1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài KHÁI NIỆM đặc điểm của HÌNH THỨC PHÁP LUẬT

20 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 594,53 KB

Nội dung

Bài tiểu luận với đề tài “ Khái niệm, đặc điểm của hình thức pháp luật ” đã thể hiện cái nhìn đa chiều về vấn đề quan trọng trong việc tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, hoàn chỉnh,

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH



TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI

KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC PHÁP LUẬT

Trang 2

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3

Lời cảm ơn 4

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài: 5

2 Đối tượng nghiên cứu: 5

3 Mục tiêu nghiên cứu: 5

4 Phương pháp nghiên cứu: 5

5 Nội dung nghiên cứu: 5

PHẦN NỘI DUNG 7

Chương I: Lý luận chung 7

1 Khái quát về pháp luật 7

1.1 Nguồn gốc pháp luật 7

1.2 Khái niệm của pháp luật 7

2 Khái niệm, đặc điểm của hình thức pháp luật 7

2.1.Khái niệm của hình thức pháp luật 7

2.2 Đặc điểm của hình thức pháp luật 8

Chương II: Các loại hình pháp luật 8

1 Hình thức tập quán pháp 9

1.1 Khái niệm tập quán pháp 9

1.2 Đặc điểm của tập quán pháp 9

1.3 Nguyên tắc và điều kiện áp dụng tập quán pháp 9

1.4 Áp dụng tập quán pháp vào thực tiễn 10

1.5 Quan điểm bản thân về tập quán pháp 10

2.Hình thức tiền lệ pháp 10

2.1 Khái niệm tiền lệ pháp 11

2.2 Đặc điểm của tiền lệ pháp 11

2.3 Nguyên tắc tiền lệ pháp 12

2.4 Áp dụng tiền lệ pháp vào thực tiễn 12

2.5 Quan điểm của bản thân về tiền lệ pháp 12

3 Văn bản quy phạm pháp luật 13

3.1 Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật 13

3.2 Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật 14

3.3 Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật 15

3.4 Áp dụng văn bản pháp luật vào thực tiễn 15

3.5 Quan điểm của bản thân về văn bản quy phạm pháp luật 16

KẾT LUẬN 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Trang 4

Lời cảm ơn

Cùng với những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, hệ thống pháp luật nước ta ngày càng được hoàn thiện cả về nội dung và quy trình, thủ tục Bài tiểu luận với đề tài “ Khái niệm, đặc điểm của hình thức pháp luật ” đã thể hiện cái nhìn đa chiều về vấn đề quan trọng trong việc tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, hoàn chỉnh, thống nhất cho mối quan hệ xã hội Đồng thời, đưa ra quan điểm và khẳng định nhằm làm cơ sở nền tảng cho sự phát triển đất nước

Trong thời gian thực hiện tiểu luận, chúng em đã vận dụng kiến thức nền tảng đã tích lũy đồng thời kết hợp với việc học hỏi và nghiên cứu những kiến thức mới từ thầy cô, bạn bè và cũng như từ nhiều nguồn tham khảo Nhờ đó mà chúng

em đã có thể hoàn thành đề tài và tiểu luận một các hiệu quả nhất Chính vì vậy, đầu tiên chúng em xin cảm ơn lãnh đạo, ban giám hiện trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, giảng viên bộ môn, cùng với quý thầy cô đã tạo cơ hội cho chúng

em được học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức, kỹ năng để thực hiện tốt bài tiểu luận này Đặc biệt, chúng em xin trân trọng gửi đến cô Trần Thị Thúy Hằng, người

đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu, thông tin khoa học, pháp

lí cần thiết cho bài luận này lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất Đó là nền tảng hết sức quý báu không chỉ trong quá trình thực hiện luận văn này mà còn là hành trang tiếp bước cho em trong quá trình học tập và làm việc sau này

