1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức giữa các giảng viên trong các trường đại học công lập khu vực hà nội

206 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức giữa các giảng viên trong các trường đại học công lập khu vực Hà Nội
Tác giả Đỗ Văn Sang
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Văn Năm, TS. Đoàn Quang Minh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 206
Dung lượng 24,53 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHIA SẺ TRI THỨC (17)
    • 1.1. Cơ sở lý thuyết (17)
      • 1.1.1. Tri thức, quản trị tri thức và chia sẻ tri thức (17)
      • 1.1.2. Các lý thuyết nền áp dụng trong chia sẻ tri thức (33)
    • 1.2. Tổng quan nghiên cứu về chia sẻ tri thức (38)
      • 1.2.1. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức (38)
      • 1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu về chia sẻ tri thức trong bối cảnh ở Việt Nam (60)
      • 1.2.3. Khoảng trống, các nội dung kế thừa và hướng nghiên cứu (69)
    • 1.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết (73)
      • 1.3.1. Mô hình nghiên cứu (73)
      • 1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu (75)
  • CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (86)
    • 2.1. Quy trình nghiên cứu (86)
    • 2.2. Phát triển thang đo và phiếu điều tra (87)
      • 2.2.1. Thang đo nhân tố các công cụ Công nghệ thông tin và Truyền thông (88)
      • 2.2.2. Thang đo nhân tố Sự ủng hộ của lãnh đạo (89)
      • 2.2.3. Thang đo nhân tố Khen thưởng (90)
      • 2.2.4. Thang đo nhân tố Văn hóa tổ chức (91)
      • 2.2.5. Thang đo nhân tố Thực hành tuyển dụng và tuyển chọn (91)
      • 2.2.6. Thang đo nhân tố Chia sẻ tri thức (92)
    • 2.3. Nghiên cứu sơ bộ (93)
    • 2.4. Nghiên cứu chính thức (94)
      • 2.4.1. Thiết kế phiếu điều tra (94)
      • 2.4.2. Xác định mẫu điều tra (95)
      • 2.4.3. Dự kiến phân tích dữ liệu (95)
  • CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (99)
    • 3.1. Hiện trạng và thống kê mô tả mẫu (99)
    • 3.2. Kiểm định thang đo (109)
      • 3.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo các nhân tố trong mô hình (109)
      • 3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (113)
      • 3.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (120)
    • 3.3. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết (126)
      • 3.3.1. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính với mô hình nghiên cứu (126)
      • 3.3.2. Phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm (128)
  • CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ (150)
    • 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu (150)
      • 4.1.1. Các giả thuyết chưa được khẳng định (150)
      • 4.1.2. Các giả thuyết được ủng hộ (153)
      • 4.1.3. Sự khác biệt giữa các biến kiểm soát đối với chia sẻ tri thức giữa các giảng viên trong các trường đại học (156)
      • 4.1.4. Những đóng góp mới của luận án (158)
    • 4.2. Đề xuất một số khuyến nghị (160)
      • 4.2.1. Các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông (160)
      • 4.2.2. Thực hành tuyển dụng và tuyển chọn (161)
      • 4.2.3. Văn hóa tổ chức (163)
      • 4.2.4. Khen thưởng (165)
      • 4.2.5. Các khuyến nghị với các nhà quản lý giáo dục đại học (165)
    • 4.3. Một số hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo (167)
  • KẾT LUẬN (84)
  • PHỤ LỤC (186)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHIA SẺ TRI THỨC

Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Tri thức, quản trị tri thức và chia sẻ tri thức

1.1.1.1 Tri thức a) Khái niệm tri thức

Nghiên cứu của Grant (1996) chỉ ra rằng tri thức là một trong những yếu tố làm nên thành công của tổ chức và quản trị tri thức trở thành một chiến lược cạnh tranh hiệu quả và quan trọng nhất Còn theo Stiglitz (từng là nhà kinh tế đứng đầu của World Bank) tri thức đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo phúc lợi xã hội Khả năng sử dụng tri thức của một tổ chức có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào con người của tổ chức đó (Ipe, 2003) Do đó, tri thức của các cá nhân được coi là một tài sản cần được quản lý hiệu quả để đạt được kết quả hoạt động tốt hơn (Bartol và Srivastava, 2002) và cuối cùng là đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững (Cabrera, 2005; Nonaka và Takeuchi, 1995) Tuy nhiên, rất nhiều tổ chức vẫn gặp khó khăn trong việc sử dụng hiệu quả nguồn lực tri thức để phát triển tổ chức.

Câu hỏi về bản chất của tri thức là một thách thức lớn đối với các nhà khoa học. Mặc dù các nhà triết gia đã thảo luận vấn đề này trong nhiều năm, nhưng đến nay việc tìm kiếm một định nghĩa chính thức vẫn còn đang tiếp tục Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu khác nhau thì tri thức được định nghĩa một cách khác nhau Ví dụ, Nonaka và Takeuchi (1995) định nghĩa rằng “tri thức là một quá trình năng động của con người để chứng minh niềm tin cá nhân đối với sự thật” Sự tiến hóa của nhận thức luận khoa học đã hình thành một cấu trúc thứ bậc của việc tạo ra tri thức Tri thức là một tập hợp các mô hình kết nối có cấu trúc (Meyer và Sugiyama, 2007) Davenport và Prusak (1998) định nghĩa tri thức là một cách tiếp cận hoàn chỉnh tạo ra các thông lệ và thông tin mới Tri thức có thể được xem như một trạng thái, đối tượng, quá trình, điều kiện hoặc khả năng (Alavi và Leidner, 2001) Tri thức cũng được định nghĩa là (i) sự kiện, thông tin và kỹ năng được mua lại bởi một người thông qua kinh nghiệm hoặc giáo dục, sự hiểu biết lý thuyết hoặc thực hành một vấn đề, (ii) những gì được biết đến trong một lĩnh vực cụ thể hoặc toàn bộ; sự kiện và thông tin; hoặc (iii) nâng cao nhận thức hay hiểu biết đã đạt được bằng kinh nghiệm của một sự kiện hoặc tình huống (Tiwana, 2002) Tri thức có thể được định nghĩa là “thông tin kết hợp với kinh nghiệm, bối cảnh, diễn giải và phản ánh”

Drucker (1993) cho rằng tri thức được con người tạo ra và đối thủ cạnh tranh không thể hiểu cách thức một doanh nghiệp tạo ra tri thức nếu không hiểu vai trò và chức năng của yếu tố chủ quan con người trong quá trình đó Ông từng nhận định rằng

“Tài sản giá trị nhất của một công ty trong thế kỷ XX là hàng hóa và thiết bị, còn tài sản giá trị nhất của một công ty trong thế kỷ XXI sẽ là tri thức và năng suất lao động.

Do đó, các công ty sẽ cạnh tranh với nhau trong một nền kinh tế tri thức” Khối tài sản tri thức mà Drucker nhắc đến chính là tài sản vô hình (Intangible Asset).

Vì thế, để thành công, tổ chức cần phải quản trị dựa vào tri thức Nhằm giúp các nhà quản lý hiểu cách thức phát triển vốn trí tuệ và chia sẻ tri thức trong doanh nghiệp, các nhà khoa học của Nhật Bản (đứng đầu là Ikujiro Nonaka) đã đề xuất mô hình

“Quản trị dựa vào tri thức” trong những năm 1990, hay còn gọi là mô hình “Quản trị dựa trên tri thức theo phong cách Hitotsubashi” Do đó, để hiểu rõ bản chất quản trị dựa vào tri thức, cần tìm hiểu cả ở khía cạnh lý thuyết và thực tiễn tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Nhật Bản đã thành công Theo đó, Nonaka cho rằng “Tri thức được tạo ra trong vòng quay liên tục thông qua đối thoại và thực hành Đối thoại cho phép mọi người hiểu rằng có những quan điểm khác với quan điểm của mình, giúp mọi người chấp nhận và tổng hợp những quan điểm đó, còn thực hành cho phép chia sẻ tri thức ẩn thông qua chia sẻ trải nghiệm hay diễn tả tri thức này bằng một hành động hoặc bối cảnh cụ thể Để đảm bảo công ty sáng tạo tri thức thông qua tương tác đạt hiệu quả, người lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng Họ có thể là người đưa ra tầm nhìn tri thức hoặc mục tiêu định hướng, phát triển và cổ vũ chia sẻ tri thức, khuyến khích tương tác thông qua đối thoại và thực hành, hay hỗ trợ, kết nối các Ba (bối cảnh), hay đưa ra các phần thưởng cho những tri thức mới hữu ích cho tổ chức”.

De Long và Fahey (2000) cho rằng tri thức như một sản phẩm phản ánh suy nghĩ và kinh nghiệm của con người Alavi và Leidner (2001) đề cập đến tri thức như là dòng chảy của các kích thích mới bắt nguồn từ quá trình nhận thức của con người Van der Spek và Spijkervet (1997) xem xét tri thức như là một tập hợp toàn bộ những hiểu biết, kinh nghiệm và thủ tục được coi là chính xác và đúng đắn và do đó định hướng các suy nghĩ, hành vi và sự giao tiếp của con người, đồng thời tri thức đó luôn có thể áp dụng trong nhiều tình huống và trong một thời gian tương đối dài.

Davenport và Prusak (1998) cho rằng, thông tin được biến đổi thành tri thức của con người thông qua (a) cách so sánh thông tin giữa một tình huống với các tình huống khác đã biết, (b) các quyết định và hành động nào dẫn đến thông tin, (c) thông tin này liên quan đến thông tin khác như thế nào và (d) những gì người khác nghĩ về thông tin này.

Bảng 1.1 Định nghĩa dữ liệu, thông tin, tri thức và trí tuệ 1

Trí tuệ là tri thức được tích lũy, cho phép người đọc hiểu cách áp dụng các khái niệm vào các tình huống hoặc các vấn đề mới (Jessup và Valacich, 2003).

Trí tuệ là mức độ trừu tượng cao nhất, với tầm nhìn rộng (Awad và Ghaziri, 2004).

Trí tuệ là khả năng phê bình hoặc thực tiễn trong bất kỳ tình huống nào Nó dựa trên phán đoán đạo đức liên quan đến hệ thống tín ngưỡng của một cá nhân (Jashapara, 2005).

Tri thức là sự kết hợp của dữ liệu và thông tin, được bổ sung ý kiến, kỹ năng và kinh nghiệm tạo thành một tài sản có giá trị có thể dùng để hỗ trợ ra quyết định (Chaffey và Wood, 2005).

