TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đảm bảo tài chính cho BHXH
Về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội, theo như nghiên cứu sinh được biết, cho đến nay trên thế giới và trong nước, chưa có công trình khoa học, luận án tiến sĩ nào đề cập đến Chỉ có các công trình khoa học, các luận án tiến sĩ đề cập đến các vấn đề liên quan đến đảm bảo tài chính cho BHXH như: vấn đề thu, chi, cân đối thu, chi quỹ, đầu tư quỹ BHXH, cơ chế tài chính BHXH v v
1.1.1 Những nghiên cứu về thu bảo hiểm xã hội
1 Luận án tiến sĩ của Phạm Trường Giang (2010), Hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế thu BHXH, nghiên cứu sự phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống thu BHXH, từ đó phát hiện ra những tồn tại, bất cập Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác thu BHXH ở Việt Nam, luận án đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Như vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế thu BHXH Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung nghiên cứu loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc (không nghiên bảo hiểm tự nguyện) Số liệu nghiên cứu tập trung trong giai đoạn 2004-2008 Như vậy, những vấn đề tài chính BHXH khu vực phi chính thức (BHXH tự nguyện) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) chưa được luận án đề cập đến.
2 Đề tài khoa học cấp Bộ doTS Dương xuân Triệu làm chủ nhiệm (2000),
Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội Mục đích nghiên cứu của đề tài hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội Đề xuất các biện pháp quản lý thu BHXH phù hợp với từng loại đối tượng tham gia BHXH Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm thu bảo hiểm xã hội của một số nước như Nhật Bản, Indonexia, Mỹ, Singapo và thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội của Việt Nam qua các thời kỳ, tác giả đãđưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội như: hoàn thiện các quy định thu BHXH bao gồm mức thu, tiền lương tối thiểu, đăng ký lao động tham gia BHXH; hoàn thiện quy trình thu bảo hiểm xã hội theo từng loại đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; áp dụng quản lý thu bảo hiểm xã hội bằng công nghệ tin học.Nội dung của đề tài tập trung vào hoạt động tác nghiệp của cơ quan thực hiện chính sách BHXH
1.1.2 Những nghiên cứu về chi bảo hiểm xã hội
1 Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Chính(2010), Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội.Luận án làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến công tác tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động Phân tích thực trạng hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động ở Việt nam.
- Trong hoạt động chi trả bảo hiểm xã hội, luận án đã phân tích và rút ra những vấn đề còn tồn tại như: việc lập kế hoạch chi còn có những sai sót, báo cáo quyết toán chậm, công tác hướng dẫn kiểm tra còn chưa sâu sát, phương tiện vận chuyển và bảo quản tiền mặt còn thiếu, mạng lưới thông tin chưa được phủ khắp các tỉnh, thành, lệ phí chi trả thấp, còn một bộ phận người sử dụng lao động chưa làm tròn trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động… từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động chi trả và quyền lợi của các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác tổ chức chi trả BHXH Phạm vi nghiên cứu của luận án là quỹ BHXH bắt buộc ở Việt Nam Loại hình BHXH tự nguyện và BHTN không được đề cập đến trong luận án.
2 Tiểu đề án, Hoàn thiện quy chế chi bảo hiểm xã hội (2005) do TS Trần Đức Nghiêu làm chủ nhiệm Tiểu đề án đã tổng hợp khá đầy đủ các văn bản pháp luật liên quan đến quy chế chi BHXH, trình bày những nội dung cụ thể về chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, chi trả trợ cấp BHXH 1 lần, chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức, quy trình chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, quy trình chi trả trợ cấp 1 lần Tiểu đề án cũng nói lên những ưu, nhược điểm của quy trình hiện hành về quản lý chi BHXH Thông qua đó đưa ra những biện pháp để khắc phục Tuy nhiêu tiểu đề án cũng chỉ tập trung nghiên cứu quy trình về quản lý chi BHXH, và cũng mới chỉ nghiên cứu BHXH bắt buộc khu vực chính thức, chưa nghiên cứu BHXH tự nguyện, khu vực phi chính thức.
3.Đề tài khoa học cấp Bộ do TS Dương Xuân Triệu chủ nhiệm (1998), Hoàn thiện phương thức tổ chức chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về các chế độ BHXH như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cả trước và sau khi BHXH đi vào hoạt động Đề tài đã phản ánh được quá trình tổ chức chi trả các chế độ BHXH theo cơ chế cũ cũng như từ khi BHXH Việt Nam ra đời, đã phân tích được những mặt mạnh, mặt yếu, những tồn tại do các văn bản pháp luật về BHXH gây ra Qua đó đưa ra những kiến nghị làm cơ sở cho việc sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành để đáp ứng các yêu cầu đổi mới cơ chế, chính sách về BHXH.
4 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (1996), Thực trạng và định hướng hoàn thiện tác nghiệp chi trả chế độ BHXH hiện nay, mã số 96-03-03/ĐT do TS
Dương Xuân Triệu làm chủ nhiệm. Đề tài đã khái quát những vấn đề lý luận về BHXH và quỹ BHXH Phân tích thực trạng hoạt động chi trả BHXH ở Việt Nam giai đoạn 1995-1996 thông qua việc phân tích các mặt như: cơ sở vật chất phục vụ công tác chi trả, quản lý đối tượng chi trả, đồng thời qua việc phân tích các phương thức chi trả BHXH, những ưu, nhược điểm của từng phương thức chi trả Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện tác nghiệp chi trả các chế độBHXH cho người lao động như: hoàn thiện các văn bản quy định có liên quan đến quản lý đối tượng, quản lý tài chính, tạo hành lang pháp lý để cho BHXH các cấp có cơ sở thực hiện; xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy chi trả BHXH từ trung ương đến cơ sở, tính toán mức phí chi trả, giữa các vùng, các khu vực cho hợp lý hơn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tài chính trong khâu nghiệp vụ chuyên môn.
1.1.3 Những nghiên cứu về đầu tư quỹ BHXH
1 Luận án tiến sĩ của Nguyễn Trọng Thản (2005), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về bản chất của quỹ bảo hiểm xã hội và các mô hình tổ chức quỹ BHXH. Những cơ sở lý thuyết của hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội Đánh giá toàn diện về quá trình tạo lập và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam cũng như sự định lượng và sử dụng quỹ trong hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội Từ đó xây dựng các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội.
Về phạm vi nghiên cứu, luận án cũng tập trung vào nghiên cứu BHXH bắt buộc (vào thời điểm này chính sách BHXH tự nguyện chưa được triển khai) Về không gian luận án nghiên cứu BHXH giai đoạn 1995- 2003.
Những nghiên cứu của luận án một mặt góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư tài chính bảo hiểm xã hội và hiệu quả đầu tư tài chính BHXH Luận án cũng đóng góp những ý tưởng khoa học để xây dựng hệ thống các định chế pháp lý liên quan đến hoạt động tài chính của ngành bảo hiểm xã hội Góp phần trực tiếp vào việc xác định những chiến lược đầu tư tài chính bảo hiểm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Như vậy, luận án mới chỉ nghiên cứu đầu tư quỹ BHXH bắt buộc, các vấn đề tài chính của quỹ BHXH tự nguyện và quỹ BHTN chưa được luận án đề cập đến.
2 Luận án tiến sĩ của Vũ Thành Hưng (1999), Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận về BHXH và chế độ bảo hiểm hưu trí, tài chính và các nguồn hình thành, chi trả của chế độ bảo hiểm hưu trí Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm hưu trí Luận án cũng đưa ra một số mô hình đánh giá tính bền vững, hiệu quả của quỹ bảo hiểm hưu trí, các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính bảo hiểm hưu trí Trên cơ sở phân tích thực trạng quỹ bảo hiểm hưu trí của Việt Nam giai đoạn 1995- 1998 Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ bảo hiểm hưu trí như: hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thu BHXH để đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân tham gia BHXH; tổ chức có hiệu quả quá trình chi trả lương hưu và các khoản chi trả khác liên quan đến người về hưu đúng quy định và mức về thời gian chi trả; quản lý và đảm bảo sự an toàn và phát triển quỹ bảo hiểm hưu trí; xây dựng và hoàn thiện phương án thu để hình thành quỹ hưu trí đủ trang trải cho mọi chi phí cho chế độ hưu trí; phương thức hình thành quỹ; các yếu tố hình thành và chi dùng quỹ; tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thu- chi, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội; tăng cường công tác phân tích, dự bảo tài chính, đặc biệt là thẩm định tài chính đối với các phương án đầu tư của quỹ Tăng cường quản lý và giám sát cơ chế đầu tư tăng trưởng quỹ.
Ngoài ra, nghiên cứu về vấn đề này còn có một số nghiên cứu khác như: bài viết của tác giả Phạm Đình Thành, Thực trạng quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội và những vấn đề về bảo toàn, đầu tư tăng trưởng quỹ, Hội thảo về cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, tháng 3/2013; bài viết của tác giả Đặng Như lợi; Một số ý kiến về cân đối và chính sách đầu tư bảo toàn, tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, Hội thảo về cân đối quỹ bảo hiểm xã hội tháng 4/2013.
Những công trình nghiên cứu trên đã hệ thống hóa những cơ sở lý thuyết của hoạt động đầu tư quỹ BHXH Đánh giá một cách toàn diện về quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXH ở Việt Nam cũng như sự định lượng và sử dụng quỹ trong hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội Nghiên cứu góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư tài chínhBHXH và hiệu quả đầu tư tài chính BHXH.Đóng góp những ý tưởng khoa học để xây dựng hệ thống các định chế pháp lý liên quan đến hoạt động tài chính của ngành BHXH. Góp phần trực tiếp vào việc xác định những chiến lược đầu tư tài chính BHXH trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam.
1.1.4 Những nghiên cứu về cân đối quỹ BHXH
Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội
Từ tổng quan những công trình nghiên cứu trên có thể thấy, các tác giả đã hệ thống được rất nhiều vấn đề học thuật liên quan đến đảm bảo tài chính cho BHXH Cách tiếp cận của các công trình nghiên cứu trên đều đứng trên góc độ quản lý quỹ BHXH và đi sâu phân tích những vấn đề như thu, chi và đầu tư quỹ BHXH, cân đối quỹ BHXH, cơ chế tài chính BHXH nhằm đảm bảo thu phải đủ chi và có kết dư quỹ. Đến nay chưa có công trình khoa học nào đưa ra được đầy đủ khái niệm đảm bảo tài chính cho BHXH và nghiên cứu một cách có hệ thống đảm bảo tài chính cho BHXH dưới góc độ Kinh tế chính trị học Đó là vấn đề thu và sử dụng quỹ BHXH như thế nào để vừa đảm bảo duy trì sự cân đối, ổn định và tăng trưởng của quỹ BHXH, vừa đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng tham gia BHXH, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; các điều kiện để thực đảm bảo tài chính cho BHXH Đó là những khoảng trống để nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu.