Là sinh viên năm đầu tiên của trường, chúng em được tiếp cận với một môi trường học tập và làm việc hoàn toàn mới Đối với chúng em, bộ môn “Pháp luật đại cương” là một môn học rất đặc sắc, thú vị và mới mẻ Vì vậy trong quá trình thực hiện bài tiểu luận sẽ có những thiếu sót về kiến thức cũng như kĩ năng và kinh nghiệm thực tế về đề tài Chúng em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm từ quý thầy cô để hoàn thiện những kiến thức còn thiếu của nhóm để có thể dùng làm hành trang thực hiện tiếp các đề tài khác trong tương lai, cũng như là trong học tập hoặc làm việc sau này

Và cuối cùng, chúng em xin kính chúc cô Trần Thị Thúy Hằng - người đã tận tình dìu dắt những chuyến đò mới và là người mẹ yêu thương, chỉ bảo tận tình chúng em trên con đường thành công trong tương lai sau này thật dồi dào sức khỏe

và tràn đầy niềm vui hạnh phúc với sứ mệnh cảo cả này

Xin chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ luôn đồng hành cùng mọi người

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Thực tế cho thấy nếu không có hệ thống hình thức pháp luật hoặc việc thực hiện này còn yếu, kém hiệu quả thì nó không chỉ gây khó khăn cho các cơ quan bảo

vệ pháp luật nói riêng, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nói chung và mọi tầng lớp nhân dân không thể khắc phục được những sự không phù hợp, mâu thuẫn, thậm chí cả những lỗ hỏng của sự điều chỉnh pháp luật đối với các lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định Đây là một vấn đề cần được xã hội đặc biệt quan tâm nên chúng em muốn truyền tải nội dung về khái niệm cũng như các hình thức của pháp luật cho mọi người quan tâm và nắm rõ Qua đây, chúng em nhận thấy việc tìm hiểu nghiêm túc về pháp luật ở nước ta để ủng hộ và thực sự cần thiết, cấp bách

2 Đối tượng nghiên cứu:

Việc xác định được khái niệm của pháp luật và tìm hiểu các đặc điểm hình thức mà pháp luật thực hiện để có có nhận thức đúng đắn về sự liên kết cũng như phương thức tồn tại của pháp luật là vấn đề này chính là đối tượng mà chúng em nghiên cứu ở bài tiểu luận

3 Mục tiêu nghiên cứu:

Nhằm mục đích phân tích rõ ràng về khái niệm của pháp luật cũng như đặc điểm, nghiên cứu thực trạng để chúng em có thể hiểu rõ pháp luật chủ yếu được thể hiện dưới những hình thức thế nào và khai thác nội dung một cách hiệu quả nhất Đồng thời tuyên truyền, phổ biến với mọi người xung quanh để mỗi cá nhân đều có

đủ nhận thức vấn đề này một cách triệt để nhất

4 Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp được thực hiện như sau :

+ Nguồn từ internet: Các báo cáo, bài báo có liên quan, tạp chí khoa học, các bảng công bố số liệu từ bộ công an, các bộ pháp luật

+ Giáo trình, các đề tài nghiên cứu có liên quan

+ Tư duy nhận biết tình hình thực tế

+ Thảo luận nhóm phân chia công việc

+ Làm việc cá nhân

+ Tổng hợp tài liệu

5 Nội dung nghiên cứu:

Qua khảo sát, nghiên cứu và xử lí thống kê, chúng em tiến hành phân tích nội dung của khái niệm, các đặc điểm hình thức của pháp luật Qua đó đưa ra các kết luận và bàn về phương hướng thực hiện, biện pháp mở rộng phù hợp cho vấn đề này Đồng thời thể hiện ý thức về trách nhiệm của sinh viên nói riêng và tất cả mọi

Trang 6

người nói chung trong việc nâng cao hiểu biết, chấp hành nghiêm túc vì hình thức pháp luật là cách thức thể hiện ý chí của nhà nước ta

