1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông hồng

196 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông hồng
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh tế Đầu tư
Thể loại Luận án
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 614,18 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐÓNG GÓP CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ (18)
    • 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài (18)
      • 1.1.1. Các nghiên cứu có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về kinh tế (18)
      • 1.1.2. Các nghiên cứu có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về xã hội (22)
      • 1.1.3. Các nghiên cứu có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về môi trường (25)
    • 1.2. Các nghiên cứu trong nước (25)
      • 1.2.1. Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về kinh tế (25)
      • 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững về xã hội (29)
      • 1.2.3. Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững về môi trường (31)
      • 1.2.4. Các nghiên cứu khác có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường (33)
    • 1.3. Những kết luận rút ra và khoảng trống nghiên cứu của luận án (36)
      • 1.3.1. Đánh giá chung các nghiên cứu về FDI với PTBV đã được công bố (36)
      • 1.3.2. Khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu (37)
    • 2.1. Khái niệm FDI và vai trò của FDI nhìn từ góc độ của một quốc gia đang phát triển (40)
      • 2.1.1. Khái niệm FDI (40)
      • 2.1.2. Vai trò của FDI (41)
    • 2.2. Khái niệm phát triển bền vững và các cấu thành nội dung phát triển bền vững của vùng kinh tế (47)
      • 2.2.1. Khái niệm phát triển bền vững vùng kinh tế (47)
      • 2.2.2. Các cấu thành nội dung phát triển bền vững của vùng kinh tế (49)
    • 2.3. Đóng góp của FDI vào phát triển bền vững của một vùng (52)
      • 2.3.1. Đóng góp của FDI vào phát triển kinh tế bền vững và các tiêu chí đánh giá (52)
      • 2.3.2. Đóng góp của FDI vào phát triển xã hội bền vững và các tiêu chí đánh giá (56)
      • 2.3.3. Đóng góp của FDI vào phát triển môi trường bền vững và các tiêu chí đánh giá (59)
    • 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát huy đóng góp FDI vào phát triền bền vững vùng kinh tế (0)
      • 2.4.1. Chiến lược thu hút và sử dụng FDI đóng góp vào PTBV của vùng kinh tế (63)
      • 2.4.2. Tiềm năng của vùng (66)
      • 2.4.3. Liên kết vùng (68)
      • 2.4.4. Chính sách phát triển vùng (70)
      • 2.4.5. Tư duy nhận thức của các nhà lãnh đạo ở các địa phương trong vùng.63 2.5. Kinh nghiệm về đóng góp của FDI vào phát triển bền vững tại một số vùng và bài học kinh nghiệm cho vùng ĐBSH (71)
      • 2.5.1. Kinh nghiệm về đóng góp FDI vào phát triển bền vững tại một số quốc gia (72)
      • 2.5.2. Bài học kinh nghiệm cho vùng đồng bằng sông Hồng (80)
    • 3.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Đồng bằng sông Hồng. 76 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng ảnh hưởng đến thu hút FDI (84)
      • 3.1.2. Chính sách thu hút FDI đóng góp vào PTBV của vùng đồng bằng sông Hồng (91)
      • 3.1.3. Tình hình FDI tại vùng đồng bằng sông Hồng (103)
    • 3.2. Thực trạng đóng góp của FDI vào phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng (114)
      • 3.2.1. Về kinh tế (114)
      • 3.2.2. Về xã hội (129)
      • 3.2.3. Về môi trường (131)
    • 3.3. Đánh giá thực trạng FDI với phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Hồng (138)
      • 3.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân (138)
      • 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (143)
    • CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (17)
      • 4.1. Định hướng và quan điểm về đóng góp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng (149)
        • 4.1.1. Căn cứ xây dựng định hướng về đóng góp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng (149)
        • 4.1.2. Quan điểm về đóng góp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng (160)
      • 4.2. Một số giải pháp tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng (167)
        • 4.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững tại vùng đồng bằng sông Hồng (167)
        • 4.2.2. Nhóm giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển bền vững về (174)
        • 4.2.3. Giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển bền vững về xã hội tại vùng đồng bằng sông Hồng (180)
        • 4.2.4. Giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển bền vững về môi trường tại vùng đồng bằng sông Hồng (180)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (184)
    • theo 6 vùng kinh tế (0)

Nội dung

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐÓNG GÓP CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ

Các nghiên cứu nước ngoài

1.1.1 Các nghiên cứu có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về kinh tế

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học gỉa và tổ chức nước ngoài về vấn đề FDI và đóng góp của FDI vào phát triển bền vững của các quốc gia, địa phương nhập khẩu FDI Đóng góp cơ bản của FDI vào phát triển bền vững là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích cực của các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng Bổ sung nguồn vốn trong nước và cải thiện các cân thanh toán quốc tế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới, tạo liên kết giữa các ngành công nghiệp. Đây là nội dung nghiên cứu được nhiều học giả nước ngoài quan tâm nhiều nhất và có nhiều công trình nghiên cứu nhất Tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu này bao gồm:

Nghiên cứu của De Mello (1999) lấy mẫu ở 16 nước phát triển và 17 nước đang phát triển, ông đã chỉ ra rằng: FDI ròng có hiệu quả tích cực và quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1970 - 1990 Song, đối với các nước đang phát triển thì FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế lớn hơn, còn đối với các nước phát triển thì nhỏ hơn.

Nghiên cứu của Campos và Kionoshita (2002) với mẫu nghiên cứu nhỏ hơn,bao gồm 25 nước Trung và Đông Âu, cùng các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi thuộc Liên Xô cũ, các tác giả cho rằng "FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi" Bởi vì, tại các nước đang chuyển đổi có quá trình CNH diễn ra mạnh mẽ hơn và họ có lực lượng lao động được đào tạo tốt hơn.

Nghiên cứu của các học giả Berthelemy và Demurger (2000); Graham và Wada (2001) và Buckey et al (2002), sử dụng số liệu FDI phân theo địa phương của Trung Quốc cho thấy, FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các tỉnh Các tỉnh ven biển, nơi thu hút phần lớn FDI của Trung Quốc đã sử dụng FDI có hiệu quả hơn so với các tỉnh khác.

Nghiên cứu của Blomstrom et al (1992) chia các nước đang phát triển thành hai nhóm, đó là: các nước có thu nhập thấp hơn và các nước có thu nhập cao hơn. Ông nhận xét, FDI chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập cao hơn. Tác giả kết luận, nước tiếp nhận đầu tư chỉ được hưởng lợi từ FDI, khi đạt được mức độ phát triển nhất định, để có thể tiếp thu được công nghệ mới Nói cách khác, mức thu nhập là điều kiện tiên quyết cho sự ảnh hưởng tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế Dưới mức thu nhập này, FDI hầu như không có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu của Borensztein et al (1995 - 1998) sử dụng số liệu của 69 nước đang phát triển giai đoạn 1970 - 1989 để hồi quy Kết quả cho thấy FDI ròng chỉ có ảnh hưởng nhẹ đến tăng trưởng, nhưng khi sử dụng số nhân của FDI với trình độ của lực lượng lao động làm biến độc lập thì biến này có hệ số dương và ý nghĩa thống kê Ông kết luận, FDI chỉ mang lại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế khi nước nhận đầu tư có lực lượng lao động đạt đến trình độ nhất định Dưới mức đó, FDI hầu như không có tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Borensztein et al (1995), Hermes và Lensink (2000) lại cho rằng, tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào khả năng tiếp nhận và hấp thụ công nghệ mới Họ cũng đồng ý rằng sự đóng góp chính của FDI là thúc đẩy tiến bộ về công nghệ của nước sở tại Hermes và Lensink cho rằng, để khai thác tối đa hiệu quả của FDI, nước tiếp nhận đầu tư cần phát triển thị trường tài chính Hệ thống tài chính cần phát triển đến một trình độ nhất định để huy động tiết kiệm, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư đổi mới công nghệ Có như vậy, doanh nghiệp trong nước mới tận dụng được công nghệ từ các doanh nghiệp FDI nhiều hơn.

Nghiên cứu của Ramirez (2000) sử dụng số liệu vốn FDI tích luỹ ước lượng đóng góp FDI đến tăng trưởng kinh tế của Mexico giai đoạn 1960 - 1995 Ông thấy rằng, vốn FDI tác động tích cực đến xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế thông qua năng suất lao động Ramirez (2000) đưa ra kết luận, để FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì mới có thể tiếp nhận được công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý.

Nghiên cứu của Li và Liu (2005) qua khảo sát 88 quốc gia có tiếp nhận FDI (bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển) đã chỉ ra rằng, FDI và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau Theo các tác giả FDI không những trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế, mà còn thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và công nghệ Một điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu này là, nước nhận FDI phải có nguồn nhân lực và công nghệ đạt tới trình độ nhất định Nếu nước nhận FDI có trình độ nguồn nhân lực và công nghệ thấp hơn nước đầu tư thì sẽ tác động tiêu cực đến nước nhận FDI.

Nghiên cứu của Buckley et al (2002) là một trong rất ít các nghiên cứu cho rằng FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với đầu tư trong nước của Trung Quốc Nghiên cứu đi đến kết luận FDI không có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế bằng các nguồn vốn khác trong nước.

Bài phân tích của ROBERT E.LIPSEY and FREDRIK SJOHOLM, The Impact of Inward FDI on Host Countries: Why Such Different Answers? ( Tác động của FDI lên nước chủ nhà: Tại sao có những tác động khác biệt?) (2002), đã đề cập đến nhiều tác động của FDI tới nước chủ nhà Theo tác giả, nhìn chung các DN có vốn đầu tư nước ngoài có thể được tiếp cận với công nghệ cao hơn, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ có giá thành thấp hơn, với năng suất cao hơn và kết quả là phúc lợi tiêu dung cao hơn Một khả năng khác có thể là đầu tư nước ngoài góp phần làm tăng vốn cổ phần của nước chủ nhà, đồng thời thúc đẩy mức sản lượng đầu ra.