Tri thức là dữ liệu hoặc thông tin được tổ chức và xử lý để truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm, kiến thức tích lũy và chuyên môn nhằm giải quyết một vấn đề hiện tại (Turban và cộng sự, 2005).

Tri thức dựa trên thông tin được trích ra từ dữ liệu Tri thức là tài sản của những người sở hữu nó, thúc đẩy họ hành động theo cách cụ thể (Boddy và cộng sự, 2005).

Thông tin là dữ liệu làm tăng giá trị cho sự hiểu biết về một chủ đề (Chaffey và Wood, 2005).

Thông tin là dữ liệu đã được định hình có ý nghĩa và hữu ích cho con người (Laudon và Laudon, 2016).

Thông tin là tập hợp các dữ liệu giúp đưa ra quyết định dễ dàng hơn (Awad và Ghaziri, 2004).

Dữ liệu không có ý nghĩa và giá trị bởi nó không có bối cảnh và được diễn giải cụ thể (Jessup và Valacich, 2003; Bocij và cộng sự, 2003, Groff và Jones, 2003).

Tổng quan nghiên cứu về chia sẻ tri thức

1.2.1 Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức

1.2.1.1 Nhân tố các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông a) Phân loại các công cụ Công nghệ thông tin và truyền thông

Các công cụ Công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) được phân loại theo nhiều cách khác nhau trong các nghiên cứu trước đây Các nhà nghiên cứu phân loại các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông bằng các chức năng công nghệ hoặc hỗ trợ cho các hoạt động quản trị tri thức Huber (1990) xác định ICTs tiên tiến bao gồm 1) Sự hỗ trợ của các công nghệ máy tính như thư điện tử, hội nghị truyền hình,các bản tin điện tử và 2) Các công nghệ hỗ trợ ra quyết định như các hệ hỗ trợ quyết định, hệ chuyên gia, Phân loại này đã nhận được chấp nhận rộng rãi và cung cấp một khung lý thuyết để tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm (Song và cộng sự, 2001) Từ việc nhìn rộng hơn về ICTs, Kendall (1997) đề xuất một phân loại bao gồm các công nghệ sản xuất, phối hợp theo định hướng, và công nghệ tổ chức theo định hướng Cách phân loại này cung cấp một cái nhìn toàn diện cho hàng loạt các công nghệ tiên tiến.Các yếu tố điển hình của công nghệ sản xuất theo định hướng như nhận dạng giọng nói, hệ thống chuyên gia, đã cải thiện sự tương tác giữa người dùng với các mô hình ra quyết định Công nghệ phối hợp theo định hướng (ví dụ như thư điện tử, hội nghị truyền hình, hệ thống hỗ trợ nhóm, wiki) cung cấp nhiều cách để cho phép, tăng cường, hoặc mở rộng sự tương tác của nhiều người trong việc thực hiện một quyết định Các công nghệ có thể được sử dụng để làm giảm khó khăn về mặt địa lý và/hoặc thời gian trong các hoạt động kinh doanh và phân phối (Greiner và cộng sự, 2007). Công nghệ tổ chức theo định hướng bao gồm các chức năng hỗ trợ cho phép các cá nhân và tổ chức thực hiện các công việc văn phòng hiệu quả hơn Hansen và cộng sự

(1999) cho rằng, tri thức được chia sẻ chủ yếu thông qua địa chỉ liên lạc từ người sang người Mục đích chính của công nghệ thông tin (ví dụ như email, thời gian nhắn tin, và các nhóm thảo luận) là để giúp mọi người hiểu biết và giao tiếp chứ không dùng để lưu trữ tri thức.

Mặt khác, một số nhà nghiên cứu (ví dụ: Laudon và Laudon, 2004; Kim và Trimi, 2007) phân loại ICTs phù hợp với nhiệm vụ cốt lõi của quản trị tri thức như: sáng tạo ra tri thức, lưu trữ tri thức, chia sẻ tri thức và ứng dụng các tri thức.

Bảng 1.7 Các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông hỗ trợ CSTT

ICTs Mô tả Các khía cạnh, chức năng Nguồn

Hệ thống hỗ trợ hợp tác

Các công nghệ thông tin và truyền thông tích hợp được thiết kế để tạo thuận lợi cho sự tương tác giữa các cá nhân nhằm hỗ trợ sự hợp tác của tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Nhằm mục đích cải thiện các tương tác hợp tác nhóm bằng cách cung cấp các kỹ thuật, cấu trúc, hệ thống mô hình, thời gian, nội dung và thu hồi các cuộc thảo luận nhóm.

Intranet Một mạng nội bộ dựa trên các tiêu chuẩn và công nghệ Internet và WWW Đó là sự phát triển của công nghệ internet cho một cộng đồng người dùng theo quy định riêng Nó không chỉ cho phép chia sẻ thông tin mà

- Một giải pháp công nghệ tiêu chuẩn hóa hiệu quả chi phí để đối phó với sự hỗn loạn thông tin.

- Khối xây dựng trung tâm cho cơ sở hạ tầng mạnh mẽ để giúp tạo điều kiện cho các luồng kiến thức trong một tổ chức và xác định các xu hướng kết nối dựa trên các sự kiện và số liệu

ICTs Mô tả Các khía cạnh, chức năng Nguồn còn xem thông tin của tổ chức thông qua các trình duyệt Web như Internet Explorer và Netscape Navigator. mà tâm trí con người không thể xử lý.

- Một công cụ truyền thông để tạo điều kiện cho việc chuyển đổi / sáng tạo trực tiếp cả tri thức ngẫu nhiên và tri thức vốn có.

- Một công cụ giúp các tổ chức tạo ra một môi trường thông tin phong phú hơn, phản ứng nhanh hơn.

- Việc sử dụng chính các mạng nội bộ là tạo ra các kho thông tin trực tuyến có thể được cập nhật thường xuyên theo yêu cầu.

- Một bộ công cụ phong phú để tạo môi trường hợp tác, trong đó các thành viên của một tổ chức có thể trao đổi ý tưởng và chia sẻ thông tin bất kể vị trí thực tế của họ.

Internet Một hệ thống mạng diện rộng kết nối các máy chủ trên toàn thế giới mà người dùng ở bất kỳ máy tính nào có kết nối mạng cũng có thể trích xuất thông tin hoặc tri thức.

- Bề mặt thống nhất và truy cập vào các nguồn thông tin khác nhau đã làm cho công nghệ này trở nên hoàn hảo để phân phối tri thức.

Một nơi mà một câu hỏi có thể được đăng tải điện tử và có các chuyên gia am hiểu khác nhau, những

- Có một mạng lưới như vậy có thể cực kỳ hữu ích vì các vấn đề có thể xảy ra bất cứ lúc nào và có sẵn một mạng lưới các chuyên gia sẽ hỗ trợ khi có vấn

ICTs Mô tả Các khía cạnh, chức năng Nguồn người biết câu trả lời sau đó có thể trả lời với kiến thức cần thiết. đề phát sinh.

Blog Nhật ký web là một ứng dụng web, chứa các bài đăng định kỳ trên một trang web phổ biến Một trang web như vậy thường có thể truy cập được cho mọi người dùng internet Định dạng của nhật ký web khác nhau, từ danh sách siêu liên kết đơn giản, đến tóm tắt bài viết với người dùng cung cấp nhận xét và xếp hạng Các mục nhật ký web cá nhân thường được ghi ngày và đóng dấu thời gian, với bài đăng mới nhất ở đầu trang.

- Nhiều nhật ký web cho phép khách truy cập để lại nhận xét công khai.

- Blog cho phép người dùng hoặc nhóm cá nhân duy trì các bài đăng giống như nhật ký liên tục (thường là hàng ngày) có thể được đọc và nhận xét bởi tất cả khách truy cập Không giống như các mục, blog chỉ có thể được chỉnh sửa bởi tác giả.

- Những công cụ này làm rất tốt công việc của con người, công nghệ được sử dụng để chia sẻ tri thức vì chúng đại diện cho tiếng nói và tính cách của tác giả.

Wiki Một trang web có nội dung có thể được chỉnh sửa và thêm bởi khách truy cập Người dùng được phép thiết kế không chỉ nội dung mà cả cấu trúc Bất kỳ nội dung nào trong wiki đều có thể được thay đổi, cập nhật Ưu điểm lớn nhất với wiki là người dùng có thể dễ dàng cập nhật và thêm thông tin Bằng cách này, họ có thể chia sẻ các giải pháp và mẹo phát triển với những người khác.

ICTs Mô tả Các khía cạnh, chức năng Nguồn hoặc xóa bởi bất kỳ ai. Ứng dụng

Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và tổng quan các công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động tới chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học, mô hình nghiên cứu của luận án được xây dựng gồm 7 nhân tố: Các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs); Sự ủng hộ của lãnh đạo (TOP); Văn hóa tổ chức (OC); Khen thưởng (RW); Thực hành tuyển dụng và tuyển chọn (SC); Quá trình truyền đạt tri thức (KSO); Quá trình thu nhận tri thức (KSI) Mô hình cụ thể được đề xuất như Hình 1.5.

Hình 1.5 Mô hình nghiên cứu của Luận án

Nguồn: Tác giả đề xuất

1.3.2.1 Ảnh hưởng của nhân tố các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông đến quá trình truyền đạt tri thức và quá trình thu nhận tri thức

Alavi và Leidner (2001) cho rằng, thông thường, tri thức có thể được chia sẻ và chuyển giao trong một tổ chức thông qua các phương tiện khác nhau như tương tác trực diện, cố vấn, luân chuyển công việc và phát triển nhân viên Tuy nhiên, khi thị trường và các tổ chức hoạt động trên phạm vi toàn cầu, những phương tiện này có thể tỏ ra kém hiệu quả và cần bổ sung bằng các phương pháp điện tử hiệu quả hơn ICTs đóng vai trò quan trọng trong việc phá vỡ các ranh giới cơ sở hạ tầng, ngăn cản sự tương tác giữa các cá nhân trong một tổ chức (Hendriks, 1999) ICTs cho phép tìm kiếm, truy cập và truy xuất thông tin nhanh chóng và hỗ trợ trong giao tiếp và hợp tác giữa các nhân viên trong tổ chức (Huysman và Wulf, 2006) Vai trò quan trọng của ICTs là khả năng hỗ trợ giao tiếp, hợp tác, tìm kiếm tri thức và hợp tác học tập (Karlsen và Gottschalk, 2004).