Về phạm vi nghiên cứu, các công trình trình nghiên cứu từ trước đến nay mới chỉ tập trung vào loại hình BHXH bắt buộc, chưa đề cập nhiều đến BHXH tự nguyện và BHTN. Đây sẽ là một khoảng trống để luận án tiếp tục khảo sát, nghiên cứu.
Như vậy, có thể khẳng định những nghiên cứu của luận án không trùng lặp với những công trình nghiên cứu trước.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHOBẢO HIỂM XÃ HỘI
Những vấn đề lý luận về bảo hiểm xã hội và tài chính bảo hiểm xã hội
2.1.1 Bảo hiểm xã hội: Khái niệm, bản chất và chức năng
2.1.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội
Con người muốn tồn tại và phát triển, trước hết phải có cái ăn, mặc, ở, đi lại Để thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu đó, họ phải lao động để tạo ra của cải vật chất Khi sản phẩm tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội càng văn minh hơn Việc thỏa mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ Nhưng thực tế không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường, mà trái lại có rất nhiều trường hợp khó khăn, bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất khả năng lao động như ốm đau, TNLĐ-BNN hoặc khi về già không còn khả năng lao động, khi chẳng may người lao động bị chết, con cái mất nơi nương tựa Mặt khác, để bảo toàn nòi giống, duy trì lực lượng lao động trong tương lai cho xã hội, những người phụ nữ còn phải làm nhiệm vụ sinh và nuôi con, nghỉ chăm sóc lúc con đau ốm Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh, có đơn vị kinh tế bị đình trệ sản xuất hoặc phá sản, người lao động thất nghiệp Lúc này các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi thậm chí còn tăng lên và xuất hiện một số nhu cầu mới như cần được khám chữa bệnh, tai nạn thương tật cần có người chăm sóc Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống con người đã tìm ra nhiều biện pháp khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng, đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước.v v Tuy nhiên, những cách này hoàn toàn thụ động và không chắc chắn.
Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển, việc thuê mướn nhân công trở lên phổ biến, lúc đầu người chủ sử dụng lao động chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải cam kết cả việc đảm bảo cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không may bị ốm đau, thai sản Trong thực tế các trường hợp trên có thể không xảy ra và người chủ sử dụng lao động không phải chi đồng nào Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ một lúc phải bỏ ra những khoản tiền lớn dù không muốn Điều này tất yếu dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ và thợ, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ phải thực hiện cam kết Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng gay gắt trên quy mô rộng và có tác động xấu đến nhiều mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước đã đứng ra đóng vai trò trung gian trong việc điều hòa mâu thuẫn bằng cách huy động sự đóng góp cả từ phía chủ và thợ, bản thân Nhà nước cũng tham gia hỗ trợ một phần để hình thành nên một quỹ tài chính với mục đích bảo vệ quyền lợi của cả giới chủ và giới thợ Đây chính là lý do dẫn đến sự ra đời của hình thức đóng góp, san sẻ rủi ro đầu tiên trong xã hội Như vậy, việc tạo lập một quỹ BHXH là cần thiết để đảm bảo nền kinh tế- xã hội phát triển bình thường Có nhiều khái niệm về BHXH theo các góc độ khác nhau như.
Từ giác độ pháp luật: BHXH là một định chế bảo vệ NLĐ sử dụng nguồn đóng góp của mình, đóng góp của NSDLĐ (nếu có) và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho NLĐ được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động hoặc hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc NLĐ bị chết.
Dưới giác độ tài chính: BHXH là quá trình san sẻ rủi ro và san sẻ tài chính giữa những người tham gia BHXH theo quy định của pháp luật.
Theo tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labour Organization): BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ và gia đình họ khi NLĐ tham gia BHXH bị giảm hoặc mất thu nhập từ lao động do các sự kiện bảo hiểm xảy ra, trợ giúp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tế cho họ trên cơ sở quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp, nhằm góp phần ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đảm bảo an sinh xã hội.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1: BHXH xét về chính trị, kinh tế là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệptàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất Dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
Theo Luật BHXH Việt Nam 2006 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2007): BHXH là sự đảm bảo thay thể hoặc bù đắp một phần thu nhập củaNLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH.
Như vậy, mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về BHXH nhưng tất cả các khái niệm đều có một điểm chung đó là: mục đích của BHXH là góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống cho NLĐ khi gặp rủi ro; đối tượng tham gia là NLĐ và NSDLĐ; quỹ BHXH được hình thành từ đóng góp của đối tượng tham gia BHXH và sự hỗ trợ của Nhà nước. Để có một khái niệm thống nhất trong việc nghiên cứu BHXH tại Việt Nam trên phương diện lý thuyết, BHXH được khái quát như sau: BHXH là quá trình tổ chức, sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích dần do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, nhằm đảm bảo thay thế hoặc bù đặp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những rủi ro, những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập theo lao động nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội [39, tr.50]
2.1.1.2 Bản chất của bảo hiểm xã hội
Bản chất của BHXH là quá trình quản lý và chia sẻ sẻ rủi ro cho thu nhập của NLĐ, thực hiện mục tiêu góp phần đảm bảo đời sống cho họ và gia đình họ, thông qua đó đảm bảo an toàn xã hội nói chung Bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:
- BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức nào đó Kinh tế càng phát triển thì
BHXH càng đa dạng và hoàn thiện Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá khỏi trạng thái kinh tế của mỗi nước [39, tr.50]
- Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên: bên tham gia BHXH; bên BHXH và bên được BHXH. Bên tham gia BHXH chỉ có thể là NLĐ hoặc cả NLĐ và NSDLĐ Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ BHXH) thông thường là cơ quan chuyên trách do nhà nước lập ra và bảo trợ Bên được BHXH là NLĐ và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết [39,tr.51]
- Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như:ốm đau, TNLĐ-BNN hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: tuổi già, thai sản Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động [39,tr.51]
- Phần thu nhập của NLĐ bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn có sự hỗ trợ từ phía nhà nước [39, tr.51].
2.1.1.3 Chức năng của bảo hiểm xã hội
BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách an sinh xã hội, vì vậy BHXH có những chức năng cơ bản sau đây:
- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ tham gia BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất hoặc giảm khả năng lao động, do mất việc làm.
Một số vấn đề cơ bản về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội
2.2.1 Khái niệm và tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội
2.2.1.1 Khái niệm đảm bảo tài chính cho BHXH
Cho đến nay trên thế giới cũng như trong nước vẫn còn rất ít các công trình khoa học nghiên cứu về đảm bảo tài chính cho BHXH cũng như chưa có tác giả nào đưa ra khái niệm thế nào là đảm bảo tài chính cho BHXH.
Theo tác giả vấn đề đảm bảo tài chính cho BHXH có thể xem xét dưới hai góc độ sau:
- Dưới góc độ quản lý quỹ BHXH thì đảm bảo tài chính cho BHXH là đảm bảo sự cân đối trong quan hệ thu và chi của quỹ BHXH. Đảm bảo sự cân đối quan hệ thu và chi của quỹ BHXH tùy thuộc vào đặc điểm của quỹ BHXH song luôn đảm bảo nguyên tắc: thu phải đảm bảo chi và có kết dư quỹ Theo đó. Đối với quỹ BHXH ngắn hạn mô hình cân đối quỹ hàng năm là
Tổng chi các chế độ ngắn hạn trong + năm
Chi quản lý (có cả lệ phí thu chi) +
Hiện nay ở nhiều nước cũng quy định, quỹ phải có dự phòng 1-2 tháng mới gọi là cân đối quỹ Nước ta cũng cần thiết phải áp dụng mô hình này. Đối với quỹ BHXH dài hạn (hưu trí, tử tuất ) mô hình cân đối quỹ là.
Tổng thu của các chế độ dài hạn trong năm
Tổng số tiến tích tũy (vốn và + lãi đầu tư) tính đến > năm đó
Tổng chi các chế độ + trong năm
Chi quản lý (có cả lệ phí thu chi trong năm
(2.2) Đối với các chế độ BHXH dài hạn, thời gian cân đối quỹ thường kéo dài 30- 40 năm. Nhưng ít nhất trong khoảng thời gian 20 năm đầu số thu của quỹ phải luôn luôn lớn hơn số chi, vì trong thời gian đầu số người đủ điều kiện nghỉ hưu còn ít Số tiền thu lớn hơn số chi được qũy BHXH tích lũy lại, sau 20 năm NLĐ đủ số năm đóng BHXH và đủ tuổi đời, quỹ có sẵn tiền để chi trả cho những người về hưu Như vậy, do đặc điểm của quỹ BHXH dài hạn sẽ không có tính liên thông giữa tính cân đối và mất cân đối của quỹ, trong suốt thời gian cân đối quỹ phải luôn đảm bảo quan hệ tỷ lệ các nguồn thu của quỹ trong năm phải lớn hơn số chi trong năm đó Khi nguồn thu nhỏ hơn nguồn chi vào năm thứ 21 trở đi thì quỹ bị coi là mất cân đối.
Mô hình này được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển, các nước trong khu vực Tuy nhiên đối với các nước có nền kinh tế phát triển như Cộng hòa Liên bang Đức và một số nước Đông Âu lại áp dụng mô hình cân đối quỹ ngắn hạn hàng năm đối với các chế độ dài hạn Vì ở các nước này, ngân sách nhà nước có điều kiện sẵn sàng cấp bù phần thiếu hụt của quỹ để đảm bảo đời sống của người về hưu.
- Dưới góc độ Kinh tế chính trị học, đảm bảo tài chính cho BHXH là đảm bảo quan hệ thu, chi tuân thủ đúng quy định pháp luật BHXH để quỹ BHXH có khả năng duy trì được sự cân đối, ổn định trong dài hạn nhằm đáp ứng quyền thụ hưởng của người tham gia BHXH một cách công bằng, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
Như vậy, đảm bảo tài chính cho BHXH trước hết là đảm bảo thu đúng, thu đủ, tránh tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động ảnh hưởng đến quyền lợi về BHXH của NLĐ Mức đóng BHXH phải phù hợp với khả năng chi trả của đa số NLĐ tham gia, phù hợp với khả năng tài chính của NSDLĐ Bởi vì mức đóng BHXH là một nhân tố quyết định sự tham gia của NLĐ, NSDLĐ và cân đối thu, chi quỹ BHXH.
Tiếp theo là đảm bảo chi trả kịp thời, đầy đủ các chế độ BHXH Mức hưởng trợ cấp các chế độ BHXH phải phải đảm bảo chi tiêu trung bình, đảm bảo mức sống tối thiểu cho NLĐ góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ khi họ chẳng may gặp rủi ro làm giảm thu nhập hoặc mất khả năng lao động, khi hết tuổi lao động, khi thất nghiệp Đảm bảo chi đúng đối tượng, tránh tình trạng lạm dụng, trục lợi BHXH làm thất thoát quỹ dẫn đến sự mất công bằng giữa các đối tượng tham gia.
Mặt khác, đảm bảo tài chính cho BHXH phải đảm bảo hoạt động đầu tư quỹ BHXH, sao cho luôn được an toàn và có sinh lợi nhuận nhằm bảo toàn và tăng trưởng cho quỹ, đảm bảo được nguồn tài chính bền vững.
