1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải trung bộ

174 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực Duyên hải Trung Bộ
Tác giả Phạm Việt Bình
Người hướng dẫn PGS. TS. Đặng Hoàng Linh, GS. TS. Nguyễn Kế Tuấn
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế học
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 1,85 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN (19)
    • 1.1. Các nghiên cứu về tác động của các nhân tố nguồn lực đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (19)
      • 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước (19)
      • 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước (23)
    • 1.2. Các nghiên cứu về tác động của thể chế đến chuyển dịch cơ cấu ngành (24)
      • 1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước (24)
      • 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước (25)
    • 1.3. Các nghiên cứu về tác động của liên kết vùng đến chuyển dịch cơ cấu ngành (26)
      • 1.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước (26)
      • 1.3.2. Các nghiên cứu trong nước (29)
    • 1.4. Các nghiên cứu về tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế (32)
      • 1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước (32)
      • 1.4.2. Các nghiên cứu trong nước (32)
    • 1.5. Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 24 (34)
      • 1.5.1. Kết luận rút ra (34)
      • 1.5.2. Hướng nghiên cứu trọng tâm của luận án (35)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (37)
    • 2.1. Các khái niệm cơ bản (37)
      • 2.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế (37)
      • 2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (37)
      • 2.1.3. Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (40)
    • 2.2. Cơ sở lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành (42)
      • 2.2.1. Một số lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (43)
    • 2.4. Quy trình nghiên cứu chung (62)
  • CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CÁC TỈNH DUYÊN HẢI TRUNG BỘ (65)
    • 3.1. Khái quát về các tỉnh trong khu vực duyên hải Trung Bộ (65)
      • 3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh trong khu vực (65)
      • 3.1.2. Chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các tỉnh trong khu vực (66)
    • 3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế các tỉnh duyên hải Trung Bộ (68)
      • 3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương giai đoạn 1995-2005 58 (68)
      • 3.2.4. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu GDRP ngành kinh tế của các địa phương thông qua chỉ số chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (76)
    • 3.3. Đánh giá khái quát về thực trạng của liên kết vùng trong khu vực (77)
      • 3.3.1. Tình hình chung về liên kết vùng trong khu vực (77)
      • 3.3.2. Điển hình liên kết vùng Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam (78)
    • 3.4. Đánh giá khái quát về thể chế chính sách của các địa phương thông qua chỉ số PCI và các chỉ số thành phần (83)
    • 3.5. Đánh giá khái quát về các nhân tố nguồn lực của các địa phương trong (89)
      • 3.5.1. Thực trạng về vốn đầu tư trên địa bàn (89)
      • 3.5.2. Thực trạng về chất lượng lao động trên địa bàn (89)
      • 3.5.3. Thực trạng về quy mô nền kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương (90)
    • 3.6. Đánh giá chung về thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương trong khu vực (91)
  • CHƯƠNG 4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CÁC TỈNH DUYÊN HẢI TRUNG BỘ (92)
    • 4.1.1. Mô hình lý thuyết (92)
    • 4.1.2. Mô tả số liệu (97)
    • 4.1.3. Phương pháp ước lượng (102)
    • 4.1.4. Kết quả thực nghiệm (109)
    • 4.2. Đánh giá chung (127)
  • CHƯƠNG 5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC NHÂN TỐ ĐỂ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÁC TỈNH KHU VỰC DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (130)
    • 5.1. Bối cảnh về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (130)
      • 5.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước (130)
      • 5.1.2. Cơ hội và thách thức với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành các tỉnh trong khu vực (134)
    • 5.2. Định hướng hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn (135)
    • 5.3. Một số giải pháp đề xuất (137)
      • 5.3.1. Hoàn thiện thể chế (137)
      • 5.3.2. Phát triển các quan hệ liên kết nội vùng và liên vùng (138)
      • 5.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (140)
      • 5.3.4. Cải thiện chất lượng vốn đầu tư, đẩy mạnh xây dựng hạ tầng khoa học và công nghệ (141)
      • 5.3.5. Xây dựng nền tảng đáp ứng với nhu cầu của thời đại kinh tế số (142)
    • 5.4. Khuyến nghị về chính sách (143)
  • KẾT LUẬN (147)

Nội dung

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Các nghiên cứu về tác động của các nhân tố nguồn lực đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Các mô hình kinh tế kinh điển đã chỉ ra các động lực cơ bản để có thể phát triển một nền kinh tế hay chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hiệu quả sẽ dựa trên các nguồn lực về vốn, lao động và khoa học - công nghệ Dưới đây là phần tổng hợp của nghiên cứu về những tài liệu đi trước đánh giá tác động của các nhân tố vừa đề cập đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước Đề cập đến các nhân tố về nguồn lực ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, nguồn lực về tiền tệ được xem là mấu chốt cho việc tạo động lực cho quá trình. Thứ nhất, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là hệ quả trong quá trình hội nhập quốc tế của các nước đang phát triển Bên cạnh những nhược điểm vì chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế lớn thì nguồn vốn này cũng cho thấy những lợi ích không nhỏ của nó trong quá trình đổi mới của họ Kayani và cộng sự (2012) trong nghiên cứu của họ về quá trình hội nhập của các nước Đông Á chỉ ra rằng Trung Quốc bị ảnh hưởng lớn bởi vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài Do không có được những đổi mới kịp thời về khoa học công nghệ nên các sản phẩm công nghệ của họ xuất khẩu đều dưới sự chỉ huy của các doanh nghiệp có vốn đầu tư không phải từ trong nước Nhật Bản hay Hàn Quốc là ví dụ cho việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài mà không chịu sự ảnh hưởng rất hiệu quả, Nhật Bản đi trước và Hàn Quốc theo sau đó trong việc học tập và ứng dụng nhanh chóng những công nghệ mà nước ngoài đầu tư cho họ chứ không cho các tổ chức nước ngoài thành lập những cơ sở sản xuất ngay tại đất nước mình trong thập niên 60 của thế kỷ 20 Những chính sách đúng đắn về tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại hai quốc gia hiện tại đã phát triển châu Á trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của Nicolas và cộng sự (2013) Nghiên cứu khác về các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Phillipines, Thái Lan hay các nước thuộc nhóm BRICS(nhóm các quốc gia có nền kinh tế mới nổi) cũng cho thấy ảnh hưởng to lớn của FDI đến sự thay đổi về cơ cấu ngành kinh tế cũng như tăng trưởng (Andreff, 2016;Jongwanich và Kohpaiboon, 2013) Cũng do ảnh hưởng lan tỏa của động lực do nguồn vốn đến từ các doanh nghiệp lớn từ ngoài nước, các doanh nghiệp trong nước của các quốc gia dần lớn mạnh và phần nào đó là nguồn đầu tư hiệu quả cho quá trình chuyển dịch cơ cấu cũng như tăng trưởng kinh tế.

Trên thực tế, chi tiêu chính phủ và quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hay tăng trưởng kinh tế đều có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nó không đơn thuần như mối quan hệ tuyến tính trong phân tích hồi quy Vì vậy, các tác giả có thể đưa ra những kết quả khác nhau dựa vào phương pháp và số liệu họ thu thập được và sử dụng.

Sử dụng phương pháp GMM với số liệu của 15 nước đang phát triển trong giai đoạn từ năm 1972 đến năm 1999, Ghosh và Gregoriou (2008) chỉ ra rằng các nước đang phát triển đang phân bổ các nguồn lực của họ một cách không hợp lý, họ chi quá nhiều cho việc đầu tư mà không mang lại hiệu quả tương xứng như là chi thường xuyên Và nó hàm ý cho kết luận, chi thường xuyên tăng lên tỷ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên chi tiêu cho đầu tư cho một kết quả ngược lại Nghiên cứu đi trước của Devarajan và cộng sự (1996), Ghafoor và cộng sự (2000); Ranasinghe và Masaru

(2014) đều cho kết quả tương tự.

Ngoài ra, trình độ khoa học - công nghệ cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Châu Âu là một trong những khu vực có được sự phát triển kinh tế mạnh mẽ nhờ chú trọng vào công nghệ cao, Piekut

(2013) so sánh nguồn vốn dành cho khoa học công nghệ tại nhiều quốc gia trên thế giới và đưa ra những nhận định rằng: các nước phát triển hàng đầu ở châu Âu như Phần Lan, Đan Mạch hay Thụy Điển đều dành một lượng vốn cho khu vực này lớn như các cường quốc trên thế giới như Mỹ hay Nhật Bản Nguồn ngân sách của chính phủ lớn cùng với những sự đầu tư mạnh mẽ từ khối tư nhân đã mang đến một sự phát triển mạnh mẽ tại các quốc gia này Điều tương tự cũng được ghi nhận tại Đức hay Áo, những nước đã dành những sự đầu tư đều đặn cho nghiên cứu và phát triển qua một giai đoạn thời gian dài đáng kể Một điểm sáng nữa được chứng kiến tại châu Á, với Hàn Quốc đã bước vào một trong những nước phát triển trên thế giới sau khi đạt được những thành công xứng đáng vì tập trung vào phát triển công nghiệp công nghệ cao Điều ngược lại được tác giả chỉ ra tại các nước Đông Âu như Rumani, Bulgari, Litva, Phần Lan, Slovakia và Lít va, sự yếu kém về việc phát triển khoa học và hoạt động sáng tạo tại các doanh nghiệp tư nhân được phân tích trong nghiên cứu Duy nhất tại khu vực này chứng kiến sự khác biệt trong nhận thức về công nghệ cao đó là Slovenia với một nguồn vốn dồi dào dành cho việc tạo ra những hoạt động kinh doanh với kỳ vọng mang đến năng suất cao hơn trong tương lai Bên cạnh đó, các quốc gia khác của châu Âu như Estonia, Cộng hòa Séc hay Hungary được tác giả đánh giá là các quốc gia theo kịp với xu hướng nhờ việc dành những khoản đầu tư đáng kể cho khoa học và sự thay đổi trong việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh năng động, hiệu quả hơn Tựu chung lại, tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu và phát triển được nhà nghiên cứu chứng minh trong nghiên cứu của mình tại khu vực Trung cũng như Đông Âu Ngoài ra, việc liên kết giữa sự đầu tư và doanh nghiệp đã mang đến những giải pháp sáng tạo mới, nó gián tiếp tạo ra tăng trưởng doanh số của khu vực sản xuất cũng như tiết kiệm được nguồn lực, chi phí Cũng nhận ra được một hệ thống hiệu quả trong việc đầu tư khoa học và công nghệ tại Estonia và Hàn Quốc, Kshetri (2014) phân tích việc tạo ra một hệ sinh thái giữa chính quyền với các doanh nghiệp để mang đến sự khác biệt trong con số tăng trưởng kinh tế tại đây Vai trò của các tổ chức tư nhân được nhắc đến rất cụ thể trong hoạt động hiệu quả của hệ sinh thái này, trong khi Estonia chứng tỏ được sự hiệu quả hơn trong chất lượng của các tổ chức thì Hàn Quốc cho thấy sự mạnh mẽ của mình trong việc liên kết giữa chính phủ và các doanh nghiệp Sự đa dạng trong việc phát triển công nghệ cao được Hàn Quốc phát huy nhưng Estonia nhờ việc tạo ra những tổ chức nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp đã mang đến cho họ nhiều cơ hội hơn để phát triển mặc dù hiện tại những phát triển cơ bản chỉ thấy ở mảng công nghệ thông tin Việc xác định rõ ràng vai trò của khoa học và công nghệ đã mang đến cho hai chú hổ của châu Á và vùng Baltic này những phát triển vượt bậc qua những con số phát triển ấn tượng của họ trong giai đoạn từ 1995 đến 2013. Cộng đồng khởi nghiệp tại hai quốc gia này được tạo điều kiện tối đa để gia nhập và phát triển, 78,3 % các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Hàn Quốc sống sót trong năm năm đầu của họ và 69,3% duy trì hoạt động trong vòng 10 năm tiếp theo Con số tại Estonia là 57% trong năm năm đầu tiên (Lee, 2003) Ngoài những nghiên cứu về các quốc gia đã thành công trong việc thay đổi cơ cấu ngành kinh tế thông qua đầu tư vào nghiên cứu công nghệ thì cũng có những nghiên cứu chỉ ra những yếu kém trong việc phát triển kinh tế do không chú trọng vào khu vực này, Fedulova (2013) trong nghiên cứu của mình đã phân tích thực trạng của Liên bang Nga và Ukraina trong quá trình phát triển kinh tế từ năm 2000 đến 2011 và nêu ra rằng chính việc thiếu đầu tư nguồn vốn xứng đáng cũng như cơ chế chính sách dành cho khu vực doanh nghiệp chính là lý do làm hai nền kinh tế này tụt hậu so với các cường quốc khác trên thế giới Kết luận tương tự cũng được Gomułka (2016) kết luận trong nghiên cứu của tác giả Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình chuyển dịch kinh tế với GDP tăng gấp 2,3 lần vào năm 2013 so với chỉ tiêu cùng kỳ năm 1989, tuy nhiên với lượng vốn dành cho khoa học công nghệ của cả Chính phủ hay khu vực tư nhân ít ỏi, hệ thống hỗ trợ sáng tạo khoa học đối mặt với nhiều rủi ro và không có được sự vững vàng trong quá trình đổi mới và phát triển của mình.

Năng suất và chất lượng của lao động cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến chuyển dịch cơ cấu ngành, những nghiên cứu trong giai đoạn trước những năm 2000 tập trung ở các nước công nghiệp phát triển Vì vậy, kết quả thu được tương đối giống nhau Fagerberg (2000) cũng cho rằng thay đổi trong cơ cấu lao động cũng tác động không nhỏ tới năng suất lao động và từ đó tác động gián tiếp tới tăng trưởng kinh tế tại vương quốc Anh trong nửa đầu của thế kỷ 20 Ngoài ra, sự thay đổi của năng suất lao động cũng được tác giả đánh giá thông qua số liệu của khu vực chế biến - chế tạo trong thời kỳ 1973-1990 tại 39 quốc gia trong đó bao gồm cả các nước đang phát triển Vai trò của công nghệ mới cũng được chỉ ra ở đây, thời gian đầu của cách mạng công nghiệp, mối quan hệ đơn thuần chỉ giữa sản lượng, năng suất và việc làm Sự phát triển của các ngành có hàm lượng phát triển khoa học công nghệ cao, như điện tử và vật liệu tổng hợp vượt lên hẳn các ngành kinh tế truyền thống, từ đó đòi hỏi nhân công cần có trình độ cao hơn và gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của năng suất lao động Tuy nhiên trong nửa sau của thế kỷ 20, mối quan hệ đấy trở nên mờ nhạt hơn Cách mạng điện tử viễn thông đã tạo ra năng suất cao khó tin, tuy nhiên tổng số việc làm trong ngành này không có sự đột biến lớn Thực tế cho thấy việc phân chia lao động lại diễn ra nhiều hơn tại các ngành công nghiệp truyền thống - nơi mà năng suất lao động thường rất thấp Và tương ứng như vậy, hiệu ứng này thường xảy ra hơn tại các nước đang phát triển Cũng sử dụng mô hình như Fagerberg (2000), Peneder

(2003) phân tích sự tăng trưởng của NSLĐ trong liên minh châu Âu vào thời kỳ 1995-

1999 thành 3 nguồn, trong đó có hiệu ứng chuyển dịch tĩnh, hiệu ứng chuyển dịch động và hiệu ứng tăng trưởng nội bộ các ngành Tác giả đánh giá rằng thay đổi cơ cấu lao động có đóng góp cả thuận chiều và ngược chiều đến tăng trưởng NSLĐ, nhưng tính trung bình, thay đổi cơ cấu chỉ có tác động yếu đến chỉ tiêu đánh giá NSLĐ Lý do được đưa ra đó là một số loại hình ngành công nghiệp đạt được tỷ lệ tăng trưởng NSLĐ cao hơn một cách có hệ thống so với các ngành khác Chủ đề về sự tăng trưởng NSLĐ rất được các nhà khoa học quan tâm trong thời gian bấy giờ, Ghani và Suri (1999) cho thấy sự tác động mạnh mẽ của hiệu ứng nội ngành tại Malaysia trong giai đoạn từ 1981 đến

1997 khi hiệu ứng thay đổi cơ cấu lao động chỉ ảnh hưởng khoảng 20% đến sự tăng trưởng của NSLĐ tại quốc gia này Bosworth và Collins (2008) tiến hành nghiên cứu tương tự tại Ấn Độ và Trung Quốc trong thời gian từ 1978 đến 2004, hiệu ứng nội ngành cũng cho thấy sự lấn át của mình tại hai quốc gia này Cũng so sánh hai thị trường là Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian từ 1980 đến 2004, Saccone và Valli (2009) cũng chỉ ra kết quả tương tự tuy nhiên mức độ ảnh hưởng là khác nhau với hiệu ứng thay đổi cơ cấu lao động Cụ thể, ảnh hưởng của hiệu ứng này tại Ấn Độ được cho thấy là gấp đôi so với Trung Quốc Nghiên cứu trong thời gian gần đây của McMillan và Rodrik

(2011) với dữ liệu của 38 quốc gia bao gồm 29 quốc gia đang phát triển và 9 quốc gia có thu nhập cao từ năm

1990 đến 2005 Kết quả của hai nhà khoa học này tập trung vào khoảng cách giữa NSLĐ giữa khu vực hiện đại và khu vực truyền thống của nền kinh tế tại các nước đang phát triển, và hiệu ứng chuyển dịch cơ cấu hay sự di chuyển của người lao động từ khu vực truyền thống sang hiện đại được coi là có tác động lớn đến năng suất lao động hay quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở những quốc gia này Tuy nhiên, không phải nền kinh tế nào cũng cho thấy sự tác động của hiệu ứng này, kết quả tại các nước châu Mỹ Latinh và châu Phi cho kết quả ngược lại.

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, hiệu quả của đầu tư công cũng là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhằm đưa ra những định hướng đúng đắn cho chính phủ để có được kế hoạch chi tiêu đúng đắn Ba phương pháp cơ bản mà các nhà khoa học Việt Nam thường sử dụng trong nghiên cứu của mình đó là (i) phương pháp phân tích chỉ số ICOR; (ii) phương pháp VECM (Vector Autogressive Error Correction Model); (iii) phương pháp ước lượng hàm sản xuất và phương pháp phân phối trễ tự hồi quy ARDL (Autogressive Distributed Lag) Sử dụng phương pháp đầu tiên, Bùi Trinh (2009) và Vũ Tuấn Anh (2010) đều đưa ra nhận định rằng đầu tư công tại Việt Nam không đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu hay tăng trưởng kinh tế so với các quốc gia khác có trình độ phát triển tương đương, mặt khác còn không tạo ra hiệu ứng rõ rệt như là đầu tư tư nhân Phương pháp thứ hai được Tô Trung Thành (2012) áp dụng với số liệu từ năm 1985 đến 2010 cùng đưa ra kết luận như hai tác giả nêu trên, tỷ lệ tăng vốn đầu tư công không tương xứng như kỳ vọng (với 1% tăng lên thì chỉ thu về 0,05% vào tăng trưởng sản lượng) Khuyến nghị được đưa ra đó là nên cắt giảm đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng bằng đầu tư nhân, tạo ra những cơ hội khác cho các nguồn vốn khác bằng việc xã hội hóa, không nên tập trung vai trò của Nhà nước vào những khu vực mà các doanh nghiệp có thể đảm trách tốt nhiệm vụ của mình Nghiên cứu tiếp theo của Phó Thị Kim Chi; Trần Thị Kim Dung; Đỗ Văn Lâm; Chu Thị Nhường; và Lương Thu Hương (2013) sử dụng phương pháp thứ ba cũng mang đến kết quả tương tự cho thực trạng sử dụng nguồn vốn đến từ ngân sách nhà nước tại Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 - 2001 và nhắc đến thêm việc không tìm thấy sự lấn át hay vai trò thúc đẩy của đầu tư công đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) Cũng nhắc đến tầm quan trọng của FDI trong bối cảnh phát triển kinh tế tại Việt Nam, Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong (2014) đánh giá rằng tác động của các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh là lớn nhất, tiếp đó là vốn đầu tư nước ngoài và cuối cùng là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Hàm ý của hai tác giả trong nghiên cứu của mình đó là một mặt cải cách đầu tư công nhằm mang đến hiệu quả cao hơn, mặt khác cũng nhắc đến sự rút lui của Nhà nước trong những ngành kinh tế mà doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn nước ngoài chứng minh được sự công tâm của họ.

Việt Nam trong gần hai thập kỷ vừa qua đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ về tăng trưởng kinh tế trong đó quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp vào sự tăng trưởng một phần không nhỏ trong sự phát triển Nghiên cứu về NSLĐ cũng là một chủ đề mà các nhà khoa học Việt Nam quan tâm trong thời gian gần đây Bên cạnh những nghiên cứu về lý thuyết cách tiếp cận và cách tính chỉ tiêu năng suất thì cũng có những nghiên cứu thực nghiệm đánh giá sự tăng trưởng về NSLĐ và mức độ sử dụng lao động Điển hình trong đó là nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh và Bùi Thị Phương Liên (2007) khi lần đầu tiên áp dụng phương pháp SSA để phân tích sự thay đổi trong cơ cấu lao động cũng như NSLĐ tại Việt Nam trong giai đoạn 1991 -

2006 Kết quả của hai nhà khoa học chỉ ra sự đóng góp đáng kể của sự chuyển dịch lao động từ những ngành có NSLĐ thấp sang những ngành có mức NSLĐ cao hơn đến sự tăng trưởng về NSLĐ tổng thể của Việt Nam Ngoài ra, hiệu ứng NSLĐ nội bộ các ngành có ảnh hưởng giảm dần sau ba giai đoạn thực hiện các kế hoạch kinh tế mới,giai đoạn 1991 - 1995, 1995 - 2000, 2000 - 2006 Nghiên cứu tại địa phương cụ thể làQuảng Nam, tác giả phân tích sự chuyển dịch cơ cấu từ 1998 đến 2010 và chỉ ra rằng tăng trưởng NSLĐ của các ngành đóng góp khoảng 57,79% còn chuyển dịch cơ cấu lao động ảnh hưởng khoảng 42,21% Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tăng trưởng NSLĐ chịu ảnh hưởng từ việc lao động di chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực có năng suất cao là công nghiệp và xây dựng.

Các nghiên cứu về tác động của thể chế đến chuyển dịch cơ cấu ngành

Một trong những quan tâm gần đây của các nhà nghiên cứu đến chất lượng tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế hay của bộ phận địa phương là ảnh hưởng của bộ máy chính quyền hay hiểu rộng hơn là thể chế Việc quan tâm một cách đúng đắn, thực hiện những thay đổi với mục tiêu lành mạnh hóa thể chế dường như đang tạo ra những tín hiệu tích cực, giúp các địa phương có được các bước chuyển dịch hiệu quả hơn sang các ngành có năng suất cao.

1.2.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Nhận thức của bộ máy chính quyền hay thể chế quản lý cũng là một nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch giữa cơ cấu các ngành kinh tế Kinh nghiệm thành công của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới đã chỉ ra rằng, định hướng đúng đắn của

Nhà nước sẽ rút ngắn thời gian quá trình công nghiệp hoá, với những nước này là trên dưới 30 năm Ở một chiều hướng khác, các nước hay địa phương sẽ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” nếu sự dẫn dắt của Nhà nước không có sự kiến tạo phát triển Evens

(1995) cho rằng để thực hiện thành công những chiến lược phát triển, bộ máy Nhà nước cần phải có được sự thống nhất và nhất quán về mặt tổ chức Cụ thể hơn, một cơ cấu nhất quán, ràng buộc được lợi ích của cá nhân từng quan chức với mục tiêu chung của tổ chức là điều phối quá trình phát triển Chính chiến lược đúng đắn của nhà nước đã đưa Hàn Quốc hay Hồng Kông trở thành những nền kinh tế tri thức có sự phát triển bền vững (Ka-Lun, 2012; Kim, 2008) Cũng cần nhắc đến định hướng tăng trưởng kinh tế xanh tại Hàn Quốc với mục tiêu đẩy lùi ô nhiễm môi trường đến từ các hoạt động sản xuất từ nền công nghiệp mạnh mẽ của họ, Mathews (2012) chỉ ra rằng chính sự đồng thuận của Chính phủ trong chính sách đã và đang mang đến cho sự phát triển của họ một màu sắc mới chứ không phải sự đánh đổi như thời gian trước Hay như Chính phủ Malaysia tạo ra một cộng đồng dành cho người dân để đóng góp ý kiến cho những cải tiến phát minh để cân bằng giữa những hoạt động cụ thể về kinh tế và sức cạnh tranh của hàng hóa của họ Hơn nữa cộng đồng này cần phải được liên kết với các tổ chức giáo dục và nền công nghiệp, từ đó mới tạo ra được một môi trường đủ mạnh, đủ sức để đưa ra những biện pháp hiệu quả cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (Iqbal và Rasli, 2014) Các nước như Trung Quốc hay Việt Nam cũng đang cố gắng để tiếp thu những thành tựu về chính sách để loại trừ những rủi ro về môi trường cho xã hội.

1.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Sự can thiệp của Nhà nước có thể tác động tích cực và tiêu cực tới chuyển dịch cơ cấu ngành hay tới tăng trưởng kinh tế Một mặt, chủ trương, định hướng phát triển đúng đắn sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch Mặt khác, nếu nó không được thực hiện chính xác sẽ dẫn đến nhưng kết quả xấu cho tăng trưởng kinh tế Điển hình là bài học của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có cả Việt Nam trong thời gian từ 1950 đến 1980 Nghiên cứu của Nguyễn KếTuấn (2016a) đề cao vai trò của Nhà nước trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế tạiViệt Nam trong thời gian gần đây, tác giả nhấn mạnh việc phải thay đổi tư duy nhận thức từ vai trò quản lý, theo đó chất lượng vận hành (hiệu lực, hiệu quả) hay chất lượng của những cá nhân trong bộ máy (năng lực, bản lĩnh, phẩm chất) được chú trọng phải cải thiện “Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng”, “Chức năng kiểm tra,kiểm soát hoạt động đúng chức năng”, “xây dựng nền hành chính phục vụ” hay “dân chủ, thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào đầu tư và quản lý sự phát triển” là những giải pháp mà tác giả đề ra đối với Chính phủ Việt Nam Bên cạnh đó, nghiên cứu về thực trạng về chính sách cũng như các hiệu quả của bộ máy hành chính công cũng được VCCI (2017) hay UNDP Vietnam (2017) đánh giá hàng năm Chính những chỉ báo này giúp các địa phương nhận ra được tầm quan trọng của thể chế, việc cần thiết phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như người dân.

Các nghiên cứu về tác động của liên kết vùng đến chuyển dịch cơ cấu ngành

Việc đánh giá về mối quan hệ giữa các chủ thể về địa lý trong các khu vực ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của vùng đó như thế nào đã được các nhà nghiên cứu thực hiện tương đối rộng rãi trên thế giới và xem là nền tảng để có được những bước phát triển vững chắc Việt Nam có đặc điểm địa lý kéo dài từ Bắc xuống Nam, các địa phương miền Bắc và miền Nam dường như đang có được liên kết phù hợp và mạch lạc hơn, phần tiếp theo sẽ tổng hợp những nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá ảnh hưởng của liên kết vùng kinh tế.

1.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước Để có được sự phát triển bền vững của cả nền kinh tế, địa phương hay các vùng kinh tế cần phải xác định và xây dựng được kế hoạch rõ ràng nhằm đạt được kết quả được giao Thực tế ở các nước trên thế giới đã chứng minh rằng, nếu phân chia rõ ràng các vùng kinh tế, sự liên kết giữa chính sách của các địa phương được đảm bảo thì khu vực nhóm các địa phương đó sẽ tạo ra hiệu quả về chuyển dịch cao nhất có thể Nghiên cứu của Florida (1996) chỉ ra sự liên kết hiệu quả tại khu vực Trung Tây nước Mỹ Với diện tích rộng lớn, cường quốc này có chính sách đặc thù cho từng khu vực khác nhau, đảm nhiệm những trọng trách rõ ràng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các ngành trong nền kinh tế Khu vực kinh tế này của Hoa Kỳ bao gồm 12 tiểu bang và là đầu tàu trong nền kinh tế sản xuất tại liên bang này trong giai đoạn những năm 1982 đến 1990. Những nhà máy tại đây được thống kê là đạt hiệu quả cao hơn khoảng 20% so với phần còn lại của quốc gia rộng lớn này với sự đầu tư với ngành giao thông vận tải nếu tính trên mỗi người dân là cao hơn 16% khi được so sánh Một vài lý do nổi bật được liệt kê ra đó là (i) sự chuyển dịch từ nền sản xuất truyền thống sang nền công nghiệp và dịch vụ với công nghệ hiện đại (ii) sự cải thiện trong khâu sản xuất với việc cắt giảm nhân công và lương lao động (iii) sự tăng trưởng về thương mại và xuất khẩu sang các quốc gia khác (iv) sự chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất theo từng bang khác nhau (Florida,

1996) Cùng chung quan điểm về sự phân chia hiệu quả các vùng kinh tế của Mỹ,Caselli và Coleman II (2001) miêu tả sự thay đổi của khu vực Trung Tây từ kinh tế thuần nông nghiệp chuyển sang các ngành kinh tế đa dạng hơn và nhờ đó bắt kịp sự phát triển của khu Đông Bắc - vốn được coi là trụ cột trong phát triển kinh tế của cường quốc này.