Marwick (2001) cho rằng, sự hỗ trợ của ICTs được kỳ vọng sẽ thúc đẩy chia sẻ tri thức bằng cách làm giảm bớt các yếu tố rào cản ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức. Thứ nhất, loại công nghệ này làm phẳng các cấu trúc kinh doanh, do đó cho phép giao tiếp nhanh hơn qua các ranh giới dọc Nó giúp vượt qua các rào cản về thời gian hoặc không gian, thu hẹp các rào cản không gian và thời gian giữa những người lao động tri thức và cải thiện khả năng tiếp cận thông tin về tri thức (Pan và Leidner, 2003) Hơn nữa, các ICTs thúc đẩy sự giao tiếp, phối hợp, quan hệ tích cực giữa các thành viên với nhau, làm giảm bớt các khó khăn trong mối quan hệ giữa các nhóm, do đó, có thể làm tăng cường trao đổi, phổ biến tri thức một cách hiệu quả (Kim và Trimi, 2007; Mueller, 2012) ICTs có thể làm tăng khả năng chia sẻ tri thức bằng cách mở rộng phạm vi tiếp cận cá nhân ngoài các kênh truyền thông chính thức Mạng máy tính, bảng thông báo điện tử và các nhóm thảo luận xây dựng nên một diễn đàn trao đổi, thảo luận,… tạo điều kiện tiếp xúc giữa người tìm kiếm tri thức và những người tiếp cận tri thức (Karlsen và Gottschalk, 2004) Các cơ sở dữ liệu và hệ thống mạng có sẵn đã tạo điều kiện cho các nhân viên có thể trao đổi, chia sẻ thông tin mà không cần phải thông qua các cấp quản lý cũng như cấu trúc của tổ chức Hơn nữa, các ICTs này có thể thúc đẩy chia sẻ tri thức bằng cách tạo ra các mối quan hệ mới giữa các thành viên trong tổ chức (Levin và Cross, 2004).

Bên cạnh đó, mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) cho rằng việc sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động thường xuyên, tương tác và giao tiếp giữa các cá nhân hoặc thành viên trong một nhóm hoặc xã hội có ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức Bằng việc cải thiện khả năng tiếp cận tri thức và làm giảm bớt những trở ngại về không gian và thời gian giữa các nhân viên tri thức (knowledge workers), công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) có thể nâng cao mức độ chia sẻ tri thức (Hendriks, 1999).

Tác động của ICTs tới chia sẻ tri thức cũng được tìm thấy trong nghiên cứu thực nghiệm của Lin (2007) và nghiên cứu thực nghiệm của Cyril Eze và cộng sự

(2013) trong bối cảnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia Dựa trên kết quả các công trình nghiên cứu trước, các giả thuyết sau được đề xuất:

Giả thuyết 1a (H1a): Các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông có tác động tích cực đến quá trình truyền đạt tri thức.

Giả thuyết 1b (H1b): Các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông có tác động tích cực đến quá trình thu nhận tri thức.

1.3.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố sự ủng hộ của lãnh đạo đến quá trình truyền đạt tri thức và quá trình thu nhận tri thức

Sự ủng hộ (hỗ trợ) của lãnh đạo, quản lý hàng đầu ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý tri thức cũng như chia sẻ tri thức trong các tổ chức Các nhà quản lý có thể tạo điều kiện khuyến khích chia sẻ tri thức, cho phép các cá nhân thực hiện các kỹ năng chia sẻ tri thức và mở rộng phạm vi tri thức của tổ chức (Crawford, 2005; Politis,

2003) Politis (2002) cho rằng vai trò của các nhà lãnh đạo và các nhà quản lý hàng đầu đang ngày càng thay đổi từ việc nắm bắt các thông tin và tri thức đến việc khuyến khích chia sẻ tri thức giữa tất cả các nhân viên Do đó, sự ủng hộ của lãnh đạo, quản lý hàng đầu có ảnh hưởng quan trọng đến việc chia sẻ tri thức trong các tổ chức (Connelly và Kelloway, 2003) và được coi là rất quan trọng trong việc tạo ra một nền văn hóa hỗ trợ và cung cấp đủ nguồn lực (Lin, 2007) Một nghiên cứu gần đây của Han và cộng sự (2016) cũng cho thấy sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến chia sẻ tri thức giữa các cá nhân, các nhóm và các vấn đề của tổ chức. Để kiểm chứng mức độ ảnh hưởng của nhân tố sự ủng hộ của lãnh đạo đến chia sẻ tri thức của giảng viên trong các trường đại học khu vực Hà Nội, giả thuyết của nghiên cứu được đề xuất là:

Giải thuyết 2a (H2a): Sự ủng hộ của lãnh đạo có tác động tích cực đến quá trình truyền đạt tri thức

Giải thuyết 2b (H2b): Sự ủng hộ của lãnh đạo có tác động tích cực đến quá trình thu nhận tri thức

1.3.2.3 Ảnh hưởng của nhân tố khen thưởng đến quá trình truyền đạt tri thức và quá trình thu nhận tri thức

Khen thưởng của tổ chức được khẳng định là hữu ích trong việc thúc đẩy các cá nhân thực hiện hành vi mong muốn (Bartol và Locke, 2000) Để khuyến khích các hoạt động chia sẻ tri thức trong một tổ chức được hiệu quả thì việc xây dựng hệ thống khen thưởng được sử dụng phải thực tế và cởi mở Khen thưởng có nhiều hình thức, bao gồm cả tiền tệ (số gia tăng hàng năm, tiền thưởng, chia sẻ lợi nhuận,…) và các phi tiền tệ (công nhận, khen ngợi, khuyến mãi, đảm bảo an toàn trong công việc,…) Srivastava và cộng sự (2006), Hall (2001) Để đảm bảo rằng các nhân viên hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao, cũng như thúc đẩy họ chia sẻ tri thức với người khác, trước tiên họ cần nhận thức rằng có sự công bằng trong khen thưởng Bartol và Locke (2000). Choi và cộng sự (2008) cung cấp bằng chứng rằng cơ chế khen thưởng là quan trọng hơn hỗ trợ kỹ thuật trong việc tạo điều kiện chia sẻ tri thức Bartol và Srivastava

(2002) đề xuất rằng khen thưởng tài chính có thể khuyến khích chia sẻ tri thức thông qua đóng góp của các cá nhân vào cơ sở dữ liệu, các tương tác chính thức trong và giữa các nhóm và chia sẻ tri thức giữa các đơn vị làm việc Wolfe và Loraas (2008) khẳng định rằng các hình thức khen thưởng (tài chính, phi tài chính) đều có thể thúc đẩy chia sẻ tri thức Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chia sẻ tri thức có nhiều khả năng xảy ra khi các cá nhân nhận thấy rằng khen thưởng mà họ nhận được vượt quá sự nhận thức của họ về chi phí (Bock và cộng sự, 2005) Nghiên cứu của Hansen và Avital (2005) khẳng định các yếu tố chính hình thành nên quan điểm của nhân viên về việc chia sẻ tri thức là cơ chế khuyến khích hay khen thưởng chính thức, đó là lý do tại sao họ tin rằng quan điểm của nhân viên đối với chia sẻ tri thức bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chính sách khen thưởng chính thức mà tổ chức đề xuất Chaudhry (2005) kết luận rằng khen thưởng chính là các yếu tố tạo cảm hứng để chia sẻ tri thức Cá nhân làm việc trong một tổ chức luôn mong đợi để được công nhận và khen thưởng cho việc chia sẻ tri thức gồm kinh nghiệm, chuyên môn của mình với người khác. Để kiểm chứng mức độ tác động của nhân tố khen thưởng đến chia sẻ tri thức của giảng viên, giả thuyết của nghiên cứu được đề xuất là:

Giải thuyết 3a (H3a): Khen thưởng có tác động tích cực đến quá trình truyền đạt tri thức.

Giải thuyết 3b (H3b): Khen thưởng có tác động tích cực đến quá trình thu nhận tri thức

1.3.2.4 Ảnh hưởng của nhân tố văn hóa tổ chức đến quá trình truyền đạt tri thức và quá trình thu nhận tri thức

Văn hóa tổ chức (Organizational culture) là chỉ đến những giá trị, niềm tin và quy tắc ứng xử của một tổ chức và các thành viên trong tổ chức Những phong tục, nghi lễ, sự tự định hình của mỗi thành viên… những thứ khiến nó khác biệt với các tổ chức khác, gọi chung là văn hóa của tổ chức đó (Kimiz, 2005) Theo Recardo và cộng sự (1997), VHTC được đo lường dựa trên tám khía cạnh sau: (1) Giao tiếp, (2) Đào tạo và phát triển, (3) Phần thưởng và sự công nhận, (4) Ra quyết định, (5) Chấp nhận rủi ro, (6) Định hướng kế hoạch, (7) Làm việc nhóm, (8) Các chính sách quản trị Văn hóa tổ chức có thể khuyến khích hoặc cản trở việc sáng tạo và chia sẻ tri thức trong các tổ chức (Newell và cộng sự, 2009; Janz và Prasarnphanich, 2003; Alavi và Leidner,

2001) Mỗi tổ chức có một nền văn hóa độc đáo phản ánh bản sắc của tổ chức theo hai hướng: có thể nhìn thấy (bao gồm các giá trị, nhiệm vụ và triết lý của tổ chức, phát triển theo thời gian) và vô hình (liên quan đến các định mức và các giá trị của nhân viên và thường hướng đến các hành vi và hành động của họ ) Al-Alawi và cộng sự (2007).

Lý thuyết phát triển nhận thức (Cognitive Development Theory) cho rằng nhận thức xã hội được nâng lên từ các quan điểm khác nhau; các ý tưởng trong một môi trường hợp tác có thể tạo ra sự bất đồng về nhận thức mà kết quả là kích thích sự phát triển nhận thức (Piaget 1965) Lý thuyết kiến tạo xã hội (Social Constructivist Theory) đề cập đến sự cần thiết phải hợp tác giữa các nhân viên Nhân viên phát triển kỹ năng của mình thông qua giải quyết vấn đề trong sự hợp tác với những đồng nghiệp có khả năng cao hơn Chia sẻ tri thức và xây dựng tri thức có thể được kích hoạt bằng việc tham gia tích cực, tương tác với nhau và đối thoại thông qua học tập hợp tác (Jonassen và cộng sự, 1995) Lý thuyết này cho rằng việc học hỏi sẽ có hiệu quả hơn khi nhân viên sẵn sàng chia sẻ quan điểm của mình với các đồng nghiệp Bởi vậy, Gupta và Govindarajan (2000) cho rằng, văn hóa tổ chức đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của chia sẻ tri thức Quá trình chia sẻ tri thức sẽ không xảy ra trừ khi nó được hỗ trợ bởi nền văn hóa riêng của tổ chức.