Cuối cùng, đảm bảo tài chính cho BHXH phải đảm bảo công bằng trong phân phối quỹ BHXH, qua đó thực hiện ASXH bền vững, được thể hiện ở tỷ lệ bao phủ của BHXH, tỷ lệ tuân thủ BHXH và mức thụ hưởng BHXH của NLĐ.
Qua trên ta thấy, đảm bảo tài chính cho BHXH có một ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể.
- Góp phần điều hòa mâu thuẫn giữa NSDLĐ và NLĐ Trong thực tế lao động sản xuất, NLĐ và NSDLĐ vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời gian làm việc Nếu NSDLĐ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH đối với NLĐ sẽ giúp NLĐ yên tâm làm việc, gắn bó với công việc và nơi làm việc.Ngược lại nếu chủ sử dụng không quan tâm đến quyền lợi của NLĐ về BHXH, cố tình vi phạm pháp luật, không đóng BHXH cho NLĐ, khiến cho họ không yên tâm, và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đình công, làm cho sản xuất bị ngưng trệ.
- Góp phần tăng năng suất lao động xã hội Nhờ có sự đảm bảo, thay thế, bù đắp thu nhập kịp thời, đồng thời hỗ trợ NLĐ được nghỉ ngơi, nâng cao sức khỏe, người lao động sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục lao động, tạo ra sản phẩm cho xã hội Khi NLĐ yên tâm làm việc, gắn bó với công việc thì chất lượng công việc mới cao.
- Góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Với tư cách là một quỹ tiền tệ, quỹ BHXH có vai trò huy động vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt động đầu tư quỹ BHXH Hoạt động đầu tư quỹ BHXH đạt hiệu quả cao sẽ đảm bảo được sự bền vững về tài chính, đây cũng chính là nguồn vốn quan trọng đối với nền kinh tế.
- Đảm bảo phân phối lại thu nhập công bằng, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, phát triển ASXH bền vững.
2.2.1.2 Tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính cho BHXH
Thứ nhất, độ bao phủ của bảo hiểm xã hội.
Mức độ bao phủ của hệ thống BHXH phản ánh mức độ tham gia và hưởng lợi của người dân (không phân biệt khu vực kinh tế) vào hệ thống BHXH Mức độ bao phủ BHXH càng rộng thì mức độ an toàn cho người lao động khi tuổi già hoặc khi gặp rủi ro càng cao. Mặt khác nó cũng phản ánh sự tiến bộ xã hội về mặt an sinh xã hội Xu hướng chung là an sinh xã hội đều hướng tới đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong xã hội, phòng ngừa giảm thiểu và khắc phục rủi ro Để phản ánh mức độ bao phủ của BHXH người ta dựa vào chỉ tiêu về tỷ lệ lao lao động tham gia BHXH trên tổng số lao động xã hội Tỷ lệ lao động tham gia BHXH trên tổng số lao động là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa số người lao động tham gia BHXH với tổng số lao động xã hội từ 15 tuổi trở lên không phân biệt là khu vực tư nhân hay khu vực Nhà nước [28, tr.82]
Trong đó: Cbhxh là tỷ lệ lao động tham gia
BHXH Sbhxh là số lao động tham gia BHXH
Dlđ Dân số trong độ tuổi từ 15 trở lên, không phân biệt khu vực tư nhân hay Nhà nước.
Tỷ lệ lao động tham gia vào hệ thống BHXH cao cũng đồng nghĩa với khả năng phòng ngừa rủi ro của dân số cao, vì đa số người dân chủ động tiết kiệm được được số tiền cần thiết để phòng ngừa rủi ro và nhờ đó mức độ an toàn của họ sẽ cao hơn.
Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội và bài học đối với Việt Nam
2.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội
2.3.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc.
Từ năm 1980 đến nay hệ thống đảm bảo xã hội của Trung Quốc chủ yếu bao gồmBHXH, trợ giúp xã hội, phúc lợi xã hội và quyền lợi đối với một số nhóm đặc biệt, trong đóBHXH là một phần rất quan trọng của hệ thống đó Cùng với cải cách kinh tế, Trung Quốc cũng đã khôi phục lại hoạt động của quỹ BHXH theo các nội dung bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm thai sản Trong hệ thống đảm bảo xã hội nói chung, nhà nước Trung Quốc xác định ưu tiên hàng đầu trong thời gian này là bảo hiểm hưu trí, đảm bảo mức sống cơ bản và tái tạo việc làm cho người lao động dôi dư trong doanh nghiệp Nhà nước và đảm bảo mức sống tối thiểu cho cư dân thành thị.
Hệ thống bảo hiểm hưu trí hiện nay của Trung Quốc bao gồm: hệ thống bảo hiểm hưu trí cho người lao động trong doanh nghiệp, hệ thống bảo hiểm hưu trí trong các cơ quan Nhà nước và bảo hiểm hưu trí bổ sung trong các doanh nghiệp.
Thứ nhất, hệ thống bảo hiểm hưu trí cho người lao động trong doanh nghiệp.
Tháng 7 năm 1997 Chính phủ Trung Quốc ban hành quyết định về thống nhất xây dựng chế độ bảo hiểm hưu trí cơ bản của công nhân viên doanh nghiệp Tháng 01 năm
1999, chính phủ ban hành Điều lệ quy định về đóng góp BHXH, trong đó quy định quỹ BHXH sẽ thuộc quyền quản lý của các tỉnh và quy mô của quỹ sẽ mở rộng từ doanh nghiệp Nhà nước sang tất cả các loại hình doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ của tư nhân và hệ thống thương mại dịch vụ Bên cạnh hệ thống hưu trí cơ bản bắt buộc, các doanh nghiệp được khuyến khích thành lập một quỹ bảo hiểm bổ sung cho NLĐ trong doanh nghiệp, đồng thời cũng khuyến khích việc đóng góp tiết kiệm bổ sung của bản thânNLĐ. Đối tượng được thụ hưởng,hệ thống bảo hiểm hưu trí cơ bản được áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp và NLĐ trong doanh nghiệp cũng như cá nhân NLĐ ở khu vực thành thị Tháng 6 năm 1999, số công nhân được thụ hưởng BHXH là 91,2 triệu người. Ở Thẩm Quyến, có tới 99% NLĐ tham gia bảo hiểm hưu trí [53, tr.193]
Tỷ lệ đóng góp, tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp do chính quyền các tỉnh quy định nhưng thông thường không quá 20% tổng quỹ lương của doanh nghiệp; những nơi nào quy định tỷ lệ đóng cao hơn 20% phải báo cáo lên chính quyền Trung ương để thông qua Vào năm 1998 tỷ lệ đóng góp trung bình cả nước là 20,64% [53, tr.193] Cá nhân cũng có đóng góp một phần lương của họ Theo con số báo cáo năm 1997 là không dưới 4% [53, tr.193].Mức đóng góp này sẽ được quy định tăng dần đều lên, 2 năm tăng lên 1% cho đến mức đạt8% Tuy nhiên, trong năm 1998, tỷ lệ đóng góp trung bình của các cá nhân trong toàn quốc chỉ đạt 3,9% [53, tr.193].
Tài khoản cá nhân, 11% của tổng số đóng từ lương sẽ được đưa vào tài khoản cá nhân để làm nguồn đảm bảo cho NLĐ, 11% đó bao gồm toàn bộ phần đóng góp của người lao động và một phần đóng góp của doanh nghiệp, phần đóng góp còn lại được đưa vào quỹ BHXH chung Tài khoản cá nhân này được trả lãi suất và không thấp hơn lãi suất tiết kiệm của ngân hàng Cuối năm 1998, đã có 61,18 triệu NLĐ có tài khoản cá nhân [53, tr.194].
Tuổi nghỉ hưu, Chính phủ quy định 60 tuổi cho nam, 55 tuổi cho nữ công nhân viên chức làm việc trong các ngành chuyên môn quản lý, 50 tuỏi cho công nhân nữ làm việc trong các khu vực sản xuất Trung Quốc đang nghiên cứu để có thể nâng tuổi nghỉ hưu của cán bộ nữ ở một vài chức danh lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học [53, tr.194]
Mức hưởng BHXH, NLĐ đến tuổi nghỉ hưu và đã đóng góp BHXH không dưới 10 năm cho quỹ BHXH thì được nhận 2 phần bảo hiểm đó là: quyền lợi hưu trí cơ bản và quyền lợi hưu trí lấy từ tài khoản cá nhân Phần bảo hiểm hưu trí cơ bản là 20% mức lương trung bình của tổng số năm đi làm Còn bảo hiểm hưu trí lấy từ tài khoản cá nhân là 1/120 của tổng giá trị có trong tài khoản Đối với những công nhân làm việc trước khi cải cách nhưng nghỉ hưu sau cải cách thì giai đoạn trước cải cách sẽ được tính là những năm đóng góp và mức bảo hiểm trong giai đoạn chuyển đổi là từ 1-1,4% mức lương trung bình hàng tháng cho tất cả các năm phục vụ Đối với công nhân viên chức đã đóng góp dưới 10 năm thì phần tài khoản cá nhân của họ sẽ được trả một lần [53 Tr.194]
Cơ chế điều chỉnh, Nhà nước sẽ đều đặn tăng mức bảo hiểm hưu trí theo mức tăng của lương và theo mức tăng của giá cả sinh hoạt.
Nguồn huy động cho các quỹ ở cấp tỉnh Hiện nay, hầu hết sự phân bố quỹ BHXH ở các tỉnh, thành phố, khu vực được điều chỉnh theo mức trung bình của tỉnh Cơ quan BHXH cấp tỉnh dự trù quỹ bảo hiểm của mình Dự trù này sẽ được cân đối giữa các thành phố và các khu [53,tr.195]
Xã hội hóa vấn đề chi trả bảo hiểm hưu trí Trong một thời gian rất dài, lương hưu được được chi trả cho người về hưu thông qua cơ quan và doanh nghiệp mà họ làm việc.Hiện nay cùng với sự thay đổi chế độ BHXH, việc chuyển trả tiền BHXH cũng được thay đổi Bộ lao động và An sinh xã hội ủy quyền cho Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng xây dựng và Quỹ tiết kiệm của ngành bưu điện để trả bảo hiểm hưu trí cho người về hưu thông qua mạng lưới dịch vụ của mình Việc xã hội hóa cách thức chi trả bảo hiểm hưu trí là hoàn toàn miễn phí Vào cuối năm 1998, cách thức chi trả thông qua hệ thống ngân hàng đã phục vụ 7,82 triệu người về hưu, tương đương 35% tổng số người về hưu [53,tr.198]
Thứ hai, hệ thống bảo hiểm hưu trí trong các cơ quan Nhà nước Đây là hệ thống bảo hiểm hưu trí được áp dụng cho nhân viên trong các cơ quan Nhà nước Nội dung của hệ thống này như sau:
- Các chi phí lương hưu do cơ quan Nhà nước trả và không có sự đóng góp nào từ cá nhân.