Mục tiêu nghiên cứu của hai tác giả này cũng là đưa ra những bằng chứng về kinh nghiệm phát triển của liên bang Bắc Mỹ này để các nước đang phát triển học hỏi mô hình tăng trưởng phù hợp và giải quyết vấn đề về sự khác nhau trong thu nhập của các nước Nghiên cứu tiếp theo của Venkataraman (2004) về các khu vực kinh tế đặc biệt của Mỹ đó là thung lũng Silicon hay Bangalore tại Ấn Độ chỉ ra rằng chỉnh phủ cần 7 yếu tố để có thể thành công với sự chuyển dịch trong ngành kinh tế, đó là ý tưởng mới, mô hình về vai trò của các bên, các diễn đàn không chính thức, các cơ hội phụ thuộc vào địa thế của từng vùng, mạng lưới an toàn, khả năng tiếp cận vào các thị trường lớn và các nhà lãnh đạo điều hành nhạy bén với thời cuộc Cũng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu vực, Etzkowitz và Klofsten (2005) chỉ ra ba cột trụ được coi là nền tảng để tạo ra những bước đột phá, thứ nhất là doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức giáo dục Nếu ba cột trụ này có sự phối kết hợp nhịp nhàng với nhau sẽ tạo ra một nền kinh tế bền vững với nòng cốt là trí thức, cụ thể trong nghiên cứu của hai tác giả này là Thụy Điển và Đan Mạch.

Không chỉ các nước đã phát triển mà các nước đang phát triển cũng tập trung chú trọng vào chuyển dịch các ngành kinh tế theo địa bàn và theo khu vực Castanhar và cộng sự (2008) nghiên cứu về mô hình sản xuất các sản phẩm về nội thất tại một thành phố được xem là có trình độ phát triển trung bình tại miền Nam của Brazil Kết quả cho thấy tầm quan trọng của sự thay đổi trong tư tưởng của bộ phận doanh nghiệp tại địa phương này Sự thay đổi trong tư duy kết hợp cùng với các yếu tố về văn hóa và xã hội đã tạo ra sự thành công cho loại hình sản xuất sản phẩm này Nó đã tạo ra sự khác biệt trong đời sống của thành phố này nói chung, chỉ trong khoảng 3 thập kỷ từ một thành phố thuần nông nghiệp sang thành phố tập trung hơn vào phát triển các ngành công nghiệp Sự tham gia và thay đổi của khoảng 150 doanh nghiệp kiểu mẫu đã tạo ra khoảng 8000 công việc trực tiếp và 25000 công việc gián tiếp cho lao động tại địa phương Khu vực này còn đóng góp cho tổng sản phẩm của thành phố hơn 800 triệu USD mỗi năm, đây quả thực là một con số ấn tượng với các nước cùng chung điều kiện tại Nam Mỹ Một lo ngại được chỉ ra ở nghiên cứu trước của Venkataraman (2004), đó là sự phát triển không bền vững của địa bàn nếu các doanh nghiệp không có được cho mình những thay đổi thực sự về công nghệ Tuy nhiên, thực tế với nghiên cứu này cho thấy cần phải có hai giai đoạn thay đổi với điều kiện của các nước có ít tiềm lực về tài chính như Brazil Giai đoạn thứ nhất sẽ chứng kiến sự di chuyển của khu vực tư nhân từ hệ thống sản xuất truyền thống sang một nền kinh tế có cơ sở là công nghiệp với hiệu quả cao hơn Tiếp đó là giai đoạn thứ hai với các ngành công nghiệp của các cụm trong khu vực sẽ có bước tiến mới nhờ thay đổi về công nghệ và bổ sung các ngành công nghiệp dựa trên những sự phát triển mới này Với sự tiến triển tích cực từ ngành công nghiệp đồ gỗ tại Brazil này sẽ giúp địa phương thu hút những ngành khác, ví dụ như hậu cần, thiết bị phụ trợ và thiết kế sản phẩm Cũng đánh giá vai trò của chuyển dịch cơ cấu của các thành phố cụ thể, Giyarsih (2014) so sánh hai thành phố tại Indonesia trong sức ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nói chung Số thành phố phát triển ở Indonesia đã đạt đến 13 thành phố vào năm 2006 từ con số 8 vào năm 1990, nổi bật trong đó là sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp Nghiên cứu của tác giả nhằm chỉ ra tầm quan trọng của việc xác định rõ ràng các hành lang kinh tế, cụ thể ở đây là Yogyakarta - Surakarta, và bốn biến số được sử dụng để đánh giá, đó là mật độ dân số, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ phần trăm hộ gia đình phi nông nghiệp và tỷ lệ phần trăm khu vực xây dựng Kết quả cho thấy rằng ảnh hưởng của thành phố Maguwoharjo là cao hơn Jatirejo vì yếu tố vị trí (Maguwoharjo nằm ở vị trí thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các trục đường chính) bên cạnh vai trò của Jatirejo là thấp hơn trong tác động đến cường độ biến đổi của khu vực so với Yogyakarta Khu vực Đông Âu cũng chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về việc quy hoạch phát triển theo khu vực, cụ thể như sự liên kết cả về tính theo khu vực lãnh thổ là quốc gia như Cộng hòa Séc và Slovakia trong nghiên cứu của Pavlinek (1992) trong thời gian từ 1945 đến 1989 Tác giả nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chính sách phát triển về xã hội, nhất là giáo dục, trang bị những kỹ năng cho người lao động, tiếp theo đến sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, theo Havlik (2008) và Medhurst và Henry (2011), các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nội dung khá đa dạng từ vấn đề liên quan đến kinh tế chính trị học, kinh tế học và các nhánh chuyên ngành thuộc ngành kinh tế Trong đó, việc nghiên cứu tác động giữa các nhân tố đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được rất nhiều nhà khoa học quan tâm Lý thuyết thay đổi cơ cấu được xây dựng và phát triển nhằm giải thích cơ chế một nền kinh tế chuyển từ trạng thái kém phát triển dựa trên sản xuất nông nghiệp truyền thống sang một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở sản xuất công nghiệp hiện đại Cơ sở cho việc phân tích sự thay đổi cơ cấu kinh tế, sự thay đổi trong cơ cấu lao động, sự di chuyển lao động giữa khu vực nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp và khu vực thành thị gắn với sản xuất công nghiệp được xây dựng giữa trên lý thuyết về thay đổi cơ cấu Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay cơ cấu lao động còn phụ thuộc vào những yếu tố nội tại và bên ngoài của nền kinh tế Vì vậy không thể phủ nhận được rằng quá trình hội nhập quốc tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và gián tiếp tác động đến tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế.

Việc liên kết các địa phương hay tạo ra liên kết vùng kinh tế sẽ có được ảnh hưởng tổng thể trong mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành Hirschman (1958) với cách tiếp cận nghiên cứu đầu vào - đầu ra sử dụng khái niệm liên kết ngược (backward linkages, upstream linkages) và liên kết xuôi (forward linkages, downstream linkages) để nghiên cứu các mối quan hệ ngành và liên ngành Nghiên cứu cho rằng các hiệu ứng liên kết ngược (backward linkage effect) xuất phát từ nhu cầu cung ứng đầu vào của một ngành mới được thiết lập; trái ngược thì hiệu ứng liên kết xuôi xuất hiện từ việc sử dụng đầu ra của ngành đó kéo theo sự hình thành của một ngành khác Cụ thể, một ngành mới được thiết lập sẽ kéo theo hoạt động sản xuất nhằm phục vụ đầu vào cho hoạt động đó; bên cạnh đó, điều đó cũng kéo theo các hoạt động khác sử dụng đầu ra của ngành như đầu vào của mình trừ các ngành sản xuất hàng hoá cuối cùng Hiệu ứng liên kết tạo ra các tác động mạnh mẽ tạo ra các khoản đầu tư mới dựa trên sự vận động của các mối quan hệ đầu vào - đầu ra Lý thuyết phát triển của Hirschman nhấn mạnh vào việc tập trung nguồn lực cho các ngành có các mối liên kết mạnh, từ đó tạo ra sức lan toả cho các ngành phụ trợ Ngoài ra, nhà nghiên cứu nêu ra hiệu ứng tiêu cực trong việc liên kết sản xuất và tiêu dùng, điển hình với việc thu nhập tăng lên dẫn đến sự suy tàn của các nghề thủ công (Hirschman, 1977) Một thuật ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay đó là công nghiệp phụ trợ, khi phát triển một ngành công nghiệp cụ thể như sản xuất và lắp ráp ô tô thì các nhà sản xuất sẽ cần các đơn vị địa phương cung ứng cho mình các sản phẩm liên quan, ví dụ như lốp, ắc quy Đề cập đến nghiên cứu đầu vào - đầu ra, Miller và Blair (2009) đã giới thiệu phương pháp nghiên cứu định lượng về hạch toán vùng, kết toán vùng và bảng IO cho vùng đơn lẻ và liên vùng Với việc lượng hoá, quan điểm của nhà nghiên cứu là cần tối ưu hoá giá trị gia tăng cho vùng liên kết, chi phí giao thông và chi phí sản xuất được đề cập phải được tính toán hợp lý nhất tạo ra một không gian vùng hợp lý Cùng quan điểm này có các nghiên cứu của Capello (2015) Do đó, một liên kết vùng hiệu quả cần được kết nối nhau bằng hạ tầng giao thông hiệu quả và đòi hỏi cả nguồn nhân lực chất lượng.

1.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Nhắc đến phát triển kinh tế thời gian trước, chúng ta chủ yếu nhắc đến các khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ hay là Đông Nam Bộ, những nơi có ưu thế về điều kiện tự nhiên cũng như vị trí địa lý Tuy nhiên trong thời gian gần đây, chúng ta chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các tỉnh/địa bàn vốn không được đánh giá cao hoặc có những nhược điểm về mặt địa lý Minh chứng rõ ràng nhất đó là ở khu vực các tỉnh ởTrung Trung Bộ, điển hình như Quảng Nam, Đà Nẵng hay Quảng Ngãi Cụ thể, ĐàNẵng nổi lên là một điểm đến về du lịch hấp dẫn, Quảng Nam hay Quảng Ngãi đã và đang xây dựng cho mình được nền kinh tế hướng đến ngành công nghiệp phụ trợ với một cách làm bài bản Tác giả Võ Duy Khương (2010) đã chỉ ra sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2009 Cụ thể, ngành nông nghiệp có tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội giảm từ 9,7% trong năm 1997 xuống 7,9% tại thời điểm năm 2000, ngành dịch vụ không thay đổi nhiều trong tỷ trọng nhìn chung, tuy nhiên tỷ trọng cơ cấu lao động lại tăng từ 37,2% lên 58% năm 2000 Sự thay đổi lớn nhất chứng kiến tại khu vực công nghiệp và xây dựng với sự tăng lên trong tỷ trọng từ 35,3% năm 1997 lên 40,2% năm 2000 Định hướng đúng đắn của chính quyền địa phương về phát triển du lịch đã tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ trong giai đoạn từ 2005 đến năm 2010, với sự tăng trưởng mạnh của khu vực dịch vụ với tốc độ tăng trưởng bình quân trong các năm là 19,01% Ngoài ra, tác giả cũng nhắc đến chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của thành phố thông qua việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, tiếp cận đất đai, ban hành các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư cho một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm; triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh (Võ Duy Khương, 2010).

Các nghiên cứu tại Việt Nam về liên kết vùng tương đối phong phú Trần Thị Thu Hương (2017) đánh giá các nhân tố liên kết các địa phương trong vùng, cụ thể tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long Nghiên cứu đã đưa ra các nhân tố chính ảnh hưởng, đó là động cơ liên kết của các địa phương trong vùng, quy định pháp lý về liên kết các địa phương trong vùng, nhân tố bộ máy vùng Để có thể có được liên kết vùng hiệu quả cần cải thiện tất cả các nhân tố này, bên cạnh đó nghiên cứu cũng đưa ra những mô hình hiệu quả để có thể thúc đẩy liên kết từ ví dụ thực tiễn của các nước Ví dụ như HànQuốc đưa ra cách phân vùng theo chức năng, (i) vùng kinh tế lớn với 5 vùng có dân số tối thiểu 5 triệu người tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn có hạ tầng giao thông và hậu cần phục vụ cho sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, (ii) địa bàn tỉnh với số lượng 13 địa phương nhằm chủ yếu phục vụ cho nhiệm vụ giai đoạn trước và dần dịch chuyển sang các mục tiêu mới, (iii) địa phương nhỏ hơn (163 khu vực kém phát triển) phát triển các ngành công nông nghiệp truyền thống, tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ xã hội bao gồm chăm sóc sức khỏe và điều kiện ăn ở Quy hoạch phát triển, thu hút đầu tư và quan trọng nhất đó là cơ chế phối hợp điều hành nội vùng hay liên vùng chưa mang sự đột phá Thực tế cho thấy rằng chưa tồn tại cơ chế hay động lực để liên kết giữa các địa phương là gần như bằng không Mối quan hệ lỏng lẻo này dẫn đến chênh lệch về trình độ phát triển, cụ thể đó là mức sống của người dân, điều kiện kết cấu hạ tầng, các dịch vụ văn hoá, giáo dục hay y tế Mặt khác, nó còn dẫn đến sự trùng lặp về cơ cấu ngành, lĩnh vực đầu tư giữa các tỉnh, thành phố trong vùng dẫn đến cạnh tranh không hiệu quả và triệt tiêu các lợi thế của các địa phương Tư tưởng chỉ quy hoạch theo địa giới hành chính làm cho sức cạnh tranh của các đơn vị, doanh nghiệp không cao trên thị trường Hơn nữa, chính điều này làm cho môi trường đầu tư thiếu đi tính hấp dẫn, bởi doanh nghiệp họ muốn tận dụng nguồn lực của đồng bộ dịch vụ, ví dụ như sân bay, cảng biển, thứ mà không phải địa phương nào ở Việt Nam cũng có được. Tóm lại, mấu chốt đó là định hướng của các tỉnh trong một vùng tương đồng nhau với một quy mô thị trường nhỏ đã dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh này Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại được đưa ra đó là (i) Thể chế quản trị còn thiếu khuôn khổ Mâu thuẫn giữa cơ chế quản trị giữa các địa phương dẫn đến hiệu quả, tính khả thi của việc xác lập các vùng kinh tế - xã hội còn kém Chủ thể quản lý và cơ chế của vùng kinh tế - xã hội cần được xác lập rõ ràng hơn Việc tồn tại các chủ thể độc lập tác động tiêu cực đến hiệu năng vận hành của các "vùng kinh tế" (ii) Tư tưởng đổi mới còn chưa được các cấp chính quyền đề cao, dẫn đến sự kém chú trọng đến liên kết Các chính sách còn ràng buộc thì chắc chắc sẽ không tạo bước đột phá trong nền kinh tế thị trường hiện nay Tư duy về mô hình tăng trưởng cần được thay đổi mặc dù các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị hay chương trình hành động của Chính phủ hay trong Hội thảo quốc tế “Liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam - 04/2016” đều đã được đề cập Nội dung về phát triển các vùng kinh tế chưa được các tỉnh, thành phố chú trọng đúng mực Do vậy, quy hoạch giữa các tỉnh cũng thiếu sự phối hợp Quy hoạch vùng chưa xong đã có quy hoạch riêng của địa phương hay quy hoạch tổng thể chưa được duyệt thì quy hoạch của các ngành đơn lẻ đã thực hiện xong Điều này dẫn đến tình trạng quy hoạch chồng lấn về mặt hành chính - lãnh thổ (iii) Nguồn vốn đầu tư công hạn hẹp, các nhà đầu tư tư nhân hay mang vốn ngoại có quyền lựa chọn tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, chạy đua thu hút đầu tư giữa các tỉnh nằm cạnh nhau Vô hình chung, nó tạo ra lợi ích cho cả các bên bị giảm sút, không đơn thuần ở cấp quốc gia mà còn là ở các vùng hoặc ngay trong các tỉnh (iv) Phân định vùng còn nhiều vấn đề đặt ra cần nghiên cứu Phép cộng nhiều đơn vị hành chính - lãnh thổ với nhau như hiện nay chưa tạo ra được sự hiệu quả trong cơ chế quản lý Các lãnh thổ có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý tương đối giống nhau, trình độ phát triển kinh tế có các điểm chung lại là điểm phản tác dụng trong quy hoạch của cả vùng,bởi vì chỉ có một chủ trương dành cho toàn bộ các địa phương Đặc trưng khác biệt của các tỉnh thành khác nhau cần được chú trọng để tạo ra điểm nhấn trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực.

Các nghiên cứu về tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế

1.4.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Các mô hình kinh tế tân cổ điển cũng đã đề cập đến tác động của chuyển dịch cơ cấu hay cụ thể hơn là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế Các nghiên cứu thời gian tiếp theo ứng dụng các mô hình kinh tế lượng để đánh giá cụ thể hơn mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành với tăng trưởng kinh tế, các mô hình này dựa trên các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế Với sự đánh giá từ con đường phát triển của các quốc gia khác nhau, tựu chung lại GDP tăng lên chịu ảnh hưởng nhiều bởi quá trình hình thành vốn, áp dụng và thay đổi khoa học công nghệ đi cùng với việc đào tạo và mở rộng nguồn lực về lao động Bên cạnh đó, với quan điểm của cơ cấu ngành kinh tế, tăng trưởng đi kèm với quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất để tạo ra năng suất cao hơn và mang lại những sản phẩm đáp ứng sự thay đổi của cầu, ngoài ra nó cũng tác động đến sự dịch chuyển nguồn lực về vốn cũng như lao động từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao.

Các nghiên cứu của De Melo và Robinson (1982), Akita và Hermawan (2000) hay Hayashi (2005) đánh giá ảnh hưởng của thay đổi cơ cấu dựa trên mô hình vào- ra Mặc dù mẫu nghiên cứu là khác nhau nhưng kết quả đều cho thấy đóng góp của các thành phần khác nhau trong sự thay đổi cơ cấu ảnh hưởng đến tăng trưởng của bộ phận các quốc gia được đánh giá Ngoài ra, nghiên cứu điển hình về việc sử dụng mô hình số liệu mảng để xem xét mối quan hệ giữa công nghiệp hóa (hay nói rộng hơn là chuyển dịch cơ cấu kinh tế) với tăng trưởng ở 39 nền kinh tế là của Chenery và cộng sự (1986) Tác giả sử dụng các biến đo lường tỷ lệ đầu tư trong GDP, sự gia tăng chất lượng lao động, sự chuyển dịch lao động và vốn ra khỏi nông nghiệp hay tăng trưởng xuất khẩu và đo lường mức độ phát triển để xem xét tác động của chúng đến tốc độ tăng trưởng sản lượng và lực lượng lao động Nghiên cứu chỉ ra rằng xu hướng dịch chuyển nguồn lực từ khu vực có năng suất thấp sang các khu vực có năng suất cao hơn tạo động lực tăng trưởng quan trọng cho các nước đang phát triển hơn là các nước phát triển.

1.4.2 Các nghiên cứu trong nước

Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế và mô hình cơ bản của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được rất nhiều nhà khoa học Việt Nam quan tâm và nghiên cứu Trước thời kỳ đổi mới, nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh (1982) được coi là nghiên cứu toàn diện và cập nhật xu hướng thời đại trong thời điểm bấy giờ Những lý luận cơ bản về thay đổi lực lượng lao động cũng như sự cần thiết phải tập trung đầu tư vào công nghiệp đã được ông đề cập Tiếp theo sự khởi nguồn này, rất nhiều nghiên cứu đưa ra cơ sở lý luận dùng để định hướng và thực trạng về chuyển dịch cơ cấu ngành tại Việt Nam qua từng giai đoạn, điển hình trong đó là công trình của Ngô Đình Giao

(1994), Đỗ Hoài Nam (1996); Đỗ Hoài Nam (2003); Lê Du Phong (1999) và Bùi Tất Thắng (1994) Bên cạnh đó, mô hình và lộ trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa được Võ Đại Lược (1998), Trần Đình Thiên (2003) và Đỗ Hoài Nam (2010) đề cập trong những nghiên cứu của mình Chi tiết hơn, các nhà khoa học còn đưa ra những tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, ví dụ như vốn, lao động, năng suất nhân tố tổng hợp Tất cả những yếu tố này đều tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành

(2002) cho rằng đóng góp lớn nhất vào GDP của Việt Nam là yếu tố vốn Tuy nhiên, Trần Thọ Đạt (2005) lại chỉ ra rằng GDP của Việt Nam trong giai đoạn từ 1986 - 2004 trừ năm 2003 chịu ảnh hưởng lớn nhất của tổng năng suất các yếu tố tổng hợp Cũng đồng quan điểm với Nguyễn Xuân Thành, Cù Chí Lợi (2008) bằng việc sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas cho rằng việc gia tăng vốn và lao động chiếm vai trò chủ yếu trong động lực tăng trưởng trong suốt thời gian từ năm 1990 đến năm 2006 Nghiên cứu của Vũ Thành Hưởng và Trần Hữu Phước (2014) cũng đưa ra kết quả tương tự. Điều dẫn đến sự khác nhau trong kết quả này đó là việc lựa chọn các chỉ tiêu đo lường cho các yếu tố tác động trong mô hình mà các nhà nghiên cứu lựa chọn.

Các công trình tập trung vào ảnh hưởng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vào tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam được làm rõ hơn trong những nghiên cứu của Viện Chiến lược phát triển và các nhà khoa học sau đây Nguyễn Quang Thái (2004) áp dụng phương pháp tính hệ số cosϕ để đưa ra sự khác nhau giữa tốc độ phát triển của Việt Nam với các nước khác dưới sự tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu. Luận án Tiến sỹ Kinh tế của Hoàng Hương Giang (2010) đề cập đến ảnh hưởng của khu vực nông nghiệp và công nghiệp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu tại Việt Nam và đưa ra định hướng về chú trọng vào nông nghiệp để tạo ra sức bật cho tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ mật thiết lẫn nhau giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng được khẳng định trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2011) Phương pháp hạch toán tăng trưởng được sử dụng để lượng hoá ảnh hưởng của các yếu tố như tỷ trọng ngành nông nghiệp, vốn đầu tư và tỷ lệ tăng của dân số trong độ tuổi lao động Cùng chung quan điểm về ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình chuyển dịch, luận ánTiến sỹ của Mai Văn Tân (2014) đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế tại một trong những đầu tàu là Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả của nghiên cứu cho rằng yếu tố tác động lớn nhất đến tăng trưởng kinh tế tại trung tâm kinh tế miền Nam Việt Nam này là vốn đầu tư, và chịu ảnh hưởng không đáng kể từ năng suất lao động và cơ cấu xuất khẩu.

Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 24

1.5.1.1 Các nội dung thống nhất có thể kế thừa

Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam tương đối đa dạng, theo nhiều cách tiếp cận khác nhau và sử dụng nhiều mô hình khác nhau Tuy nhiên, tựu chung phần lớn các nghiên cứu tập trung đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu đến tăng trưởng kinh tế chứ chưa đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành - được đánh giá trong các nghiên cứu từ trước là rất quan trọng, tác động trực tiếp đến tăng trưởng của một quốc gia hay một địa phương Phần còn lại các nghiên cứu tập trung đánh giá ảnh hưởng thì chỉ đề cập đến một vài ảnh hưởng, ví dụ như của năng suất lao động và quy mô đầu tư công hoặc đầu tư tư nhân lên quá trình chuyển dịch nói chung, có thể kể đến chuyển dịch cơ cấu lao động chứ chưa đề cập cụ thể đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Mặt khác, phần lớn những nghiên cứu gần đây đều sử dụng các công cụ về kinh tế lượng để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố Các nghiên cứu thực nghiệm trở nên hiệu quả và mang đến kết quả đáng tin cậy hơn và nhìn chung các nghiên cứu đã thống nhất về mặt lý luận về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Xem xét tất cả những nghiên cứu đi trước, mỗi nghiên cứu đều đưa ra những nhận định riêng rẽ về tác động của từng nhân tố đến quá trình phát triển kinh tế nói chung Do đó, tác giả kỳ vọng thừa kế và phát triển một mô hình để đánh giá tổng thể ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Ngoài ra, những nghiên cứu đi trước tập trung nghiên cứu và đánh giá tác động trên sự chuyển dịch của toàn bộ nền kinh tế mà chưa tập trung đến địa bàn tỉnh hay một khu vực bao gồm một nhóm các tỉnh nằm liền kề nhau.

Thứ nhất, khoảng trống về lý thuyết khi đánh giá tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các địa phương, các tác giả hay nghiên cứu đi trước chưa đề cập đến tổng thể ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình này mặc dù tồn tại các nghiên cứu riêng rẽ về từng nhân tố, một mặt là tác động của các nhân tố này đến tăng trưởng kinh tế nói chung chứ không đánh giá đến quy mô của địa phương hoặc khu vực, mặt khác chỉ đánh giá tác động của quá trình của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng, các nghiên cứu này có đánh giá đến tác động đến địa phương dựa trên mô hình số liệu mảng Tác giả kỳ vọng sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá hiệu quả các nhân tố đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành đến các địa phương thuộc khu vực duyên hải Trung Bộ, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra hiệu quả hơn.

Thứ hai, khoảng trống về không gian nghiên cứu khi nghiên cứu tập trung đánh giá khu vực duyên hải Trung Bộ, các nghiên cứu đi trước dường như chỉ tập trung đến toàn bộ 63 tỉnh/thành phố trong tổng thể quốc gia Hai khu vực lớn khác đã được nhiều nghiên cứu đi trước tập trung khai thác như Bắc Bộ và Nam Bộ hiện tại đã đạt được những thành tựu cụ thể và cũng có thể dẫn đến sự bão hòa trong thu hút các nhà đầu tư mới, khu vực duyên hải Trung Bộ từ đó trở nên hấp dẫn hơn với nhiều đặc điểm phù hợp, ngoài ra khu vực có vị trí địa lý quan trọng, hạ tầng giao thông cũng đã được đầu tư tương đối bài bản trong thời gian vừa qua, bên cạnh sự thay đổi về tư duy của bộ máy quản lý hay kỳ vọng của Chính phủ do có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành gắn liền với các khu công nghiệp, địa điểm du lịch. Nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá những điểm bất hợp lý trong quy hoạch trong phát triển ngành với mỗi địa phương cũng như ảnh hưởng của các vấn đề như lao động để quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại khu vực có được bước chuyển hợp lý và đặc biệt là bền vững.

1.5.2 Hướng nghiên cứu trọng tâm của luận án

Từ khoảng trống nghiên cứu được tổng hợp ở phần trước, tác giả đề xuất các giả thuyết đặt ra để giải quyết trong luận án này:

(i) Thể chế, chính sách tác động tích cực đến chuyển dịch nhằm mục đích giảm tỷ trọng GDP nông nghiệp trên toàn khu vực bên cạnh thúc đẩy lao động di chuyển sang các ngành có NSLĐ cao hơn, cụ thể các vấn đề của thể chế, chính sách được đánh giá thông qua các chỉ số thành phần của chỉ số PCI

(ii)Liên kết các địa phương tạo thành một vùng kinh tế có mối quan hệ mật thiết giúp quá trình chuyển dịch ngành kinh tế, nhất là các ngành mới như dịch vụ thực thi hiệu quả và đúng hướng

(iii) Các nguồn vốn, cụ thể vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư công, vốn đầu tư tư nhân làm quá trình chuyển dịch từ nông - lâm nghiệp sang công nghiệp cũng như dịch vụ tại các địa phương trên địa bàn diễn ra hiệu quả

(iv) Cải tiến về khoa học công nghệ giúp các ngành có giá trị thặng dư cao như công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm được tỷ trọng lớn hơn

(v)Năng suất lao động tăng lên đi cùng các hiệu ứng dịch chuyển đáp ứng nhu cầu của quá trình chuyển dịch các ngành có năng suất cao như công nghiệp - xây dựng và dịch vụ

(vi) Quá trình chuyển dịch lao động giữa các ngành kinh tế được hỗ trợ và thúc đẩy bởi các nhân tố như năng suất lao động bên cạnh tác động của thể chế, chính sách

(vii) Quy mô về kinh tế của địa phương phản ánh các đặc tính cụ thể của từng địa phương ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển dịch ngành kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Các khái niệm cơ bản

2.1.1 Cơ cấu ngành kinh tế

“Cơ cấu kinh tế là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận” (Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2011) Cơ cấu kinh tế không chỉ thể hiện ở quan hệ tỷ lệ về mặt số lượng mà quan trọng hơn là mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế Xu hướng cho thấy rằng các quốc gia luôn đề cao phát triển kinh tế với tốc độ cao, đi kèm là tăng trưởng bền vững Do vậy, vai trò, tỷ trọng giữa các ngành kinh tế, giữa các vùng, lãnh thổ các thành phần kinh tế phải được xác định một cách cụ thể Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi quốc gia qua mỗi giai đoạn thời gian khác nhau sẽ là căn cứ để xác định cho chiến lược phát triển trong thời gian đó.

Ngô Thắng Lợi (2013) phân chia cơ cấu kinh tế ra thành các loại sau: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực thể chế, cơ cấu tái sản xuất, cơ cấu thương mại quốc tế Trong đó, nội dung về cơ cấu ngành kinh tế được nghiên cứu và quan tâm, cũng trong nghiên cứu của mình tác giả nhấn mạnh rằng nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công xã hội, và từ đó được phân thành 3 ngành gộp hay 3 khu vực, cụ thể là khu vực I bao gồm các ngành nông - lâm - ngư nghiệp; Khu vực II là các ngành công nghiệp và xây dựng; Khu vực III gồm các ngành dịch vụ Đây là các chia các khu vực theo lĩnh vực cấp một - cấp lớn nhất.