Với những tác động nhất định tất yếu tới sự tăng trưởng kinh tế của nước chủ nhà, Carkovic và Levine (2002) đã chỉ ra rằng không một tác động cụ thể nào của FDI được thể hiện rõ trong thời gian dài, ví dụ như khảo sát trong giai đoạn 1960 –

1995 và chỉ có một số tác động nổi bật nhưng mang tính nhất thời trong khoảng thời gian 5 năm liên tiếp Không có một tài liệu cụ thể nào chỉ ra được những biến số phù hợp hàm chứa tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu của Javorcik (2004), “Does foreign Direct Investment Increase the Productivity of Domestic Firms? In Search of spillovers through Backward Linkages ’’ (FDI có làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước? Tìm kiếm sự lan tỏa thông qua các liên kết ngược), Tạp chí Kinh tế Mỹ, (3) Tác giả cho rằng, tác động lan tỏa của FDI thường diễn ra khi các DN nước ngoài làm tăng năng suất của các DN trong nước của nước tiếp nhận và các DN nước ngoài không nội địa hóa hoàn toàn giá trị của những lợi ích này Khi các DN lựa chọn đầu tư vào một thị trường một nước thông qua FDI, nó thường mang theo các công nghệ tiên tiến hơn, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý hợp lý hơn bởi vì đây là lợi thế so sánh của nó so với các DN trong nước Trong quá trình hoạt động, công nghệ và các kinh nghiệm của DN nước ngoài có thể sẽ được chuyển giao cho các cơ sở sản xuất tại nước sở tại Các hoạt động kinh doanh gắn với các DN nước ngoài sẽ là cơ hội học tập quan trọng cho các DN trong nước, từ đó nâng cao năng suất lao động [125]. Trong nghiên cứu của Sauwaluck Koojaroenprasit (2012), “The impact of foreign direct investment on economic growth: A case study of South Korea’ ’ (Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu về trường hợp của Hàn Quốc), Tạp chí Quốc tế về Kinh doanh và Khoa học xã hội, (21) Bài viết này là nhằm khám phá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc.Tác giả sử dụng các dữ liệu thứ cấp Nghiên cứu trong thời gian từ 1980-2009, tác giả đã cố gắng để xác định tác động thực nghiệm của FDI đến nền kinh tế Hàn Quốc nên đã sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian về kinh tế vĩ mô hàng năm FDI, đầu tư trong nước, việc làm,xuất khẩu và nguồn nhân lực được coi là các biến nội sinh cho tăng trưởng kinh tế.Các đa hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu này Nghiên cứu này cho thấy có một tác động mạnh mẽ và tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vốn con người, việc làm và xuất khẩu cũng có tác động tích cực và đáng kể, trong khi đầu tư trong nước không có tác động đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc [129].

Như vậy có thể thấy rằng các nghiên cứu nước ngoài về đóng góp của FDI vào phát triển bền vững về kinh tế của các tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu đóng góp của FDI vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên phát triển bền vững về kinh tế không chỉ có tăng trưởng kinh tế, do đó vẫn còn thiếu những công trình mang tính toàn diện về đóng góp của FDI vào phát triển kinh tế bền vững.

Các nghiên cứu trong nước

1.2.1 Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững về kinh tế

Xuất phát từ vai trò quan trọng của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội, ởViệt Nam kể từ năm 1987, khi luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về học thuật và tổng kết thực tiễn về đóng góp củaFDI vào phát triển bền vững về kinh tế Những nghiên cứu tiêu biểu bao gồm:

Lê Xuân Bá (2006), trong nghiên cứu “ Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” đã kết hợp cả ba phương pháp nghiên cứu là phân tích định tính qua số liệu thống kê; điều tra bằng bảng hỏi và phân tích định lượng nhằm đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế nước ta thông qua hai kênh quan trọng là vốn đầu tư và tác động tràn Nhưng phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở ngành công nghiệp chế biến với ba nhóm ngành là: ngành dệt may, chế biến thực phẩm và cơ khí điện tử Đây là ba nhóm ngành có vai trò chủ đạo trong ngành chế biến của Việt Nam và cũng là những ngành thu hút nhiều FDI trong những năm vừa qua Kết quả cho thấy, FDI có tác động tích cực, thúc đẩy tăng trưởng của nhóm ngành này.

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trần Toàn Thắng, Nguyễn Mạnh Hải (2006), ‘‘Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ’’, Dự án CIEM-SIDA Nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát triển KT-XH của Việt Nam thời kỳ 2001-

2010, Hà Nội Các tác giả đã trình bày nghiên cứu qua 5 chương Chương một đã trình bày bức tranh tổng quát về FDI ở Việt Nam từ năm 1988 đến nay và đánh giá sơ bộ vai trò của FDI đến sự phát triển KT-XH Chương hai trình bày phương pháp luận được sử dụng để đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và kênh tác động tràn Ở chương này các tác giả đề cập kỹ cơ sở lý thuyết của mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng mô hình tăng trưởng Từ đó xây dựng mô hình đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư Chương này cũng đề cập đến cơ chế sinh ra tác động tràn, các kênh truyền động và đưa ra khung khổ phân tích các tác động tràn trên cơ sở tiếp thu một số mô hình đã sử dụng trên thế giới Dựa vào khung khổ phân tích ở chương hai, toàn bộ phần phân tích định lượng tác động của FDI tới tăng trưởng được trình bày ở chương ba Chương bốn tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của DN; tác động tràn của FDI tới năng suất lao động của DN trong nước nói chung và trong 3 nhóm ngành lựa chọn nói riêng Trước khi tiến hành phân tích định lượng sử dụng số liệu chính thức từ cuộc điều tra DN năm

2001 của Tổng cục thống kê, chương bốn còn phân tích kết quả điều tra 60 DN FDI đang hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến và 33 DN trong nước cùng ngành do nhóm tác giả thực hiện Kết quả điều tra này nhằm bổ sung cho kết quả phân tích định lượng Chương năm trình bày các phát hiện chính của nghiên cứu, trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị chính sách nhằm tối đa hóa lợi ích mà FDI mang lại và đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam [2].

Tác giả Vũ Văn Hưởng ( 2007) trong nghiên cứu “ Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế: Nhìn từ mô hình kinh tế lượng” đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của FDI đến GDP bình quân đầu người và tác động của FDI đến xuất khẩu Công trình đã đưa ra kết luận rằng, tỷ lệ vốn FDI trên tổng số vốn đầu tư toàn xã hội có tác động tích cực đến GDP trên đầu người và vốn FDI cũng tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu ở nước ta.

Trong khi đó khi nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh

(2010) về “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” đã kiểm định mối quan hệ hai chiều giữa vốn FDI và tăng trưởng kinh tế tại 64 tỉnh, thành phố Việt Nam với nguồn dữ liệu chéo, với các biến được lấy giá trị trung bình từ năm 2003 - 2007 Mối quan hệ này được kiểm định thông qua ước lượng một mô hình kinh tế lượng đồng thời gồm hai phương trình tăng trưởng kinh tế và vốn FDI, với việc sử dụng đồng thời cả ba phương pháp là OLS, TSLS và GMM Kết quả ước lượng đã cho thấy, trong giai đoạn 2003 - 2007, FDI và tăng trưởng kinh tế tại 64 tỉnh, thành phố trong cả nước có mối quan hệ hai chiều tích cực FDI tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế tại 64 tỉnh, thành cả nước và tăng trưởng kinh tế cao tại 64 tỉnh, thành là dấu hiệu tích cực để thu hút các nhà đầu tư đến Việt Nam Tuy nhiên, tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nền kinh tế Dựa trên kết quả thu được, các tác giả cho rằng để nâng cao năng lực thu hút FDI, Chính phủ cùng với các Bộ, ngành có liên quan cần tiếp tục theo đuổi chính sách đổi mới, cải thiện môi trường kinh doanh,môi trường pháp lý, tạo môi trường đầu tư lành mạnh nhằm tạo sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư Việt Nam trước làn sóng cạnh tranh thu hút FDI của các quốc gia thời hậu khủng hoảng.

- Lê Hữu Nghĩa (2013), ‘‘Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của các công ty ở Việt Nam ’’, Dự án điều tra cơ bản nguồn vốn sự nghiệp kinh tế năm 2013 Đề tài đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI, trong đó làm rõ khái niệm về FDI, các hình thức đầu tư, đưa ra lý luận về tác động của FDI đến nền kinh tế của nước nhân đầu tư, nêu ra kinh nghiệm thu hút FDI của Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc để rút ra bài học cho Việt Nam Đề tài đánh giá thực trạng về thu hút FDI ở Việt Nam và cho rằng, dù đã đạt được những kết quả nhất định trong thu hút FDI nhưng Việt Nam vẫn chưa tận dụng tối ưu các cơ hội thu hút FDI và chưa tối đa hóa được lợi ích mà FDI có thể mang lại Dòng vốn FDI chảy vào còn bất thường, tỷ lệ FDI thực hiện so với vốn đăng ký còn thấp, tập trung FDI chỉ trong một số ngành, vùng, khả năng tuyển dụng lao động còn khiêm tốn Phần lớn các dự án FDI có quy mô nhỏ, công nghệ sử dụng chủ yếu có nguồn gốc từ Châu Á, đạt mức trung bình, đặc biệt là Việt Nam chưa được chọn là điểm đầu tư của phần lớn các TNCs có tiềm năng lớn về công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ và tri thức Thực trạng này cùng với áp lực cạnh tranh về thu hút FDI từ Trung Quốc và các nước trong khu vực đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam Đề tài tiếp tục đánh giá tác động của FDI đến năng suất lao động và trình độ công nghệ của Việt Nam Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp để sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện khung chính sách về FDI ở Việt Nam trong thời gian tới [51].

Tác giả Trần Thị Tuyết Lan (2014) trong luận án tiến sĩ “Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”, Học việnChính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Đây là nghiên cứu mới nhất về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững Trong luận án tác giả đã nêu ra quan điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm là hoạt động đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm của nước khác, đáp ứng yêu cầu của quy hoạch, định hướng phát triển vùng đó; có tác động tích cực đến sự phát triển của vùng nhằm đảm bảo kết hợp hài hòa, hợp lý giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường không chỉ đối với vùng kinh tế trọng điểm, mà còn tác động lan tỏa đến các vùng khác cả trong hiện tại và tương lai Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang đặt ra những trở ngại trong việc phát triển bền vững đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đó là: hiện tượng chuyển giá, trốn thuế gây thất thu ngân sách nhà nước có biểu hiện ngày càng tăng; việc làm tạo ra còn chưa tương xứng; đời sống vật chất và tinh thần của người lao động chưa được quan tâm một cách thỏa đáng; tranh chấp lao động và đình công có xu hướng gia tăng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trong vùng; hiện tượng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là khá phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư. Ngoài ra tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng bền vững tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng bền vững về kinh tế đơn thuần chứ không nghiên cứu ảnh hưởng toàn diện của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường.