- Hệ thống chi trả đồng nhất và không có sự phân biệt giữa các cơ quan khác nhau.
- Bảo hiểm hưu trí được chi trả dựa trên mức lương của cá nhân và được tính theo số năm công tác Đối với quân đội, lương hưu gồm lương cơ bản, phần thêm tính theo chức vụ Đối với nhân viên các cơ quan nhà nước, lương hưu bao gồm lương cơ bản và chức vụ là trung bình của tất cả các năm công tác [53, tr.196]
Thứ ba, bảo hiểm hưu trí bổ sung trong các doanh nghiệp.
Bảo hiểm hưu trí bổ sung của các doanh nghiệp là hình thức NSDLĐ nhận bảo hiểm trên cơ sở tự nguyện và điều phối các quy định của Nhà nước Các cá nhân cũng được khuyến khích để chia sẻ phần đóng góp Đóng góp của NLĐ và NSDLĐ đều được chuyển vào tài khoản cá nhân Khi NLĐ nghỉ hưu, các khoản tiền này có thể được rút ra một lần hoặc theo từng tháng Tài khoản cá nhân gắn với NLĐ nên nếu NLĐ chuyển nơi ở, nơi làm việc, có thể vẫn tiếp tục sử dụng tài khoản này [53, tr.197]
Về quản lý và giám sát quỹ BHXH.
- Quản lý quỹ, cơ quan quản lý quỹ BHXH chủ yếu là do hệ thống dọc của
Bộ lao động và an sinh xã hội ở các cấp và các cơ quan BHXH có liên quan chịu trách nhiệm Các cơ quan BHXH được thiết lập ở 3 cấp tỉnh, địa khu, cấp huyện.
- Giám sát quỹ, năm 1998 Chính Phủ đã thành lập Bộ lao động và an sinh xã hội, đồng thời thành lập một vụ giám sát quỹ BHXH chịu trách nhiệm giám sát quỹ. Theo kế hoạch cùng với sự cải tổ cơ cấu của các cơ quan chính quyền ở tất cả các cấp thì một hệ thống quản lý quỹ BHXH cũng được hình thành ở tất cả các cấp từ Trung ương xuống địa phương Một hệ thống giám sát quỹ BHXH sẽ dần dần được xây dựng, trong đó chủ yếu giám sát thông qua hệ thống kiểm toán và tài chính. 2.3.1.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc.
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Tổng quan về Bảo hiểm xã hội Việt Nam
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Thời kỳ trước năm 1945 Ở Việt Nam, từ lâu BHXH được thực hiện dưới dạng tương thân, tương ái gắn liền với cộng đồng làng xã, nhằm cưu mang, giúp đỡ những người gặp phải rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống Các hình thức hoạt động chủ yếu là lập các quỹ như:Quỹ quả phụ điền, quỹ cô nhi điền… để giúp bà góa, con côi,những loại quỹ này được người dân tự giác tham gia và có sự giám sát của làng xã nên được sử dụng rất đúng mục đích Ngoài ra ở các làng nghề còn có sự hình thành các phường, hội nghề nghiệp để tương trợ lẫn nhau không chỉ trong nghề nghiệp mà trong cả cuộc sống nếu không may gặp phải rủi ro Nhà nước phong kiến không những khuyến khích mà còn dựa trên những hoạt động này để đề ra những sắc lệnh phù hợp, áp dụng trong toàn quốc như lập ra các quỹ dự phòng thông qua thuế để tổ chức khám chữa bệnh cho dân khi có bệnh dịch, khi đói kém, mất mùa Trong thời kỳ Pháp thuộc, những người làm việc trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp cũng được hưởng các chế độ BHXH như hưu bổng, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp Dưới sự đấu tranh của giai cấp công nhân, những NLĐ trong hầm mỏ, nhà máy của Pháp cũng được hưởng một số chế độ BHXH nhưng chưa nhiều[53, tr.116, 117]
Thời kỳ từ năm 1945 đến 1964
Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, trên cơ sở Hiến pháp năm
1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ đã ban hành một loạt các sắc lệnh quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công nhân, viên chức nhà nước(sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947; sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 và sắc lệnh 77/SL ngày22/5/1950) Cơ sở pháp lý tiếp theo của BHXH được thể hiện trong hiến pháp năm 1959.Hiến pháp năm 1959 của nước ta đã thừa nhận công nhân viên chức có quyền được trợ cấpBHXH Quyền này được cụ thể hóa trong Điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 và Điều lệ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm theo Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ Suốt trong những năm tháng kháng chiến chống xâm lược, chính sách BHXH nước ta đã góp phần ổn định về mặt thu nhập, ổn định cuộc sống cho công nhân viên chức, quân nhân và gia đình họ, góp phần rất lớn trong việc động viên sức người, sức của cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược, thống nhất đất nước.
Quỹ BHXH giai đoạn này là quỹ độc lập thuộc NSNN nhưng nguồn thu chủ yếu từ sự hỗ trợ của Nhà nước, tiếp đến là sự đóng góp của các cơ quan và xí nghiệp quốc doanh theo tỷ lệ phần trăm trên tổng quỹ lương (4,7% tổng quỹ lương), còn công nhân và viên chức không cần phải đóng phí BHXH Việc quản lý quỹ BHXH giao cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Đối với khu vực ngoài quốc doanh, áp dụng theo điều lệ BHXH đối với xã viên hợp tác xã, các tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp (ban hành kèm theo quyết định 292/BCH-L ngày 15/2/1982 của Liên hiệp Hợp tác xã trung ương) Tuy nhiên, chế độ này chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn (từ 1982 đến 1989) Trong giai đoạn này cơ chế điều hành kiểu hành chính mệnh lệnh đã dẫn đến việc không phát huy được những nguồn lực cho hoạt động BHXH Về phía xã hội thì lãng phí nguồn lực nhưng phân phối lại mang tính bình quân, còn về phía NLĐ thì hoàn toàn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
Kể từ sau Đại hội VI (năm 1986) của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước đi vào chiều sâu, trong đó việc đổi mới BHXH cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội là một yêu cầu bức bách nhằm thực hiện các chính sách xã hội Đặc trưng cơ bản của BHXH trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn này là đã có sự chuyển giao dần "công việc" từ Nhà nước sang cho xã hội, cho cộng đồng.
Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ,"Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đối với công chức Nhà nước và người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động" Trong văn kiện Đại hội VII của Đảng
Cộng sản Việt Nam cũng đã chỉ rõ, cần đổi mới chính sách BHXH theo hướng mọi người lao động và các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều có nghĩa vụ đóng góp BHXH, thống nhất tách quỹ BHXH ra khỏi ngân sách.
Thời kỳ từ năm 1995 đến nay
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII cũng đã nhấn mạnh"Mở rộng chế độ BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế" Như vậy, các văn bản trên của Đảng và
Nhà nước là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đổi mới chính sách BHXH nước ta theo cơ chế thị trường Ngay sau khi Luật Lao động có hiệu lực từ ngày 1/1/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 về Điều lệ BHXH đối với người lao động trong các thành phần kinh tế Nội dung của điều lệ này góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra góp phần thực hiện công bằng và sự tiến bộ xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường lao động và đồng thời đáp ứng được sự mong mỏi của đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế của cả nước.
Ngày 29/6/2006, Quốc hội nước ta chính thức thông qua Luật BHXH (có hiệu lực từ ngày 1/1/2007) Theo Luật BHXH hiện hành, nước ta thực hiện cả loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.BHXH bắt buộc thực hiện với 5 chế độ:trợ cấp ốm đau, trợ cấp tai nạn lao động,trợ cấp thai sản, trợ cấp hưu trí, trợ cấp tử tuất BHXH, BHXH tự nguyện được thực hiện từ ngày 1/1/2008 với 2 chế độ hưu trí và tử tuất Ngày 1/1/2009 chính sáchBHTN bắt đầu được thực thi.
Nội dung các chế độ nói trên đã có một số thay đổi cơ bản so với trước đây Quỹ BHXH bắt buộc được tách ra thành các quỹ thành phần Tỷ lệ đóng góp của NLĐ và NSDLĐ đã được điều chỉnh theo hướng tăng dần Việc thực thi chính sách BHXH và Luật BHXH cũng được các cấp các ngành rất quan tâm.
3.1.2 Tổ chức bộ máy của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan hoạt động độc lập về tài chính và hành chính. BHXH Việt Nam hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ Ngày 22/8/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2008-NĐ/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam Theo Nghị định này, BHXH ViệtNam được tổ chức quản lý theo ngành dọc với 3 cấp từ trung ương đến cấp tỉnh (thành phố),huyện trong cả nước Tại trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam là cơ quan lãnh đạo cao nhất của BHXH Việt Nam bao gồm đại diện của Bộ Lao động-Thương bình và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và các thành viên khác do Chính phủ quy định.
Cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam theo Nghị định 94/2008/NĐ/CP ngày 22/8/2008 gồm 18 đơn vị thuộc cơ quan BHXH Trung ương và 63 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh) Chức năng và nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc do Tổng Giám đốc quy định 18 đơn vi trực thuôc gồm:
Cơ cấu tổ chức BHXH ở Việt Nam trực thuộc Trung ương bao gồm:
Các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
1/ Ban thực hiện chính sách BHXH 13/Viện Khoa học BHXH
2/ Ban thực hiện chính sách BHYT 14/Trung tâm thông tin
3/ Ban thu 15/Trung tâm lưu trữ
4/ Ban chi 16/Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH
5/ Ban cấp sổ, thẻ BHXH, BHYT 17/ Báo BHXH
6/ Ban tuyên truyền 18/ Tạp chí BHXH
7/ Ban hợp tác quốc tế
9/Ban thi đua khen thưởng
10/Ban kế hoạch - tài chính
11/ Ban tổ chức - cán bộ
12/Văn phòng Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là BHXH cấp tỉnh) thành lập các phòng nghiệp vụ.Theo Quyết định số 4970 QĐ-BHXH ngày 11/10/2008 của Tổng Giám đốcBHXH Việt Nam về cơ cấu các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- 9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hải Dương, Thái Bình có cơ cấu 10 phòng nghiệp vụ là: phòng chế độ BHXH, phòng giám định BHYT, phòng thu, phòng kế hoạch- tài chính, phòng kiểm tra, phòng công nghệ thông tin, phòng cấp sổ, thẻ, phòng tiếp nhận- quản lý hồ sơ, phòng tổ chức- cán bộ, phòng hành chính - tổng hợp.
- 54 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại có cơ cấu 9 phòng nghiệp vụ gồm Phòng chế độ BHXH, phòng giám định BHYT, phòng thu, phòng kế hoạch- tài chính, phòng kiểm tra, phòng công nghệ thông tin, phòng cấp sổ, thẻ, phòng tiếp nhận - quản lý hồ sơ, phòng tổ chức - hành hành chính.
- BHXH huyện không có cơ cấu tổ chức trực thuộc Giám đốc BHXH huyện quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ công chức, viên chức.