2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

2.1.2.1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Chenery và cộng sự (1986) hay Syrquin (1988) đã chỉ ra rằng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có thể hiểu phổ biến nhất rằng đó là chiến lược của một quốc gia để có được một chuyển dịch bền bỉ và hiệu quả trong việc phân loại và phát triển các ngành kinh tế trong từng giai đoạn thời gian mặc dù nó được định nghĩa dưới nhiều quan điểm khác nhau của các nhà khoa học khác nhau Sự thay đổi về hiện trạng nền kinh tế là không thể tránh khỏi, việc xuất hiện thêm các ngành hay mất đi những ngành hiện hữu tùy thuộc vào bối cảnh của quốc gia hay thế giới Ngoài ra, cũng phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau quy mô và tốc độ tăng trưởng của mỗi ngành là khác nhau Như vậy, quá trình CDCCN là quá trình diễn ra một cách liên tục, tùy thuộc vào đặc điểm của nền kinh tế (điều kiện bên trong và bên ngoài) trong từng giai đoạn khác nhau và mục đích lớn nhất đó là tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy rằng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn đi kèm với sự phát triển của một quốc gia, đặc biệt trong đó là CDCCN kinh tế, nội dung chủ yếu ở đây là sự chuyển dịch tỷ trọng từ nông nghiệp sang công nghiệp nhằm đạt được một sản lượng đầu ra với chất lượng và đầu ra cao hơn Tựu chung lại, quá trình CDCCN luôn hiện hữu trong chu trình phát triển của một nền kinh tế và nó luôn đi kèm với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Cơ cấu kinh tế được phân loại như sau: cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng - lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế Sau thời gian tương đối dài thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nước ta đang dần chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, và nó là nội dung quan trọng nhất của đại hội Đảng khẳng định cơ cấu kinh tế nhất thiết phải được định hướng một cách hợp lý Nội dung này cơ bản đã được tổng hợp qua cách mô tả, định nghĩa:“Quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế” (Ngô Thắng Lợi, 2013)

2.1.2.2 Các chỉ số đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Đo lường tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Tác giả sử dụng cách đánh giá tỷ trọng giữa các ngành với nhau nhằm đánh giá tốc độ chuyển dịch giữa các ngành, công thức được miêu tả như sau:

iiiiiiiiiiiiiii là tỷ trọng GDP hay lao động của ngành a trên tổng GDP hay tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế của địa phương i tại thời điểm t.

iiiiiiiiiiiiiii là tỷ trọng GDP hay lao động của ngành b trên tổng GDP hay tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế của địa phương i tại thời điểm t.

Với chỉ tiêu này, nghiên cứu sẽ đánh giá được ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch cơ cấu GDP hoặc lao động giữa các ngành cụ thể, ví dụ như người lao động di chuyển từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp chịu ảnh hưởng từ các nhân tố nào, từ đó đưa ra các giải pháp hoặc tỷ trọng GDP đóng góp vào nền kinh tế địa phương nhờ chuyển dịch từ nông nghiệp sang dịch vụ có thể chịu tác động lớn bởi thể chế của chính tỉnh/thành phố đó, dẫn đến các khuyến nghị cho các địa phương khác có thể học hỏi nếu muốn chuyển dịch mạnh cơ cấu ngành kinh tế của mình sang khối ngành các sản phẩm về dịch vụ.

Chỉ số chuyển dịch cơ cấu

Trong đó: i mô tả cho ngành thứ i (i= 1, 2, 3, …, n)

 1 và  0 lần lượt là tỷ trọng của ngành i tại thời kỳ nghiên cứu và thời kỳ gốc i i được tính bằng phần trăm (%).

Với chỉ số chuyển dịch cơ cấu nói chung, chỉ số này càng cao miêu tả cho sự thay đổi hay chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế lại càng sôi động, mạnh mẽ.

Chỉ số Lilien được Lilien (1982) xây dựng để đo lường tái phân bổ lao động giữa các ngành hoặc các vùng.

Trong đó iiiiiiiiiiiiiii là tỷ trọng lao động của ngành i tại thời điểm t,

iiiiiiiiiiiiiii là tốc độ tăng lao động của ngành i tại thời điểm t,

 là tốc độ tăng lao động chung.

Với chỉ số này, tốc độ tăng lao động của mỗi ngành trong ngành trong nền kinh tế nếu tương đương với tốc độ tăng lao động của cả nền kinh tế thì giá trị của LI bằng

0 Mặt khác, nếu chỉ số này lớn sẽ mô tả sự biến động càng lớn trong tỷ trọng lao động dịch chuyển giữa các ngành kinh tế.

Như vậy, nếu các nhân tố có quan hệ thuận chiều với chỉ số chuyển dịch cơ cấu và chỉ số Lilien thì các nhân tố này đã có những ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của mỗi địa phương.

2.1.3 Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra NSLĐ xã hội cao.

Thuật ngữ hiện đại hóa thường đi kèm với công nghiệp hóa do mối quan hệ tương quan lẫn nhau giữa hai sự chuyển biến này Nền kinh tế sử dụng máy móc và công nghệ kỹ thuật tiên tiến hơn thì thường đầu tư tập trung vào công nghiệp - dịch vụ hơn là nông nghiệp Theo các học giả nghiên cứu về kinh tế học, CNH chỉ có thể thành công nếu nền kinh tế chuyển dịch tập trung sang khu vực chế biến chế tạo Mô hình công nghiệp được nghiên cứu bởi Hoffman (1958) chia các ngành chế biến - chế tạo thành các ngành sử dụng để tiêu dùng là cơ bản (use-based) Trong khi đó, Chenery và cộng sự (1986) lại phân các ngành chế biến chế tạo thành ba nhóm, đó là công nghiệp sớm, giữa và muộn (early, middle and late industries) Thời gian tiếp theo, ngành công nghiệp này lại được chia ra thành công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng (Syrquin và Chenery, 1989) Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là chuyển dịch hướng công nghiệp, hiện đại hóa đất nước Xét trong tổng thể kinh tế quốc dân, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam là một trong những nội dung cơ bản của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm phát triển kinh tế hiệu quả Trong quá trình này, Việt Nam đã chuyển từ cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Trong giai đoạn đầu từ những năm 1960 đến cuối những năm 1980, cơ cấu ngành công nghiệp được hình thành trên đường lối “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ” (Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn, 2007).Với sự trợ giúp từ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, Việt Nam đã từng bước các nền tảng phát triển cả công nghiệp nặng (điện, cơ khí, hóa chất, ) và công nghiệp nhẹ (dệt may, điện tử dân dụng, kim khí tiêu dùng, ), từ đó đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống Nhưng thời điểm bấy giờ, cơ cấu công nghiệp đã bộc lộ các nhược điểm có thể kể tên như, sự mất cân đối nghiêm trọng giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, quy mô nhỏ bé, trình độ kỹ thuật lạc hậu, không huy động được các nguồn lực để tập trung phát triển hay quan hệ giữa các ngành công nghiệp hoặc giữa các ngành công nghiệp với các ngành khác hết sức lỏng lẻo và kém hiệu quả Đến giữa những năm 1980, ngành công nghiệp tập trung hơn vào phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, cơ cấu công nghiệp cũng đã có được những kết quả cụ thể, như ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất, các ngành công nghiệp chế biến kết hợp với ngành nông, lâm, thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng góp phần thỏa mãn nhu cầu của thị trường trong nước bên cạnh tăng kim ngạch xuất khẩu Lợi thế về lao động cũng là một nội dung mà ngành công nghiệp tại Việt Nam đã tận dụng được, năng suất tăng dần cùng lượng lao động dồi dào đã góp phần chuyển dần phương thức từ gia công cho nước ngoài sang tự cung ứng nguyên vật liệu, từ đó xuất khẩu cho đối tác nước ngoài Ngoài ra, công nghiệp nặng cũng được chọn lọc với quy mô và các bước đi phù hợp với điều kiện của đất nước nhằm đáp ứng quan trọng việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ của các ngành kinh tế trong quá trình chuyển dịch sang công nghiệp.

Một xu hướng mới đang tiếp cận gắn với tăng trưởng xanh, đó là nền kinh tế một khi đã đáp ứng được trình độ về khoa học công nghệ hay công nghiệp hóa tương đối hiệu quả sẽ từng bước chuyển dịch sang ngành dịch vụ Sharpley (2000) chỉ ra rằng nếu một quốc gia nhận ra được tầm ảnh hưởng của các ngành bộ phận của ngành dịch vụ thì sẽ thu hút được nguồn lực lớn, từ đó có được sự tăng trưởng bền vững Các nước trong khu vực châu Á như Hồng Kông hay Xinh-ga-po đã có được những thành tựu lớn về kinh tế nhờ ý thức và định hướng hiệu quả xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành này.

Từ lợi thế là điểm trung chuyển hàng hóa, hai nền kinh tế này thu hút được các ngân hàng lớn tham gia và tạo được một hệ thống tài chính lớn, sau đó, các quốc gia này thúc đẩy việc xây dựng các hạng mục nhằm kích thích tăng trưởng trong ngành du lịch, tạo ra nguồn thu khổng lồ từ ngành được mô tả là “công nghiệp không khói này”. Việt Nam trong thời gian từ năm 2000 đến nay cũng đã tập trung đẩy mạnh, xây dựng và hoàn thiện cơ sở để có thể phát triển ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sang ngành này Hệ thống dịch vụ về tài chính như ngân hàng, thị trường chứng khoán góp phần thúc đẩy phát triển hệ thống tài chính nói chung cũng như các dịch vụ mới nhằm phục vụ nhu cầu của người dân bên cạnh các dịch vụ liên quan đến hoạt động thương mại Ngoài ra cũng cần đề cập đến chủ trương phát triển ngành du lịch, tổng thể chung Chính phủ cũng đã có những quyết sách cụ thể như quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 nhằm quy hoạch tổng thể quy mô đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 hay quyết định số 321/QĐ-TTg ngày

18/02/2013 nhằm phê duyệt chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013-

Cơ sở lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành

Sự phát triển của một quốc gia thành công hay không phụ thuộc vào quá trình chuyển dịch cơ cấu từ các ngành hiệu suất thấp đến ngành hiệu suất cao Các nhà nghiên cứu thường tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế hiện đại luôn quan tâm đến việc đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành của quốc gia hay khu vực đó vì nó là một trong sáu đặc điểm chính của tăng trưởng kinh tế Các cường quốc trên thế giới đều phải trải qua một quá trình tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và chịu tác động lớn chuyển dịch cơ cấu ngành chính xác và liên tục Hoạt động kinh tế công nghệ cao hơn, tinh vi, tinh xảo hơn, sử dụng ít sức lao động hơn được cho thấy ở các quốc gia này Các nền kinh tế đang phát triển bắt đầu tham gia vào quá trình CNH cùng xu hướng chung trên thế giới từ năm 1945 với việc tập trung vào khu vực chế biến - chế tạo Họ từ bỏ khu vực khai mỏ - khai khoáng và nông nghiệp mà tập trung vào khu vực mang lại đầu ra hiệu quả hơn Sau sự phát triển của công nghiệp, thế giới chứng kiến sự phát triển của khu vực dịch vụ từ những năm 1970.

Sự thay đổi cơ cấu kinh tế không phải là một quá trình ngẫu nhiên mà phụ thuộc vào các yếu tố nền tảng của nền kinh tế Sự khác biệt về nguồn lực, năng suất, hiệu quả, thị hiếu dẫn tới tốc độ tăng trưởng khác nhau giữa các ngành trong nền kinh tế và làm thay đổi cơ cấu kinh tế Việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế trong mỗi giai đoạn nhất định cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chính sách ưu tiên, chẳng hạn chính sách công nghiệp hoá sẽ huy động nguồn lực trong nền kinh tế cho phát triển công nghiệp làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá Sự thay đổi cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia không phải là một quá trình ngẫu nhiên mà do các yếu tố nền tảng trong nền kinh tế đó Nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu thường sử dụng cách phân loại các ngành trong nền kinh tế thành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ và nghiên cứu sự thay đổi tỷ trọng trong từng ngành/lĩnh vực trong tổng thể nền kinh tế.

2.2.1 Một số lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Lý thuyết thay đổi cơ cấu (Structural-change theory) dựa trên giả thuyết tình trạng kém phát triển là do việc không sử dụng hết các nguồn lực do yếu tố về cấu trúc, thể chế ở cả trong nước và quốc tế gây ra Vì vậy, phát triển đòi hỏi thoả mãn nhiều điều kiện hơn chỉ là tích luỹ tư bản Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp thể hiện dựa trên tỷ trọng được hiểu là Chuyển đổi/chuyển dịch cơ cấu (Structural transformation) Tuy nhiên đây là nội dung khi nghiên cứu lý thuyết thay đổi cơ cấu, thực tế hiện nay khái niệm nay không chỉ bao hàm trong nông nghiệp và công nghiệp Trong quá trình phát triển, các quốc gia thường lựa chọn con đường công nghiệp hoá, tức là ưu tiên cho công nghiệp Để công nghiệp hoá thành công, ngành nay phải sử dụng các nguồn lực đang sử dụng trong ngành nông nghiệp và dịch vụ nhằm đổi mới, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất và tốc độ tăng trưởng.

2.2.1.1 Lý thuyết “cất cánh” của Arthus Lewis

Trong những năm 1950 và 1960, các nhà lý thuyết cho rằng, quá trình phát triển của một quốc gia chính là một chuỗi các giai đoạn tăng trưởng mà quốc gia này phải đi qua Lý thuyết các giai đoạn phát triển của Rostow (1960) cho rẳng quá trình phát triển của mỗi quốc gia đều trải qua năm giai đoạn: Xã hội truyền thống, chuẩn bị cất cánh, cất cánh, chín muồi kinh tế và tiêu dùng hàng loạt Lý thuyết này cho rằng các nước đang phát triển đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện nay nằm trong giai đoạn chuẩn bị cất cánh và cất cánh Khoảng thời gian này chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu và nền kinh tế thay đổi từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp trong đó nền kinh tế có thể đã hình thành những ngành chủ lực thúc đẩy công nghiệp hoá Tuy nhiên, lý thuyết các giai đoạn phát triển của Rostow không phải đúng cho tất cả các quốc gia đang phát triển Không có nhiều bằng chứng thực nghiệm ủng hộ phỏng đoán này.

Fisher (1939), Fourastié (1949), Kuznets và Murphy (1966), Kuznets (1976) và Krüger (2008) đưa ra các bằng chứng về sự thay đổi cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển và đã phát triển Nhận định của họ đưa ra rằng có bốn yếu tố chính thức thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành: (i) Sự thay đổi về cầu hàng hoá dịch vụ giữa các ngành do thị hiếu thay đổi; (ii) Sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng của tổng năng suất yếu tố giữa các ngành; (iii) Sự khác biệt về hệ số co giãn của sản lượng và đầu vào của các ngành Và cuối cùng Wagner, Endres và Eichner (2010) chỉ ra rằng sự thay đổi trong sản xuất hàng hoá trung gian giữa các ngành cũng là một yếu tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế Có nhiều quan điểm khác nhau về chuyển đổi cơ cấu được các nhà khoa học đưa ra Tuy nhiên, ba quan điểm được chấp nhận phổ biến trong nghiên cứu và giảng dạy bao gồm: Thay đổi cơ cấu của Kuznets, thay đổi cơ cấu Furastie và thay đổi cơ cấu Syrquin Dạng thay đổi Kuznets được áp dụng với các nước phát triển trong giai đoạn đầu trong khoảng thời gian đầu của thế kỷ XX Với dạng thay đổi này, tỷ trọng lao động nông nghiệp sẽ giảm theo quá trình phát triển Bên cạnh đó, tỷ trọng lao động công nghiệp sẽ không thay đổi trong quá trình phát triển và cuối cùng tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ tăng lên trong quá trình phát triển.

Dạng thay đổi Fourastie lại quan tâm tới sự thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành trong một thời gian dài suốt thế kỷ XIX và XX Điểm khác biệt của dạng thay đổi này với quan điểm của Kuznets đó là: tỷ trọng lao động công nghiệp sẽ tăng lên trong giai đoạn đầu của sự phát triển - giai đoạn công nghiệp hoá và sẽ giảm đi ở giai đoạn sau của quá trình phát triển Dạng thay đổi cơ cấu Syrquin lại cho rằng nền kinh tế chuyển dịch cơ cấu theo ba giai đoạn: sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hoá và nền kinh tế phát triển Bên cạnh đó, dạng thay đổi Baumol (1967) lại đánh giá dựa trên sự khác biệt công nghệ giữa các ngành.

2.2.1.2 Các lý thuyết về mô hình hai khu vực

Mô hình hai khu vực là một lý thuyết phát triển nổi tiếng Mô hình này được phát triển bởi Arthur Lewis trong những năm 1950 Giai đoạn sau đó mô hình này được áp dụng tại những quốc gia có nguồn lao động dồi dào như Trung Quốc, Ấn Độ,Indonesia và một số quốc gia đang phát triển Các nền tảng của mô hình hai khu vực của Lewis có thể được mô tả như sau: (i) Trong một nền kinh tế kém phát triển có hai khu vực: Khu vực nông nghiệp truyển thống và khu vực công nghiệp/hiện đại Khu vực nông nghiệp tập trung ở nông thôn nơi có sự dư thừa lao động Lao động dôi dư này có năng suất lao động cận biên bằng không và có thể được rút ra khỏi khu vực nông nghiệp mà không làm giảm sản lượng ở khu vực nông nghiệp Khu vực công nghiệp tập trung ở đô thị nơi có năng suất lao động cao và liên tục thu hút được lao động chuyển đến từ khu vực nông nghiệp mà không làm tăng thêm tiền công lao động ở khu vực này (ii) Lao động chuyển từ khu vực truyền thống sang khu vực hiện đại cộng với lao động đang làm trong khu vực hiện đại sẽ làm tăng thêm sản lượng ở khu vực này Tốc độ tăng sản lượng của khu vực công nghiệp sẽ phụ thuộc vào tích luỹ tư bản và đầu tư vào phát triển công nghiệp Đầu tư làm sản lượng khu vực công nghiệp tăng và lợi nhuận ở khu vực hiện đại tăng lên Khu vực công nghiệp tiếp tục sử dụng lợi nhuận này để tái đầu tư mở rộng sản xuất của khu vực nông nghiệp.

Tuy nhiên, mô hình hai khu vực là mô hình đơn giản và miêu tả chủ yếu của các nền kinh tế phương Tây Với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, việc áp dụng mô hình Lewís cần chú ý những điểm sau Thứ nhất, tốc độ di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp khác biệt với tốc độ tích luỹ vốn ở khu vực công nghiệp Thứ hai, khu vực nông thôn có lao động dư thừa là giả định cần xem xét trong thực tế bối cảnh Việt Nam Thứ ba, việc giữ cho tiền công thực tế ở khu vực thành thị không thay đổi cho tới khi lao động dư thừa ở nông nghiệp di chuyển hết sang khu vực công nghiệp là không thể Cuối cùng, Todaro và Smith (2012) đề cập trong mô hình đa cân bằng và lý thuyết Big-push của mình rằng khu vực công nghiệp ở các nước đang phát triển như Việt Nam có thể không tuân theo quy luật lợi tức giảm dần Khi chính sách phù hợp được triển khai, lợi tức có thể tăng dần tại khu vực này.

Những hạn chế của mô hình hai khu vực của Lewis đã đưa đến những hướng nghiên cứu mới cho các nhà khoa học Mô hình của Oshima (1987) đưa ra quan điểm rằng lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp là không đúng trong bối cảnh các nước châu Á mà chỉ thiếu việc làm trong giai đoạn nông nhàn Giai đoạn đầu của phát triển, lao động nông nhàn cần được tạo việc làm ở khu vực công nghiệp Thu nhập và cầu sản phẩm công nghiệp sẽ được tăng lên trong thời gian này Khi cầu sản lượng tăng, khu vực này cần được đầu tư để có thêm lao động từ khu vực nông nghiệp sang để đáp ứng việc tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu về sản phẩm công nghiệp Sức ép tăng tiền công ở cả hai khu vực đẩy cả hai vào việc phải áp dụng tiến bộ công nghệ để tăng năng suất và thu nhập Kết luận của Oshiwa rằng cần tập trung cho nông nghiệp, sau đó đầu tư cho cả hai khu vực một cách tương ứng thì tăng trưởng kinh tế mới được thúc đẩy và quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế mới được kích thích Mục tiêu nữa cũng được thoả mãn trong lý thuyết của Oshiwa là hạn chế sự phân hoá sự giàu nghèo giữa cả hai khu vực.

Các nghiên cứu tiên phong về cách thức chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở các nước đang phát triển có thể chú ý đến các nghiên cứu của Fourastié (1949), Kuznets (1976), Syrquin (1988), Krüger (2008) và Todaro và Smith (2012).

2.2.1.3 Lý thuyết về mô hình “đàn ngỗng bay” của Kaname Akamatsu

Akamatsu (1962) phát triển mô hình “đàn ngỗng bay” thành ba phiên bản: phiên bản một quốc gia - một sản phẩm, phiên bản một quốc gia - nhiều sản phẩm, và phiên bản đa quốc gia Phiên bản thứ nhất mô tả sự phát triển của một ngành công nghiệp tại một quốc gia nhất định, nhà nghiên cứu đưa ra mô hình đối với một nhóm sản phẩm (với kết quả thực nghiệm cho một số ngành công nghiệp tại Nhật Bản) gồm các giai đoạn tuần tự (i) Giai đoạn một: các nước kém phát triển nhập khẩu hàng chế biến hoàn thiện từ nước ngoài, như hàng tiêu dùng rồi sau đó xuất khẩu trở lại một số sản phẩm thủ công nghiệp và nông nghiệp Trong giai đoạn này, sự xuất hiện của các sản phẩm nhập khẩu sẽ thúc đẩy nhu cầu nội tại đất nước, từ đó khuyến khích sản xuất các mặt hàng này ngay tại nước bản địa (ii) Giai đoạn hai: hình thái sản xuất mới đòi hỏi việc nhập khẩu máy móc, các công cụ để phục vụ sản xuất Khi một ngành công nghiệp non trẻ được phát triển từ có thể sản xuất được các sản phẩm nửa chế tạo thành các loại hàng hóa chế tạo đầy đủ thì sự chuyển dịch ngược lại của hàng hóa nhập khẩu từ chế tạo đầy đủ đến sản phẩm nửa chế tạo cũng diễn ra Điều này chứng tỏ cho quốc gia đạt đến giai đoạn tích lũy tư bản và phỏng theo công nghệ chế tạo của các nước phát triển (iii) Giai đoạn thứ ba là giai đoạn CNH xuất khẩu khi ngành công nghiệp sản xuất bản địa đã thiết lập Số lượng sản phẩm trong nước vượt quá nhu cầu của người tiêu dùng dẫn đến đủ nguồn lực để sản xuất, bên cạnh đó quốc gia ngoài việc xuất khẩu, bắt đầu chuyển giao một số sản phẩm công nghiệp tiêu dùng cho các nước kém phát triển hơn Mô hình một quốc gia - một sản phẩm được xem là mô hình dạng ngỗng bay cơ bản Thuật ngữ này được mô tả theo hình dạng của đồ thị ba đường cong theo thời gian của một sản phẩm cụ thể, đường cong đầu tiên biểu diễn nhập khẩu; đường cong thứ hai biểu diễn sản xuất trong nước và đường cong thứ ba biểu diễn xuất khẩu.

Hình 2.1 Mô hình đàn ngỗng bay

Mô hình một quốc gia - một sản phẩm được Akamatsu mở rộng thành mô hình một quốc gia - nhiều sản phẩm Tác giả chỉ ra rằng “thời điểm mà các đường cong sản xuất trong nước và xuất khẩu vượt qua nhập khẩu sẽ đến sớm hơn với hàng hóa thô và muộn hơn đối với hàng hóa tinh, tương tự sẽ đến sớm hơn đối với hàng tiêu dùng và muộn hơn đối với hàng hóa vốn” Từ đó, những dự đoán về thứ tự phát triển của các ngành công nghiệp được đề xuất, đầu tiên là các ngành công nghiệp nhẹ, sau đó là các ngành công nghiệp nặng bên cạnh việc xuất hiện trước của công nghiệp hạ nguồn, tiếp đến là các ngành công nghiệp thượng nguồn Trình tự này diễn ra phổ biến ở các nước châu Á, như sự chuyển dịch từ các ngành công nghiệp dệt may đến công nghiệp hóa chất, rồi đến ngành thép, ngành công nghiệp ô tô và các ngành sản xuất các thiết bị điện - điện tử.

Kết hợp với mô hình cùng dạng trên phương diện liên ngành bởi sự phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình CNH, phiên bản thứ ba của mô hình về sự liên kết của các quốc gia ở các giai đoạn phát triển khác nhau xuất hiện Không phải tất cả quốc gia di chuyển về phía trước với tốc độ như nhau, tồn tại xu hướng về sự ảnh hưởng của các nước tiên tiến đến các quốc gia kém phát triển Vấn đề cơ cấu ngành có ý nghĩa rất quan trọng trong sự đuổi kịp của các nước đang phát triển với các nước có nền kinh tế phát triển, ba hình thức được nêu ra, đó là sản xuất hàng hóa thâm dụng vốn hơn - tương ứng với nâng cấp cường độ vốn, thứ hai là sản xuất hàng hóa chất lượng hơn và phức tạp hơn - nâng cao chất lượng, cuối cùng chuyển dịch toàn nền kinh tế lên các bậc thang công nghiệp - nâng cấp toàn bộ nền kinh tế Nhà nghiên cứu nhấn mạnh việc để có thể bắt kịp, nền kinh tế phải liên tục điều chỉnh cơ cấu, ví dụ như loại bỏ các ngành công nghiệp không có lợi thế so sánh và nuôi dưỡng các ngành có lợi thế so sánh trong nền kinh tế. Việc điều chỉnh này có thể gây ra xung đột và bất ổn bên trong các nền kinh tế, do vậy chính sách điều chỉnh cơ cấu phải bám sát các thay đổi cơ cấu và duy trì sự hợp lý.

Mô hình này được các nhà nghiên cứu đánh giá là có cơ sở khi đánh giá sự phát triển của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan với sự phát triển chóng mặt trong cơ cấu công nghiệp, cụ thể quá trình cơ cấu công nghiệp đi từ công nghiệp nhẹ đòi hỏi ít vốn sang công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất, tiếp đến công nghiệp điện tử và các ngành công nghệ cao Mô hình “đàn ngỗng bay” cho Chính phủ biết được những ngành công nghiệp nào cần được thúc đẩy và hỗ trợ trong mỗi giai đoạn CNH.

2.2.1.4 Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Moshe Syrquin

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ hiện đại được Syrquin (1988) đề xuất cũng có ba giai đoạn: sản xuất sơ cấp, CNH và nền kinh tế phát triển Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn “sản xuất sơ cấp”, trong giai đoạn này tồn tại sự ảnh hưởng của hoạt động kinh tế sơ cấp do ngành nông nghiệp đóng vai trò là nguồn lực chính trong việc gia tăng sản lượng của các hàng hóa cơ bản Tỷ trọng của ngành này cũng chiếm tỷ trọng lớn, do vậy tăng trưởng tổng thể chậm hơn trong giai đoạn đầu này, thu nhập bình quân của người dân thấp và tồn tại sự hạn chế của các mặt hàng công nghiệp chế biến chế tạo.

Quy trình nghiên cứu chung

Quy trình của nghiên cứu được chia ra ba bước cơ bản, đó là:

- Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết.

Trong nghiên cứu lý thuyết, tác giả đã tổng hợp những nghiên cứu đi trước trong và ngoài nước, từ đó tìm ra khoảng trống để áp dụng cho nghiên cứu của mình Bên cạnh đó, những lý thuyết về cơ cấu ngành kinh tế hay chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng được tìm hiểu nhằm khai thác nguồn lực đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu Và quan trọng nhất, đó là cơ sở lý thuyết về các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, từ đó, xây dựng được mô hình nghiên cứu cho luận án.

- Bước 2: Nghiên cứu thực tiễn.

Từ các câu hỏi nghiên cứu được xác định ở bước 1, tác giả tiếp tục quá trình thu thập số liệu nhằm đáp ứng giải quyết mô hình kinh tế lượng cùng các biến số được xác định, các số liệu chủ yếu được thu thập từ nguồn thứ cấp của Niên giám thống kê các tỉnh qua các năm được lưu tại Tổng cục Thống kê.

- Bước 3: Xử lý số liệu, đưa ra kết quả thực nghiệm, kết luận và đề ra giải pháp.

Từ số liệu được thu thập ở bước 2, tác giả tiến hành xử lý số liệu nhằm đáp ứng yêu cầu của phương pháp nghiên cứu đã lựa chọn là mô hình số liệu mảng đa biến bao gồm phương pháp của mô hình phân tích OLS gộp, mô hình số liệu mảng cố định (FEM), mô hình số liệu mảng ngẫu nghiên (REM) và phương pháp mô men tổng quát (GMM) của mô hình số liệu mảng động Từ kết quả thực nghiệm sau khi áp dụng các phương pháp nghiên cứu của mô hình kinh tế lượng, tác giả đánh giá đưa ra những đánh giá dựa trên tổng quan và cơ sở lý thuyết đã thu thập ở bước 1.