Cũng theo lý thuyết phát triển nhận thức và kiến tạo xã hội, nhân viên phát triển kỹ năng của mình thông qua giải quyết vấn đề trong sự hợp tác với những đồng nghiệp có khả năng cao hơn Vygotsky (1978) chứng minh rằng quá trình tương tác và học tập hợp tác giữa các nhân viên có cùng sự hiểu biết và giải quyết vấn đề sẽ dẫn đến việc xây dựng, hoặc kiến tạo tri thức; chia sẻ tri thức trong các cộng đồng sẽ được tăng cường thông qua hành vi tương hỗ lẫn nhau giữa các cá nhân Wasko và Faraj (2005) cho rằng chia sẻ tri thức sẽ được tăng cường thông qua hành vi tương hỗ lẫn nhau giữa các cá nhân.

Ngoài ra, theo Pemberton và Stonehouse (1999), chia sẻ tri thức thành công còn liên quan đến quá trình học hỏi của nhân viên Học hỏi thường được tranh luận như một đặc điểm không thể thiếu của bất kỳ một tổ chức nào trong việc nắm lấy lợi thế các nguồn lực tri thức của mình để tạo ra hiệu quả cao cho tổ chức Định hướng học hỏi như là sự phát triển của tri thức mới và sử dụng tri thức đó tác động đến hành vi và nâng cao lợi thế cạnh tranh của một tổ chức (Slater và Narver 1995). Để kiểm chứng mức độ tác động của nhân tố văn hóa tổ chức đến chia sẻ tri thức của giảng viên, giả thuyết của nghiên cứu được đề xuất là:

Giải thuyết 4a (H4a): Văn hóa tổ chức có tác động tích cực đến quá trình truyền đạt tri thức.

Giải thuyết 4b (H4b): Văn hóa tổ chức có tác động tích cực đến quá trình thu nhận tri thức.

1.3.2.5 Ảnh hưởng của thực hành tuyển dụng và tuyển chọn

Trong các tổ chức, thực hành tuyển dụng và tuyển chọn nhân sự là hoạt động của chức năng nhân sự trong HRM, được thực hiện để có được đúng số lượng và chất lượng nhân viên (Fong và cộng sự, 2011) Nhìn chung, các công ty tuyển dụng sẽ cố gắng kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ của các ứng viên với các yêu cầu kỹ thuật của vị trí công việc (Chatman, 1991) Nhà tuyển dụng sẽ truyền đạt cho các ứng viên về mô tả công việc và đặc điểm vị trí công việc để thu hút ứng viên đủ điều kiện (Chatman, 1991) Khi mức độ phù hợp của nhân viên mới với mối quan hệ và môi trường làm việc mới cao, thì hiệu suất làm việc nhóm và cá nhân sẽ cao và được kỳ vọng là sẽ dẫn đến hiệu suất của công ty tốt hơn (Goodman và Svyantek, 1999) Sự phù hợp của nhân viên mới càng nhanh chóng kết hợp tốt với môi trường làm việc mới, thì sự trao đổi, chia sẻ tri thức giữa các thành viên cũ và mới của một tổ chức càng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi (Chatman, 1991).

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận án bao gồm các bước được khái quát hóa qua sơ

Cơ sở lý thuyết về CSTT và tổng quan các nghiên cứu đã công bố mô hình và thang đo Đề xuất

Phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia

Kiểm tra mô hình và thang đo

Nghiên cứu định lượng sơ bộ Kiểm định độ tin cậy của các thang đo, điều chỉnh thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Nghiên cứu định lượng chính thức

Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kiểm định mô hình bằng phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM), kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, kiểm định tác động của các biến kiểm soát Đánh giá độ thích hợp của mô hình;

Kiểm định giả thuyết; Kiến nghị đồ dưới đây:

Hình 2.1 Khái quát hóa quy trình nghiên cứu

Nguồn: Dựa theo quy trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang

Quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua các bước: tìm hiểu cơ sở lý thuyết về CSTT và tổng quan các nghiên cứu trước để xây dựng mô hình và thang đo;xin ý kiến chuyên gia để kiểm tra các biến độc lập và phụ thuộc, xác định mối quan hệ giữa các nhân tố; điều tra khảo sát thử để kiểm định độ tin cậy của mô hình, của các thang đo (bằng phân tích nhân tố khám phá EFA và Cronbach Alpha); nghiên cứu định lượng chính thức để kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA),kiểm định mô hình bằng phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM), kiểm định tác động của các biến kiểm soát; Đánh giá mức độ thích hợp của mô hình, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp (Hình 2.1).

Phát triển thang đo và phiếu điều tra

Trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả đã xác định được 10 nhân tố có ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức nói chung Sau khi tham khảo ý kiến 02 chuyên gia về việc lựa chọn các nhân tố phù hợp với bối cảnh nghiên cứu là các tổ chức có đặc điểm là các trường đại học công lập ở khu vực Hà Nội, 7 nhân tố được sử dụng cho nghiên cứu này Bảy nhân tố bao gồm: (1) Các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs), (2) Sự ủng hộ của lãnh đạo (TOP), (3) Văn hóa tổ chức (OC), (4) Khen thưởng (RW), (5) Thực hành tuyển dụng và tuyển chọn (OC), (6) Quá trình truyền đạt tri thức (KSO), (7) Quá trình thu nhận tri thức (KSI) Để có thể phát triển thang đo phù hợp với mô hình nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, tác giả phát triển thang đo theo các bước sau:

- Tác giả thu thập các dữ liệu từ các công trình khoa học liên quan đến chia sẻ tri thức trong nước và quốc tế Từ đó đọc và dịch, tóm tắt các nội dung chính của các công trình và đưa vào bảng tính Excel những nội dung quan trọng của từng công trình khoa học Dựa trên việc tóm tắt, tổng hợp các kết quả nghiên cứu, tác giả đặt ra một số câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu, đồng thời xác định nguồn và nội dung của các thang đo trong mô hình đề xuất Dựa trên các khái niệm, thang đo gốc về các biến trong mô hình, tác giả dịch sang tiếng Việt về mô hình, các giả thuyết và phiếu điều tra câu hỏi dự kiến.

- Trên cơ sở những thang đo gốc, tác giả dịch xuôi sau đó nhờ hai chuyên gia một người dịch lại, sau đó chuyển người thứ hai dịch ngược.

- Các biến nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây (trong phần tổng quan các biến nhân khẩu học), riêng các biến như thâm niên công tác, độ tuổi, chuyên môn được tác giả điều chỉnh dựa trên các nghiên cứu trước đây và xin ý kiến của 02 chuyên gia để điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh các tổ chức là các trường đại học ở Việt Nam.

- Cuối cùng tác giả biên soạn và hoàn thành bản thảo thang đo để phục vụ cho việc điều tra sơ bộ (nghiên cứu định lượng sơ bộ).

Các biến trong mô hình được đo bằng thang đo Likert với thang điểm đánh giá từ 1 đến 5 Có 7 thang đo với 7 biến trong mô hình được đưa vào phiếu điều tra với các biến quan sát/chỉ báo (items) Thang đo được sử dụng trong biến điều tra để đo lường các biến cụ thể như sau:

2.2.1 Thang đo nhân tố các công cụ Công nghệ thông tin và Truyền thông

ICTs là chữ viết tắt của Information and Communication Technology Tools (các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông), được định nghĩa là một “tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ được sử dụng để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lý thông tin” (Blurton, 2002) Các công nghệ này bao gồm máy tính, mạng Internet, mạng nội bộ, phần mềm nhóm, mạng xã hội, công nghệ truyền thông và điện thoại (Pan và Leidner, 2003) Khái niệm công nghệ thông tin, công nghệ thông tin và truyền thông hay công nghệ trong nghiên cứu về chia sẻ tri thức đến nay vẫn còn chưa thống nhất Cyril Eze và cộng sự (2013) coi công nghệ tri thức hay còn gọi là công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) là một yếu tố quan trọng trong các sáng kiến chia sẻ tri thức trong các tổ chức; Alavi và Leidner (2001) sử dụng khái niệm hệ thống thông tin (information systems - IS) để nhân viên chia sẻ tri thức thông qua các kho tri thức; Lin (2007) dùng khái niệm công nghệ thay cho công nghệ thông tin và truyền thông và cho rằng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông có ảnh hưởng tích cực tới quá trình thu nhận tri thức Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thuật ngữ các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) để thực hiện nghiên cứu Dựa trên khái niệm trên, Cyril Eze và cộng sự (2013) đã xây dựng thang đo gồm

7 câu hỏi liên quan đến các phát biểu về các công cụ công nghệ thông tin Trên cơ sở thang đo đã được Cyril Eze và cộng sự (2013) chuẩn hóa, tác giả kế thừa và thích nghi hóa để phù hợp với khảo sát ở các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo khu vực Hà Nội Cụ thể nội dung các biến quan sát trong thang đo về các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông được xây dựng như sau:

ICTS1Thường giới thiệu các nền tảng công nghệ mới nhằm giúp các hoạt động được thực hiện hiệu quả hơn

ICTS2Có chuyên môn trong việc sử dụng, bảo trì cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng

ICTS3Cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin được nâng cấp, cập nhật thường xuyên, tạo điều kiện cho chia sẻ và sáng tạo tri thức

ICTS4Hệ thống mạng nội bộ tạo điều kiện phối hợp các nhiệm vụ giữa trường và các bên liên quan

ICTS5Hệ thống phần mềm làm việc theo nhóm cho phép chia sẻ tri thức giữa các giảng viên ICTS6Hệ thống mạng xã hội cho phép tìm kiếm và chia sẻ ý tưởng, thông tin bên trong trong với các bên liên quan

ICTS7Hệ thống mạng nội bộ cho phép chia sẻ các ý tưởng và các tài liệu quan trọng

Bảng 2.1 Các biến quan sát trong thang đo Các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông

2.2.2 Thang đo nhân tố Sự ủng hộ của lãnh đạo

Thuật ngữ “nhà quản lý hàng đầu” tồn tại bởi vì có các cấp quản lý khác nhau được xác định trong các tổ chức như: quy mô tổ chức (Lim và Chen, 2012); cấu trúc tổ chức (Li và Harrison, 2008); thẩm quyền và nhu cầu thông tin (Stemberger và cộng sự, 2011); chức năng quản lý và các cấp quản lý (cấp trung và cấp cao (chiến lược)) (Johnson, 2005) Trong nghiên cứu này, các nhà quản lý cấp cao nhất được kết hợp với các mục tiêu tổ chức dài hạn đề cập đến lãnh đạo trường đại học như các thành viên trong Ban Giám hiệu, Bí thư Đảng Ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Chủ tịch Công đoàn trường, Bí thư Đoàn Thanh niên trường), trong khi các nhà quản lý cấp thấp hơn (như trưởng / Phó đơn vị hoặc tương đương, Trưởng / Phó Bộ môn hoặc tương đương) (hoạt động) liên quan nhiều hơn đến các mục tiêu ngắn hạn, và quản lý xung đột (Luthans,

2003) Sự ủng hộ từ các cấp quản lý (sự ủng hộ của lãnh đạo) ở trên đã được ghi nhận là rất quan trọng khi xử lý các trường hợp bên trong, bên ngoài, ngoại lệ và leo thang (Olie và cộng sự, 2012).

