dụng

lao động, bảo đảm cho quan hệ lao động diễn

ra hài hoà, ổn định Thực tế tồn tại thoả ước

lao động tập thể trong hàng trăm năm qua và

hiệu quả mà nó mang lại cho các quốc gia có

nền kinh tế thị trường là một minh chứng có

sức thuyết phục cho vấn đề này

Thực tiễn của việc thương lượng, kí kết

thoả ước lao động tập thể ở Việt Nam trong

những năm qua cũng cho thấy thoả ước lao

động tập thể đE góp phần không nhỏ trong

việc điều hoà quan hệ lao động, tạo sự ổn

định và phát triển bền vững của doanh

nghiệp, qua đó chứng tỏ vai trò quan trọng

của mình trong việc phát huy sức mạnh sáng

tạo của tập thể lao động cũng như bảo vệ

quyền và lợi ích của họ trong cơ chế kinh tế

thị trường

Song, thực tiễn thực hiện pháp luật lao

động cũng cho thấy việc kí kết thoả ước lao

động tập thể còn chưa được coi trọng đúng

mức ở các doanh nghiệp nên hiệu quả đạt

được chưa cao Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cả về chủ quan và khách quan, cả về văn bản pháp luật và cơ chế áp dụng cũng như về nhận thức và thực tiễn áp dụng Trong nội dung bài viết này, tôi chỉ đề cập một số quy định của pháp luật về thoả ước lao động tập thể không phù hợp với thực tiễn nên cần có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng kí kết và thực hiện thoả ước

1 Về nguyên tắc tự nguyện trong thương lượng, kí kết thoả ước lao động tập thể

Thoả ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động về các vấn đề phát sinh trong quan

hệ lao động nên đương nhiên việc kí kết thoả

ước phải trên cơ sở của sự tự do, tự nguyện như Điều 44 Bộ luật lao động (BLLĐ) đE quy

định Nguyên tắc tự nguyện ở đây được hiểu

là các bên có ý thức tự giác, xuất phát từ nhận thức là vì quyền lợi của phía mình mà tự nguyện tham gia và nhận rõ trách nhiệm trong việc xúc tiến kí kết thoả ước Điều đó

có nghĩa các bên có quyền quyết định kí hay không kí thoả ước, Nhà nước chỉ khuyến khích, động viên chứ không bắt buộc các bên phải kí kết Nguyên tắc này cũng đE được thể hiện rất rõ trong các văn bản pháp luật, cụ thể

là Nghị định số 38/CP của Chính phủ ngày

T

* Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế Trường đại học luật Hà Nội

Trang 2

25/6/1996 về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực lao động cũng không coi

trường hợp doanh nghiệp không có thoả ước

lao động tập thể là vi phạm pháp luật và

không có quy định nào về xử phạt đối với

trường hợp này

Song, Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994

lại quy định đối tượng và phạm vi áp dụng thoả

ước gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc

các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân

Việt Nam, tổ chức nước ngoài có thuê mướn

10 lao động trở lên Quy định như vậy rất dễ

dẫn đến sự hiểu lầm là những đơn vị trong

phạm vi nói trên đều bắt buộc phải kí thoả

ước lao động tập thể Như vậy, điều này vô

hình trung lại mâu thuẫn với nguyên tắc tự

nguyện trong việc kí kết thoả ước Mặt khác,

việc quy định như vậy còn dẫn đến cách hiểu

các quy định của pháp luật là không đồng

nhất Hiện nay, có quan điểm cho rằng, thoả

ước lao động tập thể là bắt buộc đối với các

đơn vị thuộc phạm vi đE được quy định tại

Nghị định số 196/CP Nhưng lại có quan

điểm cho rằng, thoả ước lao động tập thể

không phải là bắt buộc, ngay cả đối với

những đơn vị thuộc phạm vi đE được quy định

tại Nghị định số 196/CP

Vì vậy, thiết nghĩ nên chăng trong Điều 1

Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 cần

quy định rõ doanh nghiệp nhà nước, doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác,

các tổ chức cá nhân Việt Nam, tổ chức nước

ngoài có sử dụng thường xuyên từ 10 lao

động trở lên là những đơn vị chỉ thuộc phạm

vi áp dụng Nghị định về kí kết thoả ước lao

động tập thể, chứ không có nghĩa là bắt buộc

phải kí kết thoả ước lao động tập thể Điều này

có nghĩa là phạm vi áp dụng của Nghị định không đồng nghĩa với việc bắt buộc phải kí kết thoả ước Các doanh nghiệp không nằm trong phạm vi áp dụng của Nghị định thì rõ ràng là không phải kí kết