Từ đó, đưa ra những giải pháp phù hợp với khu vực cũng như xu hướng của quốc gia và thế giới.

• Nghiên cứu tổng quan các công trình liên quan để xác định

• Nghiên cứu lý thuyết về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

• Nghiên cứu các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch kinh tế ngành ở địa phương

• Xây dựng mô hình nghiên cứu

• Thu thập số liệu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại các địa phương trong khu vực duyên hải Trung Bộ

• Thu thập số liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch tại khu vực

• Đưa ra các kết quả bằng sử dụng phần mềm kinh tế lượng

• Diễn giải kết quả tương ứng với lý thuyết cũng như nghiên cứu thực tiễn

• Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch hiệu quả hơn dựa trên hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng

Nghiên cứu lý thuyết Kết quả thực nghiệm

Hình 2.3 Quy trình nghiên cứu của đề tài

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CÁC TỈNH DUYÊN HẢI TRUNG BỘ

Khái quát về các tỉnh trong khu vực duyên hải Trung Bộ

3.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh trong khu vực

Về mặt lịch sử cũng như vị trí tương quan về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng hay đặc điểm cụ thể để liên kết phát triển kinh tế, Chính phủ đã định hướng phân chia khu vực duyên hải Trung Bộ ra làm 3 khu vực nhỏ hơn, bao gồm tiểu vùng Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Quảng Trị, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định và tiểu vùng Nam Trung Bộ từ Phú Yên đến Bình Thuận.

Tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với tiểu vùng Bắc Trung Bộ là Thanh Hóa, cùng với bộ máy công quyền tương đối linh hoạt, địa phương đã xây dựng và tập trung mạnh vào phát triển công nghiệp nặng, tập trung khai thác nguồn lực sẵn có của địa bàn với tốc độ tăng trưởng khá so với bình diện chung của cả nước Không có được vị trí địa lý thuận lợi như Thanh Hóa nhưng cùng chung nền tảng thu hút đầu tư hiệu quả, Hà Tĩnh cũng có được phương châm, kế hoạch làm việc rõ ràng để phát triển công nghiệp nặng với điển hình khu công nghiệp Vũng Áng để có được bức tranh kinh tế tương đối khởi sắc Địa phương nằm giữa hai tỉnh thành này thì lại không có được định hướng cụ thể nên vẫn chưa có những đột phá trong tăng trưởng, đó là Nghệ

An Trong tiểu vùng cũng tồn tại những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh như Quảng Bình, Quảng Trị và chính các địa phương này có điều kiện và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm nhất toàn vùng Không định hướng cụ thể phát triển nhanh về công nghiệp nặng như Thanh Hóa và Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị tập trung khai thác ngành dịch vụ với việc tạo ra điểm kết nối giữa miền Bắc và khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung bên cạnh khai thác những giá trị về văn hóa và di tích lịch sử vốn có.

So sánh hai địa phương với nhau, Quảng Bình có lợi thế hơn vì ít bị tàn phá bởi chiến tranh bằng và có nhiều tài nguyên thiên nhiên hay danh lam thắng cảnh hơn Tuy nhiên, nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của hai địa phương vẫn còn kém.

Khu vực kinh tế trọng điểm Trung Bộ bao gồm những địa phương có bộ máy chính quyền năng động, đưa ra những chính sách thích nghi với điều kiện của quốc gia cũng như địa phương Do vậy, điều kiện về kinh tế - xã hội hay tốc độ tăng trưởng của các địa phương trong khu vực là động lực cho toàn bộ khu vực duyên hải Trung Bộ. Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam đang liên kết du lịch để tạo cho mình một

65 điểm đến chung cho du khách trong nước cũng như quốc tế, bên cạnh Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định cũng đang thúc đẩy tạo ra liên kết mạnh về công nghiệp nặng và công nghiệp chế tạo phụ trợ liên quan Ngoài ra, kinh tế biển cũng là một nội dung mà các tỉnh trong khu vực này có nhiều lợi thế và tiềm năng để khai thác.

Tiểu vùng Nam Trung Bộ có những lợi thế về du lịch biển, điển hình của phát triển kinh tế trong khu vực từ khai thác du lịch và tài nguyên biển lâu đời là tỉnh Khánh Hòa, đây cũng chính là trung tâm và động lực phát triển cho toàn tiểu vùng Bên cạnh đó, các lợi thế khác về năng lượng tái tạo cũng đang dần được khai thác, điển hình như năng lượng về mặt trời tại Bình Thuận và tái tạo năng lượng gió tại Ninh Thuận Nhìn chung các địa phương trong tiểu vùng cũng đang dần tạo nên cho mình một liên kết tương đối vững chắc về du lịch khi đưa thêm cả Phú Yên vào trong liên kết ba địa phương vốn có từ trước, nhưng các sản phẩm du lịch của các địa phương còn tương đối trùng lặp, cần có những sản phẩm mang đặc tính và được khai thác đúng với giá trị vốn có của nó - ví dụ như hiện tại các sản phẩm du lịch tại Phú Yên được đánh giá hấp dẫn do tính mộc mạc, giản dị của nó, vì vậy không nên đánh đổi giữa doanh thu mà làm mất giá trị bản sắc của các sản phẩm du lịch trên địa bàn.

3.1.2 Chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các tỉnh trong khu vực

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đến năm 2020 được thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 9 tháng 7 năm 2013 Nội dung của quy hoạch đề cập đến việc tăng quy mô GDP của vùng lên gấp 2,2 lần năm 2010, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển chiều sâu, trong đó các lợi thế so sánh vùng cần phải được tập trung khai thác nhằm đưa tỷ trọng khu vực dịch vụ trên toàn khu vực tăng đến 39,9% năm

2020 và với tỷ trọng khu vực công nghiệp là 41,9%, giải quyết việc làm cho khoảng 400 nghìn lao động.

Về khu vực công nghiệp - xây dựng, quy hoạch xác định trọng tâm việc phát triển các khu công nghiệp lớn ở các địa phương như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam,Quảng Ngãi, Bình Định Tận dụng khai thác các lợi thế sẵn có của vùng, bên cạnh đó áp dụng công nghệ thông tin và phát triển các ngành công nghiệp điện tử hay công nghiệp chế tạo ô-tô Ngoài ra, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu kinh tế nhằm thu hút các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước Trên thực tế, các địa phương được kỳ vọng chuyển dịch nhanh và hiệu quả sang khu vực công nghiệp như Thanh Hóa, HàTĩnh, Quảng Nam và Quảng Ngãi đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ của mình Chủ trương rõ ràng cùng với sự hình thành các khu công nghiệp hiện đại đã giúp các tỉnh thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực, kết quả là lao động trên địa bàn có được công việc với thu nhập khá, thu hút được lao động có chất xám bên cạnh thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ Tuy nhiên, mục tiêu liên kết các tiểu vùng chưa thực sự hiệu quả, Thừa Thiên Huế hay Đà Nẵng duy trì các khu công nghiệp nhưng dường như chưa có liên kết với các địa phương thúc đẩy mạnh về khu vực kinh tế này như Quảng Nam hay Quảng Ngãi Tiểu vùng Bắc Trung Bộ cũng không có được mối quan hệ mật thiết với nhau, điển hình như Nghệ An nằm giữa Thanh Hóa và Hà Tĩnh nhưng không tạo ra được các mô hình thu hút hấp dẫn như hai địa phương lân cận mình.

Về khu vực dịch vụ, các địa phương có lợi thế về dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng biển hay hàng hải quốc tế như Đà Nẵng, Khánh Hòa cần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của địa phương, xây dựng các liên kết hiệu quả với các tỉnh bạn tạo ra chuỗi các sản phẩm nhằm giữ chân du khách và cải thiện chất lượng của dịch vụ cung cấp Quả thực, thành phố Đà Nẵng và thành phố Nha Trang của Khánh Hòa đã chứng minh giá trị của tập trung chuyển dịch, phát triển khu vực dịch vụ từ những lợi thế của địa phương Có thời gian chuyển dịch sang khu vực dịch vụ trước, Khánh Hòa đang tập trung xây dựng những sản phẩm mới xung quanh thành phố trung tâm của mình, đó là các sản phẩm du lịch tại Cam Ranh hay Ninh Hòa, hay tập trung phát triển trọng điểm khai thác cảng biển và hàng hải như tại Vân Phong nhờ diện tích rộng lớn và phù hợp với điều kiện tự nhiên Đà Nẵng là thành phố tiêu biểu cho sự phát triển nhanh và hiệu quả nhờ xác định đúng trọng tâm chuyển dịch ngành kinh tế của mình, không có bản sắc lâu đời như Khánh Hòa nhưng nhờ thực hiện hiệu quả việc kêu gọi đầu tư cùng cơ chế chính sách thông thoáng, thành phố nằm giữa cố đô Huế và người anh em Quảng Nam này là một cực thu hút khách du lịch trong nước cũng như quốc tế trong 10 năm trở lại đây Ngành dịch vụ mang đến nhiều công việc phù hợp cho người dân địa phương, sự đòi hỏi của các sản phẩm chuyên nghiệp thúc đẩy người lao động trau dồi kiến thức để có được thu nhập cao hơn Chính nó đã kéo lao động người bản địa có tri thức quay trở về mảnh đất nơi mình sinh ra hay các cơ sở giáo dục đào tạo phát huy năng lực của mình để góp phần đẩy nhanh năng suất lao động của địa phương góp phần đáp ứng nhu cầu của quá trình chuyển dịch sang ngành dịch vụ như định hướng.

Các địa phương như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị của tiểu vùng Bắc Trung

Bộ hay Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận của tiểu vùng Nam Trung Bộ vẫn đang có những bước chuyển dịch chậm chạp Một phần lý do được nêu ra việc định hướng thiếu kiên quyết, thứ nữa là không có cơ chế liên kết hiệu quả với các địa phương khác trong tiểu vùng Mặt khác, thể chế chính sách chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư cũng là lý do để các địa phương này không đạt được mục tiêu đề ra về chuyển dịch mạnh mẽ các ngành kinh tế của địa phương.

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế các tỉnh duyên hải Trung Bộ

Giai đoạn phát triển từ sau 1995 đến nay chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương trong khu vực, phần này sẽ mô tả quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong hai giai đoạn 1995-2005 và 2006-2017 Giai đoạn đầu tiên chứng kiến sự chuyển dịch tương đối nhanh trên bình diện chung, nhưng giai đoạn sau khi trải qua 10 năm phát triển vượt bậc, các địa phương phải tái cơ cấu nền kinh tế do Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) năm 2006, cùng với đó bên cạnh những ảnh hưởng tích cực như gia nhập với thị trường quốc tế hay nguồn vốn từ nước ngoài, thì nền kinh tế cũng chịu chung những ảnh hưởng từ các cú sốc do ảnh hưởng của các khủng hoảng tài chính, kinh tế trên thế giới cũng như trong nước. Đây là cũng là lý do tác giả lựa chọn giai đoạn 2007-2017 làm mẫu số liệu cho nghiên cứu của mình.

3.2.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương giai đoạn 1995-2005

Cơ cấu kinh tế của các địa phương trong khu vực duyên hải miền Trung giai đoạn 1986-1995 phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, lâm nghiệp và các ngành thuỷ sản. Công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã mang đến sự thay đổi như thế nào đối với các địa phương ở 14 tỉnh nằm giữa đất nước này.

Bảng 3.1 Cơ cấu GDRP ngành kinh tế của các địa phương giai đoạn 1995-2005

Tỉnh/thành phố Năm Nông nghiệp, Lâm nghiệp, thuỷ sản

Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Tỉnh/thành phố Năm Nông nghiệp, Lâm nghiệp, thuỷ sản

Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh qua các năm Đa số các địa phương giảm phần lớn tỷ trọng của các ngành trước đó có thể gọi là chủ lực như nông, lâm nghiệp trong giai đoạn 10 năm đang nghiên cứu, từ chiếm đến xấp xỉ đến hơn 50% quy mô nền kinh tế xuống chỉ còn trên dưới 30%, điển hình như

Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình

Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên

Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên và Bình Thuận Các địa phương không phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp - nông thôn như Đà Nẵng hay Khánh Hoà nhanh chóng chọn cho mình con đường phát triển riêng, Đà Nẵng chọn ngành dịch vụ để tập trung nguồn lực, tuy nhiên sự thay đổi trong thời gian này là tương đối hạn chế, tỷ trọng công nghiệp mới là con số thay đổi lớn nhất từ 35,67 năm 1995 lên 50,19% năm 2005 Cũng giống như Đà Nẵng, thời gian này Khánh Hoà bên cạnh lợi thế về dịch vụ du lịch cũng không có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong cơ cấu ngành dịch vụ, mà sự thay đổi đến nhiều từ phát triển các ngành công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu tại địa phương cũng như khu vực Nam Trung Bộ, với tỷ trọng ngành này từ hơn 30% đến 41,58% trong năm cuối của giai đoạn đang xét Các địa phương khác cũng có được sự thay đổi ấn tượng trong tỷ trọng ngành công nghiệp, đó là Thanh Hoá, Quảng Bình, Bình Định và Bình Định với con số tăng trưởng gần như gấp đôi so với năm đầu giai đoạn đang xét là 1995.

3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu GDRP ngành kinh tế của các địa phương giai đoạn 2006-2017

Có phải tất cả các địa phương trên toàn vùng đều duy trì cho mình một xu hướng chuyển dịch hay không Các liên kết vùng có thực sự hoạt động hiệu quả không, phần này của chương 3 sẽ mô tả về xu hướng chung của quá trình dịch chuyển ngành kinh tế tại các địa phương trên toàn vùng.

Hình 3.1 Cơ cấu GRDP theo giá hiện hành phân theo ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn các địa phương, từ năm 2006 - 2017

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh qua các năm

Trong những năm đầu mở cửa kinh tế, các địa phương cũng đã xác định cho mình những hướng đi để thay đổi diện mạo địa phương, do đó giai đoạn 2007 đến 2017 chứng kiến sự cải thiện trong cơ cấu các ngành kinh tế cụ thể chứ không có những sự thay đổi thực sự mạnh mẽ trong chỉ số này Với ngành nông lâm, thuỷ sản, đặc thù có những ngư trường rộng lớn cũng như cấu tạo địa chất bên dãy Trường Sơn trải dài toàn khu vực tạo ra cho các địa phương trong khu vực một nguồn thu nhất định từ vốn thiên nhiên này Mặt khác, nguồn lợi này đang dần phải thay đổi cách làm nhằm sử dụng công nghệ tiên tiến hơn, ít ảnh hưởng hơn đến môi trường, điều đó cũng đòi hỏi sự thời gian. Bên cạnh việc hầu hết các địa phương đều có chủ trương chuyển dịch kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ, do vậy xu hướng về tỷ trọng ngành nông lâm, thuỷ sản là giảm xuống Dẫn đầu toàn khu vực về tỷ trọng nông nghiệp trong năm 2007 là Ninh Thuận, với tỷ trọng hơn 40%, đến năm 2017 tỷ trọng này vẫn là trụ cột cho kinh tế địa phương với việc đóng góp hơn 30% tổng sản phẩm địa bàn.

Hai địa phương có tổng thu nhập đạt loại khá trên bình diện cả nước là Đà Nẵng và Khánh Hoà có tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và khai thác thuỷ sản là thấp nhất, với Khánh Hoà đến năm 2017 tỷ trọng ngành này chỉ khoảng hơn 10% còn Đà Nẵng thậm chí chỉ còn gần 2% trong việc đóng góp sản phẩm cho kinh tế địa phương.

Tương đối đặc biệt, Bình Thuận lại có tỷ trọng ngành này tăng trưởng trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, với khoảng 25% năm 2007 đến hơn 30% trong năm

2017, giải thích cho việc này là định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên đặc thù thiên nhiên khô cằn của mình Cũng duy trì cho mình được tỷ trọng ngành tương đối ổn định đó là Bình Định, với khoảng gần 30% trong toàn giai đoạn. Thuỷ sản công nghệ cao cũng là một thế mạnh của mảnh đất giàu truyền thống này, minh chứng cho nó là chất lượng thuỷ sản đang ngày một cao, có thể xuất khẩu đi những thị trường khó tính nhất trên thế giới.

Xu hướng chung của toàn khu vực là sự giảm xuống trong tỷ trọng ngành nông lâm, thuỷ sản, với các địa phương có sự giảm xuống mạnh mẽ nhất là Thanh Hoá, với khoảng 30% trong năm 2007 xuống 20,39% trong năm 2017, câu chuyện tương tự cũng diễn ra với Hà Tĩnh từ hơn 30% xuống còn hơn 20% hay Quảng Nam cũng với gần 30% trong đầu giai đoạn xuống chỉ còn khoảng 12% vào cuối mốc thời gian

Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Huế

Hình 3.2 Cơ cấu GRDP theo giá hiện hành phân theo ngành công nghiệp và xây dựng trên các địa phương, từ năm 2006 - 2017

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh qua các năm

Nhấn mạnh lại giai đoạn 2007-2017 không phải là giai đoạn chứng kiến những sự thay đổi quá mạnh mẽ trong cơ cấu của các ngành kinh tế địa phương trong khu vực vì bản thân tỉnh đã có được những cơ cấu tương đối vững cho các ngành chủ lực của mình Điển hình như Thanh Hoá, Hà Tĩnh và Quảng Nam với việc duy trì hơn 30% tỷ trọng của khối ngành công nghiệp và xây dựng.

Chứng kiến sự biến đổi bất thường trong tỷ trọng ngành tại địa phương đó là Quảng Ngãi, với việc tạo ra tỷ trọng lên đến gần 70% trong năm 2009 nhưng đến năm

2017 thì giảm xuống còn gần 40%, vẫn là một sự giảm sút so với tỷ trọng khoảng hơn 50% đầu giai đoạn Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hoà cũng cho thấy sự giảm xuống về chỉ số này khi chỉ giữ cho địa bàn khoảng 30% đóng góp tổng sản phẩm toàn ngành của khối công nghiệp và xây dựng.

20.00 Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định

Hình 3.3 Cơ cấu GRDP theo giá hiện hành phân theo ngành dịch vụ trên địa bàn các địa phương, từ năm 2006 - 2017

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh qua các năm

Lợi thế về di tích lịch sự, thắng cảnh danh lam là đặc điểm mà gần như toàn bộ các địa phương trên địa bàn đều được thừa hưởng Vấn đề là các nhà hoạch định chính sách trên địa bàn có lựa chọn để khai thác và định hướng khai thác của họ có đúng đắn hay không Đà Nẵng chọn cho mình một lối đi gần như là khác biệt so với toàn bộ các tỉnh thành còn lại trong khu vực, với tỷ trọng rất thấp về nông lâm nghiệp thuỷ sản hay sự giảm xuống rõ rệt của ngành xây dựng, công nghiệp như đã phân tích ở trên Thành phố thuộc Trung Ương duy nhất chọn cho mình ngành dịch vụ để tập trung chuyển dịch, với tỷ trọng đã rất lớn từ năm 2007 với hơn 50% đóng góp, đến năm 2017 con số này đã tăng lên đến hơn 60% Kế đến trong phát triển ngành dịch vụ, đó là Thừa Thiên Huế với tỷ trọng tăng đến gần 50% trong năm 2017, đáng chú ý là tỷ trọng của ngành này đối với một tỉnh nghèo như Quảng Trị cũng chiếm đến gần 50% trong thời gian gần đây. Điều đặc biệt đó được lý giải bằng định hướng phát triển ngành dịch vụ hậu cần của địa phương, nó là một phần trong động lực phát triển kinh tế của địa phương và đang cho thấy những tín hiệu tích cực.

Phát triển dịch vụ được xem là xu hướng của phát triển kinh tế bền vững, mặc dù nhìn nhận được giá trị nhưng rõ ràng các địa phương vẫn đang có những băn khoăn hoặc

Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Huế

Bình Định Phú Yên Khánh Hòa Ninh Thuận

Năm lúng túng trong việc đề ra những chính sách cụ thể Ngành dịch vụ vẫn được quan tâm với tỷ trọng dần tăng lên, chỉ số rõ ràng tăng lên với đại bộ phận các địa phương.

3.2.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế của các địa phương giai đoạn 2006-2017

Đánh giá khái quát về thực trạng của liên kết vùng trong khu vực

3.3.1 Tình hình chung về liên kết vùng trong khu vực

Như đã đề cập ở phần trước, miền Trung Việt Nam được Chính phủ xác định tập trung vào ba vùng trọng điểm phát triển chính, với lợi thế và đặc trưng của từng vùng sẽ xác định ra các khu vực để tập trung phát triển nguồn lực và sản phẩm để đạt được mục tiêu của mình Trên thực tế, do cấu tạo về địa lý hay đặc điểm về văn hóa - xã hội tương đối tương đồng, các tỉnh, thành phố ở miền Trung có thể dễ dàng để liên kết với nhau nếu có được sự đồng thuận về chủ trương Lý thuyết chỉ ra để tạo ra một liên kết vùng hiệu quả cần được kết nối nhau bằng hạ tầng giao thông hiệu quả và nguồn nhân lực chất lượng Nhìn chung, hạ tầng giao thông của các địa phương trong chuỗi ba vùng liên kết đề ra mặc dù chưa đa dạng nhưng cũng có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về đường bộ hay hàng không, cảng biển, nhưng nguồn nhân lực hay chính sách để kết nối mới là vấn đề cần giải quyết Ví dụ như, Nghệ An và Hà Tĩnh là hai địa phương phù hợp để có thể liên kết nhau về cả công nghiệp và dịch vụ do tương thích về đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng bên cạnh việc chỉ có sân bay Vinh ở Nghệ An và cảng nước sâu Vũng Áng ở Hà Tĩnh Tuy nhiên, sự liên kết này là chưa hiệu quả do chính sách hay sự phối hợp giữa hai địa phương là chưa đồng bộ Sự dè dặt trong chính sách chuyển đổi mô hình tăng trưởng và chuyển dịch ngành kinh tế của Nghệ An đã không đem lại được cho tiểu vùng về phía Bắc này một trục chuyển dịch về khu vực công nghiệp - xây dựng hiệu quả.

Hay có thể kể đến các địa phương trong tiểu vùng Nam Trung Bộ, với khí hậu khắc nghiệt, thổ nhưỡng không phù hợp để phát triển nông nghiệp, các địa phương tại đây điển hình như Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận đã và đang tạo ra các chuỗi sản phẩm về dịch vụ du lịch tương đối hiệu quả Mặc dù sự lan tỏa là chưa thực sự mạnh mẽ do việc phát triển sản phẩm mới tương đối chậm ở Ninh Thuận hay có thể là BìnhThuận nhưng không thể phủ nhận rằng khách hàng đến với Khánh Hòa sẽ có nhiều khả năng để sử dụng dịch vụ của hai địa phương kế tiếp và ngược lại Đề cập lại đến lý thuyết về liên kết vùng mà chương 2 đã phân tích, việc tạo ra một cực tăng trưởng với một địa phương hay vùng cụ thể là vô cùng cần thiết, ví dụ như Khánh Hòa cũng đã có thể gọi là một cực tăng trưởng như thế này, nhưng minh chứng rõ ràng hơn có thể thấy ở liên kết vùng du lịch Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam hay liên kết vùng công nghiệp Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định Ảnh hưởng lan tỏa đã giúp các địa phương bên cạnh Đà Nẵng chuyển dịch sang ngành dịch vụ khi có được lượng khách du lịch đáng kể hay chuỗi các hoạt động sản xuất đã kích thích tăng trưởng trong khu vực công nghiệp của các địa phương có các khu công nghiệp hiệu quả xung quanh Quảng Nam và Quảng Ngãi.

3.3.2 Điển hình liên kết vùng Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam

Thừa Thiên Huế là cố đô của đất nước, với nhiều di sản còn được lưu giữ qua các thời gian lịch sử, ngoài ra để phát triển kinh tế, cố đô này cũng xây dựng cho mình hệ thống các khu công nghiệp như Phú Bài, Tứ Hạ, Phong Thu, … Nhưng nhìn chung, công nghiệp vẫn không phải lợi thế mà địa phương đang khai thác, mà chính là khối ngành dịch vụ khi sức hút được tạo ra bằng các địa điểm nổi tiếng như Đại nội Huế, sông Hương, chùa Thiên Mụ, … Đà Nẵng là một thành phố nổi bật trên toàn quốc vị định hướng rõ ràng phát triển khu vực dịch vụ của mình bằng việc mở cửa cho các nhà đầu tư uy tín cùng một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ cho ngành công nghiệp được xem là không có khói này Mặt khác, Quảng Nam lại là điểm sáng trong thời gian gần đây khi có được khu công nghiệp mang lại giá trị sản xuất cao so với mặt bằng chung cả nước với diện tích quy hoạch 32.000 ha và được tập đoàn Thaco cam kết đầu tư trong thời gian dài, tiếp đó phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ Nhưng không thể nhắc đến địa điểm du lịch được xem là điểm đến hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế là Hội An, cùng với các điểm đến lân cận như bãi biển An Bàng, Cù Lao Chàm đang đóng góp không nhỏ vào GDP của địa phương Liên kết giữa ba địa phương đến từ sự đồng thuận về mặt chính sách, cơ chế hợp tác, điển hình như việc xây dựng các tuyến đường phục vụ cho giao thương và di chuyển như hầm chui đèo Hài Vân, tuyến đường ven biển Đà Nẵng – Hội An, tuyến đường miền Tây Quảng Nam kết nối Thừa Thiên Huế và tỉnh nhà Cơ chế kết nối đang tạo ra những điểm nhấn đặc sắc cho phát triển kinh tế của cả ba địa phương, bên cạnh công nghiệp – thương mại thì cần phân tích liên kết vùng du lịch của ba địa phương.

Khu vực Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam có các điểm du lịch nổi tiếng nhất và có nhiều khách du lịch nhất của Việt Nam, những điểm du lịch này tạo thành phần cơ bản trong hành trình du lịch của khách du lịch mới đến cũng như khách du lịch quay trở lại Trên khắp khu vực Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam có hàng loạt di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, mặc dù các di sản này tập trung chủ yếu ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam Một số di sản văn hóa chủ yếu nổi bật của khu vực gồm có di sản thế giới quần thể các cung điện, đền đài và lăng tẩm của triều Nguyễn (Hoàng thành Huế), cửa ngõ giao thương Đông Nam Á được bảo tồn một cách hoàn hảo (Hội An), và di sản thế giới di tích khu đền tháp Chăm cổ (Mỹ Sơn).

Khu vực này được ban tặng các sản phẩm du lịch là các bãi biển xinh đẹp từ Bắc đến Nam, và các bãi biển ở khu vực trung tâm là Nam Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam được cho rằng đẹp nhất và phát triển hơn cả Các điểm nổi bật là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á (Tam Giang - Cầu Hai), các dải bãi biển cát trắng trải dài được quốc tế khen ngợi (bãi biển Lăng Cô, bãi biển Đà Nẵng, bãi biển Cửa Đại), và các cù lao với các rạn san hô (cù lao Chàm).

Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam có một số khu vực tự nhiên quan trọng chứa đựng sự đa dạng sinh học và các quá trình sinh thái quan trọng (rừng quốc gia Bạch Mã, núi Bà Nà, bán đảo Sơn Trà) Nhiều nơi trong số này cũng mang lại cho khách du lịch các cơ hội vui chơi giải trí tốt như các chuyến đi bộ tới các thác nước có vũng sâu để bơi, các tour tham quan hang động kỳ bí, các chuyến đi để phát hiện các cơ hội hấp dẫn ngâm mình trong suối nước nóng tự nhiên, các tour về động vật hoang dã để khám phá các thảm thực vật và động vật quý hiếm hoặc hấp dẫn của địa phương, và các chuyến đi bộ tới nơi ngắm cảnh trong khu vực có tầm nhìn toàn cảnh Khu vực này có sự hòa quyện thú vị các làng nông thôn, các bản dân tộc và/hoặc các làng nghề, với Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đem đến cho khách du lịch nhiều lựa chọn nhất Các làng bản có thể chuyên về một nghề cụ thể như nghề gốm hoặc khắc gỗ (làng Thanh Hà, làng Kim Bồng), đại diện một nhóm văn hóa dân tộc thiểu số thú vị (A Lưới), hoặc đơn giản chỉ mang lại không khí làng quê nông thôn hấp dẫn (Thanh Toàn, Thủy Biều, Triêm Tây).

Với hỗn hợp sản phẩm mạnh của một thành phố lớn bên bờ sông bao gồm các nhà hàng, quán bar, các khu nghỉ dưỡng biển, sân gôn quốc tế và sòng bạc, Đà Nẵng đang nhanh chóng trở thành điểm đến du lịch MICE có sức cạnh tranh đối với các sự kiện liên quan đến kinh doanh trong nước và trong khu vực Có thể thấy các đền chùa trong khắp khu vực này Trong khi những nơi này thu hút khách nội địa hành hương tâm linh chủ yếu vào thời điểm lễ hội đền chùa thì một số đền chùa có kiến trúc thú vị hoặc nằm ở vị trí ngoạn mục hoặc khác thường, như chùa Quán Âm ở đỉnh ngọn núi cao Sơn Trà và các đền chùa trên Núi Khỉ cũng thu hút các khách không đi du lịch tâm linh.