Có thể thấy các công trình trong nước đã luận giải khá rõ về đóng góp của FDI vào phát triển bền vững về kinh tế cũng như vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao khoa học – công nghệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên để phát triển bền vững không phải chỉ riêng khía cạnh kinh tế bền vững mà cần phải phát triển bền vững trên cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trường, đây là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trong thời gian tới.

1.2.2 Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững về xã hội Đóng góp của FDI vào phát triển bền vững về xã hội là nội dung đã được rất nhiều học giả quan tâm nghiên cứu Tiêu biểu cho những nghiên cứu này bao gồm:

Tác giả Trần Thanh Bình (2007), trong nghiên cứu “Nghiên cứu tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mục tiêu phát triển bền vững về xã hội ở Việt Nam” đã làm rõ mối quan hệ giữa vốn FDI đối với PTBV về xã hội ở Việt Nam, một khía cạnh nghiên cứu mà theo tác giả là chưa có nhiều Trong đề tài, nghiên cứu về tác động của vốn FDI đến mục tiêu PTBV xã hội ở Việt Nam được tác giả tập trung nghiên cứu và đánh giá một số tác động chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu phát triển bền vững xã hội của Việt Nam, như tạo công ăn việc làm, giảm đói nghèo, vấn đề chênh lệch mức sống, bất bình đẳng xã hội và một số xung đột lợi ích có thể xảy ra từ nguồn vốn này Theo tác giả, tác động của khu vực FDI đối với các mục tiêu xã hội là mang tính hai mặt (bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực) Một mặt, FDI có xu hướng thúc đẩy tăng năng suất, dẫn đến tăng việc làm, tăng thu nhập cho một nhóm người này, nhưng mặt khác, nó lại dẫn đến thất nghiệp cho một nhóm người khác Hay FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, tuy nhiên, nhóm dễ tổn thương lại có nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo hoặc bị tái nghèo do ít có cơ hội hưởng lợi hoặc gián tiếp chịu thiệt hại

Tác giả Tạ Đình Thi (2007) với luận án tiến sĩ “ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Việt Nam” của trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội đã làm rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiến liên quan đến cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững; xây dựng được các nhóm chỉ tiêu đánh giá sự bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế về kinh tế, xã hội, môi trường Bên cạnh đó, luận án cúng đánh giá được quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững của vùng KTTĐBB trong thời gian gần đây và dự báo cho cả thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020 Tác giả cũng đã xây dựng quan điểm, đề xuất được định hướng và các giải pháp chủ yếu bảo đảm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững của vùng.

1.2.3 Các nghiên cứu trong nước có liên quan đến đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững về môi trường

PGS TS Nguyễn Thị Liên Hoa, Trần Phương Hồng Hạnh và Bùi Anh Chinh

(2010), Viện nghiên cứu phát triển thành phố HCM trong nghiên cứu “Thu hút FDI sạch cho phát triển bền vững kinh tế Việt Nam” Nhóm tác giả bước đầu đưa ra quan điểm FDI sạch trong FDI, trên cơ sở phân tích tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư, nhóm tác giả đã đưa ra quan điểm FDI sạch tác động đến phát triển kinh tế bền vững ở các nước đang phát triển, do vậy, Việt Nam cần thực hiện thu hút ngay từ bây giờ FDI sạch với một số giải pháp mang tính tạm thời.

Trong nghiên cứu của Lê Minh Tú ( 2012) về “ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài các-bon thấp (Low-carbon FDI) cho triển bền vững ở Việt Nam” Tác giả đã khẳng định: Do quá coi trọng vào việc thu hút FDI mà Việt Nam trong một thời gian khá dài đã chưa quan tâm trong việc đánh giá, thẩm định các dòng vốn FDI Và hậu quả là dòng vốn FDI vào Việt Nam rất đáng kể nhưng chưa bảo vệ môi trường, phần lớn đó là các dự án nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia và có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Hà Nội, Thủ đô của cả nước, Thành phố vì hòa bình là địa phương luôn nằm trong top những địa phương thu hút được số lượng lớn vốn FDI Phải khẳng định, trong nguồn vốn đó, đã có những dự án LCF được đầu tư tại đây.

Những kết luận rút ra và khoảng trống nghiên cứu của luận án

1.3.1 Đánh giá chung các nghiên cứu về FDI với PTBV đã được công bố

Qua nghiên cứu vấn đề FDI và đóng góp của FDI vào PTBV, một số tổ chức và học giả đã bước đầu khẳng định FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội.

Hầu hết các công trình khoa học đều khẳng định FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng, phát triển kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển ở trình độ thấp, luôn thiếu vốn và "khát" vốn đầu tư nhằm thúc đẩy CNH đất nước. Đã có không ít tác giả cho rằng FDI chỉ tác động tích cực đến tăng trưởng, phát triển kinh tế, phát triển xã hội và môi trường với những điều kiện cụ thể Có nghĩa là, các nước đang phát triển, khi tiếp nhận FDI phải đảm bảo sự phát triển tương đối về hệ thống kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, ổn định chính trị và khá hoàn thiện về thể chế kinh tế thị trường

Hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác động của FDI đến từng khía cạnh đơn lẻ của phát triển bền vững Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện cả định tính và định lượng về đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào PTBV trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường.

Vì vậy một trong những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu tiếp là phải nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về đóng góp của FDI vào PTBV trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trong điều kiện cụ thể của các nước đang phát triển trong bối cảnh mới của thế giới ngày nay.

Bên cạnh việc nghiên cứu về đóng góp của FDI vào PTBV trên bình diện quốc gia, đã có không ít công trình đề cập đến đóng góp của FDI vào PTBV ở phạm vi địa phương cấp tỉnh, thành phố ở Việt Nam Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung làm rõ đóng góp của FDI đến từng khía cạnh riêng biệt của PTBV, vấn đề làm thế nào để có thể gia tăng đóng góp của FDI vào PTBV trên phạm vi một vùng kinh tế một cách toàn diện và sâu sắc vẫn đang là khoảng trống về khoa học, cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.

1.3.2 Khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu

Về mặt lý luận: Cho đến nay, đã có công trình nghiên cứu, luận giải về cơ sở lý luận về đóng góp của FDI vào PTBV tuy nhiên vẫn chưa thực sự đầy đủ chuyên sâu và những công trình đó đa phần đều phân tích định tính, chưa có công trình nào kết hợp cả phân tích định tính và định lượng để nghiên cứu toàn diện về đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển bền vững vùng kinh tế.

Theo hướng này, luận án sẽ:

(i) Xây dựng khái niệm, cấu thành nội dung phát triển bền vững vùng kinh tế. (ii) Xác định nội dung và các tiêu chí đánh giá đóng góp của FDI vào PTBV vùng kinh tế.

(iii) Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến đóng góp của FDI vào PTBV vùng kinh tế.

(iv) Đúc rút những bài học kinh nghiệm về FDI với PTBV của một số vùng lãnh thổ có thể vận dụng vào điều kiện của vùng ĐBSH.

Về mặt thực tiễn: Trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án có rất ít công trình nghiên cứu sâu về đóng góp của FDI vào PTBV vùng kinh tế trên cả ba trụ cột Đặc biệt cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đánh giá sâu sắc và toàn diện trên cả hai khía cạnh định tính và định lượng về đóng góp của FDI vào PTBV vùng kinh tế cụ thể là tại vùng ĐBSH Do đó vấn đề luận án lựa chọn làm đề tài nghiên cứu vẫn là khoảng trống lớn trong khoa học cần được lấp đầy Những vấn đề cơ bản cần tập trung nghiên cứu trong luận án bao gồm:

(i) Làm rõ thực trạng đóng góp của FDI vào PTBV ở vùng ĐBSH, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân thuộc về vai trò quản lý của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong việc đóng góp FDI vào PTBV ở vùng.

(ii)Xây dựng những mô hình định lượng để đánh giá đóng góp của FDI vào PTBV vùng ĐBSH

(iii) Đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh đóng góp của FDI vào PTBV ở vùng ĐBSH trong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I Đã có rất nhiều nghiên cứu về Đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển bền vững trong nước và thế giới liên quan tới FDI và phát triển bền vững Trong chương

1, luận án đã hệ thống được những vấn đề cơ bản về đặc điểm, phân loại, nội dung của FDI và phát triển bền vững của một số nghiên cứu Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để luận án xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững Trên cơ sở đánh giá kết quả của những nghiên cứu trước và những vấn để còn bỏ ngỏ, luận án xác định được mục tiêu và phương pháp nghiên cứu phù hợp để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho vùng ĐBSH:

- Phát triển bền vững vùng kinh tế là gì?

- Các tiêu chí đánh giá đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng là gì ?

- Các nhân tố ảnh hưởng đến đóng góp của FDI vào phát triển bền vững vùng kinh tế là gì?

- Làm thế nào để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm năng cao đóng góp vào phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng ?

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ

Khái niệm FDI và vai trò của FDI nhìn từ góc độ của một quốc gia đang phát triển

Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác” Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2005 nêu “ FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì một tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty” Tuy nhiên không phải quốc gia nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI.

Từ những khái niệm trên có thể đưa ra khái niệm chung nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế”.

2.1.2 Vai trò của FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, giúp cho nước tiếp nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ) Theo đánh giá của UNCTAD, hoạt động FDI đã trực tiếp đóng góp vào GDP của nước tiếp nhận đầu tư, tăng thu nhập của người lao động và làm cho sản lượng GDP tăng lên Những ngoại ứng tích cực từ hoạt động FDI qua hoạt động di chuyển vốn, công nghệ, kỹ năng và trình độ quản trị doanh nghiệp đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao động của nước tiếp nhận đầu tư.

Thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế cao thường gắn với tỷ lệ đầu tư cao Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốn trong nước và vốn ngoài nước Vốn trong nước được hình thành thông qua tiết kiệm và đầu tư. Vốn ngoài nước được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián tiếp và hoạt động đầu tư trực tiếp Đối với các nước nghèo và đang phát triển, vốn là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế Bên cạnh đó, FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn và ngoại tệ của các nước nhận đầu tư đặc biệt là đối với các nước đang phát triển Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế được thể hiện cụ thể như sau:

• Cân bằng cán cân thanh toán

FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư đặc biệt là đối với các nước đang phát triển Hầu hết các nước đang phát triển đều rơi vào cái vòng luẩn quẩn đó là “ thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp vì vậy đầu tư thấp rồi hậu quả lại là thu nhập thấp tình trạng luẩn quẩn này chính là “ điểm nút” khó khăn nhất mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại Nhiều nước lâm vào tình trạng của sự nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra được điểm đột phá chính xác một mắt xích của vòng luẩn quẩn này Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó đối với các nước đang phát triển là vốn đầu tư và kỹ thuật Vốn đầu tư là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật tăng năng suất lao động, Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập tăng tích lũy cho sự phát triển của xã hội Tuy nhiên để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào tích lũy nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi sẽ tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới Do đó vốn nước ngoài sẽ là một cú hích để góp phần đột phá cái vòng luẩn quẩn đó Đặc biệt FDI là một nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho nước nhận đầu tư Hơn nữa luồng vốn này có lợi thế hơn đối với vốn vay ở chỗ: thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư còn thời hạn của FDI thì linh hoạt hơn.