Quy định như vậy vừa đảm bảo được nguyên tắc tự nguyện trong việc kí kết thoả

ước đồng thời vừa đảm bảo được sự tự giác của các bên trong việc thực hiện thoả ước đE

kí kết, vừa phân biệt được phạm vi áp dụng và không áp dụng các quy định về việc kí kết thoả ước lao động tập thể

2 Vấn đề sửa đổi, bổ sung thoả ước lao

động tập thể Theo quy định của pháp luật, thoả ước lao

động được kí kết với thời hạn nhất định Trong thời hạn đó, các bên có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong thoả

ước Pháp luật của hầu hết các nước đều không cho phép các bên sửa đổi, bổ sung thoả

ước trong thời gian thoả ước đang có hiệu lực Tuy nhiên, do nước ta bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường nên luật cho phép các bên có thể sửa đổi, bổ sung thoả ước là có tính đến ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế

xE hội tới các quan hệ lao động trong doanh nghiệp Cụ thể là: “Sau 3 tháng kể từ ngày có hiệu lực đối với thoả ước có thời hạn dưới 1 năm và sau 6 tháng đối với thoả ước có thời hạn từ 1-3 năm, các bên có quyền yêu cầu sửa

đổi, bổ sung thoả ước” Song, thủ tục sửa đổi,

bổ sung thoả ước lại được pháp luật quy định rất chung chung, chẳng hạn: “Việc sửa đổi bổ sung thoả ước được tiến hành theo trình tự như khi kí kết thoả ước” (Điều 50 BLLĐ)

Quy định này có thể dẫn đến tình trạng

đại diện của các bên không chuẩn bị chu đáo

Trang 3

cho việc thương lượng và kí kết thoả ước, vì

pháp luật cho phép các bên sửa đổi, bổ sung

thoả ước tương đối dễ dàng Khi xây dựng

thoả ước, các bên có thể không xuất phát trên

nhu cầu doanh nghiệp và nguyện vọng chung

của người lao động, không đưa ra thương

lượng toàn bộ các nội dung trực tiếp liên quan

đến quan hệ lao động trong đơn vị Sau đó, cứ

sau thời hạn luật định (3 tháng hoặc 6 tháng)

các bên đều có quyền yêu cầu thay đổi những

điều đE cam kết, hay đưa ra yêu cầu mới Nếu

quá trình thương lượng mới này không đạt kết

quả thì tranh chấp lao động tập thể, thậm chí

đình công có thể xảy ra Như vậy, việc kí

kết thoả ước lao động tập thể trước đó hầu

như không có ý nghĩa và khó mà đạt được

sự ổn định trong quan hệ lao động

Vì vậy, việc cho phép các bên được quyền

yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước trong thời

gian đang có hiệu lực có nên đặt ra không?

Nên chăng pháp luật cần có những quy định

chặt chẽ hơn về vấn đề này theo hướng nếu cả

hai bên cùng yêu cầu thay đổi thoả ước hoặc

một bên có yêu cầu và được phía bên kia

chấp nhận thì tiến hành sửa đổi thoả ước theo

trình tự như kí kết Còn nếu chỉ một bên yêu

cầu mà không được phía bên kia chấp nhận

thì hai bên vẫn phải tiếp tục thực hiện thoả

ước đE được kí kết Bên có yêu cầu không

được chấp nhận cũng không được lấy đó làm

lí do tranh chấp, đình công nếu bên kia đE

thực hiện đầy đủ thoả ước đE kí kết Riêng

đối với những yêu cầu mới (vấn đề chưa

được đề cập trong thoả ước đang được thực

hiện) thì các bên cần phải thương lượng để

có bản cam kết như phụ lục bổ sung cho

thoả ước và sẽ được thực hiện đồng thời với

thoả ước đang được thực hiện

Có như vậy, hoà bình công nghiệp mới

được bảo đảm, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể mới được duy trì và thoả ước mới thật

sự có ý nghĩa

3 Về nội dung thoả ước lao động tập thể

Điều 46 BLLĐ quy định: "Nội dung chủ yếu của thoả ước lao động tập thể gồm những cam kết về việc làm và bảo đảm việc làm; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương, định mức lao động; an toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm x? hội đối với người lao động" Mẫu thoả ước lao động tập thể được ban hành kèm theo Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ cũng bao gồm các nội dung cơ bản này Đây là những nội dung thường được hiểu là bắt buộc phải có trong thoả ước và cũng là nội dung bắt buộc các bên phải đàm phán, thương lượng khi kí kết thoả ước Quy