Khu vực có các sự kiện nổi tiếng thu hút số lượng lớn khách du lịch nội địa cũng như khách du lịch quốc tế hiếu kỳ muốn xem người dân địa phương kỷ niệm văn hóa của địa phương như thế nào Sự kiện có tầm quan trọng nhất là Festival Huế được tổ chức 2 năm một lần vinh danh bản sắc văn hóa Huế và đất nước thông qua chương trình bao gồm các buổi biểu diễn nghệ thuật, các trò chơi truyền thống và mô tả các sự kiện lịch sử Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng cũng được tổ chức hai năm một lần thu hút mọi người từ tất cả các vùng xung quanh đến xem các màn trình diễn pháo hoa ngoạn mục trên nền nhạc Do dãy núi Trường Sơn dọc theo rìa Tây của khu vực này có một số con sông, đáng kể nhất là sông Hương ở Thừa Thiên Huế, sông Hàn ở Đà Nẵng và sông Thu Bồn ở Quảng Nam, nhiều sản phẩm du lịch chủ yếu của khu vực này như quần thể kinh thành Huế, thành phố Đà Nẵng, và thị trấn Hội An nằm bên các dòng sông, điều này bổ sung thêm một khía cạnh thú vị khác vào trải nghiệm của du khách và cho phép khám phá bằng thuyền.

Món ăn của miền Trung Việt Nam thường được mô tả giàu gia vị hơn miền Bắc dù vẫn giữ được một số mùi vị và kỹ thuật của Pháp phổ biến ở phía Nam Đặc biệt đáng chú ý là món ăn Huế được trang trí và có nhiều màu sắc phản ánh ảnh hưởng của ẩm thực hoàng cung Việt Nam cổ xưa Ở Đà Nẵng, hải sản tươi và rẻ đứng đầu danh sách những điều cần phải biết của hầu hết du khách, trong khi Hội An được lưu ý về một số món ăn ngon như Cao Lầu trắng (một loại mỳ) và bánh bao - bánh vạc (một loại bánh bao kiểu Trung Quốc) của nhà hàng Hoa Hồng Trắng Đó là điểm cấu thành cho số liệu tích cực cho ngành Du lịch của khu vực trong những năm qua, ví dụ như năm 2018 vừa qua tổng lượng khách đến cả khu vực đạt khoảng 11 triệu lượt, chiếm hơn 60% lượng khách cả nước (trong đó khách quốc tế chiếm 54,4%) Bên cạnh đó, du lịch cũng đã tạo ra công việc cho hơn 180.000 lao động Năm 2019 là năm thứ 12 khu vực Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam bắt tay trong việc hợp tác phát triển bằng biên bản cụ thể.

Mô hình liên kết này được Tổng cục Du lịch xem là mô hình kiểu mẫu của cả nước, nổi tiếng với slogan “3 địa phương - một điểm đến” Chính sự hợp tác chặt chẽ đã tạo ra thương hiệu uy tín của khu vực trên “bản đồ du lịch Việt Nam” Cụ thể, mỗi địa phương sẽ được luân phiên làm trưởng nhóm liên kết vùng theo từng năm, kế hoạch hoạt động sẽ do nhóm trưởng chủ trì dự thảo và được thống nhất và sau đó thực hiện đồng bộ của cả 3 địa phương Hiệu quả lớn nhất đem đến đó là khả năng xúc tiến quảng bá điểm đến, vì sự hợp lực sẽ giúp cả khu vực quảng bá đến nhiều thị trường Ngoài ra, nhờ có sự liên thông, hỗ trợ của cả 3 địa phương nên việc đảm bảo an toàn cho du khách trở nên dễ dàng hơn bên cạnh việc chia sẻ nguồn lực về hướng dẫn viên, lực lượng điều hành và kinh nghiệm kinh doanh du lịch.

Thời gian những năm đầu tiên khi tạo nên sự liên kết, sự hợp tác còn khó khăn bởi sản phẩm của cả 3 địa phương trong khu vực bị trùng lặp nhau Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo của các nhà quản lý, sự cạnh tranh của các khu vực địa lý được giảm xuống thay bằng các sản phẩm chung bên cạnh những điểm đến mang bản sắc riêng, ví dụ như

“Con đường di sản miền Trung”, “Con đường Hồ Chí Minh huyền thoại”, “Con đường cao nguyên xanh”, “Tuyến hành lang Đông- Tây” Do đó, du khách có thể dễ dàng di chuyển và khám phá cả 3 địa phương vì phương tiện thuận lợi Mặt khác, thị trường mà các địa phương lựa chọn để xúc tiến quảng bá chưa đồng nhất, Đà Nẵng nhờ du lịch đô thị thu hút nhiều khách Trung Quốc và Hàn Quốc trong khi hai khu vực láng giềng lựa chọn thị trường Tây Âu để tập trung thu hút Thực tế cho thấy nó cũng mang đến những tác động tích cực bởi tất cả lượng khách vẫn sẽ có xu hướng thưởng thức các sản phẩm của cả khu vực.

Có sự khác biệt rõ rệt trong thời gian lưu trú của khách du lịch tới khu vực này, với Đà Nẵng và Hội An đều đón tỷ lệ khách du lịch trong ngày cao hơn đáng kể (16-18%), trong khi chỉ có khoảng 2% lượng khách du lịch đến Huế là đi du lịch trong ngày Nhìn chung, Đà Nẵng đạt được thời gian lưu trú cao nhất, với khách du lịch nội địa nghỉ qua đêm đạt trung bình 3,3 đêm và khách du lịch quốc tế nghỉ qua đêm đạt trung bình 6,0 đêm Mặc dù khách du lịch nội địa nghỉ qua đêm tới Hội An có mức lưu trú trung bình chỉ 1,8 đêm, nhưng khách du lịch quốc tế nghỉ qua đêm bù đắp lại nhiều hơn, với thời gian lưu trú trung bình là 5,6 đêm Huế vẫn còn có khả năng cải thiện, với thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa và quốc tế nghỉ qua đêm chỉ là 2,4 đêm.

Bảng 3.2 Thời gian lưu trú của khách du lịch

Huế Đà Nẵng Hội An Huế Đà Nẵng Hội An Khách du lịch trong ngày 4,8% 6,3% 34,0% 2,2% 15,8% 18,0%

Thời gian lưu trú qua đêm trung bình (đêm)

Nguồn: Báo cáo kỹ thuật "Phát triển sản phẩm du lịch Khu vực Duyên hải miền

Trung Việt Nam - Dự án EU-ESRT"

Bảng 3.3 Các điểm tham quan có nhiều khách du lịch đến nhất trong khu vực

Mua sắm Bãi biển Lăng Cô Các điểm tôn giáo

Lăng tẩm Điện Hòn Chén Làng cổ Phước Tích Đà Nẵng Cầu sông Hàn

Bãi biển Mỹ Khê Núi Bà Nà và làng đá Non Nước Đền/chùa Các bãi biển Cầu sông Hàn

Hội An Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An Bãi biển Cửa Đại

Nguồn: Báo cáo kỹ thuật "Phát triển sản phẩm du lịch Khu vực Duyên hải miền

Trung Việt Nam - Dự án EU-ESRT"

Nhờ sự hợp tác hiệu quả, ba địa phương đã xác định cho mình những hướng đi cụ thể nhằm tạo ra bản sắc và sự đa dạng, không trùng lặp về sản phẩm du lịch của nhau Cả ba tỉnh đều có sự đồng thuận trong phát triển trọng tâm các di sản văn hoá, các bãi biển/đầm phá/cù lao và các sản phẩm về thiên nhiên Bên cạnh đó là các làng nông thôn/làng dân tộc thiểu số/làng nghề ở 2 địa phương bên cạnh Đà Nẵng Ngoài ra, các

Tổ công tác về Phát triển Sản phẩm của các địa phương đều cân nhắc, đánh giá tính khả thi về thương mại để lựa chọn ra các sản phẩm “chính” và “phụ trợ” ở cấp vùng liên kết, thông tin được nêu ra ở bảng dưới đây.

Bảng 3.4 Các sản phẩm du lịch chính ở cấp vùng được xác định tiên phong - thông qua sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp

Biển đảo Bãi biển Mỹ Khê và Phạm Văn Đồng Đà Nẵng

Bãi biển Cửa Đại và An Bàng Quảng Nam

Cù lao Chàm Quảng Nam

Sản phẩm Tỉnh Văn hoá Quần thể di sản Huế (bao gồm nhạc cung đình) Thừa Thiên Huế

Lăng tẩm và đền điện bên sông Hương Thừa Thiên Huế

Núi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng

Bảo tàng Chàm Đà Nẵng

Phố cổ Hội An Quảng Nam

Thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam Ẩm thực Huế Thừa Thiên Huế

Thiên nhiên và du lịch cộng đồng

Suối nước nóng Thanh Tân Thừa Thiên Huế

Biển đảo Sơn Trà Đà Nẵng

Núi Bà Nà Đà Nẵng

Các làng nghề sông Thu Bồn Quảng Nam

Làng Thanh Toàn Thừa Thiên Huế

Nguồn: Báo cáo kỹ thuật "Phát triển sản phẩm du lịch Khu vực Duyên hải miền

Trung Việt Nam - Dự án EU-ESRT"

Đánh giá khái quát về thể chế chính sách của các địa phương thông qua chỉ số PCI và các chỉ số thành phần

Nghiên cứu của Nguyễn Kế Tuấn (2016a) đã đề cập vai trò của Nhà nước trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, chất lượng vận hành (hiệu lực, hiệu quả) hay chất lượng của những cá nhân trong bộ máy (năng lực, bản lĩnh, phẩm chất) được chú trọng phải cải thiện, cụ thể “Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng”, “Chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động đúng chức năng”, “xây dựng nền hành chính phục vụ” hay “dân chủ, thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào đầu tư và quản lý sự phát triển” Để đánh giá hiệu quả của bộ máy công quyền tại các địa phương, VCCI đã hợp tác với cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) từ những ngày đầu tiên để tạo ra PCI - chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI Chỉ số này có các chỉ số thành phần để phục vụ các tiêu chí mà nhà nghiên cứu Nguyễn Kế Tuấn đề xuất, ví dụ như chỉ số gia nhập thị trường, chỉ số thể chế pháp lý hay tiếp cận đất đai.

PCI đã trở nên quen thuộc với nhiều địa phương và trở thành một chỉ báo tin cậy và khách quan về chất lượng điều hành cấp tỉnh Các chỉ số mà PCI đánh giá gồm mức độ thuận lợi của thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh khác nhau như thủ tục đăng ký kinh doanh, đất đai, giấy phép, thanh tra, kiểm tra, tham nhũng PCI cũng đánh giá mức độ hỗ trợ của chính quyền như tính năng động, đào tạo nghề, giải quyết tranh chấp theo đánh giá của các doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại địa phương Theo đó, bắt đầu từ năm 2005, từ việc đơn thuần là một bộ chỉ số chỉ có tính chất khuyến cáo và kiến nghị địa phương tham gia một cách tự nguyện, PCI đã trở thành một yêu cầu bắt buộc được ghi trong nghị quyết của Chính phủ, điều này đã ghi nhận sự đóng góp của bộ chỉ số PCI trong sự cải cách của các địa phương tại Việt Nam Theo nhiều chuyên gia, PCI giúp lãnh đạo các địa phương có được sự phản ánh khách quan từ cộng đồng doanh nghiệp để nhận rõ được những điểm mạnh và điểm yếu trong môi trường kinh doanh của địa phương mình, tạo sức ép và động lực cho bộ máy chính quyền các cấp tiến hành những cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh. Những năm qua, để cải thiện thứ hạng PCI, nhiều địa phương đã gắn liền trách nhiệm cải thiện môi trường kinh doanh trên các lĩnh vực cho từng sở, ngành, để có kế hoạch, lộ trình triển khai, có cơ chế giám sát, đánh giá Đặc biệt, nhiều địa phương đã tăng cường thông tin và tổ chức đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp định kỳ, theo nhóm vấn đề, địa bàn hoạt động để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Rõ ràng, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường sẽ giúp huy động nguồn lực, thúc đẩy chuyển dịch nhanh hơn sang các ngành có năng suất cao như công nghiệp hay dịch vụ.

Hình 3.8 “Điểm số PCI” của các địa phương

Nguồn: Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI hàng năm của VCCI

Trong những năm đầu được đánh giá, hầu hết các địa phương trong khu vực có điểm số PCI ở mức trung bình kém, ví dụ như Hà Tĩnh, Bình Thuận, Ninh Thuận ở dưới mức điểm số 50 Tuy nhiên sau hơn 10 năm mà chỉ số này được khai thác một cách đều đặn, các tỉnh trong vùng đã cải thiện rõ rệt điểm số của mình lên mức trung bình khá, tương đương với mức trên dưới 60 điểm Một điểm đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây, xu hướng thay đổi về chỉ số trung bình của các chỉ số thành phần các trong PCI của các địa phương là tương đối giống nhau, tăng dần đều từ năm 2013 cho đến năm 2017, đó là một tín hiệu lạc quan khi bộ máy công quyền của các tỉnh đang được đánh giá tích cực hơn khi tiếp xúc với doanh nghiệp.

Hình 3.9 Chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp Hình 3.10 Chỉ số Chi phí không chính thức

Nguồn: Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI hàng năm của VCCI Ảnh hưởng rõ rệt nhất tạo ra xu hướng trên của “Điểm số PCI” đó là chỉ số thành phần “Hỗ trợ doanh nghiệp”, các địa phương đã nhận ra vai trò của doanh nghiệp và cố gắng tạo ra những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong các thủ tục để tiến hành đầu tư Điểm số của chỉ báo này rơi xuống thấp nhất trong những năm

2011 - cũng dễ hiểu đây là thời gian phát triển nóng và chứng kiến nhiều sự sụp đổ của các doanh nghiệp Tuy nhiên, bộ phận dân doanh vẫn được quan tâm và kích thích để phát triển trở lại sau sự gia tăng về điểm số “Hỗ trợ doanh nghiệp” trong giai đoạn tiếp theo cho đến nay. Đà Nẵng là một trong số những điểm sáng dưới góc nhìn của bộ phận doanh nghiệp, khi duy trì cho mình những vị trí tốt trên bảng xếp hạng, minh chứng cho vị trí này là một môi trường đầu tư cạnh tranh và chất lượng cuộc sống được đảm bảo hài hòa.

Có những bước tiến rõ rệt hay còn được xem là bứt phá là Bình Định và Quảng Nam,những địa phương đã thể hiện sự thay đổi để chuyển mình cùng thời thế Điển hình như chỉ số “gia nhập thị trường” của Bình Định và Quảng Nam là 8,2 và 7,75 trong năm

2017 Khu công nghiệp Chu Lai hay thủy sản xuất khẩu Bình Định là những đầu tàu cho phát triển tại hai địa phương này.

Nếu so sánh về sự tích cực thay đổi về thứ hạng trong bảng xếp hạng chỉ số PCI thì các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ rõ ràng tỏ ra thua thiệt so với các tỉnh trong cùng miền lệch về phía Nam Địa phương cho thấy sự vươn lên rõ ràng nhất là Thanh Hóa với liên tiếp 3 năm 2013, 2014 và 2015 năm xung quanh nhóm 10 tỉnh thành phố có vị trí cao nhất Cũng với định hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản, địa phương tiếp giáp với khu vực Bắc Bộ này cũng chứng minh sự nỗ lực của mình trong việc phát triển hai ngành còn lại, đặc biệt là công nghiệp với sự tăng lên từ khoảng 19% trong năm 2010 đến gần 30% trong năm 2016 Với những tỉnh thành còn lại trong khu vực không có những bước chuyển rõ ràng trong chỉ số PCI, rõ ràng họ chưa có được những phát triển mạnh mẽ theo đúng mục tiêu, điển hình là Phú Yên, Quảng Trị và Ninh Thuận Bên cạnh đó, xu thế không ổn định được nhận ra ở chỉ số “Chi phí không chính thức”, Thừa Thiên Huế hay Quảng Nam không duy trì được vị trí cao của mình trong những năm gần đây Các tỉnh vẫn chưa cải thiện được tình hình về chi phí không chính thức có thể kể tên Nghệ

An, Hà Tĩnh, Quảng Trị.

Hình 3.11 Chỉ số Chi phí thời gian Hình 3.12 Chỉ số gia nhập thị trường

Nguồn: Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI hàng năm của VCCI

Chi phí thời gian miêu tả việc doanh nghiệp có mất nhiều thời gian để có được cấp phép hay tiến hành được công việc hiệu quả hay không Các địa phương trong khu vực liên tục cải thiện điểm số của mình và có được điểm số tương đối tốt minh chứng cho sự vận hành tốt lên của bộ máy trong việc tiết kiệm thời gian về thủ tục cho doanh nghiệp Mặt khác, sự biến động lớn nhất trong chỉ số gia nhập thị trường được chứng kiến tại Thanh Hoá, Hà Tĩnh và có thể kể tên Ninh Thuận khi có vị trí này thấp nhất trong những năm gần đây Gia nhập thị trường mô tả điều kiện để có thể đi vào hoạt động dễ dàng của doanh nghiệp, từ đó thu hút bộ phận này tham gia vào hoạt động kinh tế trên địa bàn Minh chứng cho thấy cơ chế, chính sách thì tính chất của việc gia nhập qua các năm với các địa phương này là không ổn định Đà Nẵng vẫn là địa phương cho thấy cơ chế ổn định khi các doanh nghiệp mới có thể được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia vào nền kinh tế của địa bàn.

Hình 3.13 Chỉ số Thiết chế pháp lý Hình 3.14 Chỉ số Tiếp cận đất đai

Nguồn: Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI hàng năm của VCCI

Cùng chung xu hướng với chỉ số gia nhập thị trường, năm 2012 là năm mà hầu hết các tỉnh trên địa bàn không có được đánh giá tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp khi chỉ số này xuống thấp kỷ lục, lý do có thể do suy thoái kinh tế trên toàn bộ đất nước. Nhưng điều này đã thay đổi sau thời gian này khi thiết chế pháp lý dần được cải thiện và có được điểm số trên trung bình của hầu hết các tỉnh trong thời gian gần đây Nó cũng có thể minh chứng cho một thể chế vững mạnh hơn Với chỉ số tiếp cận đất đai, một xu hướng không đồng nhất mô tả sự biến động của việc tiếp cận đến tài nguyên đất của các địa phương trong khu vực Được đánh giá rất cao trong khoảng thời gian 2010-

2012 là điển hình của Quảng Bình, Quảng Trị với nỗ lực kêu gọi đầu tư của doanh nghiệp nhưng các địa phương này cũng không duy trì được điểm số cao của mình trong những năm sau đó.

Hình 3.15 Chỉ số Đào tạo lao động Hình 3.16 Chỉ số Tính minh bạch

Nguồn: Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI hàng năm của VCCI

Hình 3.17 Chỉ số Tính năng động

Nguồn: Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI hàng năm của VCCI

Dựa vào biểu đồ 3.15, để có được nền tảng để phát triển thì chất lượng lao động phải ổn định và hầu hết các tỉnh, thành phố đều ý thức được điều này và cải thiện chỉ số Đào tạo lao động qua từng năm một cách ổn định Tuy nhiên, chỉ số về Tính minh bạch không được cải thiện quá nhiều và duy trì một xu hướng tương đối ổn định nhìn trên bình diện chung của các địa phương, Thừa Thiên Huế hay Ninh Thuận được xem là có chỉ số về minh bạch về thể chế, chính sách cao nhất trong những năm gần đây. Đà Nẵng là địa phương dẫn đầu trong nhiều năm liền về tính năng động, cũng giống như cách bộ máy của thành phố này được đánh giá cao trong suốt thời gian phát triển chóng mặt của họ, chính năng động là nền tảng để họ có được thành công đó.Tuy nhiên, đi kèm với sự thay đổi về bộ máy, địa phương này không còn duy trì được thành tích của mình Nổi lên trong thời gian gần đây là Quảng Nam hay Bình Thuận.

Đánh giá khái quát về các nhân tố nguồn lực của các địa phương trong

3.5.1 Thực trạng về vốn đầu tư trên địa bàn

Mô tả một cách tương đối định tính về ảnh hưởng của các loại vốn đầu tư trên địa bàn đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của các địa phương trong khu vực cho thấy rằng, không thể phủ nhận ảnh hưởng của nguồn vốn đầu tư công trong thời gian đầu trong việc quy hoạch, tạo ra các hệ thống về cơ sở hạ tầng để xây dựng nên một nền tảng chắp cánh cho kinh tế địa phương Tuy nhiên, sự hạn chế trong hoạt động của các doanh nghiệp có vốn nhà nước đang thúc đẩy các doanh nghiệp có mô hình năng động hơn chứng minh được vai trò của mình, cụ thể là khối các tổ chức có nguồn lực từ nước ngoài Trong giai đoạn 2007 (khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế - WTO) đến năm 2013 (khi nền kinh tế Việt Nam chứng kiến cú sốc về tăng trưởng kinh tế), các doanh nghiệp vốn FDI đã chứng tỏ được nguồn lực dồi dào và cách thức triển khai dự án chuyên nghiệp của mình bằng những sản phẩm trải dài khắp đất nước và khu vực duyên hải Trung Bộ cũng được hưởng lợi từ nguồn lực này. Mặc dù số lượng không thể so sánh với hai khu vực trọng điểm ở phía Bắc và Nam, nhưng nguồn vốn đến từ lực lượng này đóng góp tương đối lan toả và mạnh mẽ đến việc thúc đẩy phát triển hai khu vực lớn là công nghiệp và dịch vụ giúp quy mô phát triển của các địa phương lớn lên rõ rệt, có thể kể đến những cái tên như Tập đoàn Hyosung tại Thanh Hoá, Tập đoàn Formosa tại Hà Tĩnh, các chuỗi khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng đến từ các cái tên ngoại quốc tại Đà Nẵng, Nha Trang, như Fusion, Intercontinental, Novotel,

Xu hướng gần đây, khi doanh nghiệp có vốn nhà nước sau giai đoạn 2013-2015 không phát huy được hiệu quả trong đầu tư và tiến hành tái thiết bằng các quá trình cổ phần hoá thì bộ phận còn lại đang dần thể hiện được vai trò của mình trong việc hoàn thành tổ chức, chuyên môn hoá trong hoạt động của mình - đó là doanh nghiệp có vốn đầu tư hoàn toàn từ tư nhân - được điều hành và đóng góp nguồn lực từ trong nước. Điền hình trong số đó có thể kể tên Tập đoàn FLC tại Thanh Hoá, Tập đoàn Vin Group đóng góp các dự án xuyên suốt địa bàn các tỉnh hay Tập đoàn Trường Hải tại Quảng Nam Các doanh nghiệp này đang tạo ra những động lực mới vì hiểu được bản sắc cũng như văn hoá của địa phương, từ đó giúp tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp bên cạnh việc cố gắng đào tạo lao động địa phương để trực tiếp làm việc tại chính dự án của mình.

3.5.2 Thực trạng về chất lượng lao động trên địa bàn

Kỳ vọng của người lao động nhìn chung là được làm việc trên chính quê hương của mình nếu có công việc phù hợp và đãi ngộ tương xứng Các địa phương của các vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc và miền Nam đã làm được việc này bên cạnh việc thu hút được rất nhiều lực lượng lao động, cả chất lượng cao và lao động phổ thông từ khu vực duyên hải miền Trung Thời gian trước đây, việc nguồn lực lao động học xong các cấp bậc đại học không trở về quê hương vì không có được công việc phù hợp đã tương đối phổ biến tại các địa phương trên địa bàn, ngoài ra các lao động phổ thông còn tìm đến các khu công nghiệp lớn hơn để tìm các công việc đơn giản nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân Tuy nhiên, thời gian khoảng 5 năm trở lại đây, với việc hình thành các khu công nghiệp hoạt động hiệu quả, các điểm đến du lịch hấp dẫn hoặc các công việc liên quan đến ngân hàng và chuỗi cung ứng, một số địa phương trên địa bàn luận án đang đề cập đã thu hút được lượng lớn lao động ở lại và hơn nữa là quay về đóng góp vào nguồn lực lao động tại địa phương Chính việc đó đã làm gia tăng về chất lượng lao động, và chính điều này cũng giúp các nhà đầu tư không mất nhiều thời gian để vận hành dự án đầu tư, từ đó đáp ứng đúng tiến độ mong muốn.

Ngoài ra, với hệ thống giáo dục bao gồm giáo dục phổ thông và các trường đại học vùng cũng như việc mở rộng hệ thống các trường cao đẳng gắn với nghiệp vụ của các ngành nghề phổ biến trên địa bàn cũng đang góp phần gia tăng chất lượng lao động tại chính địa phương Một xu hướng mới cho thấy đó là sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ rút ngắn thời gian doanh nghiệp phải đào tạo lại lao động, ngoài ra gia tăng động lực học tập trong chính lực lượng này, từ đó tạo ra cơ chế phối hợp hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục - đào tạo lao động.

3.5.3 Thực trạng về quy mô nền kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương Đề cập đến quy mô nền kinh tế, một số các địa phương trong khu vực còn bị đánh giá là có quy mô quá nhỏ dẫn đến năng lực cạnh tranh hay thu hút đầu tư yếu, ví dụ như Quảng Trị, Phú Yên hay cũng có thể kể đến Ninh Thuận Từ bối cảnh đó, như đề cập ở phần trước, thực sự các địa phương này cần sự hỗ trợ của các địa phương láng giềng nhằm tạo ra những cú hích nhất định trong phát triển các ngành kinh tế mục tiêu, sau đó mới có thể tạo ra được một nền tảng cơ bản về cơ sở hạ tầng cũng như cách thức tiếp xúc với các nhà đầu tư, tạo ra sức hấp dẫn các nguồn lực đến để góp phần thay đổi diện mạo nền kinh tế.

Ngoài ra, các xu hướng phát triển mới cũng đang đòi hỏi các địa phương phải có tầm nhìn để nắm bắt, và từ đó giúp cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch nhanh,vững chắc hơn Điển hình, một số lớn các hình thức thương mại điện tử thông qua các giao dịch trực tuyến đang dần trở nên phổ biến, việc các nhà đầu tư ngoại quốc hayViệt Nam từ các vùng miền khác có thể đầu tư vào địa phương hay sử dụng sản phẩm của các khách sạn, khu nghỉ dưỡng bằng một thao tác đơn giản trên Internet đang diễn ra phổ biến và chính sự thuận tiện này cũng đã mang tới những giá trị thặng dư lớn cho nền kinh tế địa phương Liên quan đến thương mại điện tử, một cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc nông trường tại Nghệ An, ví dụ với sản phẩm cam đặc trưng nổi tiếng sẽ tiếp cận dễ dàng với các nhà đầu tư trên toàn quốc, thậm chí trên thế giới để bán sản phẩm của mình với giá tốt nhất Ngoài ra, tham gia giao dịch trên cộng đồng mạng cũng cần phải có được kiến thức và những kỹ năng phòng vệ nhất định để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của hình thức kinh doanh mới này Nói gọn lại, các nhà quản lý nên nắm bắt và thấu hiểu được sự phát triển của các hình thái kinh doanh mới nhằm tạo ra môi trường, phổ biến thông tin cũng như cơ sở pháp lý cho bộ phận này phát triển lành mạnh, góp phần vào cái nhìn về "nhà quản lý thông minh - người sản xuất thông thái - người tiêu dùng khôn ngoan".

Đánh giá chung về thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương trong khu vực

Nhìn chung, các địa phương đều có những định hướng về việc giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và đẩy mạnh chuyển dịch sang các ngành phi nông nghiệp có năng suất cao hơn Xét về liên kết vùng kinh tế, các dạng thức về liên kết cũng đã và đang tồn tại, tuy nhiên tính hiệu quả của các liên kết này vẫn cần được cải thiện thông qua những cơ chế, chính sách rõ ràng hơn, để các địa phương có được khung pháp lý cũng như tạo điều kiện cho các bên tham gia dễ dàng hoạt động và phát triển các sản phẩm trong mô hình nội vùng và liên vùng Đề cập đến nguồn lực đáp ứng cho công nghiệp, đại đa số các địa phương trong khu vực đều có được lượng tài nguyên phù hợp, tuy nhiên để duy trì và phát triển bền vững, cần quy hoạch cụ thể các khu công nghiệp trọng điểm, từ đó tạo ra các liên kết nhằm tập trung nguồn lực cho các nhà máy này, không nhất thiết một địa phương cần có một khu công nghiệp từ đó dẫn đến trùng lắp các sản phẩm trong khu công nghiệp đó – gián tiếp tạo ra cạnh tranh giữa nội bộ các địa phương có vị trí giáp ranh với nhau Hoặc như liên kết vùng du lịch như ví dụ vềThừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam, chính sự đồng thuận trong phát triển các sản phẩm mang tính liên vùng đã tạo ra hiệu quả về du lịch cho bộ ba địa phương này,không những có được sự tăng trưởng bền vững trong số lượng du khách và các dịch vụ giá trị gia tăng, nó còn minh chứng cho việc có thể tạo ra các mô hình cộng sinh trong phát triển các ngành kinh tế, mà cụ thể ở đây là dịch vụ Hơn nữa, chứng kiến sự thay đổi trong việc nhìn nhận chỉ số PCI trong những năm vừa qua của bộ máy công quyền tại các địa phương, cụ thể như Đà Nẵng, Quảng Nam, Thanh Hóa, đã cho thấy rằng việc minh bạch hóa thông tin, cởi bỏ các nút thắt về cơ chế chính sách đã giúp các địa phương thu hút được các nguồn lực, từ đó thúc đẩy phát triển đúng theo định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của địa phương.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CÁC TỈNH DUYÊN HẢI TRUNG BỘ

Mô hình lý thuyết

4.1.1.1 Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu

Carraro và Karfakis (2018) trong nghiên cứu của mình đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại 11 nước khu vực Sa-ha-ra của châu Phi Nghiên cứu sử dụng các mô hình dữ liệu mảng cùng mô hình số liệu mảng động để đánh giá ảnh hưởng của thể chế chính sách, độ mở thương mại cùng ảnh hưởng hai chiều của GDP đến quá trình Kết quả cho thấy rằng để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hiệu quả, các nước khu vực Sa-ha-ra cần tập trung cải thiện chính sách thể chế góp phần sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư bên cạnh việc cải thiện thị trường lao động cũng như thị trường tài chính giúp nó hoạt động hiệu quả hơn Trước đó, các nhà khoa học như Acemoglu và Robinson

(2010) cũng đã nhấn mạnh vai trò của thể chế trong phát triển kinh tế hay cụ thể là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế De Vries và cộng sự (2015) cũng đã thừa kế nghiên cứu của McMillan và Rodrik (2011); Badiane và cộng sự (2012); Garcia-Verdu và cộng sự (2012) đánh giá các nhân tổ ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thông qua đánh giá sự thay đổi trong khả năng sản xuất tổng hợp Chỉ tiêu này được chia ra thành hai loại ảnh hưởng, ảnh hưởng nội khối (within-effect), ảnh hưởng chuyển dịch (shift-effect hay structural-change effect).