Dựa trên kết quả nghiên cứu về sự ủng hộ của lãnh đạo đối với quá trình truyền đạt tri thức và quá trình thu nhận tri thức của Lin (2007) và của Churchill

(2016), tác giả đã chuẩn hóa, kế thừa và thích nghi hóa để phù hợp với khảo sát ở các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo khu vực HàNội Cụ thể nội dung các biến quan sát trong thang đo về sự ủng hộ của lãnh đạo được xây dựng như sau:

TOP1 TOP2 TOP3 TOP4 TOP5

Lãnh đạo trường rất khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới, chia sẻ, và ứng dụng tri thức Lãnh đạo trường luôn tạo mọi điều kiện cần thiết nhằm hỗ trợ cho chia sẻ tri thức giữa các giảng viên Lãnh đạo trường tôn trọng và ghi nhận những đóng góp của giảng viên khi tham gia chia sẻ tri thức Lãnh đạo trường luôn cam kết ủng hộ các hoạt động chia sẻ tri thức

Lãnh đạo trường rất tích cực tham gia vào các hoạt động chia sẻ tri thức

RW1Tôi luôn nhận được sự quan tâm từ lãnh đạo cao nhất khi tôi trao đổi ý tưởng, hoạt động chuyên môn của mình với các đồng nghiệp

RW2Có những cơ hội thăng tiến cho tôi nếu tôi tích cực chia sẻ tri thức của mình với các đồng nghiệp

RW3Tôi có những cơ hội thăng tiến nếu tích cực chia sẻ tri thức của mình với các bên liên quan bên ngoài

RW4Tôi nhận được sự tôn trọng từ các đồng nghiệp vì đã chia sẻ tri thức của mình

RW5Chia sẻ tri thức của tôi với các đồng nghiệp làm tăng cường sự ổn định trong công việc

RW6Tôi có thể nhận được mức lương cao hơn khi chia sẻ tri thức của mình với đồng nghiệp RW7Tôi thể nhận được tiền thưởng cao hơn khi chia sẻ tri thức của mình với đồng nghiệp

Bảng 2.2 Các biến quan sát trong thang đo Sự ủng hộ của lãnh đạo

2.2.3 Thang đo nhân tố Khen thưởng

Khen thưởng là một tập hợp các chế độ khuyến khích công bằng, khách quan và dựa trên mục tiêu đạt được từ kết quả chia sẻ tri thức, đồng thời làm cho nhân viên không cảm thấy lo sợ họ sẽ phải đối mặt với nguy hiểm nếu chia sẻ tri thức dẫn đến những sai lầm và thất bại (Linda Argote và Epple 1990) Khen thưởng của tổ chức có thể gồm các ưu đãi như tiền tệ, tăng lương và thưởng hoặc các hình thức khen thưởng phi tiền tệ khác như thăng chức, bảo đảm công việc (Davenport và Prusak, 1998) Dựa trên khái niệm đó, Lin (2007), Cyril Eze và cộng sự (2013) đã xây dựng thang đo Khen thưởng ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức gồm 7 câu hỏi liên quan đến quá trình truyền đạt tri thức và quá trình thu nhận tri thức Trên cơ sở thích nghi thang đo nghiên cứu này ở các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo khu vực Hà Nội, tác giả đề xuất sử dụng thang đo Khen thưởng gồm 7 biến quan sát như sau:

Bảng 2.3 Các biến quan sát trong thang đo Khen thưởng

OC1Giảng viên luôn làm việc như là một thành viên của nhóm

OC2Khi làm việc theo nhóm, công việc thường được hoàn thành hiệu quả hơn

OC3Khi làm việc theo nhóm, công việc chung sẽ bị ảnh hưởng nếu một thành viên trong nhóm chưa thực hiện xong phần việc của mình

OC4Khi làm việc theo nhóm, mỗi thành viên đều có phần việc riêng của mình, tuy nhiên mọi người vẫn giúp đỡ, chia sẻ với nhau để hoàn thành công việc chung

Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ lần 1

Tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ lần thứ nhất với 15 giảng viên được lựa chọn theo cách thuận tiện Mục đích của nghiên cứu sơ bộ này để chuẩn hóa các thuật ngữ và các câu hỏi trong thang đo, việc sắp xếp thứ tự câu hỏi và thuật ngữ sử dụng dễ hiểu nhằm đảm bảo được độ tin cậy và giá trị của thang đo (Nguyễn Đình Thọ vàNguyễn Thị Mai Trang, 2011) Đảm bảo người được hỏi không hiểu sai ý hỏi của tác giả Vì thế các câu hỏi theo thang đo gốc (đã dịch) sẽ được tác giả lưu tâm chỉnh sửa sau mỗi lần điều tra (thông qua thái độ ngập ngừng hoặc khó khăn khi lựa chọn phương án trả lời của đối tượng điều tra) cho đến khi có bản tương đối hoàn chỉnh để hoàn thiện bảng hỏi cho điều tra tiếp theo Nhìn chung kết quả nghiên cứu sơ bộ trên

15 giảng viên đều chấp nhận phiếu khảo sát Chỉ phải điều chỉnh lại ngữ nghĩa, một số câu lặp lại nội dung nhưng có mục đích của người hỏi phải chỉnh sửa để rõ mục đích hơn Một số câu hỏi phải thay đổi lại trật tự cấu trúc để dễ trả lời hơn Trong số các biến độc lập thì các biến quan sát của thang đo các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) và thang đo Văn hóa tổ chức (OC) được điều chỉnh nhiều nhất về câu từ để có thể trả lời được sát với ý của người hỏi nhất.

Nghiên cứu sơ bộ lần 2

Nghiên cứu sơ bộ lần 2 được thực hiện nhằm mục đích điều tra thử để phát hiện các điểm yếu trong thiết kế và cấu trúc câu hỏi, đồng thời hạn chế tối thiểu những vấn đề trong quá trình trả lời câu hỏi và nhập dữ liệu Với ý nghĩa như vậy, trước khi tiến hành khảo sát chính thức, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát thử 100 phiếu đại diện các nhóm đối tượng khảo sát Mục đích của cuộc điều tra này nhằm kiểm tra câu hỏi, thuật ngữ nào chưa rõ nghĩa và khó lựa chọn phương án trả lời, đồng thời xem xét sự phù hợp của thang đo và loại các thang đo không phù hợp Kết quả từ điều tra thử là cơ sở để tác giả điều chỉnh thang đo phù hợp trước khi tiến hành khảo sát chính thức Hình thức thu thập thông tin được đa dạng hóa để thuận tiện cho tác giả trong quá trình tiến hành điều tra bao gồm điều tra trực tiếp và gián tiếp qua docs.Google.com vàMicrosoft form Kết quả nghiên cứu sơ bộ lần 2 cho thấy phiếu điều tra cơ bản được chấp nhận, chỉ điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến thuật ngữ chuyên môn và thiết kế.

Nghiên cứu chính thức

Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ nêu trên, tác giả tiếp tục kết hợp phương pháp xin ý kiến chuyên gia và nghiên cứu định lượng trong việc thu thập thông tin và làm rõ các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu.

2.4.1 Thiết kế phiếu điều tra

Phiếu điều tra trong nghiên cứu này được thiết kế lần đầu dựa trên kết quả nghiên cứu tài liệu thứ cấp Cụ thể là trên cơ sở tổng quan các lý thuyết, khái niệm, thang đo đối với các biến trong mô hình nghiên cứu và tiến hành so sánh, phân tích lựa chọn thang đo phù hợp nhất với mục tiêu nghiên cứu Tiếp đó tác giả đã xin ý kiến góp ý của chuyên gia về bản dịch xuôi của các các thang đo để tiến hành chỉnh sửa và đưa ra phiếu điều tra lần 1 Sau khi chỉnh sửa phiếu điều tra, tác giả đã tiến hành khảo sát thử với mục đích đánh giá lại xem những câu hỏi nào khó trả lời hoặc thuật ngữ nào khó hiểu, sau đó tác giả chỉnh sửa lần 2 của phiếu điều tra; Cuối cùng, tác giả đã xin tiếp ý kiến của các chuyên gia về phiếu điều tra chỉnh sửa lần 2 và đưa đến phiếu điều tra chính thức Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần chính (Phụ lục 1).

2.4.2 Xác định mẫu điều tra

Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bằng phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi Do vấn đề nghiên cứu thuộc phạm vi lĩnh vực tác giả đang công tác nên điều kiện về nguồn lực và tính khả thi trong thu thập dữ liệu có nhiều thuận lợi Hoạt động điều tra được phối hợp với các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Về kích cỡ mẫu, theo Hair và cộng sự (1998), đối với phân tích yếu tố khám phá EFA thì cỡ mẫu tối thiểu phải bằng 5 lần các mệnh đề trong thang đo Trong mô hình nghiên cứu của luận án, có tất cả 47 biến số dùng trong phân tích nhân tố, do vậy cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được là: 47 x 5 = 235 quan sát Đối với hồi quy đa biến thì cỡ mẫu tối thiểu được tính bằng công thức: 50 + 8*m (m là số biến độc lập) Trong nghiên cứu này có 5 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu là 50 + (8 x 5) = 90 quan sát.