định như vậy là phù hợp nếu như việc kí kết thoả ước có tính chất bắt buộc, bởi đây là những nội dung cơ bản không thể thiếu trong quan hệ lao động

Song, thông thường, các bên chỉ tiến hành

kí kết thoả ước khi có được những thoả thuận

có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật Những thoả ước sao chép lại các quy định của pháp luật chỉ là những thoả

ước mang tính chất hình thức, không phát huy

được ý nghĩa Hơn nữa, trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng và

điều kiện để có thể thực hiện được các quyền lợi ưu đEi hơn cho người lao động ở tất cả các lĩnh vực mà đa phần doanh nghiệp chỉ có thể

có điều kiện thực hiện ở một số lĩnh vực như tiền lương, thời giờ làm việc hoặc bảo hiểm

xE hội Vì vậy, nếu quy định thoả ước lao

động tập thể bắt buộc phải có đủ các điều

Trang 4

khoản, chứa đựng những nội dung cơ bản, sẽ

khiến cho các doanh nghiệp không muốn kí

thoả ước lao động tập thể, gây bất lợi cho

người lao động

Nước ta hiện nay có rất nhiều doanh

nghiệp nhỏ, công việc có tính chất thời vụ

nên không thể có đủ các nội dung như đE nói

ở trên Qua tham khảo cho thấy, pháp luật

của hầu hết các nước cũng đều thừa nhận và

cho phép các bên được quyền kí kết thoả ước

về một hoặc một số nội dung nào đó trong

quan hệ lao động Do đó, nên chăng pháp luật

của nước ta cũng không nên quy định nội

dung của thoả ước lao động tập thể bắt buộc

phải bao gồm tất cả các vấn đề cơ bản của

quan hệ lao động mà có thể chỉ là một hoặc

một vài nội dung, tuỳ thuộc sự thoả thuận của

các bên Như vậy, sẽ chẳng những khuyến

khích các doanh nghiệp chủ động kí kết thoả

ước mà lại tránh được tình trạng sao chép lại

một cách hình thức những quy định của pháp

luật Thiết nghĩ, khoản 2 Điều 46 BLLĐ nên

được sửa đổi theo hướng: Nội dung thoả ước

lao động tập thể có thể gồm những cam kết

về việc làm và bảo đảm việc làm; thời giờ làm

việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, tiền

thưởng, phụ cấp lương; định mức lao động;

an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo

hiểm xE hội đối với người lao động

4 Xác lập cơ chế bảo đảm quyền thương

lượng và kí kết thoả ước lao động ở những

doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công

đoàn cơ sở

Phải thừa nhận rằng việc BLLĐ không

công nhận tư cách pháp lí của ban đại diện

tập thể lao động đE thúc đẩy sự thành lập và

nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức

công đoàn Song, không phải vì thế mà tất cả

các doanh nghiệp đều có tổ chức công đoàn Công đoàn, về nguyên tắc, được thành lập trên cơ sở tự nguyện của các thành viên là người lao động Nhà nước cũng như người sử dụng lao động chỉ tạo điều kiện chứ không có quyền, trách nhiệm phải thành lập ra tổ chức công đoàn Do đó, trên thực tế, vì nhiều lí do cả về chủ quan lẫn khách quan mà ở nhiều doanh nghiệp, tổ chức công đoàn đE không

được thành lập, đặc biệt là ở các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh Điều này đE hạn chế quyền kí kết thoả

ước lao động tập thể ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, bởi theo quy định của pháp luật, công đoàn là tổ chức duy nhất

đại diện cho tập thể lao động tham gia thương lượng và kí kết thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động Nếu thoả ước lao

động tập thể không phải do chủ tịch công

đoàn cơ sở hoặc người được ban chấp hành công đoàn cơ sở uỷ quyền kí thì thoả ước đó

sẽ bị coi là vô hiệu toàn bộ Do đó, đối với doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn cơ

sở thì đương nhiên không thể kí được thoả

ước lao động tập thể Đây cũng là một trong các lí do căn bản lí giải rằng tỉ lệ kí kết thoả