Mô hình mà Carraro và Karfakis (2018) đề xuất như sau:

iiiiiiiiiiiiiii = 0 + 1Γiiiiiiiiiiiiiii + 2Πiiiiiiiiiiiiiii + 3 iiiiiiiiiiiiiii + 5 + iiiiiiiiiiiiiii + siiiiiiiiiiiiiii

iiiiiiiiiiiiiii đại diện cho các chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành bao gồm cả chuyển dịch lao động, Γiiiiiiiiiiiiiii là các nhân tố đại diện cho chỉ tiêu kinh tế như logGDP và chỉ số tín dụng nội địa cho khối dân doanh, Πiiiiiiiiiiiiiii đại diện cho mức độ đô thị hóa và độ mở thương mại,

 iiiiiiiiiiiiiii đại diện cho chỉ báo về thể chế, chính sách.

Nghiên cứu sử dụng các mô hình số liệu mảng cố định, ngẫu nhiên và ước lượng

GMM hệ thống để giải quyết vấn đề nội sinh.

Những nghiên cứu tại Việt Nam tập trung nghiên cứu vào ảnh hưởng của quá trình chuyển dịch ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế như Nguyễn Thị Minh (2009) đã ước lượng mô hình hồi quy số liệu mảng trong giai đoạn từ 2000-2007 tại các tỉnh/thành phố của Việt Nam với mô hình:

 iiiiiiiiiiiiiii = 0 + 1 + 2iiiiiiiiiiiiiii + 3iiiiiiiiiiiiiii + 4 iiiiiiiiiiiiiii + 5 iiiiiiiiiiiiiii + i

Trong đó: Kgr và Lgr là tốc độ tăng trưởng của vốn và lao động; DV và CN lần lượt là tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, i là tham số đặc trưng cho sự không đồng nhất về các điều kiện kinh tế, quản lý của các tỉnh.

Hay như nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Vân (2015) cũng sử dụng mô hình hồi quy số liệu mảng cho các tỉnh/thành phố tại Việt Nam trong thời kỳ 1998-2011 như sau:

iiiiiiiiiiiiiii = 1iiiiiiiiiiiiiii + 2iiiiiiiiiiiiiii + 3iiiiiiiiiiiiiii + 4iiiiiiiiiiiiiii + 5iiiiiiiiiiiiiii + 6iiiiiiiiiiiiiii + i + siiiiiiiiiiiiiii

Trong đó: lnK và lnL lần lượt là logarit tự nhiên của vốn và lao động; kcn, kdv là tỷ trọng vốn của ngành công nghiệp và dịch vụ; lcn và ldv là tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ Kết quả của nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng tích cực của quá trình chuyển dịch ngành kinh tế của cả vốn và lao động đến tăng trưởng kinh tế nói chung và của các ngành nông nghiệp và dịch vụ bên cạnh ảnh hưởng ngược chiều của chuyển dịch lao động giữa các ngành đến tăng trưởng của ngành công nghiệp.

Gần đây, tác giả Vũ Thị Thu Hương (2017) sử dụng mô hình hồi quy số liệu mảng đa bậc và kinh tế lượng không gian để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch lao động Tác giả bên cạnh đánh giá những chỉ tiêu về vốn, lao động hay chỉ số lilien thì chỉ tiêu về thể chế như PCI cũng được tác giả sử dụng để đánh giá tác động đến giá trị đầu ra của nền kinh tế trong giai đoạn từ 2006 đến 2014 với tác động tích cực nhận thấy từ kết quả của nghiên cứu, mô hình được đề xuất như sau:

 j k k k k k k k k k k k k k kk = 0 + 1j k k k k k k k k k k k k k kk + 2j k k k k k k k k k k k k k kk + 3j k k k k k k k k k k k k k kk + 4 k k k k k k k k k k k k k k k + eeeeeeeeeeeeeee  + j + k

Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng chỉ số thành phần về đào tạo lao động trong bộ chỉ số PCI để đánh giá làm một nhân tố đánh giá ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam từ khi chỉ số PCI ra đời năm 2006, kết quả chỉ ra rằng khi các yếu tố khác không đổi thì nếu tiêu chí đào tạo lao động địa phương tăng

1 điểm thì trung bình chỉ số Lilien tăng khoảng 0,203 điểm Mô hình nghiên cứu mà tác giả đề xuất như sau:

j k k k k k k k k k k k k k kk = 0 + 1 j k k k k k k k k k k k k k kk + 2 2 + 3 j k k k k k k k k k k k k k kk + 4j k k k k k k k k k k k k k kk + 5Xj k k k k k k k k k k k k k kk

Trong đó: j, k và t lần lượt là chỉ số ngành, tỉnh và thời gian.

4.1.1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình tác giả tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của các tỉnh trên địa bàn các tỉnh khu vực Trung Bộ dựa trên những nghiên cứu của Hamm và King (2010), De Vries và cộng sự

(2015), Carraro và Karfakis (2018) bên cạnh việc sử dụng mô hình số liệu mảng động do Blundell và Bond (2000) phát triển.

Mô hình hồi quy thực nghiệm có dạng:

TRANSITION là biến phụ thuộc đại diện cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, phản ánh tốc độ chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp hoặc dịch vụ;

Investment là biến giải thích mô tả nguồn vốn đầu tư phát triển, trong đó có đầu tư công, đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài;

Labproductivity là biến giải thích mô tả cho năng suất lao động;

Institution là biến giải thích mô tả cho nhân tố thể chế, chính sách;

Technology là biến giải thích mô tả cho sự đầu tư để phát triển khoa học công nghệ của địa phương; αi là tác động đặc thù của từng địa phương không quan sát được; εit là sai số mô hình; i biểu thị cho các địa phương còn t biểu thị cho thời gian

Mô hình (1) được diễn giải cụ thể như sau: jk

 ii ii ii ii ii ii ii ii ii ii ii ii ii ii ii iiiiiiiiiiiiiii = ∝i+ �1iiiiiiiiiiiiiii + �2 iiiiiiiiiiiiiii + �3 iiiiiiiiiiiiiii + �4iiiiiiiiiiiiiii

Bảng 4.1 Tóm tắt các biến trong mô hình hồi quy đánh giá các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu GDP giữa ngành kinh tế

TT Tên biến Viết tắt Đơn vị đo lượng Ảnh hưởng dự kiến đến biến phụ thuộc

1 Chuyển dịch từ nông - lâm nghiệp sang công nghiệp

CNNL Tỷ trọng GDP của ngành CN/Tỷ trọng GDP của ngành NL

Tác giả tính toán dựa trên số liệu của TCTK

2 Chuyển dịch từ nông - lâm nghiệp sang dịch vụ

DVNL Tỷ trọng GDP của ngành DV/Tỷ trọng GDP của ngành NL

Tác giả tính toán dựa trên số liệu của TCTK

3 Chuyển dịch từ nông - lâm nghiệp sang tổng hợp ngành công nghiệp và dịch vụ

PNNNL Tỷ trọng GDP của ngành CN &

DV/Tỷ trọng GDP của ngành NL

Tác giả tính toán dựa trên số liệu của TCTK

4 Chỉ số chuyển dịch cơ cấu S Đánh giá tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Tác giả tính toán dựa trên số liệu của TCTK

5 Lượng vốn FDI lnFDI Logarit tự nhiên của giá trị vốn FDI +/- TCTK

6 Lượng vốn đầu tư công LnDTC Logarit tự nhiên của giá trị vốn đầu tư công

7 Lượng vốn đầu tư tư nhân lnDTTN Logarit tự nhiên của giá trị vốn đầu tư tư nhân

8 Lượng vốn đầu tư vào giáo dục đào tạo lnGDDT Logarit tự nhiên của giá trị vốn cho giáo dục đào tạo

9 Lượng vốn đầu tư cho khoa học công nghệ lnKHCN Logarit tự nhiên của giá trị vốn cho khoa học công nghệ

10 Năng suất lao động lnNSLD Logarit tự nhiên của giá trị GDP chia cho số lao động

11 GRDP của địa phương - đại diện cho đặc thù địa phương lnGDP Logarit tự nhiên của GRDP + TCTK

12 Biến đại diện cho Liên kết vùng lnLKV Logarit tự nhiên của tốc độ tăng trưởng bình quân của vùng

13 Thể chế, chính sách lnPCI Logarit tự nhiên của Chỉ số PCI hàng năm

14 Các chỉ số thành phần của

Logarit tự nhiên của các chỉ số con của chỉ số PCI

Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả

Mô hình (2) dựa trên các nghiên cứu đi trước của Vũ Thị Thu Hương (2017) và Carraro và Karfakis (2018). ii ii ii ii ii ii ii ii ii ii ii ii ii ii ii iiiiiiiiiiiiiii = ∝i+ �1iiiiiiiiiiiiiii + �2iiiiiiiiiiiiiii + �3iiiiiiiiiiiiiii +

Mô hình ngoài đánh giá tác động của vốn còn sử dụng thêm:

W là năng suất lao động tăng thêm do hiệu ứng chuyển dịch nội bộ ngành.

WS là năng suất lao động tăng thêm do hiệu ứng chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu tĩnh. JOINT là năng suất lao động tăng thêm do hiệu ứng chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu động. lnDTLD là biến giải thích của yếu tố Đào tạo lao động trong bộ chỉ số PCI.

Bảng 4.2 Tóm tắt các biến trong mô hình hồi quy đánh giá các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế

TT Tên biến Viết tắt Đơn vị đo lượng Ảnh hưởng dự kiến đến biến phụ thuộc

1 Chuyển dịch từ nông - lâm nghiệp sang công nghiệp

LCNNL Tỷ trọng lao động của ngành CN/Tỷ trọng GDP của ngành NL

Tác giả tính toán dựa trên số liệu của TCTK

2 Chuyển dịch từ nông - lâm nghiệp sang dịch vụ

LDVNL Tỷ trọng lao động của ngành DV/Tỷ trọng GDP của ngành NL

Tác giả tính toán dựa trên số liệu của TCTK

3 Chuyển dịch từ nông - lâm nghiệp sang tổng hợp ngành công nghiệp và dịch vụ

LPNNNL Tỷ trọng lao động của ngành CN/Tỷ trọng GDP của ngành NL

Tác giả tính toán dựa trên số liệu của TCTK

4 Chỉ số Lilien LI Được tính dựa trên công thức của phương pháp Lilien

Tác giả tính toán dựa trên số liệu của TCTK

5 Lượng vốn FDI lnFDI Logarit tự nhiên của giá trị vốn FDI

6 Lượng vốn đầu tư công LnDTC Logarit tự nhiên của giá trị vốn đầu tư công

7 Lượng vốn đầu tư tư nhân lnDTTN Logarit tự nhiên của giá trị vốn đầu tư tư nhân

8 Lượng vốn đầu tư vào giáo dục đào tạo lnGDDT Logarit tự nhiên của giá trị vốn cho giáo dục đào tạo

9 Hiệu ứng chuyển dịch nội bộ ngành

W Được tính theo công thức của phương pháp SSA

Tác giả tính toán dựa trên số liệu của TCTK

10 Hiệu ứng chuyển dịch cơ cấu tĩnh

WS Được tính theo công thức của phương pháp SSA

Tác giả tính toán dựa trên số liệu của TCTK

11 Hiệu ứng chuyển dịch cơ cấu động

JOINT Được tính theo công thức của phương pháp SSA

Tác giả tính toán dựa trên số liệu của TCTK

“Đào tạo lao động” lnDTLD Logarit tự nhiên của Chỉ số con “Đào tạo lao động” trong chỉ số PCI

Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả

Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh

Huế Đà Nẵng Quảng Nam

Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Huế Đà Nẵng Quảng Nam

Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Huế Đà Nẵng Quảng Nam

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017Quảng NgãiNăm Bình Định

Mô tả số liệu

4.1.2.1 Nhân tố vốn đầu tư

Hình 4.1 Vốn đầu tư phân theo 3 thành phần kinh tế tại các tỉnh trên địa bàn

Nguồn: Số liệu từ Niên giám thống kê

Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi

Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Huế Đà Nẵng

Một điểm tích cực đáng nhận thấy trên toàn khu vực đó là việc huy động nguồn vốn tư nhân tương đối tốt, khi nguồn vốn này hầu như cao hơn nguồn vốn đầu tư công, chỉ có duy nhất Quảng Nam chứng kiến điều ngược lại Nghệ An, Bình Định, Thanh Hóa hay Đà Nẵng và Khánh Hòa có lượng vốn đầu tư cao hơn hẳn so với nguồn lực đến từ ngân sách nhà nước Với nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, hai địa phương nổi lên với con số ấn tượng trong khoảng 7 đến 10 năm gần đây là Thanh Hóa và Hà Tĩnh, hai địa phương thúc đẩy công nghiệp hóa nhanh chóng tương ứng cùng khoảng thời gian Với các địa phương còn lại, nguồn vốn thu hút từ các nhà đầu tư ngoại quốc là thấp hơn so với con số này đến từ các doanh nghiệp trong nước.

4.1.2.2 Nhân tố về khoa học công nghệ

Hình 4.2 Vốn đầu tư vào khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo tại các tỉnh trên địa bàn

Nguồn: Số liệu từ Niên giám thống kê

GI á trị (tỷ đồ ng

Lượng vốn dành cho khoa học công nghệ thực sự là một vấn đề đáng quan ngại tại các địa phương miền Trung, thực tế con số này đang rất khiêm tốn, điển hình nhất là Đà Nẵng có nguồn vốn này khả quan nhất trong giai đoạn năm 2011-2015 nhưng lại tụt xuống trong 2 năm tiếp theo Những địa phương khác cũng không có được nguồn vốn này thực sự đủ để đáp ứng nguyện vọng đầu tư khi chỉ rơi vào dưới 100 tỷ đồng một năm Bên cạnh đó, giáo dục đào tạo vẫn được chú trọng khi lượng vốn cho các địa phương có chất lượng học sinh hệ phổ thông tốt như Nghệ An hay Thanh Hóa Nhưng một vấn đề đối với các địa phương này đó là nguồn lực này lại có xu hướng ít quay trở lại quê hương khi thực hiện xong chương trình học sau phổ thông của họ Các địa phương khác sử dụng tốt hơn về vấn đề con người như Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng cũng có nguồn vốn tương đối khá để đầu tư vào mảng này.

4.1.2.3 Nhân tố về năng suất lao động

Phương pháp hạch toán tăng trưởng phổ biến được sử dụng để đánh giá đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động vào tăng trưởng năng suất và tăng trưởng năng suất và tăng trưởng kinh tế do Fabricant (1942) khởi xướng Phương pháp phân tách năng suất tổng thể nền kinh tế thành ba phần: (i) tăng trưởng năng suất trong nội bộ ngành (within effect),

(ii)tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành - tác động chuyển dịch “tĩnh” (between-static effect), (iii) “cơ cấu chuyển dịch động” (joint or between-dynamic shift).

Trong đó iiiiiiiiiiiiiii là năng suất lao động của ngành i tại thời điểm t, ðiiiiiiiiiiiiiii là tỷ trọng lao động của ngành i tại thời điểm t.

Bảng 4.3: Năng suất lao động của các tỉnh trên địa bàn giai đoạn 2008-2017

Tỉnh/thành phố Năm Hiệu ứng chuyển dịch nội ngành

Hiệu ứng chuyển dịch tĩnh

Hiệu ứng chuyển dịch động

Tỉnh/thành phố Năm Hiệu ứng chuyển dịch nội ngành

Hiệu ứng chuyển dịch tĩnh

Hiệu ứng chuyển dịch động

Tỉnh/thành phố Năm Hiệu ứng chuyển dịch nội ngành

Hiệu ứng chuyển dịch tĩnh

Hiệu ứng chuyển dịch động

Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả

Một xu hướng chung nhìn thấy ở hiệu ứng chuyển dịch nội ngành tại tất cả các địa phương là chỉ số thấp dần từ đầu giai đoạn năm 2008 cho đến cuối giai đoạn nghiên cứu đang xét tới là năm 2017, chứng tỏ cho việc lao động trong giai đoạn 10 năm qua đã không di chuyển trong khuôn khổ họ bắt đầu làm việc nữa mà dần dịch chuyển sang các ngành mới, đặc biệt với Đà Nẵng chỉ số này vào năm 2017 còn có giá trị âm tương đối lớn Điều này cũng được thể hiện thông qua các chỉ số của hiệu ứng chuyển dịch “tĩnh” và “động”, thời điểm năm 2012 chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ đơn thuần của người lao động từ các ngành cũ sang ngành mới bên cạnh hiệu ứng “động” minh chứng cho việc lao động có xu hướng đáp ứng được nhu cầu của các ngành có năng suất cao hơn và bắt đầu công việc mới của họ tại những ngành này Duy chỉ có Khánh Hòa trong thời điểm này thể hiện một chiều hướng ngược lại khi chỉ số của cả hai hiệu ứng đều âm mô tả cho việc lao động duy trì với vị trí làm việc của họ tại địa phương này, điều này cũng dễ hiểu khi địa phương này là một trong những tỉnh duy trì được cơ cấu ngành kinh tế tương đối vững và có được nguồn lao động tương đối dồi dào Trái với việc gia tăng năng suất tương đối cao, từ đó tạo nên trào lưu tương đối sôi động khi lao động tìm được những việc làm có thu nhập cao hơn vào giữa thời kỳ đang xét thì vào cuối giai đoạn hầu hết các địa phương lại có chỉ số của hiệu ứng chuyển dịch “động” là âm, điều này cho thấy năng suất của lao động vẫn là vấn đề mà các địa phương trong khu vực vẫn chưa giải quyết được để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Phương pháp ước lượng

Wooldridge (2015) định nghĩa rằng dữ liệu mảng có thể gọi tên là dữ liệu bảng hoặc dữ liệu kết hợp, hay được hiểu là sự kết hợp các quan sát theo chuỗi thời gian và theo cả không gian Do vậy, sự kết hợp của hai loại số liệu bao gồm số liệu chuỗi thời gian (time series) và số liệu chéo (cross sections) có thể được hiểu là số liệu mảng.

Số liệu mảng cân xứng (cân đối) là bộ dữ liệu trong đó đơn vị theo không gian có cùng số quan sát với đơn vị theo chuỗi thời gian Ngược lại thì bộ dữ liệu đó được gọi là số liệu mảng không cân xứng (không cân đối) (Wooldridge, 2015) Và theo đó, các mô hình hồi quy sử dụng các dữ liệu này gọi là mô hình hồi quy dữ liệu mảng. Đặc điểm khi ứng dụng mô hình hồi quy số liệu mảng:

- Kỹ thuật này có thể tìm ra được sự khác biệt mang tính đặc thù theo từng cá thể.

- Sự kết hợp các giá trị theo thời gian và không gian giúp cho dữ iệu mảng có nhiều thông tin hơn, đa dạng hơn, từ đó, cải thiện sự hiệu quả, giảm hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến số, hay tăng bậc tự do.

- Nếu tác giả muốn tìm kiếm hay nghiên cứu những thay đổi của một đối tượng theo thời gian thì dữ liệu mảng là sự lựa chọn phù hợp.

- Dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy hay dữ liệu chéo theo không gian có thể không cho ra những kết quả mà dữ liệu mảng có thể cung cấp cho mô hình Những ảnh hưởng đó chỉ có thể được phát hiện khi sử dụng dữ liệu mảng.

4.1.3.2 Các mô hình hồi quy tĩnh

Theo Samargandi và cộng sự (2015), các mô hình tĩnh (static models) như mô hình OLS gộp (Pooled OLS), mô hình tác động cố định, mô hình tác động ngẫu nhiên là các mô hình truyền thống thường được sử dụng đối với dữ liệu số liệu mảng Cùng chung quan điểm, Wooldridge (2015) cũng đưa ra 3 mô hình có thể sử dụng để ước lượng mô hình hồi quy số liệu mảng.

• Mô hình số liệu gộp (Pooled OLS)

Mô hình được ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS):

iiiiiiiiiiiiiii là véc tơ biến phụ thuộc,

X′i là véc tơ biến giải thích,

∝ là hệ số chặn, siiiiiiiiiiiiiii là sai số ngẫu nhiên.

Giả thiết của phương pháp OLS như sau:

GT1: Ước lượng này dựa vào cơ sở mẫu ngẫu nhiên;

GT2: Kì vọng của sai số ngẫu nhiên tại mỗi giá trị bằng 0;

GT3: Phương sai của sai số ngẫu nhiên tại các giá trị đều bằng nhau;

GT4: Giữa các biến độc lập không có quan hệ đa cộng tuyến hoàn hảo;

GT5: Sai số ngẫu nhiên tuân theo quy luật chuẩn.

Nếu các giả thiết từ 1 đến 4 được thoả mãn thì phương pháp OLS là phương pháp ước lượng tuyến tính tốt nhất (Best Linear Unbiased Estimator).

Nếu các giả thiết từ 1 đến 5 được thoả mãn thì phương pháp OLS là phương pháp ước lượng không chệch tốt nhất.

• Mô hình số liệu mảng tác động cố định (Fixed Effect Model - FEM)

Trong đó: i và t lần lượt là chỉ số của đối tượng thứ i theo không gian và thời điểm t

(i= 1, 2, , n là chỉ số theo đơn vị không gian; t- 1, 2, , t là chỉ số theo đơn vị thời gian),

i là tác động cố định theo nhóm quan sát thứ i hoặc theo giai đoạn thời gian và chứa trong phần hệ số chặn, i có thể tương quan với các biến khác trong mô hình hồi quy,

iiiiiiiiiiiiiii là sai số ngẫu nhiên có trung bình bằng 0 và phương sai không đổi.

Trong các mô hình tác động cố định, chỉ có hệ số chặn theo các nhóm khác nhau còn hệ số góc của các biến như nhau Có thể ước lượng tác động cố định theo phương pháp bình phương nhỏ nhất với các biến giả (LSDV) hoặc phương pháp ước lượng tác động bên trong (within effect estimation).

Các hệ số ước lượng trong mô hình sẽ không bị chệch bới các tính chất không thay đổi theo thời gian, ví dụ như dân tộc, giới tính vì mô hình tác động cố định có thể kiểm soát được các thành phần này.

• Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM)

Mô hình REM giả thiết rằng:

i không tự tương quan với các biến khác và nó là một cấu phần trong sai số ngẫu nhiên,

Phương sai của sai số ngẫu nhiên xác định theo các đơn vị không gian hoặc theo thời gian,

Mô hình REM có hệ số chặn và hệ số góc tương tự nhau theo các quan sát, sự khác nhau nằm ở phần sai số.

Mô hình tác động ngẫu nhiên với tính chất của nó giả sử không có tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình và thành phần thay đổi giữa các phần tử chéo là ngẫu nhiên Lợi thế của mô hình tác động ngẫu nhiên là có thể sử dụng các biến không đổi theo thời gian Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu nên sử dụng mô hình này khi thành phần thay đổi giữa các phần tử chéo vẫn có tác động đến biến phụ thuộc.

Kiểm định Breusch và Pagan (1979) cho phép nhà nghiên cứu lựa chọn mô hình OLS gộp và hai mô hình tác động cố định và ngẫu nhiên Ngoài ra, kiểm định Hausman

(1978) sẽ giúp tác giả có thể biết được phương pháp nào cho kết quả chính xác hơn giữa mô hình tác động ngẫu nhiên và cố định.

•Nhược điểm khi sử dụng các mô hình hồi quy tĩnh

- Mô hình OLS gộp áp đặt một hệ số chặn và các hệ số góc như nhau giữa các phần tử, bỏ qua sự khác biệt giữa các phần tử.

- Mô hình tác động cố định: ảnh hưởng của việc mất bậc tự do dẫn đến ước lượng từ mô hình có nhiều hạn chế mặc dù mô hình ước lượng cùng hệ số góc và phương sai nhưng hệ số chặn thay đổi theo từng phần tử Hơn nữa, biến độc lập có tính nội sinh và tương quan với sai số của mô hình có thể dẫn đến các tham số trong mô hình ước lượng có thể bị chệch.(Baltagi, 2008)

- Mô hình tác động ngẫu nhiên: Arellano (2003) chỉ ra rằng mô hình không tính đến tác động theo thời gian bên cạnh việc các sai số không tương quan với thời gian, ví dụ như thời điểm trong quá khứ hay tương lai cho dù nó đã ít chịu ảnh hưởng bởi số bậc tự do nhờ giả định có cùng một hệ số chặn.

Các mô hình hồi quy số liệu mảng tĩnh có những hạn chế khi các tham số ước lượng không khai thác được lợi thế của số liệu mảng khi xem xét các mối quan hệ giữa các biến trong ngắn hạn và dài hạn Lý do là mô hình tĩnh cho ra ước lượng chệch so x với thực tế do tính không đồng nhất giữa các phần tử do giả định về tính đồng nhất của các hệ số biến trễ và biến phụ thuộc.

Tóm lại, tính chất “động” của dữ liệu mảng không được mô hình tĩnh phản ánh hoàn hảo trong phần kết quả mặc dù đây là vấn đề cơ bản trong thực nghiệm khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế Như Carraro và Karfakis (2018) đã đề cập trong nghiên cứu của ông rằng giả thuyết có thể có sự biến thiên rất rõ ràng giữa các phần tử trong nghiên cứu nhưng mô hình tĩnh chỉ có thể xử lý tính không đồng nhất dưới hai dạng chính là tác động ngẫu nhiên hay cố định.

4.1.3.3 Mô hình số liệu mảng động

Các mô hình số liệu mảng động sẽ khắc phục những nhược điểm của mô hình tĩnh nhằm xử lý tính không đồng nhất giữa các phần tử.

Kết quả thực nghiệm

4.1.4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Bảng 4.5 Thống kê mô tả các biến trong mô hình (1) Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Min Max

S 154 2,735 3,898 0,05 25,89 lnDTC 154 8,197 0,658 6,622 9,896 lnDTTN 154 8,682 0,821 7,078 10,629 lnFDI 154 6,158 2,102 -0,614 11,146 lnKHCN 154 4,219 0,955 1,025 7,075 lnGDDT 154 5,690 1,012 1,529 7,599 lnNSLD 154 3,910 0,597 2,571 5,647 lnGDP 154 10,422 0,780 8,528 12,255 lnPCI 154 4,065 0,088 3,788 4,289 lnLKV 154 2,285 0,390 1,029 3,263

Nguồn: Tính toán của tác giả

Các giá trị về vốn đầu tư hay năng suất lao động và chỉ số PCI được lấy logaritNepe nên độ biến thiên không lớn để đảm bảo cho kết quả đầu ra là chính xác nhất.

Bảng 4.6 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình (1) lnDTC lnDTTN lnFDI lnKHCN lnGDDT lnNSLD lnGDP lnPCI lnLKV lnDTC 1,000 lnDTTN 0,775 1,000 lnFDI 0,512 0,332 1,000 lnKHCN 0,637 0,662 0,277 1,000 lnGDDT 0,575 0,406 0,407 0,439 1,000 lnNSLD 0,400 0,380 0,146 0,400 0,057 1,000 lnGDP 0,774 0,717 0,403 0,521 0,283 0,739 1,000 lnPCI 0,354 0,333 0,145 0,324 0,164 -0,023 0,421 1,000 lnLKV -0,222 -0,400 -0.037 -0,239 -0,176 -0,209 -0,119 -0,064 1,000

Nguồn: Tính toán của tác giả

Các biến trong mô hình hầu như không có tương quan với nhau ngoại trừ ảnh hưởng tương đối chặt chẽ giữa lượng vốn đầu tư công và đầu tư tư nhân bên cạnh giá trị tương đối cao (tiệm cận 1) giữa biến đầu tư công, đầu tư tư nhân và năng suất lao động với biến đại diện cho tổng sản phẩm Do vậy, tác giả sẽ dùng phương pháp FGLS để khắc phục vấn đề nội sinh với mô hình hồi quy tĩnh.

Bảng 4.7 Thống kê mô tả các biến thuộc chỉ số thành phần trong chỉ số PCI trong mô hình nghiên cứu Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Min Max lnGNTT 154 2,108 0,096 1,759 2,261 lnTCDD 154 1,813 0,116 1,465 2,076 lnTMB 154 1,811 0,093 1,551 2,069 lnCPTG 154 1,850 0,124 1,501 2,151 lnCPKCT 154 1,754 0,156 1,327 2,071 lnTND 154 1,563 0,233 0,959 2,043 lnDVHTDN 154 1,677 0,244 0,908 2,127 lnDTLD 154 1,689 0,183 0,896 2,128 lnTCPL 154 1,606 0,259 0,811 2,009

Nguồn: Tính toán của tác giả

Các chỉ số thành phần đảm bảo độ biến thiên và sẽ được lựa chọn để áp dụng thay thế biến tổng thể PCI, từ đó đưa ra những kết quả cụ thể hơn theo từng tiêu chí.