Thực trạng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam
3.2.1 Thực trạng về đảm bảo thu bảo hiểm xã hội
3.2.1.1 Thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động
Kể từ sau đổi mới chính sách BHXH (1995), đặc biệt là từ khi luật BHXH (2007) được thực thiđến nay, do số lượng người tham gia BHXH tăng nhanhcùng với việc Nhà nước điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu trong giai đoạn này nên số thu BHXH đã tăng cao.Tình hình thu BHXH từ NLĐ và NSDLĐ giai đoạn 2007- 2013 được thể hiện trong Bảng3.1
Bảng 3.1: Thu quỹ BHXH từ đóng góp của NLĐvà NSDLĐ giai đoạn (2007-2013) Đơn vị :Tỷ đồng
1 Thu quỹ BHXH bắt buộc 23.755 30.939,4 37.487,9 49.740 62.257,7 89.613 105.018
2 Thu quỹ BHXH tự nguyện - 10,8 69,4 174,4 251,2 379,4 552
3 Thu quỹ BH thất nghiệp - - 3.510 5.400 6.656 7.973 11.714
Số liệu bảng 3.1 cho thấy, số thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động vào quỹ BHXH tăng nhanh qua từng năm Năm 2007 số thu BHXH bắt buộc đạt 23.755 tỷ đồng thì đến năm 2013 ước đạt 105.018 tỷ đồng; số thu BHXH tự nguyện năm
2008 đạt 10,8 tỷ đồng, năm 2013 ước đạt 552 tỷ đồng; thu BHTN năm 2009 là năm đầu tiên triển khai BHTN là 3.510 tỷ đồng thì đến năm 2013 số thu ước đạt 11.714 tỷ đồng Có được kết quả trên là do BHXH Việt Nam thời gian qua đã áp dụng nhiều biện pháp để tổ chức thực hiện thu BHXH Hiện nay, công tác thu BHXH được thực hiện qua ba hình thức: thu chuyển khoản, thu từ ngân sách nhà nước chuyển sang và thu bằng tiền mặt, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và tuân thủ quy định của pháp luật, góp phần làm căn cứ để giải quyết chế độ cho người lao động được đầy đủ, kịp thời, chính xác.
Mặc dù BHXH Việt Nam đã tổ chức tuyên truyền, thông tin rộng rãi về chế độ, chính sách BHXH, đồng thời cũng đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực để thu BHXH nhưng tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH vẫn xảy ra, đặc biệt là trong những năm gần đây khi tình hình kinh tế suy thoái, đã ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ Hiện nay, tình trạng nợ đóng BHXH còn khá phổ biến trong các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp trong đó có cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hàng chục năm nay không đóng tiền BHXH cho NLĐ với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.
Hiện nay, số nợ và tình trạng trốn tránh tham gia BHXH cho NLĐ của các đơn vị sử dụng lao động rất lớn Số nợ này chủ yếu tập trung ở khu vực sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Năm 2012 tình hình nợ BHXH tuy có được cải thiện hơn so với trước đây, song vẫn chiếm một tỷ lệ lớn, số nợ BHXH chiếm 4,76% số phải thu BHXH bắt buộc, bằng 4.639 tỷ đồng (Bảng 3.2) Tuy nhiên sang năm 2013, tình trạng nợ BHXH lại tăng đến mức báo động Năm 2013 ước tính tổng số nợ BHXH là 7.746,2 tỷ đồng chiếm 7,6% tổng số phải thu BHXH.(Nguồn:BHXH Việt Nam)
Bảng 3.2: Tình hình nợ đóng BHXH giai đoạn 2007 đến 2013
Tổng số tiền phải thu BHXH bắt buộc (tỷ đồng)
Số tiền thu BHXH BHXH bắt buộc
Số tiền nợ đóng BHXH bắt buộc (Tỷ đồng)
Tỷ lệ nợ đóng BHXH so với số phải thu (%)
3.2.1.2 Thu từ ngân sách nhà nước
Từ năm 1995 trở về trước, BHXH nước ta thực hiện theo mô hình BHXH Nhà nước, có đặc điểm là: chế độ thu BHXH còn mang tính chất bao cấp nặng nề từ NSNN, phần đóng góp của cơ quan, xí nghiệp rất ít mà chủ yếu cũng là nguồn từ NSNN hỗ trợ; người lao động không trực tiếp đóng góp vào quỹ BHXH, phí bảo hiểm không được đưa vào cơ cấu tiền lương; mức đóng góp vào quỹ BHXH của các cơ quan, xí nghiệp quá thấp (chỉ là 4,75 tổng quỹ lương) dẫn đến quỹ BHXH thường xuyên bị thâm hụt.
Từ năm 1995 đến nay,BHXH nước ta thực hiện theo mô hình BHXH theo cơ chế thị trường có đóng, có hưởng và có sự tham gia của Nhà nước Mô hình này có đặc điểm làNLĐ và NSDLĐ đều có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH theo quy định thống nhất của Nhà nước, phần nộp của NLĐ được đưa vào cơ cấu tiền lương với nền là mức lương tối thiểu, phần nộp của NSDLĐ được đưa vào tổng quỹ lương Tách quỹ BHXH ra khỏi NSNN hình thành cơ quan BHXH để quản lý thống nhất BHXH trong phạm vi toàn quốc theo chế độ tự quản, tự chịu trách nhiệm và đặt dưới sự giám sát của cơ quan tài chính Nhà nước có thẩm quyền Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách về BHXH, tổ chức bộ máy quản lý BHXH NSNN đóng vai trò hỗ trợ cho quỹ BHXH, đảm bảo cho quỹ này ổn định, ngày càng phát triển nhằm phục vụ tốt hơn các nhu cầu BHXH Từ năm 1995 đền nay, nguồn thu từ NSNN có xu hướng giảm dần (Bảng 3.3)
Bảng 3.3: Tốc độ tăng thu từ ngân sách Nhà nước cho BHXH giai đoạn (2007-2013)
NSNN cho BHXH (Tỷ đồng) 19.315 23.719 29.461 28.811 32.169 34.561 19.200 Tốc độ tăng NSNN cho BHXH (%) - 22,28 24,2 -6,5 11,6 7,4 -44
Nhìn vào Bảng 3.3 ta thấy tốc độ tăng thu từ ngân sách nhà nước cho BHXH giảm dần nếu như năm 2008 tăng so với năm 2007 là 22,28%, năm 2009 tăng 24% thì năm 2011 còn 11%, năm 2012 tăng 7,6% thậm chí năm 2010 NSNN cho BHXH còn giảm xuống so với năm 2009 Năm 2013 NSNN chuyển sang cho quỹ BHXH giảm 44% so với năm 2012. Điều đó cho thấy quỹ BHXH đang ngày càng phát triển và từng bước dần tách ra độc lập với NSNN.
Bảng 3.4: Tổng hợp tình hình thu BHXH giai đoạn ( 2007-2013) Đơn vị:Tỷ đồng
4 Lãi từ hoạt động đầu tư 4.794 8.987 8.408 9.707 13.967 18.000 21.870,0
3.2.2 Thực trạng về đảm bảo chi bảo hiểm xã hội
3.2.2.1 Thực trạng về đảm bảo chi trả các chế độ BHXH
Thứ nhất, tìnhhình đảm bảo chi trả các chế độ BHXH bắt buộc.
Trong những năm qua hệ thống BHXH Việt Nam đã đảm bảo chi trả cho hàng triệu người nghỉ hưởng các loại trợ cấp BHXH hàng tháng, hàng chục triệu lượt người hưởng các chế độ BHXH 1 lần, lần đầu, mai táng phí, trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, với số tiền chi hàng năm lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng cho các đối tượng thụ hưởng chính sách từ quỹ BHXH và từ nguồn NSNN Tình hình đảm bảo chi trả cho các chế độ BHXH cụ thể như sau.
Một là, tình hình đảm bảo chi trả các chế độ ốm đau, thai sản
Từ năm 2007 đến nay, chế đố ốm đau, thai sản được thực hiện đã góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động khi họ không may bị ốm hoặc tai nạn rủi ro, khi thai sản phải nghỉ việc hoặc phải nghỉ việc để chăm con ốm đau Bảng 3.5 cho thấy, số lượt người được giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản không ngừng tăng lên qua các năm Với số tiền chi trả tăng từ 2.115 tỷ đồng năm 2007 lên 8.356 tỷ đồng năm 2012 (Bảng 3.5)
Bảng 3.5: Số lượt người được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản Đơn vị tính:Lượt người
Hai là, đảm bảo chi trả chế độTNLĐ-BNN, theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2012 cơ quan BHXH đã tiếp nhận và giải quyết cho trên 40.000 người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN, trong đó trên 14.000 người hưởng trợ cấp hàng tháng, trên 19.000 người hưởng trợ cấp một lần, góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ khi họ chẳng may gặp rủi ro, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp Số người được giải quyết hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN giai đoạn 2007- 2012 được thể hiện trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6: Người được giải quyết chế độ TNLĐ –BNN Đơn vị tính: Người
Tính đến hết năm 2012 có khoảng 45.000 người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng, trong đó có khoảng 12.000 người do NSNN đảm bảo.Số người hưởng trợ cấp TNLĐ- BNN hàng tháng, hàng năm được thể hiện qua Bảng 3.7
Bảng 3.7: Tổng hợp số người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng Đơn vị tính: Người
Mức hưởng trợ cấp NLĐ-BNN hàng tháng cũng ngày càng được cải thiện, tính đến năm 2012 mức trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng bình quân đạt khoảng 560.000đ/người/tháng.
Ba là, về đảm bảo chi trả chế độ bảo hiểm hưu trí Số người hưởng bảo hiểm hưu trí cũng có xu hướng ngày càng tăng Số liệu thống kê của Bảng 3.7cho thấy số người được giải quyết hưởng lương hưu tăng hàng năm, tốc độ tăng bình quân của người tham giaBHXH trong giai đoạn 2007-2012 là trên 5% năm Trong khi đó tốc độ tăng của người hưởng lương hưu của người hưởng lương hưu từ quỹ BHXH gần 16% Trong tổng số người hưởng lương hưu thì số người hưởng lương hưu do NSNN có xu hướng giảm, số người hưởng lương hưu từ quỹ BHXH có xu hướng tăng nhanh Biểu đồ 3.1
Bảng 3.8: Tình hình giải quyết chế độ hưu trí Đơn vi: Người
Số người được giải quyết hưởng lương hưu trong năm
Số người đang hưởng lương hưu trong năm
NSNN đảm bảo 976.119 954.388 932.911 909.674 876.110 860.623 Quỹ đảm bảo 612.992 705.871 803.464 908.388 1.004.411 1.097.104
Bảng 3.8cho thấy từ năm 2007 đến năm 2012 số người hưởng lương hưu từ quỹ BHXH có xu hướng ngày càng tăng lên, số người hưởng lương hưu từ NSNN có xu hướng giảm dần do chết hoặc hết thời hạn hưởng.
Từ các số liệu của Bảng 3.8 chúng ta có thể xác định số người đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu như sau (Bảng 3.9).
