Bíquyếtđểlàm người chagươngmẫu
Để giúp "phái mạnh" tự tin và phát huy vai trò của mình, các chuyên gia
Tạp chí Parents của Mỹ mới đây đã giới thiệu một số bíquyết mang tính
kinh nghiệm đã được nhiều người áp dụng thành công.
Không nên quá lo lắng
Cho dù làmcha lần đầu có nhiều điều mới mẻ nhưng bạn không nên quá
lo lắng, bởi lẽ làmcha không có nghĩa là lúc nào cũng phải bế ẵm trẻ trên
tay hoặc dỗ dành trẻ khi quấy khóc mà công việc có thể rất đa dạng và
thậm chí còn thú vị nữa. Bạn có thể hiểu nôm na là một thiên chức tự
nhiên của con người giống như làm một người chồng tốt. Tóm lại, cứ làm
rồi mọi cái sẽ suôn sẻ và luôn vui vẻ để tạo cho mình cảm giác thoải mái,
không khí chan hoà và ấm cúng.
Duy trì cuộc sống bình thường
Khi đã sinh con không có nghĩa là người đàn ông phải kè kè bên cạnh vợ
con 24/24 mà hãy duy trì cuộc sống bình thường. Tuy nhiên trong năm
đầu đời của bé, và đặc biệt là những tháng đầu bạn nên dành nhiều thời
gian chăm sóc vợ con nhiều hơn, hãy hạn chế thời gian la cà bia bọt, xem
TV để cùng vợ chia sẻ việc nhà, chơi với con để vợ nấu ăn, cho bé bú sữa
bình ban đêm nếu vợ quá mệt hoặc thiếu ngủ Không chỉ là những việc
làm mà những lời nói dịu dàng, những ánh mắt trìu mến cũng sẽ là liều
thuốc bổ kỳ diệu động viên vợ và bé yêu của bạn đấy.
Chủ động giúp vợ chăm sóc con
Đây là công việc quan trọng của đàn ông khi có con. Việc chủ động sẽ
giúp đàn ông hoàn thành những công việc một cách khoa học, hiệu quả.
Người vợ sẽ đỡ vất vả hơn bởi ngoài việc nuôi con, phụ nữ còn phải đảm
nhận nhiều công việc khác như phải đi làm, chăm lo công việc nội trợ,
chăm sóc ông bà, bố mẹ. Công việc này rất cụ thể như giúp vợ đi chợ, giặt
giũ quần áo, bế con, thậm chí cả việc trông con để cho vợ ngủ, cùng vợ
đưa con đi khám bệnh. Xuất phát từ nghĩa vụ, trách nhiệm và tình cảm,
người chồng hãy chủ động giải quyết công việc, không nên duy trì ý nghĩ
việc chăm con là của đàn bà, dẫn đến tự ti, xấu hổ mà lẩn tránh.
Giúp vợ cho con ăn ban đêm
Nhiều đứa trẻ ăn tốt, ngủ tốt nhưng cũng có trường hợp ngược lại, ăn
kém, ngủ kém, hay thức giấc ăn vào ban đêm, vì vậy việc hỗ trợ cho bà xã
trong trường hợp này là rất cần thiết. Người bố trẻ không nên cáu giận, đổ
lỗi cho vợ hoặc mắng nhiếc con cái, nhất là trường hợp cả mẹ lẫn con đều
không khoẻ và phải thức dậy nhiều lần trong đêm.
Biểu lộ sự trìu mến với bé
Những lời nói yêu thương dành cho trẻ là điều không thể thiếu đối với
những ông bố tốt, sống có trách nhiệm. Các nghiên cứu khoa học đã cho
thấy tình cảm của ngườicha có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ cha
con. Theo đó, nếu ngườicha giàu tình cảm thì đứa trẻ sẽ tiếp nhận được
những nhân sinh quan tốt. Ngườicha phải biết cách đánh thức, khơi dậy
những cảm xúc tốt đẹp để con cái cảm nhận và kế thừa, giúp chúng nhận
thức được cái tốt - cái xấu, điều hay, lẽ phải. Ngược lại nếu sống quá khô
khan, xa lánh trẻ sẽ tạo ra hố ngăn cách vô hình và bất lợi, hình thành
những suy nghĩ cực đoan, tự ti và thù địch ở trẻ trong tương lai.