Như vậy, về mặt lý thuyết, cỡ mẫu tối thiểu cần khảo sát để đảm bảo cho các phân tích nhân tố là khoảng 235 quan sát Tuy nhiên, để đảm bảo quy mô điều tra trên diện rộng ở các trường đại học khu vực Hà Nội nhằm thu thập thông tin đa dạng từ các giảng viên ở các trường đại học khác nhau, đồng thời cỡ mẫu có khả năng suy rộng cho tổng thể quy mô giảng viên các trường đại học khu vực Hà Nội Cỡ mẫu tác giả thu thập cho nghiên cứu là 500 giảng viên, tương ứng với 500 phiếu thu về.

Về phương pháp chọn mẫu, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện - tức là chọn mẫu dựa trên khả năng mà nhóm nghiên cứu có thể tiếp cận được tới các đối tượng điều tra khảo sát là giảng viên trong các trường đại học công lập trực thuộc

Bộ Giáo dục và Đào tạo khu vực Hà Nội.

2.4.3 Dự kiến phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu là việc ứng dụng các luận chứng để hiểu, làm rõ và giải thích các dữ liệu thông tin đã được thu thập qua phiếu điều tra Các dữ liệu thông tin được thu thập từ phiếu điều tra được làm sạch, nhập liệu và xuất dữ liệu xử lý qua chương trình SPSS 22 và Amos 22 Quy trình phân tích gồm các bước sau:

Phân tích mô tả đề cập đến việc chuyển hóa từ dữ liệu thô thành một dạng thức dễ hiểu và dễ giải thích (Zikmund và cộng sự, 2010) Phương pháp này được sử dụng để tính toán sự phân bổ trung bình, tần xuất và tỉ lệ phần trăm của thông tin nhân khẩu học do người trả lời cung cấp.

- Kiểm tra độ tin cậy của thang đo Độ tin cậy được xác định thông qua việc giải thích hệ số Cronbach Alpha, một hệ số tin cậy chỉ ra mức tương quan tích cực giữa những câu hỏi trong bộ phiếu điều tra Độ tin cậy của mỗi thang đo được đánh giá bởi hệ số Cronbach Alpha bằng cách sử dụng phần mềm SPSS như mô tả trong dưới đây:

Bảng 2.7 Giải thích Giá trị Hệ số Alpha của Cronbach

Khoảng giá trị Hệ số Alpha Mức Tương quan

Nguồn: Zikmund, W G., Babin, B J., Carr, J C., và Griffin, M (2010)

- Phân tích yếu tố khám phá (EFA), phân tích yếu tố khẳng định (CFA)

Các tác giả Mayers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J (2006) đề cập rằng: Trong phân tích yếu tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất Đây cũng là phương pháp được tác giả sử dụng trong quá trình phân tích EFA. Điều kiện để phân tích yếu tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:

Hệ số tải yếu tố (Factor loading) > 0.5

0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích yếu tố Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích yếu tố là thích hợp.

Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích yếu tố giải thích được bao nhiêu %. Đối với phương pháp phân tích yếu tố khẳng định CFA: CFA là bước tiếp theo của EFA nhằm kiểm định xem có một mô hình lý thuyết có trước làm nền tảng cho một tập hợp các quan sát không Khi xây dựng CFA, các biến quan sát cũng là các biến chỉ báo trong mô hình đo lường, bởi vì chúng cùng tải lên khái niệm lý thuyết cơ sở Phương pháp này chấp nhận các giả thuyết nghiên cứu, được xác định căn cứ theo quan hệ giữa mỗi biến và một hay nhiều hơn một yếu tố.

- Phân tích mô hình cấu trúc (SEM)

Mô hình SEM đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu như tâm lý học, xã hội học, nghiên cứu sự phát triển của trẻ em, và trong lĩnh vực quản lý Mô hình này được coi là một trong những kỹ thuật phức hợp và linh hoạt nhất sử dụng để phân tích mối quan hệ phức tạp trong mô hình nhân quả SEM có thể cho một mô hình phức hợp phù hợp với dữ liệu như các bộ dữ liệu khảo sát trong dài hạn (longitudinal), phân tích yếu tố khẳng định (CFA), các mô hình không chuẩn hoá, cơ sở dữ liệu có cấu trúc sai số tự tương quan, dữ liệu với các biến số không chuẩn (Non-Normality), hay dữ liệu bị thiếu (missing data) Đặc biệt, SEM sử dụng để ước lượng các mô hình đo lường (Mesurement Model) và mô hình cấu trúc (Structure Model) của bài toán lý thuyết đa biến.

Mô hình đo lường chỉ rõ quan hệ giữa các biến tiềm ẩn (latent Variables) và các biến quan sát (observed variables) Nó cung cấp thông tin về thuộc tính đo lường của biến quan sát (độ tin cậy, độ giá trị) Các mối quan hệ này giữa các biến có thể mô tả những dự báo mang tính lý thuyết mà các nhà nghiên cứu quan tâm Ngoài ra, với kỹ thuật phân tích yếu tố khẳng định (CFA) mô hình SEM cho phép linh động tìm kiếm mô hình phù hợp nhất trong các mô hình đề nghị.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Hiện trạng và thống kê mô tả mẫu

Xét trên cơ cấu các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo khu vực

Hà Nội, tổng số có 15 trường (Theo quyết định Số: 960/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 08 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo) bao gồm: 1) Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 2) Trường Đại học Giao thông Vận tải, 3) Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 4) Trường Đại học Hà Nội, 5) Trường Đại học Mỏ - Địa chất, 6) Trường Đại học Mở Hà Nội, 7) Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp, 8) Trường Đại học Ngoại thương, 9) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 10) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 11) Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, 12) Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội, 13) Trường Đại học Thương mại, 14) Trường Đại học Xây dựng, 15) Học Viện Quản lý Giáo dục Tuy nhiên, thực tế, tác giả điều tra được 13/15 trường (Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương và Trường Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp là không gửi phiếu điều tra khảo sát) Chia sẻ tri thức thông qua ý kiến đánh giá của 447 cán bộ quản lý và giảng viên của 13 trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo khu vực Hà Nội, luận án đã tổng hợp và phân tích hiện trạng chia sẻ tri thức thông qua hai quá trình trung tâm của chia sẻ tri thức là quá trình truyền đạt tri thức (KSO) và quá trình thu nhận tri thức (KSI) như Bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1 Ý kiến đánh giá về quá trình truyền đạt tri thức và quá trình thu nhận tri thức

Tổng số mẫu trả lời

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Quá trình truyền đạt tri thức

KSO1 - Tôi luôn chia sẻ kinh nghiệm cá nhân với các đồng nghiệp

KSO2 - Tôi luôn chia sẻ tri thức có được từ bên ngoài tổ chức tới các đồng nghiệp

Tổng số mẫu trả lời

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

KSO3 - Tôi luôn chia sẻ tri thức chuyên môn với các đồng nghiệp 447 1 5 4.11 651

KSO4 - Tôi luôn chia sẻ tri thức từ khóa đào tạo mà tôi đã tham gia với các đồng nghiệp

KSO5 - Tôi luôn chia sẻ ý tưởng và suy nghĩ với các đồng nghiệp để quy trình làm việc hiệu quả và tốt hơn

Quá trình thu nhận tri thức (KSI) 447 1.75 5.00 3.8501 64048

KSI1 - Các đồng nghiệp trong bộ phận của tôi luôn trao đổi những gì họ biết khi tôi yêu cầu

KSI2 - Các đồng nghiệp trong bộ phận của tôi cho tôi biết các kỹ năng của họ khi tôi yêu cầu

KSI3 - Các đồng nghiệp bên ngoài bộ phận của tôi nói với tôi những gì họ biết khi tôi yêu cầu

KSI4 - Các đồng nghiệp bên ngoài bộ phận của tôi cho tôi biết các kỹ năng của họ khi tôi yêu cầu

Nguồn: Phân tích của tác giả

Theo đó, các ý kiến đánh giá tổng thể 13 trường đại học theo từng biến quan sát và nhân tố CSTT cho thấy giá trị trung bình đều lớn hơn 3,0 (trong đó lớn nhất là 4,11 và nhỏ nhất là 3,80) nghĩa là các cán bộ quản lý, giảng viên đều cho rằng quá trình truyền đạt tri thức và quá trình thu nhận tri thức giữa các giảng viên trong các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo khu vực Hà Nội ở Việt Nam đều cơ bản là tốt Trong đó, giá trị trung bình của nhân tố quá trình truyền đạt tri thức là4,0438 và quá trình thu nhận tri thức là 3,85 Kết quả này cho thấy rõ đặc điểm CSTT của giảng viên trong trường đại học là thiên về quá trình truyền đạt tri thức, đây là đặc điểm rất tốt và rất nổi bật do đặc thù công việc giảng dạy của giảng viên, cán bộ quản lý Bên cạnh đó với kết quả đánh giá trung bình của quá trình thu nhận tri thức là 3,85 cũng cho thấy ngoài công tác giảng dạy, giảng viên các trường đại học cũng rất quan tâm đến việc tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; giảng viên tích cực tham gia các hội thảo, hội nghị, tọa đàm, các cơ sở dữ liệu chung của trường để họ hỏi, tiếp thu, cập nhật những tri thức mới, công nghệ mới, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu mới.

Bảng 3.2 Tần suất sử dụng các ứng dụng CNTT và truyền thông để CSTT

Các ứng dụng CNTT và truyền thông

Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên

Cổng thông tin (các trang web) 0.2 7.4 23.9 30.6 37.8

Hệ thống đàm thoại trực tuyến

Hệ thống quản lý tài liệu điện tử 4 19.9 27.1 28.6 20.4

Phần mềm Chat (vd: Skype, Viber,

Phần mềm làm việc theo nhóm

Mạng xã hội (vd: Facebook,

Twister) 1.3 6.3 17 32 43.4 Đăng tải (lưu trữ) tập tin lên các ứng dụng miễn phí trên Internet

Nguồn: Phân tích của tác giả

Bảng 3.3 Tần suất sử dụng các ứng dụng CNTT và truyền thông cho các hoạt động

Tìm kiếm thông tin nội bộ trong trường 1.1 13.4 32.7 34.9 17.9 Thu thập thông tin phục vụ nhu cầu cá nhân 0.7 10.5 22.1 34.7 32 Đưa thông tin lên diễn đàn, mạng xã hội, blog cá nhân 4.5 31.1 28.2 23.3 13

Lưu trữ thông tin tại cơ sở dữ liệu chung của trường 10.3 27.3 27.7 19.2 15.4

Tìm kiếm thông tin từ các websites khác 0.7 7.8 23 34.2 34.2

Trao đổi thông tin với người khác 1.3 6.3 23.3 35.3 33.8

Nguồn: Phân tích của tác giả

Khi đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng các ứng dụng CNTT của giảng viên liên quan đến hoạt động chia sẻ tri thức cho thấy giảng viên rất thường xuyên và liên tục (tổng của hai mức độ này lớn hơn 60%, giá trị trung bình đều ở mức lớn hơn

4) sử dụng các ứng dụng như Email, mạng nội bộ, cổng thông tin (các trang web), các phần mềm chat (Zalo, viber), phần mềm làm việc theo nhóm, mạng xã hội (vd: Facebook, Twister).