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Lý luận chung

1 Khái quát về pháp luật:

1.1

Nguồn gốc pháp luật

Để thiết lập trật tự xã hội, cần có sự điểu chỉnh đối với các quan hệ giữa con người với con người Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong bất kỳ xã hội nào cũng được thực hiện bằng một hệ thống các quy phạm xã hội Các quy phạm xã hội

là những quy tắc điều chỉnh hành vi của con người Khi chưa có nhà nước, các quy phạm xã hội gồm: các quy phạm tập quán, đạo đức, các tín điều tôn giáo… Khi xã hội có sự phân hóa thành các giai cấp và đấu tranh giai cấp tới mức không thể điều hòa được dẫn đến sự ra đời của nhà nước Cùng với quá trình đó, đã xuất hiện một loại quy tắc do nhà nước ban hành, đó là quy phạm pháp luật Như vậy, nhà nước

và pháp luật là hai hiện tượng xã hội gắn liền với nhau, những nguyên nhân về sự

ra đời của nhà nước cũng là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hộ mang tính lịch sử, ra đời và tồn tại khi trong xã hội có những điều kiện nhất định, đó là có sự tồn tại của chế độ tư hữu, xã hội phân chia thành giai cấp và có đấu tranh giai cấp Pháp luật được hình thành bằng hai con đường sau

Thứ nhất, giai cấp thống trị thông qua bộ máy nhà nước thừa nhận một số

quy tắc phong tục tạp quán, đạo đức, tín điều tôn giáo… sẵn có trong xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, từ đó các quy tắc này trở thành pháp luật

Thứ hai, thông qua bộ máy nhà nước, giai cấp thông trị đặt ra các quy phạm

mới, dùng quyền lực buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo nhằm duy trì

xã hội ở trong vòng trật tự, đồng thời bảo vệ lợi ích và củng cố sự thống trị của giai cấp thống trị đối với toàn xã hội

1.2 Khái niệm của pháp luật

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước

2 Khái niệm, đặc điểm của hình thức pháp luật

2.1

Khái niệm của hình thức pháp luật

Trang 8

Theo cách tiếp cận của triết học, hình thức của pháp luật cũng như hình thức của các sự vật, hiện tượng khác luôn bao gồm hình thức bên trong và hình thức bên ngoài

Hình thức bên trong của pháp luật là cơ cấu bên trong của nó, là mối liên hệ,

sự liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật Pháp luật là hệ thống quy tắc ứng

xử của con người trong đời sống hàng ngày được hình thành thông qua nhà nước

Do vậy, hình thức bên trong của pháp luật chính là mối liên hệ, sự liên kết giữa các quy tắc xử sự đó Trong khoa học pháp lí, hình thức bên trong của pháp luật được

đề cập bằng khái niệm hình thức cấu trúc của pháp luật

Hình thức bên ngoài của pháp luật là dáng vẻ bề ngoài, là dạng (phương thức) tồn tại của nó Dựa vào hình thức của pháp luật, người ta có thể thấy pháp luật tồn tại trong thực tế dưới dạng nào, nằm ở đâu Hình thức bên ngoài của pháp luật cũng được tiếp cận trong mối tương quan với nội dung của nó Theo cách hiểu này, nội dung của pháp luật là toàn bộ những yếu tố tạo nên pháp luật, còn hình thức của pháp luật được hiểu là yếu tố chứa đựng hoặc thể hiện nội dung Pháp luật

là một hiện tượng xã hội phức tạp, nó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Thực tiễn lịch sử cho thấy, pháp luật chủ yếu được thể hiện dưới những hình thức là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật

2.2 Đặc điểm của hình thức pháp luật

Hình thức pháp luật là sản phẩm của tư duy trên cơ sở những điều kiện kinh

tế khách quan, chế độ chính trị, nền tảng đạo đức xã hội và một phần là dựa trên sự nghiên cứu thực tế Hình thức pháp luật thường xuất hiện muộn hơn so với thực tế của đời sống xã hội và nó không phải là ý muốn chủ quan của các nhà làm luật