Đối xử với con cái giống như những gì mong muốn khi chúng ta còn bé
Nếu khi còn bé bạn muốn gì thì giờ đây khi đã thành cha, bạn hãy áp dụng
để đối xử với con cái. Kể cả việc giáo dục, động viên hay phạt mắng trẻ.
Tuy nhiên, là một ngườicha tốt bạn phải biết chọn lọc và áp dụng một
cách khoa học. Không nên thoả hiệp hoặc quá nghiêm khắc, nhất là với
những đứa trẻ có cá tính mạnh hoặc còn quá nhỏ.
Hãy nói ít làm nhiều
Một trong những tiêu chí trở thành ngườicha tốt là "nói ít làm nhiều". Đây
là điều mà người bố trẻ cần tuân thủ. Nói cụ thể hơn là "thực hành nhiều
thì thành thạo". Theo đó không phải ai mới lập gia đình đã là ngườicha tốt
mà cần phải có thời gian kinh qua thực tế. Chăm sóc trẻ cũng là công việc
cần phải học mới làm được, như cho trẻ ăn, nựng trẻ, thay tã cho đến việc
chăm sóc khi chúng lớn và trưởng thành. Ngoài ra đểlàm tốt điều này,
người đàn ông cần phải có tính cẩn thận, chịu khó và kiên nhẫn.
Trở thành người bạn tốt của con
Người bạn tốt của con hay một cộng sự tin cậy chứ không phải là người
giúp việc cho con. Nói như vậy có nghĩa là đề cao vai trò của ngườicha
trong việc nuôi dạy con cái. Chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm, trách
nhiệm với con cái chứ không thể làm thay con được. Ví dụ chuyện học
hành ở lớp, nắm bắt kiến thức là việc của con, người bố không thể làm
thay hoặc khi con mắc lỗi nên giải thích để chúng hiểu, tự nhận thấy cái
sai và khắc phục.
Lắng nghe nguyện vọng của con
Theo những nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý ở Đại học Harvard
(Mỹ) thì phần lớn những đứa trẻ đều có nhiều ước muốn nhận được sự
che chở, nhu cầu về vật chất từ ngườicha còn người mẹ lại thiên về tình
cảm. Nói ngắn gọn là "ở bên cạnh cha" trẻ thấy yên tâm, vững tin hơn,
chính điều này mà có những đứa trẻ cái gì cũng bố.
Để đáp lại những nguyện vọng của trẻ, trước tiên phải là ngườicha có ảnh
hưởng tốt, đáng tin cậy, lời nói phải đi đôi với việc làm và phải theo dõi sát
sao các hoạt động của trẻ, biết cá tính, sở thích của trẻ để đáp lại một
cách chính đáng, phù hợp với khả năng của mình. Sự mạnh mẽ, cứng cỏi,
từng trải của ngườicha sẽ giúp trẻ tạo được nhân cách, học được cách
xử lý tình huống và hạn chế những cám dỗ dễ phạm phải.
Là chỗ dựa cho con trong những tình huống bất trắc
Trong cuộc sống chẳng ai muốn "tan đàn xẻ nghé" cha con xa nhau
nhưng một khi rơi vào hoàn cảnh này, bạn hãy là ngườicha tận tâm, quan
tâm nhiều đến con cái. Hãy chăm lo vật chất, thường xuyên liên lạc để tạo
cho chúng một cuộc sống tốt và không nên kéo con cái vào vòng cãi vã chỉ
vì tính ích kỷ của mỗi bên.
. Bí quyết để làm người cha gương mẫu
Để giúp "phái mạnh" tự tin và phát huy vai trò. con người giống như làm một người chồng tốt. Tóm lại, cứ làm
rồi mọi cái sẽ suôn sẻ và luôn vui vẻ để tạo cho mình cảm giác thoải mái,
không khí chan