Ngườicaotuổiphảirấtthận trọng khidùngthuốcNgườicaotuổi (NCT) 60 hay 65 tuổi trở lên chiếm một tỉ lệ không lớn trong dân số (12%) nhưng số lượng thuốc nói chung sử dụng cho đối tượng này lại không nhỏ (50%). Và đặc biệt, tỷ lệ tai biến gây ra do thuốc lại thường gặp ở NCT nhiều hơn so với các lứa tuổi khác dưới 60. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở NCT do tác dụng phụ (ADR) của thuốc như: bồn chồn bất an, té ngã, trầm cảm, lú lẫn, rối loạn nhận thức, táo bón, tiểu tiện không kiểm soát, hội chứng ngoại tháp, rối loạn hoạt động tình dục, mất ngủ… Vì sao NCT dễ bị tai biến khidùng thuốc? Nhiều công trình nghiên cứu đã khảo sát vấn đề này và rút ra một số nguyên nhân dẫn đến tăng tỷ lệ tai biến ở NCT khidùngthuốc là: - NCT thường hay đau ốm, phải thường dùng thuốc. - NCT thường mắc nhiều bệnh mạn tính mà các bệnh này đòi hỏi nhiều loại thuốc có tác dụng mạnh. Hơn nữa, người ta ghi nhận điều trị bệnh ở NCT thường dùngthuốc trong khoảng thời gian kéo dài hơn bình thường mới có tác dụng. - NCT quá lo lắng về sức khỏe của mình nên thường dùng thêm thuốc, ngoài thuốc đã được thầy thuốc chỉ định, hoặc có người chưa đau ốm gì vẫn dùng thuốc, gọi là để “phòng” (nhất là thuốc trị cảm, đau nhức). - Ở NCT, do trí tuệ giảm sút, thường hay nhầm lẫn trong sử dụng thuốc, đặc biệt là về liều lượng. NCT thường nhầm lẫn uống cùng lúc nhiều loại thuốc trị cảm khác nhau nhưng lại chứa cùng một loại dược chất (như dùng cùng lúc panadol, decolgen, efferalgan… và các thuốc này đều chứa dược chất chính là paracetamol) đưa đến quá liều gây ngộ độc. - Do quá trình tích tuổi ảnh hưởng đến tính chất dược động học của thuốc đối với NCT (tức là quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ thuốc trong cơ thể không bình thường) đưa đến những phản ứng bất ngờ và không có lợi của thuốc. Phảithận trọng khidùngthuốc cho ngườicao tuổi. Các nguyên tắc dùngthuốc ở NCT Các nhà điều trị nên lưu ý các nguyên tắc dùngthuốc ở NCT như sau: - Chỉ định dùngthuốckhi thật cần thiết và sau khi chẩn đoán chính xác. - Bắt đầu bằng liều dùng thấp nhất có hiệu lực, kéo dài nhịp dùngthuốc thích hợp, tức số lần dùngthuốc trong ngày nên thưa hơn so với người trẻ tuổi. - Lưu ý các điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ dùngthuốc (dạng thuốc thích hợp là dạng lỏng như: thuốc nước, hỗn dịch; chọn thuốcdùng ít lần trong ngày, tức nên chọn thuốc phóng thích dược chất kéo dài ngày uống một lần thay vì dùngthuốc thông thường ngày uống nhiều lần…). - Hướng dẫn kỹ các chỉ dẫn dùngthuốc một cách rõ ràng và bảo đảm sự tuân thủ điều trị bằng lời lẽ thiện cảm thuyết phục, cũng như dành thời gian lắng nghe tâm tư của NCT. - Theo dõi sát trong thời gian dài sự đáp ứng đối với tác dụng của thuốc ở NCT. Không thể suy diễn kinh nghiệm dùngthuốc ở người trẻ tuổi cho NCT. - Lưu ý các thuốc tránh dùng cho NCT nói chung và NCT đang mắc một bệnh lý nào đó. Cần lưu ý có những dạng thuốc nên tránh dùng cho NCT đang mắc phải một bệnh như: - Không dùng dạng thuốc sủi bọt đối với người bị bệnh tăng huyết áp, suy tim (dùng dạng thuốc sủi bọt luôn chứa muối natri sẽ làm bệnh nặng thêm). - Không dùngthuốc chẹn bêta đối với NCT bị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đái tháo đường hoặc bị bệnh lý mạch máu ngoại biên. - Không dùngthuốc kháng histamin, thuốc chống co thắt, thuốc chống trầm cảm đối với người bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt hay bị táo bón. - Không dùngthuốc glucocorticoid đối với NCT bị đái tháo đường. Để phát huy tác dụng và hạn chế tác dụng phụ Để phát huy cao nhất tác dụng điều trị của thuốc và hạn chế thấp nhất ADR, tức phản ứng có hại do thuốc gây ra, NCT cần lưu ý: - Không nên tự ý sử dụngthuốc bừa bãi, tốt nhất hãy dùngthuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, theo sự hướng dẫn của dược sĩ. - Khi bác sĩ cho đơn thuốc, phảidùngđúngthuốc theo đơn đó, không tự ý dùng thêm hoặc thay đổi thuốc, thậm chí dùng thêm chế phẩm “thực phẩm chức nãng” khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị. Khi đang dùng thuốc, nếu thấy có những rối loạn, những phản ứng bất thường, không nên tự bỏ, ngưng thuốc hoặc thay thế thuốc mà nên trở lại khám bác sĩ đã chỉ định thuốc kể rõ sự việc để bác sĩ cho hướng xử trí. - Đối với một số ADR thuộc loại gây khó chịu, có thể áp dụng các biện pháp điều chỉnh sinh hoạt, ãn uống để khắc phục như: không làm việc đòi hỏi sự tập trung tỉnh táo nếu dùngthuốc gây buồn ngủ, ăn nhiều rau cải, trái cây, uống nhiều nước nếu thuốc gây táo bón… NCT có thể tham khảo ý kiến với bác sĩ, dược sĩ về các biện pháp khắc phục này. PGS.TS. NGUYỄN HỮU ÐỨC . Người cao tuổi phải rất thận trọng khi dùng thuốc Người cao tuổi (NCT) 60 hay 65 tuổi trở lên chiếm một tỉ. bị tai biến khi dùng thuốc? Nhiều công trình nghiên cứu đã khảo sát vấn đề này và rút ra một số nguyên nhân dẫn đến tăng tỷ lệ tai biến ở NCT khi dùng thuốc