1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Cẩn thận khi dùng thuốc trong nhiễm độc thai pptx

5 476 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 243,92 KB

Nội dung

Cẩn thận khi dùng thuốc trong nhiễm độc thai Khi bị nhiễm độc thai nghén, thai phụ cần khám tại các bệnh viện chuyên khoa sản và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nhiễm độc thai có biểu hiện: tăng huyết áp cộng với phù, hoặc protein niệu cao cộng với phù, hoặc cả huyết áp cao, protein niệu cao. Trong nhiễm độc thai cần dùng một số thuốc nhưng dùng không đúng sẽ làm nhiễm độc thai diễn biến theo chiều hướng xấu. Khi nào được xem là nhiễm độc thai? Khi có thai, cơ thể thường dự trữ thêm nước dùng cho mẹ và thai (cân nặng người mẹ tăng lên khoảng 7kg) nên có phù ít hay nhiều. Đó là điều bình thường, khi ngủ kê gối cao ở chân là đỡ khó chịu. Phù chỉ là một dấu hiệu báo động chứ không phải là yếu tố xác định nhiễm độc thai. Không được dùng bất cứ thuốc nào chống phù. Huyết áp bình thường là 120/80mmHg. Khithai huyết áp có thể nhích lên một chút nhưng nếu đạt đến mức 140/90mmHg thì coi là huyết áp cao, lên đến mức 160/110 mmHg thì coi là mức huyết áp cao nguy hiểm. Protein niệu bình thường không có hay có ở mức rất thấp. Khi xét nghiệm thấy protein niệu (++) thì được coi là protein niệu cao. Cho đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân vì sao có nhiễm độc thai. Những lý do nêu lên như dinh dưỡng, rối loạn đông máu, di truyền chỉ có tính giả thiết. Vì thế khó biết trước người nào sẽ bị nhiễm độc thai. Nhiễm độc thai có thể làm cho bà mẹ bị co giật (sản giật), ngợp thở (phù phổi cấp), đứt mạch máu não, suy tim, suy thận, nặng nhất là tử vong. Thai có nguy cơ chậm tăng trưởng, yếu, suy thai, nặng hơn nữa là chết thai. Có những trường hợp chết cả mẹ lẫn con. Những sai lầm cần tránh trong dùng thuốc + Tuyệt đối không dùng thuốc lợi niệu Khi nhiễm độc thai, nước bị thất thoát ra ngoài hệ tuần hoàn và nằm ở dưới da nên nhìn bề ngoài thấy phù nhưng thật ra do sự thất thoát nước như thế nên máu đã bị cô đặc hơn bình thường. Nếu dùng thuốc lợi tiểu thì nước càng bị thất thoát nhiều hơn và máu sẽ cô đặc hơn, kèm theo sự mất một số chất, gây nên tình trạng rối loạn cân bằng nước - chất điện giải. Điều này không chỉ xảy ra khi dùng các thuốc lợi tiểu bằng hóa dược mạnh (như hydrochlorothiazid) mà còn xảy ra ngay cả khi dùng các thuốc lợi tiểu bằng thảo dược như bông mã đề, râu ngô, cây râu mèo. + Cân nhắc kỹ khi dùng thuốc hạ áp Huyết áp hơi cao ở người có thaicần thiết để có thể bơm nhanh máu đến nhau thai, đem chất dinh dưỡng và dưỡng khí đến nuôi thai. Tất cả các loại thuốc hạ áp đều gây giảm áp lực máu, dẫn tới giảm lượng máu đến nhau thai và do thế sẽ làm giảm chất dinh dưỡng và dưỡng khí nuôi thai, làm cho thai chậm phát triển, èo uột, thậm chí là có khuyết tật. Vì lẽ này không nên dùng thuốc hạ áp khi huyết áp tăng nhưng chưa đến mức nguy hiểm. Các thầy thuốc khuyên chỉ dùng thuốc khi huyết áp quá cao. Cụ thể, chỉ dùng