Bảng 3.9: Số người đóng BHXH cho một người hưởng BHXH bảo hiểm hưu trí Đơn vị: Người
Số người đang hưởng BHXH do Quỹ BHXH đảm bảo
Số người đóng cho 1 người hưởng BHXH
Đánh giá thực trạng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam
3.3.1 Những kết quả đã đạt được và nguyên nhân
3.3.1.1 Những kết quả đã đạt được
Dựa vào những tiêu chí đánh giá về đảm bảo tài chính cho BHXH để phân tích, đánh giá thực trạng về đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, chúng ta thấy vấn đề đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam thời gian qua đã đạt được những kết quả chủ yếu sau.
Thứ nhất, đối tượng tham gia BHXH ngày càng được mở rộng.Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH đã tạo điều kiện cho nhiều người lao động có thể tham gia BHXH,đảm bảo quyền được tham gia BHXH của người dân một cách công bằng Nếu như trước đổi mới, phạm vi đối tượng tham gia BHXH bắt buộc chỉ bao gồm người lao động trong khu vực Nhà nước, thì sau đổi mới đã từng bước được mở rộng ra các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế khác nhau có sử dụng từ 10 lao động trở lên Từ tháng 1 năm 2003 đến nay, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được mở rộng tới người lao động làm việc theo hợp đồng lao động 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không phân biệt quy mô lao động và thành phần kinh tế Nhờ đó đơn vị sử dụng lao động, số lao động tham gia BHXH liên tục tăng qua các năm LuậtBHXH đã quy định thêm loại hình BHXH tự nguyện áp dụng đối với hai chế độ hưu trí và tử tuất, bắt đầu thực hiện từ 1/1/2008 và bảo hiểm thất nghiệp thực hiện từ 1/1/2009 Như vậy những người không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc sẽ được tham gia BHXH tự nguyện.
Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, loại hình BHXH đã tạo điều kiện cho người lao động có thể tự do di chuyển, lựa chọn nơi làm việc từ đơn vị này đến đơn vị khác thuộc mọi thành phần kinh tế phù hợp với khả năng và nguyện vọng, tạo ra sự bình đẳng giữa những người lao động trong các thành phần kinh tế Đó là một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động, phát huy và sử dụng triệt để năng lực lao động của từng người lao động, tạo ra nhiều của cải xã hội.Sự tăng nhanh của các đối tượng tham gia BHXH là nền tảng vững chắc của sự phát triển BHXH, và chỉ có sự tham gia tích cực của đông đảo người dân mới thực hiện được BHXH cho mọi người lao động và BHYT cho toàn dân.
Thứ hai, quá trình thu BHXH đã cơ bản đảm bảo thu đúng, thu đầy đủ, đúng đối tượng, kịp thời và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Thời gian qua BHXH Việt Nam đã tập trung và áp dụng nhiều biện pháp để tổ chức, thực hiện thu BHXH Mặcdù còn nhiều khó khăn nhưng công tác thu BHXH thời gian qua luôn đạt được những kết quả tốt đẹp, hàng năm thu BHXH đều vượt mức kế hoạch do Chính phủ giao cho, năm sau luôn cao hơn năm trước
Các bộ phận trong hệ thống thu BHXH đã thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình và từng bước đã có sự phối hợp.
Trong tổ chức thực hiện thu BHXH, BHXH Việt Nam, Ban Thu BHXH và các phòng thu đã chủ động thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan khác trong quá trình thu, đối chiếu, thanh tra, kiểm tra, giám sát giải quyết các khiếu nại liên quan đến quá trình thu BHXH.
Tỷ lệ hoàn thành thu BHXH khá cao, khẳng định sự nỗ lực của toàn bộ các bộ phận trong BHXH Việt Nam trong việc thực hiện những quy định về thu BHXH.
Bảng 3.21: Tỷ lệ hoàn thành thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2007 đến 2012
Tổng số tiền phải thu BHXH bắt buộc (tỷ đồng)
Số tiền thu BHXH BHXH bắt buộc (tỷ đồng)
Tỷ lệ hoàn thành thu BHXH (%)
Thứ ba, mức thụ hưởng BHXH đã có tác động tích cực đến việc ổn định đời sống của người lao động trong quá trình lao động và khi nghỉ hưu, mức hưởng đã cơ bản đảm bảo cuộc sống cho hàng triệu người lao động khi gặp rủi ro không có thu nhập hay khi hết khả năng lao động Các chế độ chính sách BHXH được thực hiện chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng chế độ.Việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH đảm bảo đúng kỳ, đủ số tiền, tận tay không phiền hà cho người được hưởng, cụ thể:
- Chế độ hưu trí đã khắc phục được sự chênh lệch về lương hưu giữa các thời kỳ lịch sử để lại với việc điều chỉnh nhiều lần mức lương hưu, đã góp phần quan trọng cải thiện từng bước đời sống của người nghỉ hưu, đặc biệt là đối với những người nghỉ hưu trước tháng 9 năm 1985 Ngoài ra, điều kiện về tuổi nghỉ hưu hưởng trợ cấp BHXH cũng tương đối phù hợp với điều kinh tế, chính trị và xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay Việc thực hiện tính lương bình quân làm cơ sở tính mức lương hưu là khoa học và công bằng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động Điều kiện về thời gian đóng BHXH tương đối gần với quy định về thời gian tham gia BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu hàng tháng của các nước trên thế giới.
- Những quy định mới về mức hưởng, thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đã có nhiều tiến bộ Mức trợ cấp thai sản bằng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc và ngoài ra còn được nhận trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung điều này đã phần nào hạn chế được tình trạng lạm dụng cũng như mất cân đối quỹ BHXH.
- Thời gian hưởng trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành đã thể hiện được nguyên tắc cân đối giữa đóng góp và thụ hưởng, người đóng góp nhiều được hưởng nhiều, đóng góp ít hưởng ít Có xem xét đến tính chất nguy hiểm, độc hại của điều kiện.
- Chế độ tử tuất đã thể hiện được bản chất là một chế độ trợ cấp mang nhiều ý nghĩa xã hội Ví dụ, không phân biệt thời gian đóng BHXH nhiều hay ít, nếu chết được nhận trợ cấp mai táng là 10 tháng lương tối thiểu chung Mức trợ cấp hàng tháng cũng đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho thân nhân người chết.
Thứ tư, tài chính của quỹ BHXH, đã chuyển dần từ chỗ phụ thuộc vào NSNN, nguồn kinh phí cho việc thực hiện chính sách BHXH do nhà nước bảo đảm sang hình thành một quỹ BHXH độc lập, nguồn thu là từ đóng góp của các bên tham gia BHXH với mục tiêu tiến dần đến cân đối, độc lập Quỹ BHXH độc lập với NSNN, được quản lý tập trung, thống nhất, hạch toàn độc lập thu, chi bảo toàn và phát triển theo luật định Nhờ đó, bước đầu tạo nên sự ổn định tài chính cần thiết để thực hiện các chế độ BHXH đối với NLĐ, không phụ thuộc và ảnh hưởng đến nguồn NSNN.
3.3.1.2 Nguyên nhân của những kết quả đạt được
- Hệ thống luật pháp, chính sách về BHXH ngày càng được bổ sung thường xuyên, không ngừng được xây dựng mới và hoàn thiện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nhiều văn bản được thể chế hóa ngày càng đồng bộ hơn, nhiều chương trình quốc gia được triển khai và sát với thực tiễn cuộc sống.
- Hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện BHXH từng bước được thiết lập, củng cố, hoàn thiện và điều chỉnh theo hướng tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng cung cấp dịch vụ, tạo điều kiện cho hệ thống BHXH hoạt động phù hợp với cơ chế mới Đội ngũ cán bộ tổ chức triển khai, thực hiện chính sách BHXH ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng.
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Bối cảnh kinh tế - xã hội và những vấn đề đặt ra đối với đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam thời gian tới
4.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam thời gian tới
4.1.1.1 Xu hướng già hóa dân số và những biến động về nhân khẩu học ở Việt Nam.
Dân số Việt Nam đang già hóa một cách nhanh chóng, tuổi thọ bình quân ngày càng tăng trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm Khuynh hướng nhân khẩu học này cho thấy Việt nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc cải thiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng và phát triển xã hội Tuy nhiên già hóa dân số nhanh chóng cũng sẽ tạo ra những thách thức to lớn đối với Việt Nam.
Hiện nay, số lượng người cao tuổi ở nước ta đang ngày càng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối Tỷ lệ người cao tuổi trong dân số Việt Nam qua các năm có sự biến động tăng nhưng không đều Trong những năm qua, tỷ trọng người cao tuổi (tính từ 65 tuổitrở lên) trong dân số đã tăng nhanh từ khoảng 4,7% vào năm 1989 tăng lên 5,85 vào năm 1999 và 7,2% vào năm 2007 Nếu tính theo độ tuổi từ 60 trở lên thì năm 1989 chiếm 7,2% dân số, năm 1999 chiếm 8,25 và năm 2007 là 9,45% Theo dự báo, tỷ lệ này sẽ tăng đột biến và có thể đạt 16,8% vào năm 2029 [47, tr 342] Dân số Việt Nam tại thời điểm tổng điều tra năm
2009 là 85,8 triệu người, đến năm 2049 dự báo dân số nước ta đạt khoảng 108,7 triệu người. Như vậy trong vòng 40 năm, từ năm 2009-2049 số dân nước ta tăng thêm khoảng 26,6% theo phương án trung bình mà tổng cục thống kê tính toán Theo dự báo này, trong khi tỷ lệ gia tăng của nhóm 0-14 tuổi có chiều hướng giảm thì nhóm trên 65 tuổi năm 2049 ước tính sẽ gấp khoảng 3,5 lần so với số người trên 65 tuổi của năm 2009 Mặc dù ở năm 2049 số người cao tuổi trong khu vực nông thôn cao hơn 4,5 triệu so với số người cao tuổi ở khu vực thành thị Tuy nhiên tốc độ gia tăng người cao tuổi trong khu vực nông thôn lại có xu hướng thấp hơn so với khu vực thành thị trong giai đoạn này [1, tr.44]
Sự già hóa dân số làm cho tuổi trung vị của người Việt Nam tăng lên theo thời gian, cùng với nó là gánh nặng của chỉ số phụ thuộc Nếu năm 2009 tuổi trung vị bình quân của người dân Việt Nam là 27,9 và chỉ số phụ thuộc là 44,7% thì đến năm 2029 tuổi trung vị bình quân của người dân Việt Nam đã là 36,2 và tỷ số phụ thuộc là 46,1; tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 40,5 và 55,25 tương ứng ở năm 2049 [1, tr 44] Hiện cả nước có khoảng 1,4 triệu người đang hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (chiếm 19% tổng số người cao tuổi).