Bảng 4.8 Thống kê mô tả các biến trong mô hình (2) Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Min Max

LI 140 0,197 1,059 0,006 10,735 lnDTC 154 8,197 0,658 6,622 9,896 lnDTTN 154 8,682 0,821 7,078 10,629 lnFDI 154 6,158 2,102 -0,614 11,146 lnKHCN 154 4,219 0,955 1,025 7,075 lnGDDT 154 5,690 1,012 1,529 7,599

Nguồn: Tính toán của tác giả

Trong mô hình (2), nhân tố năng suất lao động được phân tách thành 3 chỉ tiêu theo phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng (SSA - Shift-Share Analysis) Bên cạnh đó, chỉ số thành phần "Đào tạo lao động" cũng được lựa chọn để thay thế làm chỉ tiêu đại diện cho biến thể chế trong mô hình.

Bảng 4.9 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình (2) lnDTC lnDTTN lnFDI lnKHCN lnGDDT W BS JOINT lnDTLD lnDTC 1,000 lnDTTN 0,745 1,000 lnFDI 0,547 0,344 1,000 lnKHCN 0,608 0,632 0,632 1,000 lnGDDT 0,572 0,384 0,384 0,402 1,000

Nguồn: Tính toán của tác giả

Mô hình có sự tham gia của các biến đại diện cho năng suất lao động như W, BS, JOINT và lnDTLD, các biến đảm bảo tính tương quan với các biến đã được đánh giá ở mô hình (1), không có mối quan hệ đồng biến hay nghịch biến với các chỉ số đều nằm trong giới hạn cho phép.

4.1.4.2 Kết quả ước lượng thực nghiệm mô hình tĩnh

Bảng 4.10 Kết quả ước lượng thực nghiệm mô hình (1)

Biến độc lập Biến phụ thuộc

Biến độc lập Biến phụ thuộc

Trong ngoặc là giá trị z-test hoặc t-test, với ***, **, * lần lượt là giá trị p- value tương ứng với mức ý nghĩa nhỏ hơn 1%, 5%, 10%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Biến đại diện đầu tư công không cho thấy ý nghĩa về mặt thống kê mặc dù đạt dấu dương với tất cả các biến phụ thuộc, điều này cho thấy ảnh hưởng không phải là thiếu tích cực tuy nhiên chưa đạt được độ tin cậy để có thể đánh giá ảnh hưởng tích cực của nguồn vốn đầu tư công đến quá trình chuyển dịch tại các tỉnh/thành phố.

Với nhân tố vốn đầu tư tư nhân mang đến kết quả có ý nghĩa thống kê với tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu sang ngành dịch vụ bên cạnh tổng thể chung ngành phi nông nghiệp, với giá trị tin cậy cao hơn ở mức 5% khi tác động đến nhân tố chuyển dịch từ nông nghiệp sang dịch vụ Mặt khác, vốn đầu tư nước ngoài lại không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu mô tả cụ thể chuyển dịch sang các ngành công nghiệp và dịch vụ nhưng lại có tác động tiêu cực đến chỉ số chuyển dịch cơ cấu ngành trên toàn vùng, mô tả cho ảnh hưởng chưa toàn diện của nguồn vốn này trên tổng thể các địa phương. Đề cập đến ảnh hưởng của các nhân tố khác, kết quả không cho thấy ảnh hưởng thuận chiều đến chỉ số chuyển dịch cơ cấu ngành của biến đại diện cho khoa học - công nghệ, điều này phần nào cho thấy thiếu hiệu quả trong việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng của bộ phận này nhìn chung trong khu vực Ngoài ra các nhân tố như năng suất lao động, thể chế, liên kết vùng hay đặc điểm cụ thể của địa phương cũng không mang đến giá trị tin cậy về mặt thống kê để đưa ra những nhận định phù hợp tác động đến quá trình chuyển dịch.

Các chỉ báo mô tả cụ thể các địa phương cho thấy các địa phương thực hiện hiệu quả quá trình chuyển dịch của họ bằng việc sử dụng các nguồn lực, mạnh mẽ nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Khánh Hoà, trong khi đó Quảng Nam và Quảng Ngãi là hai điểm sáng mới trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trong khu vực thời gian gần đây Quảng Nam tập trung vào chuyển dịch cơ cấu sang công nghiệp những nhờ giữ vững liên kết với Đà Nẵng trong phát triển du lịch nên vẫn có được kết quả khả thi trong chuyển dịch sang ngành dịch vụ, bên cạnh đó, kết quả cho thấy rằng Quảng Ngãi đang thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa của mình trong giai đoạn 2007-2017 thực sự hiệu quả với tỷ trọng đóng góp lớn trong cơ cấu GDP của tỉnh nhà Ngoài ra, Thừa Thiên Huế có các giá trị mang ý nghĩa thống kê với chuyển dịch tập trung sang ngành dịch vụ và phi nông nghiệp nói chung, điều này cho thấy rằng cố đô của đất nước vẫn tập trung và định hướng bản sắc chuyển dịch của mình là các ngành dịch vụ, bao gồm dịch vụ lữ hành, hàng không, điểm luân chuyển giữa khu vực Bắc Trung Bộ và trọng điểm kinh tế miền Trung.

Các địa phương khác có kết quả không có ý nghĩa minh chứng cho việc chuyển dịch chưa đạt được hiệu quả trong định hướng cũng như thực thi của bộ máy công quyền, với Ninh Thuận còn chỉ ra dấu âm khi ảnh hưởng đến xu hướng chuyển dịch sang khu vực công nghiệp của tỉnh vốn có lợi thế về ngành năng lượng tái tạo này.

Bảng 4.11 Kết quả ước lượng thực nghiệm mô hình (2)

Biến độc lập Biến phụ thuộc

LCNNL LDVNL LPNNNL LI lnDTC 0,028

Biến độc lập Biến phụ thuộc

Trong ngoặc là giá trị z-test hoặc t-test, với ***, **, * lần lượt là giá trị p- value tương ứng với mức ý nghĩa nhỏ hơn 1%, 5%, 10%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Với nhân tố chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành, ảnh hưởng của các nhân tố như vốn, khoa học công nghệ là không rõ ràng với các giá trị không có ý nghĩa thống kê Năng suất lao động là nhân số có những ảnh hưởng cụ thể hơn, như hiệu ứng tĩnh mô tả sự chuyển dịch lao động giữa các ngành tác động tích cực đến chỉ số Lilien - đồng nghĩa với việc lao động di chuyển giữa các ngành giúp cho việc tái phân bổ lao động giữa các ngành hay giữa các vùng trở nên hiệu quả hơn (mức ý nghĩa tương đối cao ở mức 5%) Ngoài ra, ảnh hưởng tương đối khác biệt của hiệu ứng động khi tác động thuận chiều đến việc chuyển dịch lao động sang các ngành phi nông nghiệp - mô tả cho việc lao động có xu hướng di chuyển từ ngành có năng suất thấp hơn là nông nghiệp sang các ngành có năng suất cao hơn là công nghiệp và dịch vụ Tuy nhiên, hiệu ứng động lại không ủng hộ cho việc tái phân bổ lao động lại giữa các ngành với chỉ tiêu Lilien với giá trị tin cậy tương đối cao, minh chứng cho việc thiếu đồng bộ trong hiệu quả giữa các địa phương trong vùng và trên toàn khu vực.

Cụ thể hơn, với các địa phương thì một lần nữa hai địa phương đi đầu trong việc thu hút nguồn lực lao động di chuyển sang các ngành có năng suất cao hay điều chỉnh lực lượng lao động hiệu quả theo kết quả nêu trên là Đà Nẵng và Khánh Hoà (trong đó Đà Nẵng không có ý nghĩa thống kê với chỉ số Lilien) Đáng ngạc nhiên là ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của Phú Yên khi lực lượng lao động ở đây được xem là di chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ là hiệu quả với giá trị tin cậy cao.

4.1.4.3 Kết quả ước lượng thực nghiệm mô hình hồi quy số liệu mảng động

Bảng 4.12 Kết quả ước lượng thực nghiệm mô hình (1)

Biến độc lập Biến phụ thuộc

Biến độc lập Biến phụ thuộc

Trong ngoặc là giá trị z-test hoặc t-test, với ***, **, * lần lượt là giá trị p- value tương ứng với mức ý nghĩa nhỏ hơn 1%, 5%, 10%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả với mô hình hồi quy động mang đến các giá trị có ý nghĩa thống kê cao hơn, cụ thể các biến như vốn đầu tư, khoa học công nghệ hay năng suất lao động đều có những chỉ tiêu ảnh hưởng cụ thể đến các biến giải thích được đề xuất. Đề cập đến ảnh hưởng của các loại vốn đầu tư, vốn đầu tư công cho thấy sự thiếu hiệu quả của mình khi ảnh hưởng đến chuyển dịch sang ngành dịch vụ khi kết quả mang đến dấu âm với giá trị tương đối lớn -7,636, điều này phần nào minh chứng cho việc quy hoạch chưa đồng bộ, từ đó dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong đầu tư đến ngành được coi mang nhiều tiềm năng của khu vực duyên hải 14 tỉnh thuộc mẫu nghiên cứu Diễn giải cụ thể hơn, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được các địa phương đầu tư chủ yếu cho nền tảng các dự án về cơ sở hạ tầng trên địa bàn, phần nào nó cũng tác động đến công cuộc vận hành của các ngành thuộc dịch vụ như dịch vụ kho hàng, vận chuyển, tuy nhiên thực tế không phải tất cả các địa phương đều có được những bước chuyển hiệu quả để đạt được đến hiệu suất cao cho mảng dịch vụ này Nhìn chung, phần lớn các địa phương trên địa bàn còn chưa nhận ra được tầm quan trọng của các ngành thành phần trong khu vực dịch vụ để tận dụng lợi thế để phát triển, chỉ số nhỏ như Đà Nẵng, Khánh Hòa nhờ việc xác định rõ ràng chủ trương chuyển dịch sang ngành này thì mới đạt được những bước chuyển dịch thực sự hiệu quả.

Trong khi đó, đầu tư tư nhân đang dần trở lên một kênh huy động vốn hiệu quả khi tác động tích cực đến chuyển dịch GDP đến ngành phi nông nghiệp nói chung và dịch vụ nói riêng với mức ý nghĩa thống kê là 5%, điều này cho thấy các ngành dịch vụ đang thu hút được nguồn lực từ dòng vốn tư nhân trong nước và tính hiệu quả được phát huy một cách rõ rệt Cũng cho thấy ảnh hưởng tích cực với giá trị không thực sự lớn là 1,077 nhưng ý nghĩa rất cao ở mức 1%, đó là ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tổng thể các ngành phi nông nghiệp, nguồn lực lớn này cũng đang thúc đẩy hoạt động sản xuất và các ngành liên quan đến dịch vụ, thương mại tương đối hiệu quả nhưng cần được quy hoạch trọng tâm hơn, không đơn lẻ ngành công nghiệp với một số địa phương và dịch vụ với một nhóm các địa phương khác tách rời Nhìn nhận nghiêm túc sự hiệu quả của hai nguồn vốn này trong bối cảnh vốn đầu tư công hạn chế dần là điều cần thiết đối với chính quyền của bộ phận các tỉnh/thành phố trong khu vực, thực tế cho thấy nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đã có những cam kết rất cụ thể với các địa phương về việc giải ngân nguồn vốn và triển khai dự án nếu các chính sách của địa phương thực sự hấp dẫn và thực hiện đúng những ràng buộc của đôi bên.

Đánh giá chung

Nghiên cứu đã tập trung giải quyết các giả thuyết đề ra ở chương 1 và có được các kết quả cụ thể trong chương 4 Dưới đây là phần diễn giải tương ứng với các giả thuyết đề ra của luận án Đáng chú ý, các mô hình hồi quy tĩnh được đề xuất tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế khi xét đến vấn đề nội sinh, do vậy mô hình hồi quy động mà cụ thể là S-GMM được sử dụng với biến công cụ phù hợp trong nghiên cứu và cho ra kết quả tin cậy hơn bên cạnh việc vẫn sử dụng những kết quả phù hợp từ mô hình tĩnh.

(i) Thể chế, chính sách tác động tích cực đến chuyển dịch nhằm mục đích giảm tỷ trọng GDP nông nghiệp trên toàn khu vực bên cạnh thúc đẩy lao động di chuyển sang các ngành có NSLĐ cao hơn, cụ thể các vấn đề của thể chế, chính sách được đánh giá thông qua các chỉ số thành phần của chỉ số PCI Đại diện cho thể chế, chính sách là biến PCI có tác động tích cực đến chuyển dịch tỷ trọng GDP, các ngành có giá trị sản xuất cao hơn như công nghiệp - xây dựng hay dịch vụ được thúc đẩy phát triển bởi bộ máy công quyền Bên cạnh đó, thể chế ảnh hưởng thuận chiều đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sang các ngành phi nông nghiệp nói chung mặc dù ảnh hưởng cụ thể đến các ngành công nghiệp hay dịch vụ là chưa cụ thể Điều này phù hợp với kết quả của những nghiên cứu đi trước của Vũ Thị Thu Hương (2017) và Carraro và Karfakis (2018) Mối quan hệ này được nhắc đến trong các nghiên cứu là tiền đề cho thành công của các quốc gia Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.

Các chỉ tiêu phản ánh công cuộc cải cách hay cải thiện thể chế của chỉ số PCI như chỉ số “dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp”, “chi phí không chính thức” hay “thể chế pháp lý” của các tỉnh trên địa bàn có ảnh hưởng tích cực đến chuyển dịch tỷ trọng GDP Điều này chứng tỏ sự hiệu quả của bộ máy công quyền các địa phương trong việc hỗ trợ cơ chế để các doanh nghiệp tư nhân trở thành bộ phận thiết yếu của kinh tế địa phương, bên cạnh việc giảm thiểu chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra cho việc hoàn thiện thủ tục hoặc tiến hành dự án của mình trên địa bàn Ngoài ra, tồn tại ảnh hưởng chỉ số “thể chế pháp lý” tác động tích cực đến chuyển dịch tỷ trọng GDP sang ngành dịch vụ cũng như quá trình tái phân bổ lao động nói chung.

(ii)Liên kết các địa phương tạo thành một vùng kinh tế có mối quan hệ mật thiết giúp quá trình chuyển dịch ngành kinh tế, nhất là các ngành mới như dịch vụ thực thi hiệu quả và đúng hướng

Liên kết vùng là xu thế tất yếu để đáp ứng mục tiêu phát triển các ngành kinh tế hài hòa hơn giữa các địa phương có vị trí địa lý gần nhau và có chung các đặc điểm về hình thái địa lý cũng như xã hội Điểm bất lợi của các địa phương trong khu vực duyên hải Trung Bộ là vị trí trải dài nhưng lại có chung các lợi thế về bờ biển dài cũng như các địa điểm du lịch hấp dẫn, giàu bản sắc văn hóa Chính vì thế, hiện tại các địa phương trong vùng cũng mới chỉ cho thấy ảnh hưởng tích cực đến từ liên kết vùng cho việc thúc đẩy chuyển dịch sang các ngành dịch vụ trên địa bàn Kết quả này phần nào phù hợp với kết luận trong nghiên cứu của Trần Thị Thu Hương (2017).

(iii) Các nguồn vốn, cụ thể vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư công, vốn đầu tư tư nhân làm quá trình chuyển dịch từ nông - lâm nghiệp sang công nghiệp cũng như dịch vụ tại các địa phương trên địa bàn diễn ra hiệu quả

Vốn đầu tư tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài được đánh giá tác động một cách hiệu quả đến chuyển dịch về tỷ trọng GDP tại các địa phương trên địa bàn, hai nguồn lực này dần trở nên quan trọng và trở nên là động lực cho sự phát triển của các địa phương nhằm xây dựng hạ tầng cũng như cung cấp các dịch vụ cho người dân hay khách hàng Bên cạnh đó, đầu tư công lại không cho thấy sự hiệu quả với ảnh hưởng thiếu tích cực đến chuyển dịch sang các ngành dịch vụ Nhận định là phù hợp với các nghiên cứu đi trước tại các quốc gia đang phát triển như Ghosh và Gregoriou (2008), Ranasinghe và Masaru (2014) hay Tô Trung Thành (2012) với nghiên cứu tại Việt Nam.

(iv) Cải tiến về khoa học công nghệ giúp các ngành có giá trị thặng dư cao như công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm được tỷ trọng lớn hơn

Kết quả cho thấy rằng chuyển dịch tỷ trọng GDP tại các tỉnh địa bàn miền Trung được giúp ích từ nguồn vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, giúp các địa phương có được nền tảng tốt để thu hút các nhà đầu tư công nghệ cao nhưng hiện tại nền tảng chỉ phục vụ hiệu quả cho các ngành công nghiệp, ngoài ra các ngành dịch vụ vẫn chưa được quan tâm để phát triển đúng kỳ vọng bên cạnh ảnh hưởng chung đến tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành được đề xuất Kết quả phù hợp với các nghiên cứu đi trước của Piekut

(v)Năng suất lao động hay chất lượng lao động tăng lên đáp ứng nhu cầu của quá trình chuyển dịch các ngành có năng suất cao như công nghiệp - xây dựng và dịch vụ

Nghiên cứu có xét đến ảnh hưởng của biến đại diện cho giáo dục đào tạo và biến đại diện cho năng suất lao động bình quân của mỗi lao động nhằm kiểm định ảnh hưởng của nó đến quá trình chuyển dịch tỷ trọng GDP giữa các ngành kinh tế Kết quả cho thấy ảnh hưởng tích cực của năng suất mà mỗi lao động trên thị trường đóng góp đến chuyển dịch tỷ trọng sang ngành dịch vụ nói riêng hay phi nông nghiệp nói chung, tuy nhiên năng suất chưa đáp ứng được kỳ vọng về tốc độ chuyển dịch của các địa phương trong khu vực, cần có những cơ chế để thu hút những lao động chất lượng cao hơn bên cạnh đào tạo, nâng cao trình độ lao động hiện có.

(vi) Quá trình chuyển dịch lao động giữa các ngành kinh tế được hỗ trợ và thúc đẩy bởi các nhân tố như năng suất lao động bên cạnh tác động của thể chế, chính sách

Ngoài ảnh hưởng của thể chế, chính sách đến chuyển dịch lao động, biến phụ thuộc được đề xuất này cũng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như năng suất lao động Hiệu ứng chuyển dịch lao động nội ngành không phải là xu hướng của bối cảnh hiện tại và cũng không cho thấy ảnh hưởng cụ thể với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động Hai hiệu ứng được ủng hộ và trở nên phổ biến hơn trong việc kích thích tăng trưởng của các ngành có năng suất cao là hiệu ứng tĩnh và hiệu ứng động Kết quả của mô hình kinh tế lượng cho thấy rằng cả “chuyển dịch lao động giữa các ngành” và

“chuyển dịch lao động từ các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao” đều thúc đẩy lao động dịch chuyển sang hai ngành mà các địa phương mong muốn Điều này là phù hợp với các lý thuyết về chuyển dịch lao động, nhưng lao động ở các tỉnh trong khu vực vẫn có những biến động khác biệt, các tỉnh đi đầu về chuyển dịch cơ cấu như Đà Nẵng hay Khánh Hòa vẫn duy trì cho mình hướng chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, và phần nào thành phố và tỉnh tiên phong này duy trì được cho lao động ở các ngành dịch vụ và có thể là công nghiệp mức thù lao tương xứng, từ đó thu hút được lực lượng này di chuyển từ các vùng khác trong khu vực cũng như ở toàn quốc gia Kết quả này cơ bản phù hợp với xu hướng của các nghiên cứu về phương pháp SSA đi trước ở nước ngoài và kết luận nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương (2017).

(vii) Quy mô về kinh tế của địa phương phản ánh các đặc tính cụ thể của từng địa phương ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển dịch ngành kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC NHÂN TỐ ĐỂ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÁC TỈNH KHU VỰC DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

Bối cảnh về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

5.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước

Kinh tế số (Digital economy) là nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số, thuật ngữ này được phát triển bởi Tapscott (1996) Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ mà công nghệ số được áp dụng Trên phương diện quản lý, chính phủ số hay chính phủ điện tử, công dân số, ngân hàng số đang trở nên gần gũi với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày Với phương diện kinh doanh, các thuật ngữ như thương mại điện tử hay lớn hơn là cách mạng công nghiệp 4.0, internet vạn vật hay trí thông minh nhân tạo đang tạo ra những thay đổi về năng suất lao động, đổi mới phương thức sản xuất và hình thái kinh tế.

Các cường quốc trên thế giới đang có những bước chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế căn bản trước ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của kinh tế số, cụ thể DươngHoàng Linh (2019) chỉ ra rằng giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, kinh tế Mỹ tập trung chuyển dịch tỷ trọng ngành dịch vụ như ngân hàng, bất động sản, công nghệ thông tin bên cạnh việc giảm hàm lượng các ngành công nghiệp như sản xuất chế tạo và khai mỏ;giai đoạn sau đó từ năm 2011 đến 2016, cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động tích cực rõ rệt lên định hướng này của nền kinh tế Mỹ, cụ thể ngành công nghệ thông tin tăng tỷ trọng từ 5% lên 5,5%, ngành giáo dục, y tế, dịch vụ tăng từ 1,7% lên 2,1% Một cường quốc mới nổi khác cũng đang xác lập cho mình định hướng tái cơ cấu các ngành dựa trên kinh tế số là Trung Quốc Wübbeke và cộng sự (2016) đã mô tả nền công nghiệp Trung Quốc thông qua thuật ngữ “Made in China”; giai đoạn 1980-2000, TrungQuốc đã phát triển từ một nước lạc hậu trở thành một nước công nghiệp có sản lượng dồi dào nhất thế giới, đến năm 2006, các ngành công nghiệp chiếm đến 42% tỷ trọngGDP của quốc gia này Tuy nhiên, thời gian gần đây, đi cùng xu thế của thế giới, ngành công nghiệp vẫn được chú trọng nhưng đi theo hướng hiện đại hơn, áp dụng các công nghệ cao nhằm tăng hiệu suất cũng như giảm lượng lao động trong các nhà máy,công xưởng - tỷ trọng ngành công nghiệp cùng dần giảm xuống chỉ còn khoảng 34,3% vào năm 2015 Đi kèm đó, lao động dần chuyển sang ngành có môi trường làm việc thân thiện hơn đó là dịch vụ Mặt khác, những nước công nghiệp có nền tảng truyền thống như Đức lại tiếp cận rất sớm với các công nghệ liên quan, từ đó xây dựng cho mình một hệ thống áp dụng các tiêu chuẩn liên quan và duy trì tỷ trọng cơ cấu ngành công nghiệp một cách vững vàng Dữ liệu của tổng cục thống kê Đức - FSO Federal Statistical Office Germany FSO (2018) cho thấy tỷ trọng của ngành công nghiệp tăng lên do sự đóng góp tích cực của các ngành chế tạo tăng lên từ 21,2% năm 2007 lên 23% năm 2017 Bên cạnh đó, tỷ trọng các ngành dịch vụ lại có xu hướng giảm xuống, chỉ có bộ phận ngành giáo dục không thay đổi tỷ trọng của mình.

Nhìn chung, một xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mới đang dần phát huy vị thế nhờ có sự xuất hiện và tác động của các thành phần trong nền kinh tế số Thứ nhất, phương thức sản xuất dần thay đổi dẫn đến các mô hình sản xuất thay đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường lao động Thứ hai, các ngành công nghiệp và dịch vụ và kể cả nông nghiệp nhờ áp dụng công nghệ số hiện đại sẽ mang đến năng suất sản xuất cao hơn, từ đó xu hướng chuyển dịch của các nước có thể khác nhau, ví dụ, một nước tập trung vào nông nghiệp chất lượng cao và áp dụng các công nghệ mới thì tỷ trọng ngành nông nghiệp của nước đó có thể tăng lên nếu so sánh với hai ngành thường được coi là có năng suất cao hơn như công nghiệp và dịch vụ Thứ ba, các nước thường tập trung vào thế mạnh của mình để gia tăng hàm lượng công nghệ, kỹ thuật, do vậy các nước đang có nền công nghiệp hoặc dịch vụ mạnh thì họ thường đi trước và càng gia tăng sức ảnh hưởng của mình trên thị trường, từ đó có tỷ trọng của các ngành thế mạnh càng ngày tăng lên, như ví dụ của Đức ở phần trên vừa diễn giải Cuối cùng, lao động phổ thông thiếu sự đào tạo sẽ là một thách thức lớn đối với các quốc gia có lượng lao động lớn như Trung Quốc hay Việt Nam, việc áp dụng công nghệ phù hợp mới giải quyết được bài toán về lao động trong bối cảnh máy móc đang dần thay thế vai trò của con người trong các nhà máy, công sở.

Sau gần 30 năm đẩy mạnh công cuộc Đổi mới (1990-2017), cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam đã có những chuyển dịch theo hướng: tỷ trọng ngành nông nghiệp(mở rộng) trong GDP giảm tương đối nhanh; tỷ trọng ngành công nghiệp (mở rộng) tăng lên; tỷ trọng ngành dịch vụ tuy có giai đoạn suy giảm nhưng nhìn chung tương đối ổn định.

Bảng 5.1 Cơ cấu GDP theo ngành của Việt Nam giai đoạn 2000-2017 Đơn vị: %

Năm Nông, lâm, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Số liệu trong bảng 5.1 cho thấy tỷ trọng ngành nông nghiệp nhìn chung đã giảm nhanh chóng từ giai đoạn năm 1990 với 38,74% xuống còn 19,30% trong năm 2005, tuy nhiên tốc độ giảm chậm lại trong thời gian tiếp theo, đến năm 2017 giảm xuống còn 15,34% Bên cạnh đó, ngành công nghiệp cũng có tỷ trọng chuyển dịch một cách nhanh chóng trong cùng giai đoạn 1990-2005 khi tăng từ 22,67% lên 38,13% nhưng sau đó lại giảm xuống, đến năm 2017 còn 33,40% Điều này chứng tỏ trong khoảng 15 năm đầu tiên, chính sách công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng ngành công nghiệp, gia tăng tiềm lực công nghiệp và kết cấu hạ tầng, tuy nhiên giai đoạn khoảng hơn 10 năm gần đây, quá trình này đang gặp vấn đề về tính hiệu quả và đặt ra cho các nhà quản lý những thách thức nhằm ổn định và đưa ra những chính sách nhằm tái cơ cấu các ngành hợp lý hơn, từ đó đạt được tăng trưởng ổn định Nhìn chung, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Việt Nam trong thời gian qua ghi nhận những thành tựu chủ yếu sau:

Một là, nền kinh tế đã hình thành được các lĩnh vực, khu vực, sản phẩm có vai trò động lực, mũi nhọn như thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; chế tạo, lắp ráp ô tô; sản xuất điện; xi măng; dệt may; công nghiệp xây dựng; thông tin viễn thông; vận tải; tài chính, ngân hàng; du lịch,… đóng góp lớn vào phát triển và hiện đại hóa nền kinh tế.

Hai là, trong những năm đầu phát triển, Việt Nam trải qua hai giai đoạn cơ bản,giai đoạn đầu trong khoảng trước những năm 1990 đến 1995 chứng kiến sự thay đổi căn bản nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế kéo dài; giai đoạn hai từ năm 1996 đến 2006 là giai đoạn đất nước bước đầu gia nhập nền kinh tế thế giới khi đã thỏa mãn được nhu cầu trong nước từ đó xuất khẩu các sản phẩm như lương thực, và từng bước công nghiệp hóa đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm hiện đại hơn Giai đoạn ba được đánh dấu khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2006, từ đó đến nay chúng ta vẫn duy trì các hoạt động, chính sách nhằm công nghiệp hóa, đảm bảo nông nghiệp - nông thôn, đặc biệt là chú trọng phát triển ngành dịch vụ - vừa phù hợp với xu hướng chuyển dịch trên thế giới vừa phù hợp với giai đoạn mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn.

Ba là, chuyển dịch cơ cấu ngành còn được thể hiện rõ ở chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành Lao động làm việc trong các ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản năm

1990 chiếm tỷ lệ 73% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã giảm xuống 57,1% trong năm 2005 và 48,7% năm 2010 Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 11,2% lên 18,2% và 21,7% các năm tương ứng, hay ngành dịch vụ với các con số như 15,8%, 24,7% và 29,6% Kết quả này là động lực chủ yếu để nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và con số tăng trưởng ổn định qua các năm, cũng là tiền đề vật chất để nền kinh tế giữ vững được các cân đối vĩ mô nhằm phát triển xã hội bền vững.

Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn nhiều những hạn chế so với yêu cầu phát triển hay so sánh với các quốc gia khác trong khu vực, cụ thể:

(i)Tốc độ chuyển dịch còn chậm Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP còn cao, xếp thứ 3/9 các nước trong khu vực Đông Nam Á, thứ 10/37 các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á và cao thứ 30/164 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Tỷ trọng công nghiệp trong GDP trong quan hệ và vùng lãnh thổ các nước tương ứng là thứ 5/9; 15/37 và 30/164 (Ngô Thắng Lợi, 2013)

(ii)Hiệu quả chuyển dịch cơ cấu còn hạn chế, điều này thể hiện ở hiệu quả sử dụng vốn đầu tư kém, dẫn đến sức cạnh tranh thấp bên cạnh năng suất lao động xã hội tăng chậm Cơ cấu ngành kinh tế trong một thời gian không thúc đẩy việc tích tụ và tập trung vốn mà hạn chế quá trình áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, cản trở việc đào tạo lao động - nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, duy trì và đảm bảo chất lượng tăng trưởng.

(iii) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa tạo nền tảng vững chắc cho việc ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện chất lượng tăng trưởng và đảm bảo tính bền vững trong phát triển dài hạn, cụ thể cơ cấu ngành kinh tế chưa cho phép hình thành những tổ hợp ngành có quan hệ liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất, hay các vùng liên kết trong phát triển ngành dịch vụ Do sự liên kết rời rạc, các ngành tương đối độc lập với nhau trong hoạt động sản xuất và thâm nhập thị trường, các doanh nghiệp thiếu nội lực dẫn đến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động bất lợi trong bối cảnh gia nhập sâu vào thị trường thương mại thế giới, từ đó dẫn đến dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng.

5.1.2 Cơ hội và thách thức với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành các tỉnh trong khu vực

Tiềm năng với khu vực duyên hải miền Trung là bờ biển dài cùng các lợi thế về kết cấu hạ tầng khi có đầy đủ sân bay, cảng biển để phục vụ công nghiệp lẫn dịch vụ. Tuy nhiên con số về cơ cấu các ngành kinh tế vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra theo Quyết định số 1114/QĐ-TTg về “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đến năm 2020” được thủ tướng Chính phủ ban hành, trung bình nhìn chung tiệm cận đến cơ cấu chung của toàn bộ nền kinh tế, duy chỉ có ngành dịch vụ đang dần cho thấy vai trò của mình khi tiến đến gần mốc khoảng 40% tỷ trọng trong cơ cấu GDP của kinh tế địa phương. Đề cập đến cơ hội đối với khu vực, các tỉnh/thành phố đều có các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa như di tích quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phong Nha

- Kẻ Bàng,… tại khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa

Mỹ Sơn,… tại khu vực trọng điểm kinh tế miền Trung, Gành đá Dĩa, vịnh Nha Trang, Mũi Né,… tại khu vực Nam Trung Bộ - đây chính là động lực để phát triển ngành du lịch từ việc tạo lập các chuỗi điểm đến, các chuyến du lịch dài ngày hấp dẫn cho khách hàng trong và ngoài nước Bên cạnh đó, các thành phố như Đà Nẵng, Nha Trang, Vinh, Huế được coi là trung tâm văn hóa xã hội của vùng - tập trung các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn vùng. Ngoài ra, xuất hiện những cụm khu công nghiệp có sự liên kết như khu công nghiệp Chu Lai tại Quảng Nam, khu công nghiệp Dung Quất tại Quảng Ngãi Các mô hình cụm liên kết công nghiệp là xu hướng khách quan của phát triển công nghiệp và cần được chú trọng để phục vụ cho công nghiệp hỗ trợ trong toàn vùng, liên kết các doanh nghiệp và chuỗi các hoạt động phục vụ sản xuất.

Định hướng hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn

Từ các lý thuyết và mô hình đã xây dựng về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh, cùng với kết quả thực nghiệm về ảnh hưởng của chúng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu GDP và lao động tại các tỉnh trên địa bàn 14 tỉnh duyên hải miền Trung Luận án đưa ra các định hướng nhằm giúp các địa phương thúc đẩy quá trình chuyển dịch của mình trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nhân tố ảnh hưởng đã đề xuất:

(i) Cải thiện ảnh hưởng của các nhân tố nguồn lực, điển hình như chất lượng nguồn vốn bao gồm kêu gọi, thu hút các nguồn lực có ảnh hưởng tích cực như đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài; coi trọng và cùng doanh nghiệp nâng cao chất lượng người lao động và định hướng người lao động nhằm có được lực lượng tại chỗ tốt nhất đảm bảo yêu cầu của nhà tuyển dụng.

(ii)Khoa học gắn với thực tiễn và nền tảng về công nghệ cần được chú trọng Hiện tại hoạt động nghiên cứu chưa thực sự gắn liền với sản xuất kinh doanh hay có thể áp dụng ngay lập tức trên thực tế, do vậy cần kêu gọi các nhà khoa học hay các mô hình kinh doanh đã thành công áp dụng trên địa bàn, từ đó nhân rộng hình thức này Ngoài ra, để có thể các mô hình mới có thể duy trì được sự hiệu quả cần có được tầm nhìn về đầu tư hạ tầng, môi trường kinh doanh hiện tại đang dần thay đổi, do vậy nền tảng về công nghệ thông tin hay bưu chính – viễn thông cần được quan tâm đúng mức.

(iii) Nêu cao vai trò của thể chế, ảnh hưởng từ kết quả thực nghiệm cho thấy các địa phương có được chỉ số PCI tốt đã có được những bước tiến quan trọng và vững chắc trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành hay duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương Vì vậy, các địa phương khác cũng cần học hỏi và có được các biện pháp rõ ràng trong việc cải thiện môi trường đầu tư hay cụ thể là thay đổi cách thức vận hành của bộ máy điều hành, từ đó tạo ra thiện cảm với các nhà đầu tư, có được bước tiến chắc chắn về các hoạt động quy hoạch, cấp phép, thẩm định dự án đầu tư, mang lại tính năng động cho cả guồng máy trong lâu dài.

(iv) Tăng cường hoạt động liên kết giữa các địa phương trong vùng trên tất cả các lĩnh vực, không chỉ về thương mại, liên kết chuỗi sản xuất, điểm du lịch, hay liên khu công nghiệp mà cả các hoạt động văn hóa, chính các hoạt động đó sẽ giúp các địa phương cùng chung đặc điểm văn hóa có được nơi để giao lưu, kết nối Và chính hoạt động này chứng tỏ sự kết nối vô hình giữa các bộ máy chính quyền với nhau, tạo ra nơi gặp gỡ, từ đó đưa ra được các sáng kiến, giải pháp nhằm đưa liên kết vùng có được hiệu quả rõ ràng và tích cực hơn Cụ thể như Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo đi kèm với các hoạt động giao lưu văn hóa – thể thao giữa các khối ngành trong các tỉnh, từ đó tạo được không khí gần gũi, nối tiếp là các hoạt động thúc đẩy về cả thương mại lẫn du lịch như nội dung đã đề cập ở trong chương 3 của luận án.

Một số giải pháp đề xuất

Theo như lý thuyết về kinh tế học thể chế, chức năng cơ bản của nhà nước là (i) tạo ra thị trường hoàn hảo hơn (ii) điều tiết chính sách vĩ mô bao gồm việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi một cách hiệu quả (iii) xúc tiến một số thị trường mới nhằm tạo ra cơ chế mới với mục tiêu đem đến môi trường lành mạnh bên cạnh đảm bảo yếu tố chính thức của các thị trường này (iv) xây dựng và thực thi hệ thống an sinh xã hội nhằm thực hiện các nhóm công việc về công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển nguồn nhân lực bên cạnh thi hành hiệu quả các công cụ luật pháp, thuế, chương trình hỗ trợ vùng hay nhóm dân cư có điều kiện khó khăn Chính phủ Việt Nam cũng đang xây dựng một chính phủ “kiến tạo” với thông điệp tiếp cận gần gũi hơn với doanh nghiệp và người dân Các địa phương tại dải đất miền Trung đang cố gắng thay đổi diện mạo kinh tế bằng việc cải cách bộ máy, những đánh giá cụ thể được thể hiện thông qua PCI và PAPI - những chỉ số có giá trị tin cậy càng ngày càng cao, PAPI là chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam được xây dựng bởi CECODES và UNDP Việt Nam từ năm 2010 Một bộ phận các tỉnh nhờ tích cực cải thiện vị trí đã có được những thành quả cụ thể trong phát triển kinh tế như Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Bình Định Các tỉnh khác mặc dù cũng có những cải thiện nhất định nhưng chưa có được sự chuyển biến như kỳ vọng, có thể kể tên, Nghệ An, Quảng Trị, Ninh Thuận Một xu hướng tích cực đang lan tỏa nhờ PCI và PAPI, hy vọng rằng các địa phương ở trung tâm của đất nước sẽ có được thể chế đủ mạnh để giúp doanh nghiệp và người dân phát huy đúng vai trò của mình, góp phần tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Cụ thể hơn, nghiên cứu đã chỉ ra rằng còn các chỉ tiêu thành phần trong chỉ sốPCI mà các địa phương cần phải cải thiện để hiện thực hóa kỳ vọng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của mình, ví dụ như tính minh bạch, chi phí thời gian hay tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Thời gian vừa qua hay nghiên cứu đã chỉ ra rằng,những chỉ số thành phần được các địa phương tập trung thay đổi cũng đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành diễn ra hiệu quả Các địa phương chưa cải thiện được vị trí của mình trong bảng xếp hạng PCI và PAPI cũng cần có chiến lược cụ thể cho mình, một là tạo được cơ chế đồng thuận trong bộ máy về việc cải thiện cơ chế chính sách, khuyến khích các ý tưởng mới của cán bộ, công chức nhà nước nhằm mở đường cho các nguồn vốn cũng như doanh nghiệp thực hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hai là cần có đội ngũ giám sát hoạt động của công cuộc cải thiện này, có những chỉ tiêu về thời gian để đánh giá cụ thể được việc cải thiện thủ tục hành chính hay chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động, ba là kiến tạo cơ chế đặc thù để lắng nghe tiếng nói từ doanh nghiệp cũng như người dân, cần có đội ngũ am hiểu và xử lý linh hoạt khi nhận được những phản hồi giá trị Mô hình chính quyền như của Đà Nẵng hay Quảng Nam nên được chia sẻ cho bộ máy công quyền các tỉnh trong khu vực thực sự cầu thị.

5.3.2 Phát triển các quan hệ liên kết nội vùng và liên vùng

Cơ sở lý luận, giải pháp trên thực tiễn cho việc tạo ra các liên kết hiệu quả giữa một nhóm các địa phương hay phát triển vùng bền vững được các nhà nghiên cứu liên tục bổ sung, đóng góp Nhóm các giải pháp được đề ra như sau:

Một là, hệ thống phân công lao động và chuyên môn hoá phải được hình thành dựa trên các lợi thế so sánh giữa các địa bàn, từ đó tạo ra mối liên kết nội vùng và liên vùng.

Hai là, ảnh hưởng lan toả nhờ chuyên môn hoá, tạo ra lợi thế về quy mô Các vùng lân cận sẽ được hưởng lợi các vùng trọng tâm nhờ sự lan toả trong việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào, bên cạnh lao động có kiến thức, kỹ năng tốt Một trung tâm công nghiệp với các cụm ngành có liên kết chuỗi sẽ hình thành nhờ quy mô thị trường và chi phí giao thông được giảm xuống Hay ví dụ về một vùng chuyên canh nông nghiệp có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến bên cạnh dịch vụ để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đầu ra của vùng Đó chính là lợi thế quy mô nhờ chuyên môn hoá.

Ba là, thể chế đồng thuận, chia sẻ lợi ích chung giữa nhóm các địa phương là yếu tố cốt lõi Bên cạnh đồng bộ trong cơ chế hợp tác vĩ mô, các chủ thể vi mô khác như doanh nghiệp, hộ gia đình cũng cần có sự hợp tác chặt chẽ, các liên kết nội vùng vững vàng, ngoài ra cũng cần nhận ra sự hợp tác với yếu tố nước ngoài, nhằm quảng bá hình ảnh của liên kết vùng, kích thích giao thương và kích cầu sản phẩm.

Bốn là, cơ chế chính sách, khung quản trị vùng cần được xây dựng đồng bộ dựa trên các khía cạnh: (i) các quyền về tài sản cần được đảm bảo (cả hữu hình và vô hình), các loại hợp đồng được xây dựng dựa trên khung khổ có sẵn bên cạnh đảm bảo thông tin được cung cấp cho các chủ thể đầy đủ; (ii) chính sách và hoạt động của bộ máy công quyền nên được công khai và minh bạch hoá, hơn nữa (iii) quá trình hoạch định và đưa chính sách vào đời sống nên có sự hợp tác, phản hồi của cư dân.

Năm là, cần phát triển hệ thống hạ tầng đa loại hình đồng bộ, liên kết các địa phương, các địa điểm được đánh giá trọng tâm Thực tế, mối quan hệ liên kết nội vùng hay liên vùng hiệu quả hay không dựa nhiều trên hạ tầng, vì nếu không có nền tảng cơ bản này sẽ không thể tạo ra các giá trị thặng dư liên quan.

Ngoài ra, quá trình phân cấp một mặt giúp tăng cường tính tự chủ địa phương, nhưng từ đó cũng tiềm ẩn nguy cơ làm phân mảng chính quyền địa phương, và hơn nữa tạo ra sự xung đột về chính sách, về quy hoạch hay phát triển kinh tế của các địa phương trong một vùng.

Nghiên cứu của Savitch và Vogel (2000) hay Stephens và Wikstrom (2000) đều thống nhất rằng: để giải quyết vấn đề phân mảng chính quyền địa phương, các nhà quản lý một là giảm số lượng chính quyền địa phương, hai là giao thẩm quyền điều phối cho chính quyền cấp cao hơn Trong đó, giao thẩm quyền điều phối được đánh giá là giải pháp mềm dẻo, linh hoạt hơn cách giảm số lượng chính quyền địa phương (Kwon,

2008) Bộ máy điều phối này được xem là cách tổ chức theo cơ cấu quản trị tập trung trong vùng Các nghiên cứu gần đây tập trung nghiên cứu về thực tiễn có thể áp dụng của một tổ chức điều phối để hướng đến sự phát triển chung của vùng Hall (2008) thông qua việc đánh giá liên kết vùng tại Kentuckey đưa ra nhận định rằng bộ máy điều phối vùng sẽ có thể là đòn bẩy thu hút nguồn ngân sách liên bang đóng góp cho các dự án trong khu vực địa lý của vùng Hiện tại, các địa phương thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung chưa tham gia bất kỳ bộ máy vùng nào, do việc cần thiết là thành lập và thiết kế bộ máy điều phối vùng và nó cần đáp ứng các yêu cầu sau: (i) Hội đồng vùng không phải là một cấp hành chính mà chỉ là một tổ chức được Chính phủ và các địa phương trong vùng ủy quyền thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ có liên quan đến liên kết phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và các địa phương trong vùng (ii) cần nâng tầm vai trò của Ban chỉ đạo điều phối vùng ở cấp Trung ương, thay vì vai trò phối hợp các hoạt động phát triển giữa các ngành, các địa phương thì thực hiện vai trò thúc đẩy năng lực cạnh tranh vùng kinh tế - xã hội và giảm khoảng cách chênh lệch giữa các vùng (iii) thành viên của Ban chỉ đạo ngoài đại diện các cơ quan nhà nước, cần có thêm các nhà khoa học, chuyên môn am tường trong vấn đề phát triển vùng (iv) vai trò của các cá nhân đại diện cho địa phương trong Hội đồng vùng cần được đảm bảo quyền lợi và nguyên tắc dân chủ, do đó cần duy trì hình thức “Chủ tịch luân phiên” hoặc “đồng Chủ tịch” (v) cần phải hình thành được Quỹ phát triển vùng nhằm đảm bảo vai trò của tài chính cho hoạt động liên kết, bên cạnh nguồn ngân sách của nhà nước thì cũng nên huy động các nguồn lực của doanh nghiệp, tài trợ từ các tổ chức trong nước cũng như nước ngoài (Trần Thị Thu Hương, 2016)

Tựu chung, liên kết vùng ở khu vực duyên hải miền Trung đang có những điểm mất cân đối, thiếu bản sắc và bị phân mảnh trong nguồn tài nguyên du lịch Việc liên kết các địa phương có vị trí gần nhau, có những đặc điểm tương đối giống nhau để phân chia sản phẩm đặc trưng, tạo ra sức hút riêng cho các địa phương trong khu vực là điều cần thiết Mặt khác, cần nhấn mạnh tư duy của các địa phương trong việc thực hiện công tác liên kết, hợp tác để tạo ra được sự đồng bộ đi lên trong sự phát triển của toàn khu vực Bên cạnh đó, sự xung đột về lợi ích của các lĩnh vực kinh tế khác như công nghiệp và nông nghiệp cũng có thể đe doạ sự tồn tại của tài nguyên du lịch Những điển hình như Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam cần được nhân rộng để tạo ra những động lực phát triển mới cho vùng đất giàu tiềm năng này.

5.3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch lao động giữa các ngành kinh tế có các xu hướng khác nhau với hiệu ứng chuyển dịch nội bộ, hiệu ứng chuyển dịch tĩnh và hiệu ứng chuyển dịch động Nguyên nhân chủ yếu được đánh giá thông qua luận án là chất lượng của lao động, từ đó năng suất đầu ra chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp Từ đó, các giải pháp được đề xuất: (i) các chính sách dân số, lao động, việc làm cần được quy hoạch hợp lý (ii) cải thiện vai trò của việc đào tạo lao động, ví dụ như đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phổ thông (iii) phát triển thị trường lao động để nhà tuyển dụng sớm tiếp cận được người lao động từ đó nắm bắt thông tin, sớm có thể đào tạo, cải thiện chất lượng đáp ứng nhu cầu của chính doanh nghiệp. Đặc biệt, chất lượng hay năng suất lao động hiện tại trên địa bàn cũng là vấn đề trầm kha khó giải quyết của các địa phương ở Bắc Trung Bộ, ví dụ như Nghệ An, Hà Tĩnh Lý do được đưa ra, một là lao động chất lượng cao có học vấn không có nguyện vọng quay về địa phương để làm việc, hai là một phần khác lực lượng lao động di chuyển vào các khu vực có thu nhập cao hơn như các khu công nghiệp tại khu vực trọng điểm Bắc Bộ và Nam Bộ và cũng không có động lực làm việc tại địa phương, mặc dù một lượng lớn lao động chỉ đáp ứng được mức sống cơ bản khi làm việc tại các khu vực này Một thực tế khác cho thấy ở các địa phương nổi bật về chuyển dịch hiệu quả trong vùng như Đà Nẵng hay Quảng Nam, nhờ có được quy mô kinh tế hay vị trí làm việc có thu nhập ổn định, từng bước các địa phương không phải sử dụng lao động chất lượng cao từ khu vực khác mà có thể tự đào tạo và sử dụng ngay tại chỗ nguồn nhân lực ngay trên địa bàn, lợi thế của nguồn lực này là ổn định và có thời gian cam kết làm việc lâu dài sau một thời gian được đào tạo.

Từ những chính sách vĩ mô có thể đề cập ở trên, một số giải pháp phù hợp với điều kiện để có thể giải quyết vấn đề nêu trên có thể kể ra (i) các địa phương phải tích cực tạo ra môi trường hấp dẫn thu hút các nguồn lực tư nhân và nước ngoài để có được vị trí làm việc với thu nhập hợp lý cho người lao động (ii) tạo điều kiện cho các lao động được đào tạo có lợi thế chuyên môn sẵn có trong lĩnh vực của họ tại các khu vực khác quay trở về làm việc tại đúng vị trí đó với mức lương đãi ngộ (iii) khuyến khích lao động sớm tham gia các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương với học phí phù hợp, có cơ chế phối hợp với doanh nghiệp để chia sẻ nguồn lực này bằng cách đóng góp nguồn vốn hay giảng viên từ nguồn nhân lực của doanh nghiệp (iv) nhà quản lý cũng cần điều tiết thị trường lao động vĩ mô bên cạnh ổn định giá cả, lạm phát tại địa phương để đảm bảo mức lương mà lao động nhận được đáp ứng được đời sống của toàn bộ gia đình.

5.3.4 Cải thiện chất lượng vốn đầu tư, đẩy mạnh xây dựng hạ tầng khoa học và công nghệ

Nguồn vốn đầu tư công đã đóng góp vào quá trình phát triển cơ sở hạ tầng cho các địa phương trong khu vực, tuy nhiên nguồn lực này sẽ khó phát huy vai trò chủ đạo như thời gian trước với nguồn lực càng hạn chế Do vậy, việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài hay khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân dần trở nên cấp thiết Các địa phương tại khu vực Trung Trung Bộ chứng minh rằng cùng với thể chế được lành mạnh hóa, các tỉnh thành phố trong khu vực con này đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn này để tập trung phát triển các ngành kinh tế có giá trị thặng dư cao như công nghiệp và dịch vụ Các địa phương còn lại cần hoạch định được chiến lược cụ thể và tạo ra cơ chế ưu đãi phù hợp cho các nhà đầu tư bản địa cũng như nguồn vốn đến từ nước ngoài uy tín. Thực tế cho thấy rằng, một vài địa phương phải đánh đổi những vấn đề về môi trường bằng những nguồn vốn lớn, các nhà quản lý cũng cần tư duy hướng chuyển dịch theo hướng bền vững, không cần thiết phải đánh đổi để theo đổi mục đích chuyển dịch cũng như tăng trưởng bằng mọi cách như thời gian trước đây.

Khuyến nghị về chính sách

Chính sách phát triển vùng

(1) Hoàn thiện thể chế phân cấp thẩm quyền giữa trung ương và địa phương tại nội bộ vùng Phân cấp thẩm quyền giữa trung ương và địa phương là một trong những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về kinh tế Trong thời gian tới, cần khẩn trương nghiên cứu và ban hành thể chế phân cấp thẩm quyền trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế Nhiệm vụ này được thực hiện trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan trong từng cấp quản lý thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về kinh tế.

(2) Đổi mới công tác quy hoạch phát triển vùng duyên hải miền Trung Công tác quy hoạch thời gian qua đã có nhiều đóng góp vào phát triển kinh tế của đất nước Tuy nhiên, công tác này cũng bộc lộ không ít hạn chế, có quá nhiều quy hoạch được lập, nhưng chất lượng nhiều quy hoạch còn thấp, mang đậm tính chủ quan; nội dung các quy hoạch thiếu sự gắn kết, dẫn đến trùng lắp Để phát huy vai trò công cụ của Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế, đòi hỏi phải đổi mới một cách cơ bản công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch phù hợp với đổi mới quản lý nhà nước về phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Liên quan đến yêu cầu thiết lập và mở rộng quan hệ liên kết nội vùng và liên kết giữa các vùng, quy hoạch vùng phải là quy hoạch tích hợp của các quy hoạch có liên quan giữa mỗi vùng Phạm vi và nội dung quy hoạch vùng xác định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường có tính liên tỉnh Xác định những công trình sử dụng chung của vùng; xử lý những vấn đề dẫn đến xung đột lợi ích giữa các địa phương trong vùng, những vấn đề phải có sự phối hợp giữa các địa phương mới phát huy lợi thế của vùng.

(3) Nghiên cứu xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối liên kết vùng duyên hải miền Trung Các Ban chỉ đạo được thành lập và giải tán thời gian qua mới chỉ phát huy vai trò tham mưu cho Bộ Chính trị và Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh

- quốc phòng, chứ chưa phải là cơ quan có quyền lực thực sự trong việc chỉ đạo, điều phối các hoạt động nêu trên Để thúc đẩy phát triển quan hệ liên kết giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng, tạo thành không gian kinh tế thống nhất, cần nghiên cứu và áp dụng một cơ chế quản trị vùng với đủ thẩm quyền chỉ đạo các địa phương trong vùng phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch thống nhất của vùng và cả nước Do vậy, một cơ chế quản trị dưới hình thức Hội đồng vùng duyên hải miền Trung cần được thành lập.

(4) Đa dạng hóa các nội dung, hình thức và chủ thể liên kết phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi địa phương, mỗi vùng và giữa các vùng Các dạng liên kết có thể kể tên như sau: liên kết trong khai thác các sản phẩm du lịch, mạng lưới cơ sở và vật chất phục vụ du lịch, tạo nên các chuỗi sản phẩm trong một tour du lịch; liên kết, phối hợp trong việc sản xuất một loại sản phẩm công nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ; liên kết trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư, hoạt động khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư; …

Lành mạnh hóa chính sách, minh bạch hóa thể chế

(1) Công khai các cơ chế, chủ trương, chính sách đang và chuẩn bị được áp dụng Các chính sách của bộ máy công quyền hay các quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội cần được cung cấp thông tin để doanh nghiệp, người dân đóng góp tham gia ý kiến nhằm đạt được sự đồng thuận cao trong áp dụng trên thực tế.

(2) Chú trọng vào công tác cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Nhóm các tỉnh như Đà Nẵng, Quảng Nam hay Thanh Hóa đã minh chứng cho tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hợp lý dựa trên cải thiện chất lượng của bộ máy hành chính Các chỉ số thành phần mô tả cho chất lượng của bộ máy của các địa phương duyên hải miền Trung như gia nhập thị trường, chi phí không chính thức, đào tạo lao động hay thể chế pháp lý đã được cải thiện đáng kể, ảnh hưởng tích cực, nhưng bên cạnh đó các chỉ tiêu khác cũng được quan tâm và đạt được điểm số cao hơn nữa.

(3) Nêu cao vai trò của kinh tế tư nhân Chính sách cần khuyến khích các hoạt động đầu tư phát triển của khu vực tư nhân bên cạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hai bộ phận đã chứng minh được vai trò của mình trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hiệu quả hơn tại các địa phương trong khu vực.

Chính sách đối với lao động và thị trường lao động

(1) Các địa phương trong vùng cần có các chính sách cụ thể về đào tạo lao động, tư vấn việc làm hợp lý cho từng địa điểm Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc đào tạo lao động, do vậy các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn cần tập trung hơn vào việc tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong việc đáp ứng chuẩn đầu vào mà doanh nghiệp đề ra, từ đó đưa ra được những tiêu chuẩn mới nhằm mục đích lao động ra trường có thể đáp ứng ngay được với yêu cầu của doanh nghiệp.

(2) Tập trung vào hướng nghiệp cho các lao động tay nghề yếu, thô sơ, đang làm việc tại khu vực có năng suất thấp Hiệu ứng chuyển dịch lao động tĩnh và động cho thấy lao động muốn di chuyển đến các ngành có năng suất cao hơn nhằm có thu nhập tốt hơn, tuy nhiên để có thể dịch chuyển cần có được định hướng được rõ ràng từ chính sách Nhà quản lý cần quan tâm hơn đến các đối tượng lao động này, ví dụ như một nhà máy, công xưởng, khách sạn, khu du lịch,… được xây dựng tại ngay nơi nhóm người lao động này đang sinh sống, thì cần có cơ chế để các lao động này được học tập, đào tạo, từ đó có thể làm việc tại chính nhà máy, công xưởng, khách sạn, khu du lịch này.

(3) Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho lao động Các nguồn vốn, nhất là vốn đầu tư cần được phân bổ hiệu quả hơn nhằm cải thiện chất lượng lao động hay chuyển dịch cơ cấu lao động Cần có cơ chế giám sát đi kèm với các chứng chỉ cụ thể về ngành nghề cho các lao động được đào tạo cụ thể, kể cả với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cũng như cơ chế phối hợp với doanh nghiệp, để tạo sự tin tưởng và hiệu quả lâu dài của cơ chế nên được khuyến khích này.

Chính sách trong việc nghiên cứu và áp dụng nền tảng khoa học công nghệ hiện đại

(1) Cần có những chính sách hỗ trợ, đầu tư cho nghiên cứu, chuyển giao nền tảng khoa học công nghệ mới đối với các doanh nghiệp Việc áp dụng các đề tài nghiên cứu vào thực tiễn cần nguồn vốn trực tiếp từ nguồn vốn đầu tư công hoặc liên kết với các doanh nghiệp để áp dụng, thực hiện trên thực tế Ngoài ra, các dây chuyển hiện đại cũng cần được có cơ chế ưu đãi về thuế để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những sản phẩm này.

(2) Có chính sách đầu tư cho hệ thống cơ sở vật chất về công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông nhằm giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận sớm với nền tảng khoa học, các công cụ cần thiết của nền tảng này Hiện nay, tồn tại các sản phẩm hiện đại cần có những kết nối với hệ thống, có đường truyền Internet, do đó, nghiên cứu phát triển sớm hạ tầng này để sớm thu hút các nhà đầu tư công nghệ cao là điều bắt buộc với thời đại thông tin, công nghệ số.

(3) Có chính sách truyền thông cụ thể về các điều kiện chính sách của địa phương thông qua các kênh truyền thông chính thức, ví dụ như tạo ra các kênh liên lạc không đơn thuần chỉ qua điện thoại của cơ quan mà còn các công cụ khác trên mạng xã hội cũng như trang web chính thức của đơn vị Bên cạnh đó, tuyên truyền, giáo dục các công dân hiểu được các cách thức, mô hình đầu tư trong thời đại mới.

(4) Tạo ra cơ chế khuyến khích cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và môi trường hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Thủ tục thành lập doanh nghiệp nhanh gọn, cắt giảm các điều kiện ràng buộc cho các hình thức kinh doanh dựa trên nền tảng kinh tế số bên cạnh ưu đãi về thuế, tạo ra cơ chế phản hồi, hỗ trợ tích cực là một vài phương án mà các địa phương cần quan tâm để nhóm các doanh nghiệp này có thể dễ dàng thâm nhập và đóng góp vào kinh tế tỉnh/thành phố cũng như liên kết trong khu vực.

Ngày đăng: 28/12/2022, 10:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w