Bảng 3.3 cho thấy giảng viên rất thường xuyên và liên tục sử dụng các ứng dụng CNTT và truyền thông chủ yếu cho các hoạt động: thu thập thông tin phục vụ nhu cầu cá nhân, tìm kiếm thông tin từ các websites khác và trao đổi thông tin với người khác (tổng mức độ thường xuyên và liên tục đều lớn hơn 60%) Tuy nhiên, giảng viên cũng ít lưu trữ thông tin tại cơ sở dữ liệu chung của trường hoặc đưa thông tin lên diễn đàn, mạng xã hội, blog cá nhân (tổng hai mức rất thường xuyên và liên tục đều nhỏ hơn 40%).

Bảng 3.4 Thông tin độ tuổi đối tượng điều tra

Thông tin mẫu Tần suất Tỷ lệ (%) Độ tuổi: 447 100

Nguồn: Tác giả điều tra và phân tích

Bảng 4.4 trình bày thông tin về độ tuổi của đối tượng tham gia điều tra Theo đó, độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 3,6%, từ 30 đến dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 38,5%, từ 40 đến dưới 50 tuổi chiếm tỷ lệ 51,2%, và trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 6,7%.

Hình 3.1 Mẫu quan sát được phân bổ theo độ tuổi

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Bảng 3.5 Thông tin giới tính, thâm niên, học hàm, học vị của đối tượng điều tra

Thông tin mẫu Tần suất Tỷ lệ (%)

Từ 5 năm đến dưới 10 năm 51 11.4

Từ 10 năm đến dưới 15 năm 122 27.3

Từ 15 năm đến dưới 20 năm 117 26.2

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả Bảng 3.5 trình bày thông tin nhân khẩu học của người trả lời phiếu khảo sát.

Thống kê 447 phiếu khảo sát cho thấy: Giới tính nam chiếm tỷ lệ 59,5% trong khi đó nữ chiếm tỷ lệ 40,5% Thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 5,6% Từ 5 năm đến dưới 10 năm chiếm tỷ lệ 11,4% Từ 10 năm đến dưới 15 năm chiếm tỷ lệ 27,3% Từ 15 năm đến dưới 20 năm chiếm tỷ lệ 26,2%, Từ 20 năm trở lên chiếm tỷ lệ 29,5% Học vị

Cử nhân/ kỹ sư chiếm tỷ lệ 32,9%, Thạc sỹ chiếm tỷ lệ 32,9%, Tiến sỹ/ TSKH chiếm tỷ lệ 32,9% Học hàm chưa có PGS hoặc GS chiếm tỷ lệ 85,2%, đã có GS hoặc PGS chiếm tỷ lệ 14,8%.

Hình 3.2 Mẫu quan sát được phân bổ theo giới tính, thâm niên

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Hình 3.3 Mẫu quan sát được phân bổ theo học hàm, học vị

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Bảng 3.6 Thông tin tên trường của đối tượng điều tra

Thông tin mẫu Tần suất Tỷ lệ (%)

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 77 17.2

Trường Đại học Giao thông Vận tải 15 3.4

Trường Đại học Kinh tế quốc dân 110 24.6

Trường Đại học Hà nội 22 4.9

Trường Đại học Mỏ - Địa chất 16 3.6

Trường Đại học Mở Hà Nội 18 4.0

Trường Đại học Ngoại thương 20 4.5

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 19 4.3

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 8 1.8

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội 30 6.7

Trường Đại học Thương mại 36 8.1

Trường Đại học Xây dựng 39 8.7

Học Viện Quản lý GD 37 8.3

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Trong tổng số mẫu nghiên cứu thu được là 447 phiếu điều tra, số phiếu và tỷ lệ phân chia theo các trường đại học cụ thể: 1) Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thu được 77 phiếu, chiếm tỷ lệ 17,2%, 2) Trường Đại học Giao thông Vận tải thu được 15 phiếu, chiếm tỷ lệ 3,4%, 3) Trường Đại học Kinh tế quốc dân thu được 110 phiếu,chiếm tỷ lệ 24,6%, 4) Trường Đại học Hà nội thu được 22 phiếu, chiếm tỷ lệ 4,9%, 5)Trường Đại học Mỏ - Địa chất thu được 16 phiếu, chiếm tỷ lệ 3,6%, 6) Trường Đại học Mở Hà Nội thu được 18 phiếu, chiếm tỷ lệ 4,0%, 7) Trường Đại học Ngoại thương thu được 20 phiếu, chiếm tỷ lệ 4,5%, 8) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thu được 19 phiếu, chiếm tỷ lệ 4,3%, 9) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 thu được 8 phiếu, chiếm tỷ lệ 1,8%, 10) Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội thu được 30 phiếu, chiếm tỷ lệ 6,7%, 11) Trường Đại học Thương mại thu được 36 phiếu, chiếm tỷ lệ 8,1%, 12) Trường Đại học Xây dựng thu được 39 phiếu, chiếm tỷ lệ 8,7%, 13) Học Viện Quản lý GD thu được 37 phiếu, chiếm tỷ lệ 8,3%.

Hình 3.4 Mẫu quan sát được phân bổ theo trường đại học

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Bảng 3.7 Thông tin chức danh, chuyên môn của đối tượng điều tra

Thông tin mẫu Tần suất Tỷ lệ (%)

Khoa học Kỹ thuật - Công nghệ 146 32.7

Khoa học Xã hội và Nhân văn 46 10.3

Khoa học Thể dục thể thao 36 8.1

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Bảng 3.7 trình bày thông tin nhân khẩu học liên quan đến chức danh và chuyên môn giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên Theo đó về chức danh: Giảng viên cao cấp chiếm tỷ lệ 15,2%, Giảng viên chính chiếm tỷ lệ 25,5%, Giảng viên chiếm tỷ lệ 50,8%, khác (có thể là chuyên viên, giảng viên kiêm giảng,…) chiếm tỷ lệ 8,5% Về chuyên môn, sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý giáo dục, tác giả phân chia chuyên môn thành 4 lĩnh vực, trong tổng số phiếu khảo sát thu về là 447 phiếu, số lượng chuyên môn về Khoa học kỹ thuật - Công nghệ chiếm tỷ lệ 32,7%, Khoa học Kinh tế chiếm tỷ lệ 49%, Khoa học Xã hội và Nhân văn chiếm tỷ lệ 10,3%, Khoa học Thể dục thể thao chiếm tỷ lệ 8,1%.

Hình 3.5 Mẫu quan sát được phân bổ theo chức danh và chuyên môn

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Kiểm định thang đo

3.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo các nhân tố trong mô hình

Trước khi tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức giữa các giảng viên trong các trường đại học, tác giả đánh giá độ tin cậy các thang đo đã được xây dựng trong nghiên cứu thông qua hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhóm biến quan sát thuộc các nhân tố Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là có thể sử dụng được; từ 0,6 trở lên cũng có thể cân nhắc sử dụng trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu mới Ngoài ra, khi đánh giá các thang đo thì hệ số tương quan biến-tổng (corrected item-total correlation) phải từ 0,3 trở lên mới đảm bảo yêu cầu (Hair và cộng sự, 1998) Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.8 Kiểm định thang đo các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến tổng

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Hệ số Cronbach’s Alpha tính được cho 7 biến của thang đo các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông là 0,888 lớn hơn 0,7 (Bảng 3.8) Như vậy, có thể nói rằng thang đo là phù hợp để đo lường Hệ số tương quan biến - tổng tính cho từng biến quan sát đều lớn hơn 0,4 nên các biến quan sát có thể được giữ lại để đo lường thang đo các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông Giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến tổng của từng biến quan sát đều nhỏ hơn hoặc bằng Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,888 Vì vậy, thang đo các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông sẽ bao gồm 7 biến trên.

Bảng 3.9 Kiểm định thang đo Sự ủng hộ của lãnh đạo (TOP)

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến tổng

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả Với thang đo sự ủng hộ của lãnh đạo, khi chạy SPSS, hệ số Cronbach’s Alpha là

0,920 lớn hơn 0,7 (Bảng 3.9) Như vậy, có thể nói rằng thang đo là phù hợp để đo lường Hệ số tương quan biến - tổng tính cho từng biến quan sát đều lớn hơn 0,4 nên các biến quan sát có thể được giữ lại để đo lường nhân tố sự ủng hộ của lãnh đạo Giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến tổng của từng biến quan sát đều nhỏ hơn hoặc bằng Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,920 Vì vậy, thang đo nhân tố sự ủng hộ của lãnh đạo sẽ bao gồm 5 biến trên.

Bảng 3.10 Kiểm định thang đo Khen thưởng (RW)

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến tổng

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Với thang đo khen thưởng, khi chạy SPSS, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,884 lớn hơn 0,7 (Bảng 3.10) Như vậy, có thể nói rằng thang đo là phù hợp để đo lường Hệ số tương quan biến - tổng tính cho từng biến quan sát đều lớn hơn 0,4 nên các biến quan sát có thể được giữ lại để đo lường nhân tố khen thưởng Giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến tổng của từng biến quan sát đều nhỏ hơn hoặc bằng Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,884 Vì vậy, thang đo nhân tố khen thưởng sẽ bao gồm 4 biến trên.