thuốc khi huyết áp tâm thu bằng hoặc lớn hơn 110mmHg nhưng không nên hạ huyết áp tâm thu xuống dưới mức 95mmHg. + Cần thiết và thận trọng khi dùng thuốc chống sản giật Sản giật là một tai biến nặng làm cho nhiễm độc thai diễn tiến xấu hơn trong đó có việc dọa sảy thai. Cần thiết phải dùng thuốc phòng chống sản giật. - Magiesium sulfat: Là thuốc cổ điển. Đến nay vẫn dùng vì vừa dự phòng vừa chống được sản giật. Là thuốc mạnh nếu dùng liều quá cao sẽ làm tăng cao nồng độ magiesium máu, gây đổ mồ hôi, trụy tuần hoàn, mất phản xạ, yếu cơ, suy giảm chức năng tim và thần kinh trung ương. Trong sản giật chức năng thận không bị rối loạn, magiesium sulfat vẫn bài tiết nhanh không gây nhiễm độc thận, nhưng với những người vốn có chức năng thận suy giảm thì sự bài tiết bị hạn chế, nồng độ magnisium sulfat máu sẽ cao, dễ dẫn đến những tai biến nói trên. Tuyến y tế cơ sở được trang bị thuốc này, có thể dùng khi cấp cứu, nhưng cần thận trọng. -Nifedipin sulfat: Là thuốc dùng phổ biến trong bệnh tim mạch. Trên người, do làm hạ huyết áp mạnh nên làm giảm tưới máu tử cung gây thiếu dinh dưỡng, thiếu ôxy cho thai. Mặt khác tuy chưa có bằng chứng trên người nhưng trên súc vật thí nghiệm, nifedipin sulfat làm rối loạn tưới máu tử cung gây quái thai (bất thường ở đầu chi ở chuột, thỏ; chết phôi và thai ở chuột lang, chuột nhắt, thỏ; làm cho kích thước rau thai nhỏ lại, nhung mao kém phát triển ở khỉ, làm cho thời gian mang thai kéo dài, thú sơ sinh giảm khả năng sống sót ở chuột). Vì thế trong tất cả các tài liệu chuyên môn đều ghi "không nên dùng nifedipin cho người mang thai trong suốt thai kỳ". Tuy nhiên, nifedipin sulfat có một dược tính có lợi: chặn dòng đi của calcium qua màng tế bào, làm giảm calcium trong tương bào, dẫn đến giãn tử cung, chống các cơn gò tử cung, co giật, chống dọa sảy thai. Thuốc làm giảm cơn co thắt, cơn gò tử cung sớm, làm tăng đáng kể thời gian lưu thai, nhưng lại không làm kéo dài quá trình chuyển dạ, không gây tai biến cho thai nhi. So với một số thuốc chống dọa sảy thai trước đây như ritodin thì nifedipin tốt hơn. Vì vậy nhiều nước cho dùng nifedipin sulfat chống dọa sảy thai và coi là một chỉ định chính. Trong nhiễm độc thai, thầy thuốc cho dùng nifedipin với mục đích hạ huyết áp chống co giật, chống dọa sảy thai. Người bệnh cần hiểu điều này để yên tâm. Nhưng đây là một thuốc khó dùng, việc dùng nó chỉ có thể thực hiện được với các thầy thuốc chuyên khoa tại bệnh viện có đủ điều kiện, tuyến y tế cơ sở không nên dùng. Nhiễm độc thai có thể gây rủi ro, nhưng nếu phát hiện điều trị sớm, tích cực, đúng tuyến, trong nhiều trường hợp thường cho hiệu quả tốt. . Cẩn thận khi dùng thuốc trong nhiễm độc thai Khi bị nhiễm độc thai nghén, thai phụ cần khám tại các bệnh viện chuyên khoa sản và dùng thuốc. độc thai cần dùng một số thuốc nhưng dùng không đúng sẽ làm nhiễm độc thai diễn biến theo chiều hướng xấu. Khi nào được xem là nhiễm độc thai? Khi có thai,

Ngày đăng: 21/01/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w