Theo mô hình lí thuyết hai lỗ hổng của Cherery và Strout có hai cản trở chính cho sự tăng trưởng của một quốc gia đó là (1) Tiết kiệm không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư được gọi là lỗ hổng tiết kiệm (2) Thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đủ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu được gọi là lỗ hổng thương mại Hầu hết ở các nước đang phát triển hai lỗ hổng trên rất lớn vì vậy FDI còn là một nguồn quan trọng không chỉ để bổ sung nguồn vốn nói chung mà cả sự thiếu hụt về ngoại tệ nói riêng Bởi vì FDI góp phần nhằm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ phục vụ cho FDI

• Chuyển giao và phát triển công nghệ

FDI được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của nước chủ nhà.Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu ứng dụng của nước chủ nhà Đây là những mục tiêu quan trọng được nước chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài

Chuyển giao công nghệ thông qua FDI thường được thực hiện chủ yếu bởi các TNCs dưới các hình thức: chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của mộtTNCs và chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNCs Những năm gần đây các hình thức này thường đan xen nhau với các đặc điểm rất đa dạng Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của TNCs sang nước đang phát triển ở hình thức 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh có phần lớn vốn nước ngoài dưới các hạng mục chủ yếu như những tiến bộ công nghệ sản phẩm công nghệ ,công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng công nghệ quản lí, công nghệ marketing Nhìn chung các TNCs rất hạn chế chuyển giao những công nghệ mới có tính cạnh tranh cao cho các chi nhánh của chúng ở nước ngoài vì sợ bị lộ bí mật hoặc mất bản quyền công nghệ do việc bắt chước cải biến hoặc nhái lại công nghệ của các công ty nước chủ nhà Mặt khác do nước chủ nhà còn chưa đáp ứng được các yêu cầu sử dụng công nghệ của các TNCs Bên cạnh chuyển giao công nghệ sẵn có thông qua FDI các TNCs còn góp phần tích cực đối với tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước chủ nhà Các kết quả cho thấy phần lớn các hoạt động R&D của các chi nhánh TNCs ở nước ngoài là cải biến công nghệ cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương Dù vậy các hoạt động cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp ĐTNN đã tạo ra nhiều mối quan hệ liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong nước Nhờ đó đã gián tiếp tăng cường năng lực phát triển công nghệ của địa phương Mặt khác trong quá trình sử dụng công nghệ nước ngoài các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong nước học được cách thiết kế chế tạo….công nghệ nguồn sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương và biến chúng thành công nghệ của mình Nhờ có những tác động tích cực trên khả năng công nghệ của nước chủ nhà được tăng cường vì thế nâng cao năng suất các thành tố nhờ đó thúc đẩy được tăng trưởng.

•Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

FDI có tác động đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá Nhìn chung xu thế của FDI từ sau chiến tranh thế giới thứ hai tại các nước phát triển là tập trung vào công nghiệp chế biến Dưới tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước phát triển, một số ngành công nghiệp chế biến dần trở nên không có lợi ích nếu tiếp tục đầu tư trong nước, do đó trở thành cơ hội cho các nước đang phát triển nói chung và từng địa phương tiếp nhận nói riêng Sự tập trung của FDI vào công nghiệp làm cho công nghiệp tại địa phương tiếp nhận có khả năng phát triển nhanh chóng vượt trội so với các ngành nông nghiệp và dịch vụ, từ đó nhanh chóng nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong GDP Sự phát triển của công nghiệp tất yếu kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ, do đó nếu như ban đầu cơ cấu kinh tế của địa phương tiếp nhận FDI chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, thì tới trình độ nhất định sẽ kích thích tăng trưởng mạnh mẽ hơn của các ngành dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Song song với tác động tới cơ cấu kinh tế giữa các ngành, FDI còn là yếu tố có tác động mạnh mẽ tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành Trong công nghiệp, FDI tạo liên kết các tiểu ngành công nghiệp trên cơ sở phân công hiệp tác lao động, trong đó các công ty trong nước thường nắm giữ nguồn nguyên liệu, hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho các công ty nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp; có thể trở thành các DN công nghiệp hỗ trợ Ngoài ra, FDI thường tập trung vào các KCN, tạo ra xu hướng các công ty trong KCN liên kết với nhau nhằm giảm chi phí đầu vào.

•Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm

Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất, các vấn đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư Việc cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua đầu tư vào các lĩnh vực: sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng quản lý sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao được năng suất lao động và các yếu tố sản xuất khác, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng Ngoài ra, tạo việc làm không chỉ tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội Đây là các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng.

FDI ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo ra công việc làm thông qua việc cung cấp việc làm trong các hãng có vốn đầu tư nước ngoài FDI còn tạo ra những cơ hội việc làm trong những tổ chức khác khi các nhà đầu tư nước ngoài mua hàng hóa dịch vụ từ các nhà sản xuất trong nước, hoặc thuê họ thông qua các hợp đồng gia công chế biến Thực tiễn ở một số nước cho thấy FDI đã đóng góp tích cực tạo ra việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc, điện tử, chế biến Thông qua khoản trợ giúp tài chính hoặc mở các lớp đao tạo dạy nghề, FDI còn góp phần quan trọng đối với phát triển giáo dục của nước chủ nhà trong các lĩnh vực giáo dục đại cương, dạy nghề, nâng cao năng lực quản lý Nhiều nhà ĐTNN đã đóng góp vào quỹ phát triển giáo dục phổ thông, cung cấp một số thiết biết giảng dạy cho các cơ sở giáo dục của nước chủ nhà, tổ chức các chương trình phổ cập kiến thức cơ bản cho người lao động bản địa làm việc trong dự án (trong đó có nhiều lao động được đi đào tạo ở nước ngoài).

FDI nâng cao năng lực quản lý của nước chủ nhà theo nhiều hinh thức như các khóa học chính quy, không chính quy, và học thông qua làm Tóm lại, FDI đem lại lợi ich về tạo công ăn việc làm Đây là một tác động kép: tạo thêm việc làm cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập cho người lao động, từ đó tạo điều kiện tăng tích luỹ trong nước Tuy nhiên, sự đóng góp của FDI đối với việc làm trong các nước nhận đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và khả năng kỹ thuật của nước đó.

•Thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới

Khái niệm phát triển bền vững và các cấu thành nội dung phát triển bền vững của vùng kinh tế

2.2.1 Khái niệm phát triển bền vững vùng kinh tế

Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên vàTài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học” [45, tr.18-19] Tuy nhiên, chiến lược này chỉ nhấn mạnh phát triển bền vững ở góc độ bền vững về sinh thái với ba mục tiêu: duy trì hệ sinh thái cơ bản và những hệ hỗ trợ sự sống; bảo tồn tính đa dạng di truyền; bảo đảm sử dụng bền vững các loài và các hệ sinh thái.

Khái niệm “phát triển bền vững” được công bố chính thức và phổ biến rộng rãi vào năm 1987 qua Báo cáo Brundtland (còn gọi là báo cáo Tương lai chung của chúng ta) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) thuộc Liên hiệp quốc Báo cáo này ghi rõ "phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai" [43, tr.37] Mục tiêu của phát triển bền vững mà WCED đưa ra là làm thế nào để đạt được phát triển ở hiện tại mà không ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển sau này.

Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển ở Rio de Janero (Brazil) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 Phát triển bền vững được khái quát hóa theo ba mặt, gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường Ba mặt này kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà với nhau trong quá trình phát triển Các đại biểu cũng thống nhất những nguyên tắc cơ bản, phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chương trình nghị sự 21 (AGENDA-21) Từ đó, Chương trình Nghị sự 21 về Phát triển bền vững và Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã trở thành chiến luợc phát triển của toàn cầu và được tập trung thực hiện.

Phát triển bền vững được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 Trên cơ sở những khái niệm đã có và từ sự phát triển thực tế của đất nước, các nhà nghiên cứu kinh tế của Việt Nam đã đưa ra quan điểm về phát triển bền vững là cơ sở để thực hiện những mục tiêu phát triển của đất nước Đó là sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của các cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng người này không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng người khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người không đe doạ sự sống còn hay làm suy giảm nơi sinh sống của các sinh vật khác trên hành tinh.

Theo nghiên cứu của Viện chiến lược phát triển, phát triển bền vững được hiểu một cách toàn diện: “Phát triển bền vững bao trùm các mặt của đời sống xã hội, nghĩa là phải gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, gìn giữ và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh” [27, tr.122]

Những quan điểm, khái niệm đã nêu đều chỉ rõ mong muốn chung về cuộc sống tốt đẹp với sự bền vững lâu dài của con người Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng phát triển bền vững là sự kết hợp chặt chẽ, là mối quan hệ qua lại giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội và các yếu tố của môi trường một cách hài hoà, ổn định, linh hoạt Tạo một môi trường thực sự tốt đẹp cho quá trình phát triển trong tương lai là điều cần thiết ở bất kỳ quốc gia nào, trong bất kỳ giai đoạn nào.

Với việc làm rõ khái niệm của PTBV, tác giả luận án đưa ra quan niệm về PTBV vùng KT như sau: PTBV vùng KT là sự phát triển đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa bền vững về kinh tế với bền vững về xã hội và bảo vệ môi trường trong nội tại các vùng KT và có tác động lan tỏa tích cực đến sự phát triển bền vững của quốc gia Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, PTBV vùng KT được xem xét là sự PTBV bản thân vùng KT, bao gồm tính bền vững trong cả ba lĩnh vực: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường.