Theo tổ chức y tế thế giới, một đất nước có trên 10% người cao tuổi được coi là một quốc gia già hóa dân số Nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa của sự già hóa dân số Về quan điểm phát triển thì già hóa dân số là một thành tựu đáng kể của một đất nước bởi tuổi thọ của con người ngày càng tăng cao chứng tỏ điều kiện sống của họ an toàn hơn và hệ thống y tế căm sóc sức khỏe con người được cải thiện hơn Ở Việt Nam dự báo đến giai đoạn từ năm 2030 dân số dưới 14 tuổi sẽ bằng dân số từ 60 tuổi trở lên và cùng chiếm tỷ lệ khoảng 1/5 dân số Tỷ trọng người cao tuổi tăng dẫn đến hiện tượng tỷ số phụ thuộc của người cao tuổi tăng lên Tỷ lệ phụ thuộc của người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên so với người từ
15 tuổi đến 59 tuổi năm 1999 là 13,9% năm 2009 là 11,3$ năm 2014 sẽ là 12,2% [ 49, tr.
342] Vấn đề già hóa dân số nhanh lại tác động đến nhiều khía cạnh của đời sống, sinh hoạt con người Số già, sống cô đơn, không được nương tựa vào con cháu sẽ tăng lên, do số con ít đi Hệ thống, BHXH, BHYT cho người già chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của họ Theo số liệu điều tra, người cao tuổi có nguồn kinh tế từ con cháu là 39%, từ lao động bản thân là30%, từ lương hưu, trợ cấp là 25% và từ các nguồn khác là 4,7% [49, tr.342] Già hóa dân số cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm và đầu tư của đất nước Khi lực lượng lao động ngày càng ít đi, số người cao tuổi ăn theo tăng nhanh hơn, vì họ ít làm ra của cải vật chất cho xã hội, số người hưởng lương từ quỹ hưu trí tăng lên, trong khi số người đóng góp cho quỹ lại giảm đi Ngay khi số trẻ em giảm đi do tỷ suất sinh giảm cũng không thể bù đắp được những chi phí xã hội tăng lên do chi phí cho người cao tuổi lớn hơn chi phí cho trẻ em Khi một quốc gia mà tỷ lệ người cao tuổi tăng, tỷ lệ người lao động không tăng hoặc giảm trong khi nguồn thu của quỹ phúc lợi xã hội hầu như không biến đổi thì những quỹ này lại phải dành một khoản tiền ngày một tăng cho các chương trình phúc lợi xã hội Quỹ bảo hiểm hưu trí sẽ là quỹ chịu ảnh hưởng của xu hướng này, vì vậy trong những năm trước mắt, việc đảm bảo duy trì sự cân đối, ổn định về tài chính cho quỹ BHXH nói chung và quỹ bảo hiểm hưu trí nói riêng là hết sức cấp thiết.
4.1.1.2 Tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái ven biển, ven bờ và đất liền Các chất thải đó bao gổm: Khí
CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển, CO2 cũng được sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép; CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí dầu tự nhiên và khai thác than; N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp; PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu; sự nóng lên của khí quyển và trái đất; Sự dâng cao mực nước biển; sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất; sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người
Hậu quả của việc biến đổi khí hậu là: các hệ sinh thái bị phá hủy; mất đa dạng sinh học; chiến tranh và xung đột; dịch bệnh, hạn hán, bão lụt; những đợt nắng nóng gay gắt; các núi băng và sông băng đang teo nhỏ; nước biển dâng cao
Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ của trái đất Các cơn bão lớn làm mùa màng thiệt hại, tiêu phí hàng tỉ đô la Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang, các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiêp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi cơn bão lũ rất cấp thiết, chi phí để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ cũng tăng và các căng thẳng về đường biên giới Để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn báo lũ cũng là một số tiền không nhỏ Khí hậu càng khắc nghiệt, bệnh tật gia tăng, kéo theo nhiều vấn đề xã hội nảy sinh càng làm cho các quỹ tài chính - tiền tệ bị thâm hụt trong đó có quỹ BHXH.
Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới phải chịu ảnh hưởng của các kiểu thời tiết khắc nghiệt và thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của bão biển, bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam đã tăng khoảng 2-3 độC Mực nước biển dâng trung bình 3mm/năm Bên cạnh sự gia tăng nhiệt độ và mực nước biển, lượng mưa tính trung bình trên cả nước 50 năm qua đã giảm khoảng 2%/năm Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, đặc biệt là bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn và mùa bão kết thúc muộn hơn, các đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại có xu hướng kéo dài.
Biến đổi khí hậu tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như; nông nghiệp,lâm nghiệp, công nghiệp đến vấn đề lao động và việc làm Biến đổi khí hậu làm cho việc làm trong nông nghiệp trở lên bấp bênh hơn, rủi ro hơn và điều kiện làm việc tồi tệ hơn.Biến đổi khí hậu làm cho một bộ phận lao động phải chuyển đổi việc làm, làm giảm thời gian làm việc, giảm thu nhập và làm tăng lượng lao động di cư của địa phương Tác động của biến đổi khí hậu đến nghèo đói thường được thể hiện thông qua tác động đến nguồn lực sinh kế của hộ gia đình có các sinh kế nhạy cảm với khí hậu như nông nghiệp, lâm nghiệp,diêm nghiệp thủy sản Biến đổi khí hậu sẽ là một trở ngại lớn đối với những lỗ lực giảm nghèo của quốc gia và từng người dân Nghiên cứu của Viện khoa học và lao động xã hội(năm 2011) cho thấy tại Sơn La, khi tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh biến đối khí hậu giảm đi 1% thì tỷ lệ nghèo tăng thêm 0,74% Nhìn chung, biến đổi khí hậu sẽ kéo lùi những thành quả về phát triển và giảm nghèo, làm tăng số đối tượng phải được trợ giúp trong ngắn hạn và dài hạn [38].
4.1.1.3 Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ thuần túy là sự hội nhập về kinh tế mà còn tác động mạnh đến các chính sách xã hội, văn hóa nói chung Hệ thống chính sách an sinh xã hội trong đó có chính sách BHXH cũng không nằm ngoài quy luật chi phối đó, thậm chí nó còn bị tác động mạnh hơn của quá trình hội nhập, đặc biệt là chính sách BHXH và trợ giúp xã hội.
Hội nhập kinh tế thế giới kéo theo sự lệ thuộc vào nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, sự đầu tư trực tiếp của nước ngoài, sự di chuyển lao động cũng gia tăng Một số quốc gia còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế song vẫn phải có chung hệ thống chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội, các chính sách này từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.
Quan điểm và phương hướng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam
4.2.1 Quan điểm đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam
Thứ nhất, đảm bảo tài chính cho BHXH phải hướng tới mục tiêu đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội tham gia BHXH đối với mọi tầng lớp dân cư, thực hiện tốt hơn các chế độ BHXH Tăng nhanh số lượng người tham gia BHXH dưới cả hai hình thức bắt buộc và tự nguyện.
BHXH là một trong những nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của con người Mục đích của BHXH là cung cấp sự bảo vệ cần thiết cho con người trước những mối đe dọa giảm hoặc mất nguồn thu nhập, từ các nguy cơ thất nghiệp, TNLĐ- BNN, ốm đau, tuổi già và những nguy cơ khác.
Xã hội càng phát triển, nhu cầu về BHXH càng cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay trước xu thế già hóa dân số, biến đối khí hậu và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng, kéo theo hệ quả của vấn đê này là, thất nghiệp, ốm đau thì nhu cầu được bảo hiểm là rất cấp bách.
Hiện nay vấn đề bất bình đẳng về quyền được BHXH ở nước ta vẫn còn, phần lớn những người lao động thuộc khu vực phi chính thức không đượcthực hiện nghĩ vụ, trách nhiệm và quyền hưởng quyền BHXH.
Thứ hai, đảm bảo tài chính cho BHXH phải hướng tới việc xây dựng hệ thống BHXH bền vững về tài chính trong dài hạn, trước mắt cần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện một số quy định về chế độ hưu trí và tử tuất, đảm bảo sự hợp lý và công bằng hơn đối với người thụ hưởng theo một lộ trình với bước đi phù hợp không ảnh hưởng đến lợi ích của người tham gia BHXH.
Xây dựng hệ thống tài chính bền vững trong dài hạn là điều kiện cần thiết, quan trọng để thực hiện đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng thụ hưởng. Để đảm bảo ngày càng tốt hơn chức năng phân phối lại thu nhập, đảm bảo mức độ tác động của BHXH đến đời sống xã hội ngày một cao, cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện pháp luật về BHXH, nhất là đối với chế độ bảo hiểm hưu trí và tử tuất, đảm bảo sự hợp lý và công bằng hơn Với bối cảnh già hóa dân số, với dự báo sẽ trở thành nước có tốc độ già hóa cao nhất khu vực Châu Á trong giai đoạn 2020- 2050, cùng với yếu tố lịch sử và đặc điểm riêng có của hệ thống hưu trí Việt Nam, việc cải cách chế độ bảo hiểm hưu trí của Việt Nam cần có lộ trình phù hợp, hướng tới mục tiêu đảm bảo cân bằng quỹ trong dài hạn trên cơ sở đồng thuận xã hội
Thứ ba, đổi mới căn bản hệ thống BHXH trong điều kiện mới theo hướng hiện đại nhằm tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất cho người hưởng thụ, nâng cao năng lực quản lý hoạt động đầu tư một cách chuyên nghiệp góp phần tạo ra sự bền vững quỹ trong dài hạn Thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính trong hệ thống BHXH Việt Nam, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của hệ thống tổ chức bộ máy, cán bộ.
Cải cách hành chính BHXH tập trung vào ba lĩnh vực: cải cách thể chế hành chính; cải cách tổ chức bộ máy; cải cách tài chính công BHXH Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành phối hợp giữa các đơn vị trong giải quyết công việc chuyên môn, tích cực phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan với đơn vị sử dụng lao động để thực hiện chính sách BHXH.
Quán triệt phương châm “chuyển đổi phong cách hành chính sang tác phong cách phục vụ”, cần tăng cường đào tạo, bố trí cán bộ các phòng chuyên môn phối hợp giao nhận hồ sơ tại bộ phậm một cửa nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của bộ phận này, tránh gây ùn tắc khi đối tượng đến nộp hồ sơ, giải quyết hồ sơ nhanh chóng, chính xác đúng thời hạn.
Trong cải cách tổ chức bộ máy BHXH, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức Phát động cán bộ công chức trong ngành tăng cường nghiên cứu, nắm bắt chính sách BHXH để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tinh thần trách nhiệm được giao, đổi mới tác phong giao tiếp của cán bộ, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh công sở trong ngành BHXH.
Xác định công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng trong thực hiện cải cách hành chính, chủ động đào tạo, nâng cao trình độ tin học cho cán bộ để vận hành các chương trình phần mềm như cấp và quản lý sổ BHXH, xét duyệt các chế độ BHXH dài hạn, ốm đau, thai sản, dưỡng sức, quản lý chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng, tiếp nhận hồ sơ, quản lý thu BHXH v v
4.2.2 Phương hướng đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội
Thứ nhất, tiếp tục mở rộng rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng dần diện bảo vệ cả về loại hình bảo hiểm và chế độ bảo hiểm để tạo sự bình đẳng giữa các bên tham gia trong các khu vực kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH.
