Cẩnthậnkhiconhaycáugắt
Tuổi thơ là một trong những giai đoạn đầu đời của bé. Nếu gặp phải
những tổn thương hoặc ấn tượng gì đó không tốt sẽ khiến cho trẻ bị
ảnh hưởng tới cả tâm lý và thể chất sau này. Vậy, để trẻ không bị rơi
vào tình trạng trầm cảm hay thay đổi tính cách bất thường thì người
lớn cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Không nên quan tâm thái quá tới trẻ. Việc quan tâm quá mức sẽ
khiến trẻ nghĩ rằng mình là trung tâm và mọi người phải để ý tới, như
vậy tự dưng trong đầu trẻ sẽ có suy nghĩ tự cao tự đại và coi thường
bạn bè.
- Không nên tán dương trẻ quá mức. Người lớn nên để trẻ biết được
trách nhiệm của mình ở các hoàn cảnh khác nhau. Khi trẻ làm được
điều gì đó tốt, hãy cổ vũ và động viên chứ không nên tán dương trẻ
quá nhiều.
- Khuyến khích trẻ giao lưu với bạn bè cùng lứa, không nên sống
tách biệt.
- Không nên quá hà khắc với trẻ. Điều này sẽ chỉ khiến trẻ luôn sống
trong tâm lý sợ hãi, không thoải mái và lo lắng.
- Không dùng đòn roi khi không cần thiết và không nên nói dối trẻ.
- Không nên chỉ trích quá lời khi trẻ làm sai điều gì đó vì làm như vậy
sẽ khiến trẻ không tự tin vào bản thân và luôn thấy mình kém cỏi.
- Không nên khoe khoang trẻ quá nhiều với hàng xóm.
Những biểu hiện bất thường về tâm lý của trẻ
- Trẻ có những dấu hiệu mệt mỏi về thể chất như đau đầu, đau răng
bất thường, nhịp tim không đều, khó thở, đi tiểu thường xuyên và da
bị phát ban lâu ngày. Khi đứa bé đi khám bác sĩ lại không phát hiện
ra nguyên nhân cụ thể. Đó là những dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang phải
chịu áp lực căng thẳng.
- Tâm trạng thay đổi như haycáu kỉnh, dễ bị kích động. Trẻ không tự
tin, thường xuyên khóc hay không tập trung, thậm chí có dấu hiệu tự
làm đau bản thân như kéo tóc, đập đầu mình vào tường hoặc cắn
ngón tay.
- Trẻ bỏ ăn, ăn không ngon miệng, hay thức đêm hoặc muốn bật đèn
sáng trong đêm, tâm lý luôn sợ hãi, bất ổn.
Các bậc cha mẹ sẽ cảm thấy khó khăn trong lần đầu đề cập với con
cái họ về vấn đề này, nhưng điều quan trọng là phải duy trì một mối
quan hệ cởi mở với con cái và sẵn sàng trả lời câu hỏi của chúng
mọi lúc.
GDGT trong trường học bị hạn chế bởi thời gian, không thể giải
quyết những vấn đề nhạy cảm của học sinh sau giờ học. Còn phụ
huynh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp thông tin và
có cơ hội để thảo luận với co cái về những băn khoăn của chúng bất
cứ thời điểm nào.
Hiện nay, thanh thiếu niên hoàn toàn có quyền được GDGT đầy đủ
và khoa học. Đây không những là một phương tiện giúp giới trẻ bảo
vệ mình trước nạn lạm dụng tình dục, mang thai ngoài ý muốn, các
bệnh qua đường tình dục và HIV-AIDS mà GDGT sẽ giúp đáp ứng
nhu cầu tìm hiểu và nhu cầu được tận hưởng đời sống tình dục lành
mạnh, viên mãn của giới trẻ.
Thay vì cố gắng ngăn chặn hoặc đe doạ hành vi quan hệ tình dục,
GDGT hiệu quả phải định hướng được thái độ và niềm tin của mọi
người. Giới trẻ sẽ được tìm hiểu lợi ích, khám phá lí do vì sao mọi
người có quan hệ tình dục, cảm xúc của mình và tôn trọng cảm xúc
của người khác giới để hiểu được tác hại của việc cưỡng ép, lạm
dụng tình dục và cả những rủi ro, tác hại khi quan hệ tình dục không
an toàn. Qua đó, việc lựa chọn có hay không có quan hệ tình dục sẽ
hoàn toàn do bản thân giới trẻ tự quyết định.
. Cẩn thận khi con hay cáu gắt
Tuổi thơ là một trong những giai đoạn đầu đời của bé. Nếu gặp phải
những tổn thương hoặc ấn tượng gì đó không tốt sẽ khi n.
chịu áp lực căng thẳng.
- Tâm trạng thay đổi như hay cáu kỉnh, dễ bị kích động. Trẻ không tự
tin, thường xuyên khóc hay không tập trung, thậm chí có dấu