2.2.2 Các cấu thành nội dung phát triển bền vững của vùng kinh tế

Phát triển bền vững vùng kinh tế phải được thể hiện ở việc phối hợp được cả 3 mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường Nó mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hoá Mục tiêu của phát triển ngày nay phải là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của loài người, tạo nên cuộc sống công bằng và bình đẳng giữa các thành viên Để đạt được mục tiêu ấy, trong quá trình phát triển, các quốc gia phải xác định được một cách hợp lý các mục tiêu cụ thể của 3 nội dung phát triển này để tạo nên phát triển bền vững, trong đó: (1) mục tiêu bền vững kình tế là lựa chọn một tốc độ tăng trưởng hợp lý trên cơ sở một cơ cấu kình tế phù hợp và có hiệu quả nhất; (2) Bền vững về xã hội tập trung vào việc thực hiện từng bước các nội dung về tiến bộ xã hội và phát triển con người, cụ thể là thực hiện tiến bộ nâng cao dân trí, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm; (3) Bền vững về môi trường bao gồm khơi thác và sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên; bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường, thực hiện tốt quá trình tái sinh và cải thiện chất lượng tài nguyên môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng.

Phát triển bền vững vùng kinh tế bao gồm các cấu thành về nội dung như sau:

2.2.2.1) Phát triển bền vững về kinh tế: thể hiện phát triển có hiệu quả các nguồn lực hiện có của mỗi vùng, tăng qui mô của GDP, tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cụ thể như sau: (i) Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học-công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường (ii) Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường, dựa trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên không tái tạo lại được, giảm tối đa chất thải độc hại và khó phân huỷ, duy trì lối sống của cá nhân và xã hội hài hòa và gần gũi với thiên nhiên (iii) Thực hiện quá trình "công nghiệp hóa sạch", nghĩa là ngay từ ban đầu phải quy hoạch sự phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền "công nghiệp xanh" (iv) Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững Trong khi phát triển sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên: đất, nước, không khí, rừng và đa dạng sinh học (v) Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền vững.

2.2.2.2) Phát triển bền vững về xã hội: thể hiện ở đời sống tinh thần được nâng lên không ngừng về đảm bảo dịch vụ y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, bình đẳng cơ hội việc làm, bình đẳng thu nhập hưởng thụ cho mọi tầng lớp dân cư của các vùng lãnh thổ cụ thể gồm có: (i) Tập trung nỗ lực để xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm; tạo lập cơ hội bình đẳng để mọi người được tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, chính trị, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường (ii) Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng dân số đối với các lĩnh vực tạo việc làm, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái (iii) Định hướng quá trình đô thị hóa và di dân nhằm phát triển bền vững các đô thị; phân bố hợp lý dân cư và lực lượng lao động theo vùng, bảo đảm sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường bền vững ở các địa phương (iv) Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước (v) Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống.

2.2.2.3) Phát triển bền vững về môi trường: thể hiện ở hoạt động của vùng kinh tế phải gắn liền với các phương án BVMT trong vùng, đảm bảo khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; thực hiện tái sinh nguồn tài nguyên, chống hiện tượng làm suy thoái và gây ô nhiễm môi trường; phát triển kinh tế luôn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển vùng kinh tế Các tiêu nội dung cụ thể bao gồm: (i) Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất.(ii) Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước (iii) Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản.(iv) Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển.(v) Bảo vệ và phát triển rừng.(vi) Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.(vii) Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại (viii) Bảo tồn đa dạng sinh học (ix)Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu góp phần phòng, chống thiên tai.

Đóng góp của FDI vào phát triển bền vững của một vùng

2.3.1 Đóng góp của FDI vào phát triển kinh tế bền vững và các tiêu chí đánh giá Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào PTBV về kinh tế vùng kinh tế được hiểu là những tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế và tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, nâng cao năng lực công nghệ cho nền kinh tế Năng lực công nghệ là gốc rễ cho việc cải thiện nhanh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và để nền kinh tế thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình Khi có công nghệ cao, hiện đại thì mục tiêu chất lượng tăng trưởng mới có thể đạt được Công nghệ sẽ giúp nâng cao năng suất lao động và tăng khả năng cạnh tranh, tham gia nhiều hơn vào mạng sản xuất khu vực và sâu hơn vào chuỗi giá trị tồn cầu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững, thúc đẩy tăng trưởng xanh, giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.

Tốc độ và tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất nhập khẩu, thu ngân sách… của vùng và của quốc gia được xem là phát triển bền vững khi có đủ các yếu tố: về tăng trưởng cao và ổn định, thu hút lao động chất lượng cao và không ảnh hưởng tới môi trường Tăng trưởng bền vững luôn bao gồm 3 yếu tố này: kinh tế, xã hội và môi trường Nếu tách rời từng yếu tố thì khó được xem là phát triển bền vững.

Do đó, đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào PTBV về kinh tế vùng kinh tế được thể hiện thông qua các tiêu chí sau: a> Tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế Đóng góp quan trọng nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào PTBV vùng kinh tế là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của vùng, đảm bảo cho vùng đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và duy trì trong một khoảng thời gian dài; đi đầu trong một số lĩnh vực là thế mạnh của vùng, nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh,đảm bảo tính hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của các địa phương trong vùng Tăng trưởng kinh tế thể hiện ở cả qui mô và tốc độ tăng trưởng của vùng Sự tăng trưởng đó được đảm bảo với tốc độ cao hợp lý, liên tục, dài hạn và ổn định trên phạm vi toàn vùng Qui mô và tốc độ tăng trưởng của vùng kinh tế phải phát triển cân đối bao gồm hai tiêu chí và các tiêu chí này phải tăng dần và ổn định qua các năm đó là:

+ Tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI so với tốc độ tăng trưởng của vùng. + Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng kinh tế của vùng. b>Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng kinh tế theo hướng tiến bộ

FDI là bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại ,thông qua đó các vùng sẽ tham gia ngày càng nhiều vào phân công lao động quốc tế để hôị nhập vào nền kinh tế thế giới ,đòi hỏi mỗi quốc gia nói chung và vùng nói riêng phải thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với sự phân công lao động cua quốc tế Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng phù hợp với trình độ phát triển chung của quốc gia sẽ tạo điêù kiện thuận lợi cho hoạt động FDI Ngược lại chính FDI lại góp phần vào đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vì thông qua FDI đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực ,ngành kinh tế mới ở nước nhận đầu tư FDI giúp cho sự phát triển nhanh chóng về trình độ kỹ thuật cộng nghệ ở nhiều ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng suất và làm tăng tỷ phần đóng góp của nó cho nền kinh tế Bên cạnh đó một số ngành nghề được kích thích phát triển bởi ĐTTTNN , tuy nhiên cũng có một số ngành bị mai một rồi mất dần.

Do đó, đánh giá nội dung này, cần phải xem xét xem cơ cấu FDI theo ngành có phù hợp với tiềm năng, lợi thế của vùng hay không? Có phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng hay không? Bên cạnh đó, cần phải tính toán được mức đóng góp của khu vực FDI vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, thông qua hai tiêu chí và các tiêu chí này phải tăng đều và ổn định qua các năm, bao gồm:

+ Tỷ trọng GTSXCN của khu vực FDI so với tổng GTSXCN của vùng

+ Tỷ trọng GTSX của khu vực FDI so với GTSX của toàn vùng. c> Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của vùng kinh tế

Vùng kinh tế được hình thành và phát triển nhằm mục tiêu thu hút mọi nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn của các nhà ĐTNN để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu Nhà ĐTNN với những lợi thế về tiềm lực tài chính, khoa học công nghệ và khả năng kết nối với thị trường quốc tế đã trở thành những nhà xuất khẩu lớn và có những đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của vùng Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI ngày càng cao làm cho tỷ lệ đóng góp của khu vực này vào kim ngạch xuất khẩu của vùng ngày càng lớn Điều này góp phần nâng cao vị thế và ảnh hưởng của vùng đối với các vùng kinh tế khác và với cả nước Nội dung này có thể được phản ánh qua hai tiêu chí và các tiêu chí này phải tăng đều và ổn định qua các năm như:

+ Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI

+ Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI so với kim ngạch xuất khẩu của cả vùng d>Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp vào sự giàu mạnh của ngân sách vùng kinh tế

Khu vực FDI hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao sẽ có đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách của vùng , thông qua việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính Điều này sẽ tạo điều kiện cho vùng tăng thêm nguồn thu vào ngân sách, từ đó, góp phần tăng các chương trình chi tiêu công cho các vấn đề xã hội và xóa đói giảm nghèo; góp phần tăng chi đầu tư hạ tầng tại các vùng khó khăn, nơi có nhiều người nghèo sinh sống, nhờ đó, cải thiện đời sống cho người nghèo. Ngoài ra, đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách của vùng không những giúp cho vùng tự đảm bảo được nguồn tài chính cho mình, có khả năng tạo tích lũy để tái sản xuất mở rộng, mà còn có khả năng hỗ trợ cho các vùng khác và có đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách quốc gia Đánh giá nội dung này có thể sử dụng hai tiêu chí và các tiêu chí này phải tăng đều và ổn định qua các năm:

+ Tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm của khu vực FDI

+ Tỷ lệ thu ngân sách từ khu vực FDI so với tổng thu ngân sách vùng e> Đóng góp của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư xã hội vùng kinh tế

Vốn đầu tư là yếu tố trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng Dòng vốn FDI vào vùng kinh tế không chỉ có ý nghĩa bổ sung tổng vốn, mà còn giúp định hướng lĩnh vực đầu tư cho vùng Với ý nghĩa đó, sự tăng lên của FDI vào ngành nào sẽ có tác động thúc đẩy đầu tư trong vùng vào các ngành đó Chính vì vậy, FDI không chỉ bổ sung trực tiếp, mà còn làm tăng vốn đầu tư nội địa, từ đó càng thúc đẩy tổng vốn phục vụ tăng trưởng kinh tế trong vùng kinh tế tăng lên.

FDI không chỉ bổ sung vào tổng vốn đầu tư xã hội mà còn là một luồn vốn ổn định hơn so với các luồng vốn đầu tư quốc tế khác, bởi FDI dựa trên quan điểm dài hạn về thị trường, về triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, do vậy, ít có khuynh hướng thay đổi khi có tình huống bất lợi Vì vậy, sự đóng góp vốn của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư xã hội của vùng sẽ tạo điều kiện cho vùng kinh tế giảm bớt những khó khăn về mặt tài chính, có đóng góp đáng kể cho việc tích lũy vốn, tăng cường cho hoạt động đầu tư công, nhằm phát triển kinh tế, xã hội ở vùng Phản ánh nội dung này có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: + Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư xã hội ở vùng

+ Tốc độ gia tăng vốn đầu tư của khu vực FDI hàng năm. f> Hiệu quả đầu tư chung

Hệ số ICOR hay còn gọi là hệ số tăng vốn - sản lượng Hệ số này phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn tăng thêm để tạo ra một đơn vị tăng thêm của GDP Vốn là nhân tố quan trọng nhất tạo ra tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển luôn trong tình trạng thiếu vốn. Để đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế, mà quan trọng nhất là đầu tư, các nhà kinh tế đã nghĩ ra nhiều phương pháp khác nhau Phần này tác giả trình bày một phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư chung đối với khu vực FDI chia theo vùng kinh tế dựa trên mô hình tổng cung Harrod-Domar và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (hệ số ICOR).

Giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ vận động và chuyển hoá.Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thường theo chiều thuận, nghĩa là đầu tư lớn thì tăng trưởng cao Tuy nhiên cũng có những trường hợp diễn biến theo chiều ngược lại, đầu tư lớn mà không hiệu quả, hoặc lỗ nhiều Có những trường hợp đầu tư chưa đem lại hiệu quả ngay như đầu tư vào các dự án trung và dài hạn, đầu tư vào cơ sở hạ tầng Chính do đặc điểm có độ trễ trong hiệu quả đầu tư nên Hệ số ICOR thường được dự tính cho các kế hoạch phát triển dài hạn, thường là 5 năm.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát huy đóng góp FDI vào phát triền bền vững vùng kinh tế

Việc tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn môi trường của các doanh nghiệp FDI còn tác động tích cực tới kết quả môi trường của các bạn hàng cung cấp đầu vào và các công ty vệ tinh thông qua việc hỗ trợ, tư vấn về hệ thống quản lý môi trường hoặc các giải pháp xử lý môi trường mà doanh nghiệp FDI đã làm Thông qua các đối tác liên doanh FDI, các doanh nghiệp nội địa có thể học hỏi, được hỗ trợ và tư vấn để cải thiện kết quả môi trường Ngoài ra, doanh nghiệp FDI có thể trở thành những "mô hình mẫu", giới thiệu những kiến thức quản lý môi trường hiện đại cho các nước đang phát triển với tinh thần sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường, đồng thời tạo áp lực để các công ty trong nước cải thiện kết quả môi trường của mình.

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát huy đóng góp của FDI vào phát triền bền vững vùng kinh tế

2.4.1 Chiến lược thu hút và sử dụng FDI đóng góp vào PTBV của vùng kinh tế

Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã được ban hành Dựa vào chiến lược chung của quốc gia, từng vùng từng địa phương đã đặt ra những chiến lược PTBV cho từng vùng và cho từng địa phương Mục tiêu của chiến lược là tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Theo đó, các chỉ tiêu giám sát và đánh giá PTBV quốc gia lần đầu tiên được chính thức đưa ra, gồm: các chỉ tiêu tổng hợp (GDP xanh, chỉ số phát triển con người, chỉ số bền vững môi trường); các chỉ tiêu về kinh tế (hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, năng suất lao động xã hội, mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân vãng lai ); các chỉ tiêu về xã hội (tỷ lệ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo, tỷ số giới tính khi sinh, hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ); các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường (tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ đất được bảo vệ, diện tích đất bị thoái hoá ).

Dựa trên những chỉ tiêu nói trên,từng vùng và địa phương đã xây dựng Chiến lược và vạch ra các định hướng ưu tiên nhằm PTBV trong giai đoạn 2011-

Về kinh tế, cần duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; PTBV các vùng và địa phương.

Về xã hội, tập trung đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững; tạo việc làm bền vững; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số; phát triển văn hoá hài hoà với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam; PTBV các đô thị, xây dựng nông thôn mới, phân bố hợp lý dân cư và lao động theo vùng; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nước, vùng và địa phương;

Về môi trường, chống thoái hoá, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng; giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn và khu công nghiệp

Dựa vào chiến lược PTBV chung của quốc gia mà từng vùng có các chiến lược thu hút và sử dụng FDI khác nhau Đối với các vùng chỉ có một số địa phương trung tâm mới phát triển, ngành sản xuất nông nghiệp thuần túy vẫn chiếm tỷ trọng lớn , nguồn vốn tích lũy trong nước thấp, trình độ lao động thấp kém thì việc thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một tác động tích cực đến nền kinh tế của vùng Nó bổ sung một nguồn vốn hết sức quan trọng cho nền kinh tế thúc đẩy quá trình tăng trưởng , tạo việc làm cho nhiều lao động đang thất nghiệp,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện hóa đất nước Nhưng việc dòng vốn FDI chảy vào một cách ồ ạt , không có kiểm soát thì không những không làm cho nền kinh tế phát triển mà còn gây ra thiệt hại lớn như: đầu tư không đồng bộ, chỉ tập trung ở một số khu vực đã làm cho cơ cấu kinh tế mất cân đối, gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng làm bất ổn nền kinh tế vĩ mô; hay việc xử lý chất thải không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường trầm trọng,….và rất nhiều hệ lụy khác xung quanh vấn đề này Do đó, thu hút được dòng vốn FDI sạch nhằm gia tăng đóng góp vào phát triển bền vững thực sự là cần thiết đối với các vùng kinh tế Bởi lẽ bên cạnh bản chất chứa đựng những tác động tích cực mà dòng vốn FDI mang lại cho nền kinh tế như : bổ sung nguồn vốn trong nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm cho đa số người dân cũng như sự đổi mới trong tư duy khi tiếp cận với dòng vốn này đã tạo cho các nhà quản lý bản địa có kiến thức kinh doanh hiện đại , đội ngũ lao động làm việc với các công ty nước ngoài được tiếp xúc với công nghệ tiến tiến đã tạo cho lớp trẻ một cách nhìn nhận đầy năng động về cơ chế thị trường, đưa các nhà đầu tư trong nước tiếp cận với thị trường thế giới, tạo sự liên kết và sức lan tỏa giữa các ngành công nghiệp chính và các ngành phụ trợ, tăng tính cạnh tranh quốc tế đối với các doanh nghiệp trong nước tạo động lực cho các doanh nghiệp này phát triển ngang tầm thế giới hay tạo ra các khoản thu lớn từ thuế cho ngân sách chính phủ phục vụ các dịch vụ y tế cộng đồng, giáo dục, bảo hiểm và an sinh xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ dân trí Khi FDI có đóng góp vào phát triển bền vững thì những vấn đề như ô nhiễm môi trường, bất ổn tình hình kinh tế do ảnh hưởng từ các doanh nghiệp FDI sẽ không còn là nỗi lo đối với các nước đang phát triển Bởi các doanh nghiệp được xây dựng từ dòng vốn FDI sẽ luôn đảm bảo được hệ thống xử lý chất thải thỏa mãn yêu cầu các tiêu chuẩn môi trường sạch của nước tiếp nhận đầu tư, hoạt động kinh doanh công khai minh bạch và luôn tuân thủ đúng pháp luật , những công nghệ chuyển giao cho nước chủ nhà thường là những công nghệ tiên tiến thân thiện môi trương,… Điều này sẽ giúp cho nước chủ nhà dễ dàng trong việc kiểm soát được các hoạt động đầu tư nước ngoài không minh bạch, lợi dụng hình thức này để rửa tiền xuyên quốc gia gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế trong nước, giảm các xung đột xảy ra giữa nhà đầu tư nước ngoài và người dân cũng như sẽ hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng đang diễn ra khá phổ biến ở các nước đang phát triển…do vậy mà đảm bảo được phát triển bền vững trên cả ba khía cạnh Từ đó tạo lập một nền kinh tế tăng trưởng bền vững, nâng cao chất lượng sống của con người trong dài hạn Bởi các tác động thực sự tích cực đối với nền kinh tế cho nên trên thực tế hiện nay nhiều quốc gia nhất là các nước đang phát triển đã có những thay đổi căn bản trong cách thức tiếp cận nguồn vốn FDI Trong giai đoạn mới này sẽ không còn tình trạng thu hút FDI bằng mọi giá khi mà nguồn vốn đầu tư đang được đa dạng hóa và trong khi những đòi hỏi về phát triển kinh tế bền vững và thân thiện với môi trường đang được đặt ra khắt khe hơn bao giờ hết thì nguồn vốn FDI sạch mới thực sự là mục tiêu hướng đến của nhiều quốc gia kể cả quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển.

2.4.2.1 Môi trường chính trị- xã hội.

Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài Tình hình chính trị không ổn định, đặc biệt là thể chế chính trị (đi liền với nó là sự thay đổi luật pháp) thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi Hậu quả là lợi ích của các nhà ĐTNN bị giảm (họ phải gánh chịu một phần hay toàn bộ các thiệt hại đó) nên lòng tin của các nhà đầu tư bị giảm sút Mặc khác, khi tình hình chính trị - xã hội không ổn định, Nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạt động của các nhà ĐTNN, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục đích riêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của nước nhận đầu tư Do đó hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp.

Kinh nghiệm cho thấy, khi tình hình chính trị -xã hội bất ổn thì các nhà đầu tư sẽ ngừng đầu tư hoặc không đầu tư nữa Chẳng hạn, sự lộn xộn ở Nga trong thời gian qua đã làm nản lòng các nhà đầu tư mặc dù Nga là một thị trường rộng lớn, có nhiều tiềm năng Tuy nhiên, nếu chính phủ thực hiện chính sách cởi mở hơn nữa thì chỉ làm giảm khả năng thu hút các nhà ĐTNN, cá biệt có trường hợp trong chiến tranh vẫn thu hút được FDI song đó chỉ là trường hợp ngoại lệ ddối với các công ty thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự muốn tìm kiếm cơ hội buôn bán các phương tiện chiến tranh hoặc là sự đầu tư của chính phủ thông qua hình thức đa phương hoặc song phương nhằmthực hiện mục đích riêng Rõ ràng, trong trường hợp này, việc sử dụng FDI không đem lại hiệu kinh tế - xã hội cho nước tiếp nhận đầu tư.

2.4.2.2 Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài Để thu hút được FDI, nền kinh tế địa phương phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tư, và là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác Sự an toàn đòi hỏi môi trường vĩ mô ổn định, hơn nữa phải giữ được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thì mới có điều kiện sử dụng tốt FDI.

Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua tiêu chí: chống lạm phát và ổn định tiền tệ Tiêu chí này được thực hiện thông qua các công cụ của chính sách tài chính tiền tệ như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ thị trường mở đồng thời phải kiểm soát được mức thâm hụt ngân sách hoặc giữ cho ngân sách cân bằng.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc đẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi ra quyết định Quốc gia có hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông, năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng tạo điều kiện cho các dự án FDI phát triển thuận lợi Mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố này phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn.Trong quá trình thực hiện dự án, các nhà đầu tư chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh, thời gian thực hiện các dự án được rút ngắn, bên cạnh đó việc giảm chi phí cho các khâu vận chuyển, thông tin sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư.

Nguồn lao động vừa là nhân tố để thu hút vừa là nhân tố sử dụng có hiệu quả FDI Bởi con người có khả năng hợp tác kinh doanh cao, trình độ lao động phù hợp với yêu cầu, năng lực quản lý cao thì sẽ tạo ra năng xuất cao Bên cạnh đó, các nhà ĐTNN sẽ giảm một phần chi phí đào tạo và bớt được thời gian đào tạo nên tiến độ và hiệu quả của các dự án sẽ đạt đúng theo mục tiêu đề ra Trình độ thấp kém sẽ làm cho nước chủ nhà thua thiệt, đặc biệt là ở các khâu của quá trình quản lý hoạt động FDI Sai lầm của các cán bộ quản lý nhà nước có thể làm thiệt hại về thời gian, tài chính cho nhà ĐTNN và cho nước chủ nhà Vì vậy, nước chủ nhà phải tích cực nâng cao trình độ dân trí của người lao động để không chỉ có nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến mà còn nâng cao kỹ thuật quảnlý kinh tế.

Hiện nay có rất nhiều kiểu liên kết vùng, bao gồm các hình thức liên kết tự nhiên của quá trình phát triển, trong đó nổi bật nhất là hiểu liên kết mang tính lan tỏa Dạng liên kết này diễn ra một cách tự nhiên, khách quan trong quá trình phát triển Chủ thể chính của loại hình liên kết này là các doanh nghiệp (DN), các đơn vị sự nghiệp và gia đình, cá nhân Đây là loại liên kết giữa các chủ thể đóng trên địa bàn của các vùng khác nhau với nhau (liên kết theo chiều ngang) và mang nặng tính thị trường, gồm các giao dịch mua bán, các loại hợp đồng, cổ phần công ty…

Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Đồng bằng sông Hồng 76 1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng ảnh hưởng đến thu hút FDI

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng ảnh hưởng đến thu hút FDI

- Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

+ Vùng Đồng bằng Sông Hồng gồm 11 tỉnh (Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình) là Vùng có vị trí đặc biệt về địa chính trị, địa kinh tế: có Thủ đô Hà Nội là đơn vị đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; có các cửa sông nối thông với biển lớn để phục vụ cho cả vùng Bắc Bộ, cả phía Tây - Nam Trung Quốc, phía Bắc Lào, Thái Lan Đồng thời trong vùng có vùng Hà Nội đang dần hình thành với sự kết nối chặt chẽ giữa các tỉnh và thành phố thuộc vùng lấy Hà Nội làm trung tâm. Vùng ĐBSH là đầu mối giao thương bằng cả đường biển, đường sắt và đường hàng không của cả vùng, cả nước với quốc tế Ngoài các cụm cảng biển quan trọng nhất cả nước như các cảng Hải Phòng và Cái Lân, vùng ĐBSH còn có sân bay quốc tế Nội Bài, có các đường quốc lộ, đường sắt, đường sông toả đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế Vùng ĐBSH tiếp giáp với biển Đông, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng cho khu vực miền Bắc Việt Nam trong quan hệ với AEAN và Thái Bình Dương.

+ Vùng ĐBSH cũng là nơi có mật độ tập trung cao nhất các ngành công nghiệp cả nước trước năm 1975 Trong Vùng hình thành một số khu công nghiệp lớn, hiện đại và tiêu biểu của cả nước Các ngành công nghiệp chủ chốt của vùng như sản xuất xi-măng, đóng tàu, lắp ráp ô tô, xe gắn máy, luyện cán thép, điện tử,tin học, chế biến lương thực, thực phẩm chất lượng cao do các doanh nghiệp FDI của các nhà ĐTNN quản lý, ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng sản phẩm. Vùng còn là trung tâm sản xuất điện năng lớn nhất miền Bắc với các nhà máy nhiệt điện lớn như Uông Bí, Phả Lại, Hòn Gai , là nơi sản xuất và xuất khẩu than đá lớn nhất nước với vùng mỏ than Quảng Ninh.

+ Vùng ĐBSH, tuy không có nhiều loại khoáng sản, nhưng lại có một số loại khoáng sản quan trọng như: than đá tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh với trữ lượng tìm kiếm khoảng 3,5 tỉ tấn than antraxit (chiếm 98% so với cả nước) và trữ lượng dự báo khoảng 10,5 tỉ tấn Tuy nhiên, các mỏ than phân bố khá phân tán, đa phần nằm sâu trong lòng đất nên khai thác khó khăn, hiệu quả khai thác không cao. Ngoài than antraxit, còn phát hiện than abitum với trữ lượng khoảng 210 tỉ tấn, tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng Ngoài ra, còn có đá vôi, loại vật liệu chủ yếu cho các dự án công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, có trữ lượng lớn đang được khai thác phục vụ cho các nhà máy xi măng Hoàng Thạch ở Hải Dương và khu nhà máy xi măng ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng; sét cao lanh và silic cát phục vụ cho công nghiệp thuỷ tinh có trữ lượng khá lớn tập trung ở Vân Đồn - Quảng Ninh và Cát Bà - Hải Phòng Những lợi thế “tĩnh” này tạo sức hút đáng kể đối với nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý thông qua FDI.

+ Vùng ĐBSH có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế du lịch với nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, đầy đủ cảnh quan sinh thái đồng bằng, rừng núi, bờ biển và biển đảo, trong đó ở nhiều nơi có thể xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ mát bãi biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí có tầm cỡ quốc gia, quốc tế như vịnh Hạ Long, Vân Đồn, Cát Bà, Đồ Sơn, Ba Vì, Suối Hai, Tam Đảo Ngoài ra, còn rất nhiều bãi biển, danh thắng và hàng trăm di tích lịch sử, văn hoá, làng nghề truyền thống tạo khả năng phát triển dịch vụ du lịch đặc sắc, hấp dẫn rất cao du khách trong và ngoài nước.

+ Với bờ biển dài, có một số vũng, vịnh, vùng ĐBSH có tiềm năng xây dựng cảng biển nước sâu, phát triển khu công nghiệp đóng tàu có trọng tải lớn, phát triển khu kinh tế du lịch ven biển và biển đảo Ngoài ra, vùng còn có nguồn lợi thủy sản phong phú, tiềm năng sa khoáng dồi dào và triển vọng lớn trong khai thác dầu khí để phát triển các ngành công nghiệp khai thác biển Nguồn lực tự nhiên này là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài theo đuổi mục tiêu tìm kiếm nguồn từ tài nguyên sẵn có Hơn nữa, theo lý thuyết Heckscher- Ohlin sự dồi dào tài nguyên tự nhiên sẽ làm cho giá cả hàng hoá được sản xuất và sử dụng nhiều nguồn tài nguyên đó giảm, cạnh tranh tăng Rõ ràng, đây là yếu tố thu hút hiệu quả các nhà đầu tư từ nhiều quốc gia nếu có chính sách và biện pháp quản lý hiệu quả.

- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Vùng ĐBSH có hệ thống giao thông phát triển khá đồng bộ và chất lượng khá tốt. Mạng lưới giao thông khá dày kết hợp nhiều chiều trong không gian lãnh thổ của vùng Các trục và hướng đường giao thông có ý nghĩa chiến lược về kinh tế và quốc phòng Đây là điều kiện để nhà đầu tư có thể nhanh chóng vận chuyển khối lượng lớn hàng hoá, nguyên vật liệu làm giảm chi phí giữa các thành phố, khu dân cư, địa phương và các đầu mối giao thông quan trọng.

Hệ thống đường sắt có điểm xuất phát tại Hà Nội Tổng chiều dài đường sắt trong vùng là 1.000 km chiếm 1/3 tổng chiều dài đường sắt toàn quốc Bao gồm các hướng Hà Nội - Đồng Giao (qua Phủ Lý - Nam Định - Ninh Bình); tuyến Hà Nội- Hải Phòng; Hà Nội - Lào Cai và Hà Nội – Lạng Sơn.

Hệ thống đường ô tô kết nối với trung tâm Tuyến đường 5 Hà Nội - Hải Phòng; tuyến đường 2 Hà Nội - Tây Bắc; Các tuyến đường cắt chéo nhau đường

10 Hải Phòng- Thái Bình - Nam Định; đường 17 Hải Dương - Ninh Giang; đường

39 Thái Bình - Hưng Yên Hệ thống đường ô tô tạo thành mạng lưới vô cùng thuận lợi để thiết lập các mối liên hệ vùng Bên cạnh đó, hình thành đường cao tốc hiện đại đúng tiêu chuẩn quốc tế như Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Ninh Bình và phát triển hệ thống đường vành đai của vùng Hà Nội tăng mức độ kết nối chặt chẽ trong vùng.

Hệ thống đường sông, đường biển khá phát triển trong vùng dựa trên mạng lưới sông ngòi dày đặc, đặc biệt là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình Hệ thống đường sông có giá trị kinh tế lớn trong vận chuyển hàng hoá và hành khách Tuy nhiên, khó khăn của hệ thống này là mực nước chênh lệch quá lớn

4668 Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ

4000 4220 4213 Đồng bằng sông Cửu Long

2003 2004200520062007200820092010201120122013 giữa hai mùa, các luồng, lạch hay bị thay đổi sau kỳ lũ Việc tạo các luồng lạch và các bến cảng chưa được chú trọng, phương tiện vận chuyển chưa nhiều và thiếu hiện đại hoá. Đường hàng không tương đối phát triển tạo điều kiện cho liên hệ với các vùng trong nước và nước ngoài Từ Hà Nội có nhiều hướng bay đi các vùng nội địa và quốc tế Trong vùng có sân bay quốc tế Nội Bài và hai sân bay Gia Lâm - Hà Nội, Cát Bi - Hải Phòng Việc hình thành nhà ga quốc tế T2 và cầu Nhật Tân mở rộng không gian phát triển của Hà Nội, kết nối Hà Nội với khu vực và thế giới.