Theo dự báo năm 2020, lực lượng lao động có khoảng 60 triệu người và như vậy đến năm 2020 mục tiêu cần hướng tới độ bao phủ số người tham gia BHXH sẽ là 30 triệu người, với quỹ thời gian còn 07 năm (đến năm 2020) để đạt được mục tiêu thì mỗi năm cần mở rộng thêm trên 2,6 triệu người tham gia vào 02 loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện [55]. Hiện nay, tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện rất thấp chỉ có 175.000 người tham gia, chiếm 0,53% so với số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện [55] Để tăng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, cần có thêm sự hỗ trợ của Nhà nước về mức đóng thì độ bao phủ số người tham gia sẽ tăng Bên cạnh đó, cần nghiên cứu điều chỉnh về mức đóng BHXH tự nguyện theo hướng hấp dẫn hơn mức quy định hiện hành cho phù hợp, linh hoạt hơn về phương thức đóng, nghiên cứu quy định về việc đóng bù một lần cho số năm còn thiếu đối với người đủ tuổi nghỉ hưu song chưa đủ số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu; đóng trước cho một số năm đối với người có nhu cầu khi họ có điều kiện về thu nhập, thiết kế trong chính sách có quy định hỗ trợ của nhà nước về mức đóng cho một số nhóm đối tượng đặc thù, có quy định khuyến khích để gia tăng sự tham gia liên quan tới người tham gia và thân nhân của hộ gia đình có người tham gia
Thứ hai, hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ thu BHXH được Chính phủ giao hàng năm, đảm bảo thu đúng, thu đầy đủ, giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH nhằm đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng tham gia Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ tuân thủ BHXH đạt trên 90%.
Theo dự báo của Viện Khoa học LĐ&XH (Bộ LĐ- TB&XH) cho thấy lực lượng lao động năm 2020 khoảng 60 triệu người và có khoảng 26,7 triệu người làm việc hưởng lương. Nếu tính số này trong độ tuổi lao động thì LLLĐ khoảng 55 triệu người và có 24,6 triệu người làm việc hưởng lương, nếu gia tăng độ tuân thủ đạt 90% thì số người tham gia BHXH bắt buộc sẽ đạt 22,14% triệu người vào năm 2020 Việc gia tăng mức tuân thủ sẽ là một trong các nhân tố quyết định để mở rộng độ bao phủ tham gia BHXH.
Giải pháp nhằm đảm bảo tài chính cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam
4.3.1 Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội
Thứ nhất, hoàn thiện Luật bảo hiểm xã hội và các chính sách liên quan đến BHXH.
Một là, hoàn thiện Luật Bảo hiểm xã hội. Để bảo hiểm xã hội là thực sự là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Luật BHXH cho phù hợp với thực tiễn nước ta, cụ thể:
- Tiếp tục mở rộng phạm vi bao phủ bảo hiểm xã hội Mở rộng phạm vi bao phủ, tăng dần diện bảo vệ cả về loại hình bảo hiểm và chế độ bảo hiểm để tạo sự bình đẳng và lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia trong các khu vực kinh tế nhằm đảm bảo quyền được tham gia và quyền được hưởng thụ về BHXH của mọi người lao động trong xã hội Nhà nước nên xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội hướng tới đối tượng NLĐ ở khu vực nông thôn, những người làm nghề tự do, lao động phổ thông, ngư dân Đây là những lao động có thu nhập trung bình trong xã hội hiện nay, có khả năng gặp nhiều rủi ro nhưng lại không được tham gia BHXH bắt buộc.
- Sửa đổi quy định về căn cứ đóng BHXH Về căn cứ đóng BHXH, cần phải được quy định trên cơ sở mức thu nhập thực tế của người lao động thay vì căn cứ vào thang bảng lương như hiện nay Như vậy sẽ tăng được nguồn thu cho quỹ BHXH, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, mặt khác sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các cơ quan đơn vị của Nhà nước với các cơ quan đơn vị không phải của Nhà nước Căn cứ đóng BHXH tính trên toàn bộ thu nhập sẽ tạo cơ hội trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện Bởi vì nếu tính theo mức tiền lương tối thiểu như hiện nay, tuyệt đại đa số người lao động trong khu vực nông nghiệp và phi chính thức có thu nhập thấp hơn mức tiền lương tối thiểu sẽ bị loại trừ khỏi việc tham gia vào hệ thống BHXH tự nguyện.
- Từng bước điều chỉnh mức đóng BHXH theo luật định và phù hợp với tiến trình cải cách chế độ tiền lương Với mức lương và thu nhập hàng tháng của cán bộ công chức, viên chức nhà nước tương đối thấp, không đủ để có thể đóng BHXH với tỷ lệ cao hơn Vì vậy, với tỷ lệ thu BHXH bắt buộc như hiện nay có thể nói là phù hợp Tuy nhiên, nhà nước có thể lựa chọn hoặc có chính sách hỗ trợ quỹ BHXH bù lỗ cho một số họat động của quỹ để để đảm bảo cho quỹ được cân đối thu - chi và bảo toàn quỹ, hoặc cải cách chế độ tiền lương hiện hành, tiền lương, tiền công phải trả theo nguyên tắc thị trường, tức là đúng với giá trị sức lao động.
Gắn liền với quá trình hoàn thiện Luật Bảo hiểm xã hội cầntiếp tục sửa đổi một số quy định về đối tượng hưởng, mức hưởng và thời gian hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Quy định chặt chẽ và thực hiện đúng các quy định về điều kiện hưởng các chế độ BHXH (tránh việc lồng ghép với các chính sách xã hội khác như chính sách tinh giảm biên chế, chính sách ưu đãi nghề v v).
Hai là, hoàn thiện các chính sách liên quan đến BHXH.
- Cải cách chính sách tiền lương và thu nhập Như trên đã phân tích, sự lạc hậu trong chính sách tiền lương ở nước ta hiện nay là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mất công bằng trong đóng góp và thụ hưởng các chế độ BHXH Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần cải cách chính sách tiền lương cho phù hợp với thực tiễn, cụ thể:
+ Tiền lương phải thật sự trở thành giá cả của sức lao động, phải đảm bảo chi trả những cho phí về tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động và gia đình họ.
+ Cần sớm xây dựng Luật tiền lương đối với người lao động, chính sách tiền lương hiện nay vẫn mang nặng tính chất của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp chưa phù hợp với nguyên tắc can thiệp theo cơ chế thị trường Vì thế, cần xây dựng môi trường pháp lý bảo đảm điều kiện cho sự vận động tự do của cung- cầu và giá cả sức lao động trong nền kinh tế.
+ Tập trung cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công chức hành chính, trên cơ sở đổi mới cơ chế tài chính và hướng dẫn cải cách tiền lương đối với khu vực sự nghiệp và doanh nghiệp Nguyên tắc chung là “trả lương cao cho công chức hành chính có năng lực, trình độ và trách nhiệm cao”, đồng thời xây dựng cơ chế quản lý tiền lương để
“công chức hành chính tận tâm với công vụ” Nhà nước cần xem xét, bãi bỏ chế độ “làm việc gì hưởng việc đó” như nghị định số 25/2003/NĐ-CP quy định Điều đó sẽ góp phần giải quyết được nguồn trả lương cao, quản lý chặt chẽ được công chức, kiểm soát được công vụ, bảo đảm cuộc sống cho công chức hành chính khi về hưu và loại bỏ được những thu nhập thêm không chính đáng. Đối với khu vực sự nghiệp và khu vực sản xuất kinh doanh, trên cơ sở hệ thống tiền lương công chức hành chính hành chính được cải cách, nhà nước có cơ chế, chính sách để khu vực này chủ động thu, chi, xây dựng hệ thống thang bảng lương tương ứng, tự chịu trách nhiệm tạo nguồn và chi trả tiền lương cho người lao động Điều quan trọng là Nhà nước cần xóa bỏ tư tưởng hành chính tập trung, bao cấp trong cơ chế quản lý hoạt động, tổ chức và tài chính hiện hành, tạo môi trường vĩ mô thật sự bình đẳng, tự do cho các doanh nghiệp, thật sự tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp hoạt động Đồng thời nhà nước cần tăng cường chức năng giám sát, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện và xử lý vi phạm về chính sách tiền lương
- Cải cách chính sách việc làm Điều kiện cơ bản nhất để người lao động tham gia vào hệ thống an sinh xã hội dưới hình thức BHXH là phải có việc làm với thu nhập ở một mức nhất định, có tích lũy để có khả năng đóng BHXH Điều này là một thách thức lớn đối với khu vực phi chính thức Khi việc làm trong khu vực phi chính thức tăng 1% thì tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT tự nguyện tăng 0,34% [26,tr.271] Vì vậy, giải quyết việc làm cho người lao động góp phần quan trọng vào việc tăng dần số lượng người tham gia BHXH. Để đáp ứng nhu cầu về việc làm, chính sách việc làm cần hoàn thiện theo hướng nâng cao tính bền vững của việc làm đối với người lao động Điều này đòi hỏi, một mặt đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu lao động, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp Mặt khác phải chuyển đổi cơ cấu, trình độ lao động theo hướng nâng cao tỷ trọng lao động được đào tạo, lao động kỹ thuật và giảm dần tỷ lệ lao động phổ thông trong đội ngũ lao động.
Thứ hai, tăng cường vai trò của Nhà nước trong định hướng cho các hoạt động bảo hiểm xã hội.
Nhà nước cần có những định hướng cho các hoạt động BHXH như:
- Định hướng về mức độ bao phủ BHXH, cần tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối quỹ BHXH trong dài hạn, xây dựng hệ thống BHXH, bảo hiểm y tế hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao
- Định hướng mô hình hoạt động sự nghiệp BHXH, ngoài hệ thống BHXH với thiết kế hiện hành của Nhà nước có thể nghiên cứu xây dựng mô hình BHXH phù hợp hơn với số đối tượng, lĩnh vưc đặc thù như BHXH cho lao động của khối cán bộ công chức và BHXH cho khối lực lượng vũ trang
- Định hướng đầu tư quỹ BHXH, ở những chừng mực nào đó nhà nước phải bảo hộ cho đầu tư quỹ BHXH sao cho ít rủi ro nhất và có sinh lợi nhuận, Nhà nước không đánh thuế thu nhập vào phần lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư sinh lời của quỹ Quy định cụ thể các hình thức đầu tư và phương thức đầu tư nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư từ quỹ hiệu quả hơn, cũng như tăng cường trách nhiệm của tổ
Phúc lợi xã hội (tái phân phối thu nhâpHệ thống hưu trí bắt buộc (tiết kiệm)Hệ thống hưu trí tự nguyện (tiết kiệm)
Tư nhân cung cấp chức BHXH trong hoạt động này, theo đó sửa đổi quy định chi phí quản lý BHXH được tính theo tỷ lệ 1% trên tổng số thực thu BHXh bổ sung hình thức ủy thác đầu tư thông qua các hợp đồng quản lý đầu tư.