Hình thức pháp luật được biểu hiện dưới những dạng nhất định Chính vì thế

mà nó đã giản lược việc nhận thức pháp luật, giúp cho mỗi người trong xã hội có thể “đo” được những hành vi của mình xem mình được làm gì, không được làm gì

và phải làm gì

Hình thức pháp luật là công cụ để dư luận và xã hội, nhà làm luật can thiệp

có hiệu quả vào những tình huống cần thiết và hướng xã hội đến mục đích cụ thể

mà giai cấp thống trị, giai cấp cầm quyền đã đặt ra

Chương II: Các loại hình pháp luật

Có ba hình thức pháp luật phổ biến là pháp luật tập quán, pháp luật án lệ và văn bản quy phạm pháp luật

* Pháp luật tập quán (tập quán pháp) là những tập quán được Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước

Trang 9

* Án lệ pháp luật (án lệ pháp, tiền lệ pháp) là hình thức pháp luật hình thành từ hoạt động xét xử của Toà án Các bản án mẫu mực sau khi được một Hội đồng Thẩm phán có thẩm quyền thừa nhận sẽ trở thành khuôn mẫu áp dụng cho các vụ việc tương tự về sau

* Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội quan trọng, cơ bản hoặc cần thiết

1 Hình thức tập quán pháp

1.1 Khái niệm tập quán pháp:

Tập quán pháp là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội có giá trị pháp lý và quy định thành cách xử sự chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện Được xem như một nguồn bổ trợ, nhất là khi nhiều quan hệ xã hội chưa được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật Đây là hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất và được sử dùng nhiều trong nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến

Ví dụ, tập quán ăn Tết cổ truyền, phong tục Giỗ Tổ Hùng Vương, tập quán xác định họ, dân tộc cho con… ở nước ta đã trở thành tập quán pháp

1.2 Đặc điểm của tập quán pháp:

Hiện hình thức này vẫn còn được dùng ở một số nước nhưng hạn chế vì các nhược điểm của hình thức này: Được hình thành bằng cách tự phát nên có tính cục

bộ, có thể phù hợp với nơi này nhưng lại không phù hợp với nơi khác Từ đó dẫn tới việc không tuân thủ và thực hiện thống nhất trên phạm vi rộng

Bên cạnh đó hình thức này cũng có ưu điểm:

+ Tập quán pháp xuất phát từ những thói quen, những quy tắc ứng xử từ lâu đời nên đã ngấm sâu vào tiềm thức của nhân dân và được nhân dân tự giác tuân thủ góp phần tạo nên pháp luật và nâng cao hiệu quả của pháp luật

+ Góp phần khắc phục tình trạng thiếu pháp luật, khắc phục các lỗ hỏng của pháp luật thành văn

Việt Nam ta trong chính quyền nhà nước mới hình thành, hệ thống pháp luật còn thiếu, hình thức này cũng được sử dụng nhưng đã hạn chế dần và sau này không còn sử dụng nữa

1.3 Nguyên tắc và điều kiện áp dụng tập quán pháp:

Trang 10

* Nguyên tắc:

+ Tập quán phải rõ ràng để xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dân sự

+ Tập quán phải là thói quen được hình thành, thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong đời sống xã hội

+ Tập quán được áp dụng trong trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định

+ Tập quán được áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

* Thứ tự ưu tiên và điều kiện để áp dụng tập quán pháp:

+ Giữa các bên không có thỏa thuận

+ Không có pháp luật điều chỉnh trực tiếp

+ Có tập quán áp dụng

+ Tập quán không trái với với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

1.4 Áp dụng tập quán pháp vào thực tiễn:

- Trong quyền họ và tên: Họ của một người được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ đẻ; nếu không có thỏa thuận, họ của đứa trẻ được xác định theo phong tục Trường hợp không xác định được cha đẻ thì

họ của trẻ được xác định theo họ của mẹ đẻ (Theo Khoản 2, Điều 26, BLDS 2015)

- Trong quyền xác định dân tộc: Khi sinh ra người được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ là hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không thống nhất được thì xác định dân tộc của trẻ em theo phong tục; trường hợp khác nhau về phong tục thì dân tộc của trẻ em được xác

định theo phong tục của dân tộc thiểu số (Theo Khoản 1, Điều 28, 2015).

1.5 Quan điểm bản thân về tập quán pháp:

Tập quán pháp là một giải pháp hiệu quả về lỗ hổng của pháp luật dân sự nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung Có nhiều tập quán phản ánh đúng với Nhà nước thì nên được vận dụng Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những tập quán không cần phù hợp cần được hủy bỏ Chẳng hạn như tập quán “mót” của người dân Nam

Bộ Theo tập quán này thì người dân có thể lấy bất cứ sản phẩm không phải là sản phẩm của mình mà không cần xin phép chủ Vì do trước đây giá trị của các sản phẩm này không lớn nên không có tranh chấp, kiện tụng Nhưng ngày càng có nhiều người lợi dụng sự cởi mở này để tự ý ra vào nhà người khác lấy đi các vật

Trang 11

phẩm gây thiệt hại kinh tế và những hậu quả khác Ngày nay điều này được đưa vào tội xâm phạm chỗ ở của người khác bất hợp pháp có thể bị khởi tố xử phạt

Vì vậy chúng ta cần xem xét, đánh giá và phát triển những tập quán tốt, phù hợp với pháp luật quy định, với xã hội hiện nay Đồng thời có những biện pháp mạnh mẽ hơn để ngăn chặn, xóa bỏ các tập quán lạc hậu không còn phù hợp

2 Hình thức tiền lệ pháp:

2.1 Khái niệm tiền lệ pháp:

Tiền lệ pháp hay phép xét xử theo tiền lệ là một hình thức của pháp luật, theo

đó Nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó

- Tiền lệ pháp còn là quá trình làm luật của toà án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử

- Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ quan lập pháp mà xuất hiện từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp

- Tiền lệ pháp chỉ có thể được hình thành từ hoạt động xét xử của cơ quan tư pháp, hình thành từ cơ quan tư pháp chứ không phải từ cơ quan lập pháp hay hành pháp Tiền lệ pháp hình thành từ các cơ quan tư pháp được gọi là án lệ

Đây là một hình thức pháp luật chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, được sử dụng rộng rãi trên thế giới như Anh, Hoa Kỳ, Canada Ở nước ta, tiền lệ pháp đã và đang tồn tại dưới các hình thức như các nghị quyết hướng dẫn xét xử, trao đổi nghiệp vụ tại các buổi tổng kết ngành

2.2 Đặc điểm của tiền lệ pháp:

Như đã đề cập bên trên, tiền lệ pháp (án lệ) được hình thành từ cơ quan tư pháp nhưng không phải bất cứ nghị quyết, văn bản, quyết định, của các cơ quan

tư pháp đều được coi là án lệ Để trở thành án lệ thì một bản án, một quyết định phải có những đặc điểm sau:

+ Nội dung của án lệ phải liên quan đến những vấn đề pháp lý, những vấn đề đó phải là những vấn đề mới mà pháp luật chưa có lời giải đáp trong thực tế

+ Tiền lệ pháp phải thể hiện được thái độ, quan điểm của thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử về các vấn đề được pháp luật đặt ra Quan điểm đối với một vấn đề pháp lý mới nảy sinh sẽ được chấp nhận nếu thẩm phán đưa ra những lập luận màn tính hợp lý và có logic pháp luật

Ngày đăng: 26/12/2022, 04:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w