- Về thế mạnh kinh tế

Biểu đồ 3.1: Số doanh nghiệp FDI chia theo vùng kinh tế giai đoạn 2003 – 2015

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

+ Vùng ĐBSH là một trong những vùng tập trung nhiều tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhiều quy mô theo lao động và vốn khác nhau Đồng thời so với vùng Đông Nam Bộ có 6210 doanh nghiệp, đứng thứ 2 trong cả nước Số lượng doanh nghiệp FDI trong vùng ĐBSH tính đến 31/12/2013 là 3449 doanh nghiệp Thu nhập bình quân đầu người của vùng ngang với mức

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 trung bình của cả nước Năm 2010 mức thu nhập này là 1068 USD/người và đến năm 2015 con số này đạt khoảng 2000 USD/người Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh thúc đẩy gia tăng và mở rộng quy mô thị trường, tạo sức hút FDI Tính bền vững về kinh tế của FDI được tạo ra từ chính tác động tích cực của FDI đến thu nhập của dân cư.

+ Cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSH chuyển dịch theo hướng tỷ trọng của ngành công nghiệp năm 2011 là 47,1%; nông -lâm - thủy sản là 15,2% và dịch vụ là 37,7%

[84 và tính toán của tác giả] Đây là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp với các ngành có thế mạnh như: lắp ráp điện tử bán dẫn, tin học, nhiệt điện, khai thác than, thép, cơ khí chế tạo, đóng và lắp ráp phương tiện giao thông đường thủy, lắp ráp ô tô, xe máy, hàng tiêu dùng cao cấp, dệt may, da giầy, chế biến thực phẩm, rượu bia Ngành dịch vụ và du lịch của vùng cũng rất phát triển, đặc biệt là dịch vụ tài chính, ngân hàng Điều này tạo nền tảng quan trọng để phát triển các dự án FDI vào các lĩnh vực kinh doanh này.

- Về khả năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ĐVT: người

Cả nước Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long

Biểu đồ 3.2:Số lao động thuộc khu vực FDI chia theo vùng kinh tế giai đoạn

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch đầu tư

+ Về số lượng lao động: Dân số của Vùng là 19.883.325người (theo khảo sát dân số thời điểm 1/4/2011), chiếm 22,7% dân số cả nước Đa số dân số là người Kinh, một bộ phận nhỏ thuộc Ba Vì (Hà Nội) và Nho Quan (Ninh Bình) có thêm dân tộc Mường Dân cư đông tạo có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, đồng thời nguồn lao động này có chất lượng với nhiều kinh nghiệm và truyền thống sản xuất cao, tạo ra thị trường có sức mua lớn.Về đặc điểm dân cư, cư dân bản địa của Đồng bằng Sông Hồng ban đầu không phải là người Việt mà là người Môn – Khơme và người Tày - Thái Trong quá trình di cư và phát triển sản xuất, hai nhóm dân cư này đã tiếp xúc với cộng đồng người thuộc nhóm ngôn ngữ Nam đảo để hình thành nên người Việt cổ So với các tiểu vùng khác của Đồng bằng Sông Hồng, đây là nơi có lịch sử quần cư lâu đời nhất.

Thực trạng đóng góp của FDI vào phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng

3.2.1 Về kinh tế Để đánh giá đóng góp của FDI vào phát triển bền vững vùng ĐBSH về kinh tế có rất nhiều tiêu chí để đánh giá, tuy nhiên do hạn chế về nguồn số liệu nên luận án tập trung nghiên cứu những tiếu chí sau:1> Hiệu quả đầu tư chung thông qua hệ số

ICOR; 2> Đóng góp của các yếu tố vốn và lao động;3> Đóng góp của Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP); 4> Đóng góp của FDI vào tăng trưởng kinh tế của các tỉnh vùng ĐBSH và khu vực FDI của toàn Việt Nam; 5> Đóng góp của FDI vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội của toàn vùng ĐBSH; 6> Đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách địa phương của vùng ĐBSH; 7> Số lao động bình quân 1 doanh nghiệp FDI của vùng ĐBSH; 8>Thu nhập bình quân 1 lao động trong doanh nghiệp FDI của vùng ĐBSH; 9> Một số chỉ tiêu đánh giá khác về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI của vùng ĐBSH.

3.2.1.1 Hiệu quả đầu tư chung thông qua hệ số ICOR

Hệ số ICOR được tính toán dựa trên tổng nguồn tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh và giá trị tăng thêm (VA)thu được trong kỳ tính toán Với mục đích so sánh, đối chiếu, tác giả tính toán Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ICOR chia theo vùng kinh tế và trên phạm vi toàn quốc.

Hệ số ICOR của FDI càng cao, mức độ đóng góp của FDI vào phát triển bền vững càng thấp Nếu hệ số này thấp, mức độ đóng góp của FDI vào phát triển bền vững là cao.

Trong giai đoạn 2003-2007, để tạo ra được 1 đồng giá trị tăng thêm (VA) thì khu vực FDI ở vùng đồng bằng sông Hồng phải bỏ ra 4,46 đồng vốn, cao hơn mức bình quân chung của cả nước là 3,9 đồng Ở giai đoạn tiếp theo (2008-2014), hiệu quả đầu tư của FDI ở vùng đồng bằng sông Hồng kém đi, thể hiện ở hệ số ICOR phải tăng lên 6,77 đồng đầu tư để có được 1 đồng giá trị tăng thêm Bình quân giai đoạn 2003-2014 là 6,31 đồng cho 1 đồng giá trị tăng thêm Cả 2 giai đoạn sau của vùng đồng bằng sông Hồng đều cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Bảng 3.5: Hệ số ICOR của vốn FDI theo vùng kinh tế Giai đoạn 2003-2007 2008-2014 2003-2014

Cả nước 3.90 6.74 5.37 Đồng bằng sông Hồng 4.46 6.77 6.31

Trung du và miền núi phía Bắc 9.77 7.36 7.41

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 3.59 7.34 6.74

Tây Nguyên 9.02 10.65 13.26 Đông Nam Bộ 3.74 7.04 4.89 Đồng bằng sông Cửu Long 3.91 3.49 3.72

Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp Việt Nam do Tổng cục Thống kê công bố và tính toán của tác giả

Trong giai đoạn 2003 – 2007, ICOR của cả nước đạt 3.90 nhưng đến giai đoạn

2008 – 2014 hệ số này tang lên 6.74 Rõ ràng hiệu quả vốn FDI bị giảm đáng kể. Kết quả đánh giá phát triển bền vững đối với khía cạnh phát triển kinh tế của vốn FDI vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2003-2014 thể hiện qua Hệ số ICOR cho thấy: hiệu quả đầu tư của khu vực FDI đã có sự tăng giảm không đều theo thời gian.

Bền vững trong hiệu quả đầu tư phải mang yếu tố ổn định và hiệu quả hơn. Điều này phụ thuộc vào các chính sách thu hút đầu tư vĩ mô của Chính phủ, đồng thời đòi hỏi phát huy vai trò của chính quyền các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong định hướng thu hút đầu tư FDI vào những ngành, lĩnh vực nào có thể mang lại hiệu quả cao nhất.

Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, nhưng theo ý kiến của các chuyên gia, Việt Nam nói chung và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng vẫn chưa tận dụng tối ưu cơ hội thu hút FDI và chưa tối đa hoá được hiệu quả lợi ích do FDI mang lại Phần lớn các dự án FDI của các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng có quy mô nhỏ, công nghệ sử dụng chủ yếu có nguồn gốc từ Châu Á, đạt mức trung bình, đặc biệt là Việt Nam chưa được chọn là điểm đầu tư của phần lớn các công ty đa quốc gia có tiềm năng lớn về công nghệ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ và tri thức.

Thực trạng này cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn về thu hút FDI của Trung Quốc và các nước trong khu vực đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam. Nhiều đánh giá cho rằng thu hút vốn FDI của Việt Nam đã tương đối thành công, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tuy nhiên cũng không ít những đánh giá cho rằng thu hút vốn FDI của Việt Nam chưa thực sự hiệu quả hoặc hiệu quả không cao, thậm chí là thấp Biểu hiện của nhận định này được biểu hiện rõ nét nhất bằng hệ số ICOR của vốn FDI phân tích ở trên.

3.2.1.2 Đóng góp của các yếu tố Vốn và Lao động vào Tăng trưởng kinh tế Để đánh giá tác động của FDI tới phát triển bền vững dựa trên đóng góp của các yếu tố Vốn và Lao động, tác giả đã sử dụng nguồn số liệu sẵn có từ điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê cho toàn bộ giai đoạn 2000-2014.Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng mô hình đánh giá đóng góp của các yếu tố Vốn (K) và Lao động (L) vào tăng trưởng bền vững của vùng đồng bằng sông Hồng.

Mô hình đánh giá tác động của yếu tố Vốn và Lao động của khu vực FDI vào tăng trưởng bền vững được đề xuất như sau:

VA: giá trị tăng thêm của toàn bộ khu vực doanh nghiệp; a: hệ số tự do của mô hình;

K1: yếu tố Vốn của khu vực FDI;

K2: yếu tố Vốn của các khu vực còn lại (Nhà nước và ngoài Nhà nước);

L1: yếu tố Lao động của khu vực FDI;

L2: yếu tố Lao động của các khu vực còn lại (Nhà nước và ngoài Nhà nước); α1; α2; β1; β2 : các hệ số góc của Vốn và Lao động. Áp dụng phương pháp lấy Logarit cơ số 10 (Ln) cho cả 5 yếu tố VA - K1 - K2

- L1 - L2 để loại trừ yếu tố ngẫu nhiên (bất thường) của chuỗi số liệu Kết quả cho ở bảng dưới đây:

Bảng 3.6: Logarit cơ số 10 (Ln) các yếu tố VA - K 1 - K 2 - L 1 - L 2 của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000-2014

Nguồn: Tính toán của tác giả

Tiếp theo, áp dụng mô hình hồi quy (Regression) với biến phụ thuộc là Ln(VA); và 4 biến độc lập của mô hình là K1 - K2 - L1 - L2 Kết quả hồi quy được cho ở Bảng 3.8:

Bảng 3.7: Kết quả của mô hình hồi quy các yếu tố VA - K 1 - K 2 - L 1 - L 2 của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000-2014

ANOVA df SS MS F Significance F

Một số kết luận từ mô hình:

Thứ nhất, các thống kê của mô hình là rất phù hợp, yếu tố giá trị tăng thêm của khu vực doanh nghiệp (VA) được giải thích khá rõ ràng bởi 4 biến phụ thuộc là

Thứ hai, giá trị P-value của 4 biến K1 - K2 - L1 - L2 đều nhỏ hơn (

Ngày đăng: 28/12/2022, 10:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w