ước lao động tập thể hiện nay còn quá thấp Kết quả điều tra, đánh giá về tình hình thực hiện pháp luật lao động ở Việt Nam của Viện khoa học và các vấn đề xE hội thuộc

Bộ lao động - thương binh và xE hội tháng 3/2000 cho thấy có tới 51,25% số doanh nghiệp không kí được thoả ước lao động tập thể do doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn cơ sở

Bởi vậy, bên cạnh việc thừa nhận tổ chức công đoàn là tổ chức đại diện cho tập thể lao

động, nên chăng chúng ta thừa nhận tư cách

Trang 5

của ban đại diện tập thể lao động ở những

doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn Tại

những doanh nghiệp chưa có tổ chức công

đoàn thì việc tham gia thương lượng kí kết

thoả ước lao động tập thể sẽ thuộc thẩm quyền

của ban đại diện Quy định như vậy sẽ vừa giải

quyết được những vấn đề về mặt lí luận lại vừa

đáp ứng nhu cầu của thực tiễn hiện nay Luật

pháp của một số quốc gia cũng ghi nhận vị trí

pháp lí của đại diện tập thể lao động trong việc

kí kết thoả ước tập thể

5 Xác lập và hoàn thiện tổ chức đại

diện của người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động và tổ chức đại

diện cho người sử dụng lao động là một bên

đối tác không thể thiếu của quan hệ lao động,

nhất là quan hệ lao động tập thể Họ có vai

trò hết sức quan trọng đối với việc hình thành

và phát triển của quan hệ lao động cũng như

trong lĩnh vực đảm bảo quyền lợi cho người

lao động Tuy nhiên, tổ chức đại diện của họ

chưa thực sự được đề cập nhiều trong các quy

định của pháp luật nước ta, hơn nữa tổ chức

của họ lại chưa có tính thống nhất, hệ thống

nên vai trò của họ phần nào còn bị hạn chế

Quan hệ lao động về thực chất là quan hệ

về lợi ích, có lợi ích trong phạm vi một doanh

nghiệp, có lợi ích trong phạm vi một ngành

nghề, một vùng lEnh thổ Do vậy, đại diện

cho lợi ích của người sử dụng lao động trong

các phạm vi nói trên cũng cần phải được xác

định Điều này cũng đE phần nào được tính

đến trong BLLĐ, đó là việc tham khảo ý

kiến ba bên giữa Chính phủ (mà đại diện cụ

thể là Bộ lao động - thương binh và xE hội)

với đại diện các tổ chức của người sử dụng

lao động và với đại diện của người lao động

là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

Trong lĩnh vực thương lượng kí kết thoả

ước lao động tập thể, nhất là thoả ước ngành thì tổ chức của những người sử dụng lao động càng đóng vai trò quan trọng Để có thể kí kết thoả ước lao động tập thể ngành thì bên cạnh công đoàn ngành, không thể thiếu đại diện cho giới sử dụng lao động của ngành đó

Hiện nay, ở Việt Nam, về phương diện nào đó mà nói thì tổ chức đại diện người sử dụng lao động đE có, đơn cử như các tổ chức: Liên minh các hợp tác xE Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, các câu lạc bộ giám đốc (các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hội những nhà xây dựng, lái xe, khoa học kĩ thuật ) Tuy nhiên, các tổ chức này chưa mang tính thống nhất, hoạt động lại rời rạc,

do vậy, vai trò đại diện của các tổ chức này chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra Hơn nữa, hoạt động của các tổ chức này trên thực tế chỉ chủ yếu hướng vào các lĩnh vực kinh tế, thương mại, ngoại thương chứ chưa thật sự quan tâm đến các vấn đề lao động - xE hội nên vai trò của đại diện người sử dụng lao

động chưa được thể hiện đầy đủ

Do đó, để tổ chức của người sử dụng lao

động thật sự có vị trí và vai trò thì Nhà nước, một mặt xác nhận cụ thể vị trí pháp lí của họ, mặt khác, tạo điều kiện để tổ chức này phát huy được vị trí, vai trò của họ trong thực tiễn Trên cơ sở kiện toàn tổ chức đại diện của giới người sử dụng lao động, củng cố và hoàn thiện thêm đại diện của giới người lao động, cần xúc tiến việc xác lập chính thức cơ chế ba bên ở Việt Nam cũng như phải quy chế hoá việc xác lập cơ chế này./

Ngày đăng: 23/03/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w