Bảng 3.11 Kiểm định thang đo Văn hóa tổ chức (OC)

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến tổng

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Hệ số Cronbach’s Alpha tính được cho 8 biến của thang đo văn hóa tổ chức là 0,872 lớn hơn 0,7 (Bảng 3.11) Như vậy, có thể nói rằng thang đo là phù hợp để đo lường Hệ số tương quan biến - tổng tính cho từng biến quan sát đều lớn hơn 0,4 nên các biến quan sát có thể được giữ lại để đo lường thang đo văn hóa tổ chức Giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến tổng của từng biến quan sát đều nhỏ hơn hoặc bằng Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,872 Vì vậy, thang đo văn hóa tổ chức sẽ bao gồm

Bảng 3.12 Kiểm định thang đo Thực hành tuyển dụng và tuyển chọn (SC)

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến tổng

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Hệ số Cronbach’s Alpha tính được cho 4 biến của thang đo thực hành tuyển dụng và tuyển chọn là 0,880 lớn hơn 0,7 (Bảng 3.12) Như vậy, có thể nói rằng thang đo là phù hợp để đo lường Hệ số tương quan biến - tổng tính cho từng biến quan sát đều lớn hơn 0,4 nên các biến quan sát có thể được giữ lại để đo lường thang đo thực hành tuyển dụng và tuyển chọn Giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến tổng của từng biến quan sát đều nhỏ hơn hoặc bằng Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,880 Vì vậy, thang đo thực hành tuyển dụng và tuyển chọn sẽ bao gồm 4 biến trên.

Bảng 3.13 Kiểm định thang đo Quá trình truyền đạt tri thức (KSO)

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến tổng

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Hệ số Cronbach’s Alpha tính được cho 5 biến của thang đo quá trình truyền đạt tri thức là 0,888 lớn hơn 0,7 (Bảng 3.13) Như vậy, có thể nói rằng thang đo là phù hợp để đo lường Hệ số tương quan biến - tổng tính cho từng biến quan sát đều lớn hơn 0,4 nên các biến quan sát có thể được giữ lại để đo lường thang đo quá trình truyền đạt tri thức Giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến tổng của từng biến quan sát đều nhỏ hơn hoặc bằng Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,888 Vì vậy, thang đo quá trình truyền đạt tri thức sẽ bao gồm 5 biến trên.

Bảng 3.14 Kiểm định thang đo Quá trình thu nhận tri thức

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến tổng

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Hệ số Cronbach’s Alpha tính được cho 4 biến của thang đo quá trình thu nhận tri thức là 0,879 lớn hơn 0,7 (Bảng 3.14) Như vậy, có thể nói rằng thang đo là phù hợp để đo lường Hệ số tương quan biến - tổng tính cho từng biến quan sát đều lớn hơn 0,4 nên các biến quan sát có thể được giữ lại để đo lường thang đo quá trình thu nhận tri thức Giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến tổng của từng biến quan sát đều nhỏ hơn hoặc bằng Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,879 Vì vậy, thang đo quá trình thu nhận tri thức sẽ bao gồm 4 biến trên.

3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố EFA nhằm nhóm gọn các biến quan sát ban đầu thành những nhân tố mới có ý nghĩa, đồng thời phát hiện cấu trúc tiềm ẩn giữa các khái niệm nghiên cứu Trước tiên, tác giả thực hiện hai kiểm định là kiểm định KMO và Barlett’s KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số thể hiện mức độ phù hợp của phân tích nhân tố khám phá (EFA), hệ số KMO nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) được cho là phù hợp Kết quả phân tích EFA lần 1 cho các biến độc lập cho thấy 8 yếu tố được trích tại Eigen value = 1.038, KMO-Meyer là 0,954 và tổng phương sai trích của 8 nhóm yếu tố giải thích 66,582% sự biến thiên của dữ liệu Tuy nhiên, các biến quan sát RW1, RW4, RW5, OC1, OC8, OC9, OC10,KSO6, KSI5, SC3 đều có hệ số tải yếu tố nhỏ hơn 0,5 và phân tán ở hai nhóm yếu tố khác nhau Do đó, thủ tục EFA được lặp lại sau khi bỏ dần các biến quan sát trên Kết quả phân tích EFA lần cuối cùng như sau:

Bảng 3.15 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test của các biến

Yếu tố cần đánh giá Kết quả So sánh

Giá trị Sig trong Kiểm định Bartlett 0.000 0.000 < 0.05

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Từ bảng kết quả kiểm định KMO và Barlett’s (Bảng 3.15), hệ số KMO tính được từ mẫu điều tra là 0,946 lớn hơn 0,5 Như vậy, quy mô mẫu điều tra đủ điều kiện thích hợp để tiến hành phân tích nhân tố.

Kiểm định Barlett (Barlett’s Dost) xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê với Sig < 0,05 thì các quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và đó là điều kiện cần để phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kiểm định Barlett với giả thiết H0: mức độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể có ý nghĩa thống kê vì Giá trị P -value (Sig.) xác định được từ mẫu điều tra là 0,000 nhỏ hơn so với mức ý nghĩa 0,05 (hay 5%) Vì vậy, có thể bác bỏ giả thiết H0 hay có thể kết luận các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Để xác định những nhân tố chính, tác giả sử dụng phương pháp rút trích nhân tố dựa vào giá trị Eigenvalue Những nhân tố nào có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 mới có thể được giữ lại trong mô hình phân tích (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Như vậy, sau khi chạy EFA lần cuối, kết quả cho thấy hệ số KMO đạt 0,946, giá trị Eigenvalue = 1.023 và tổng phương sai trích của 7 nhóm nhân tố giải thích 67.853% sự biến thiên của dữ liệu.

Bảng 3.16 Tổng phương sai giải thích các nhân tố

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Rotation Sums of Squared Loadings

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bởi SPSS 22

Mối quan hệ giữa các nhân tố chính được rút trích với từng biến một được thể hiện thông qua hệ số tải nhân tố (factor loading) nằm trong bảng ma trận các nhân tố (Component Matrix) Từ bảng ma trận các nhân tố, ta thấy có những biến có tương quan với nhiều nhân tố (có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 ở nhiều nhân tố) Tất yếu dẫn đến việc giải thích các kết quả khó khăn, để giải quyết vấn đề này, tác giả sử dụng phương pháp xoay các nhân tố Promax phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn và dễ quan sát hơn Kết quả khi xoay các nhân tố được thể hiện tại các ô là những giá trị hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0,5 Vì hệ số tải nhân tố thể hiện mức độ tương quan giữa các nhân tố chính được rút trích với từng biến quan sát nên hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát đối với từng nhân tố được rút trích cần lớn hơn hoặc bằng 0,5 nhằm đảm bảo mức độ tương quan giữa các biến quan sát với nhân tố chính được rút trích, những biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 sẽ lần lượt bị loại bỏ khỏi phân tích để đảm bảo ý nghĩa giải thích của các nhân tố (Hair và cộng sự, 1998).

Từ đó, việc lựa chọn những biến quan sát cho từng nhân tố căn cứ vào giá trị factor loading thỏa mãn điều kiện trên và lớn nhất của các biến trên từng nhân tố Kết quả phân tích EFA xác định biến quan sát cho từng nhân tố được thể hiện trong Bảng 3.17.

Bảng 3.17 Ma trận nhân tố xoay cho tất cả các biến quan sát

ICTs TOP RW OC SC KSO KSI

ICTs TOP RW OC SC KSO KSI

Phương pháp xoay: Principal Axis Factoring.

Phép xoay: Promax with Kaiser Normalization

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) từ 47 biến quan sát ban đầu và 37 biến quan sát chính thức sẽ được rút trích thành 7 nhân tố chính lần lượt như sau: Các công cụ công nghệ thông tin và Truyền thông (ICTs), Sự ủng hộ của lãnh đạo (TOP), Khen thưởng (RW), Văn hóa tổ chức (OC), Thực hành tuyển dụng và tuyển chọn (SC), Quá trình truyền đạt tri thức (KSO), Quá trình thu nhận tri thức (KSI) Các quan sát thể hiện cho các nhân tố như trong Bảng 3.18.

Bảng 3.18 Thang đo hoàn chỉnh để đo lường chia sẻ tri thức

Ký hiệu Quan sát Tên nhân tố

Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết

3.3.1 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính với mô hình nghiên cứu Để phân tích các mối liên hệ tác động trong mô hình nghiên cứu và khẳng định về các giả thuyết nghiên cứu đặt ra, tác giả đã sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và xử lý dữ liệu bằng phần mềm AMOS 22 với bộ dữ liệu khảo sát gồm 447 quan sát Các tham số đánh giá sự phù hợp của mô hình được trình bày ở Hình 3.7 cho thấy các chỉ số đo lường (Model fit) cơ bản đạt ngưỡng chấp nhận (CMIN/DF = 2.479; Các chỉ số GFI = 0,846 (lớn hơn 0.8); TLI = 0,907; CFI = 0,915 đều lớn hơn 0,9 và RMSE = 0,058 < 0,08 Như vậy, mô hình kiểm định có ý nghĩa thống kê, có thể dùng để phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố.

Hình 3.7 Phân tích mô hình cấu trúc (SEM) – Dạng chuẩn hóa

Nguồn: Phân tích dữ liệu của tác giả

Bảng 3.21 Bảng trọng số chưa chuẩn hóa cho mô hình nghiên cứu

KSO < - OC 363 067 5.409 *** Có ý nghĩa thống kê

KSI < - OC 282 067 4.203 *** Có ý nghĩa thống kê

KSI < - SC 234 064 3.666 *** Có ý nghĩa thống kê

Có ý nghĩa thống kê (mức 90%)

KSO < - SC 184 062 2.966 003 Có ý nghĩa thống kê Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bởi AMOS 22

Bảng trọng số chưa chuẩn hóa (Bảng 3.21) cho thấy các nhân tố ICTs, TOP,

RW (không có ý nghĩa thống kê), nhân tố RW không có ý nghĩa thống kê với KSO nhưng tác động tới KSI có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 90% vì P-value 0.055 < 0.1.

Mô hình điều chỉnh trên có thể nói là phù hợp với dữ liệu thị trường vì Chi- square = 2.479 ( 0.8); RMSEA = 0.058 (< 0.08).

Ta thấy nhân tố OC có ảnh hưởng tới KSO và KSI (có P = 0.000 < 0.05); Nhân tố SC có ảnh hưởng tới KSO và KSI (có lần lượt P = 0.000 và P 0 0.003 đều < 0.05); Nhân tố RW có ảnh hưởng tới KSI mức thống kê có độ tin cậy 90% (có P = 0.055 0.05) thì mô hình bất biến sẽ được chọn (có bậc tự do cao hơn) Ngược lại, nếu sự khác biệt Chi-square là có ý nghĩa giữa hai mô hình (P- value < 0.05) thì chọn mô hình khả biến (có độ tương thích cao hơn) (Thọ và Trang,2008).

Hình 3.8 Mô hình phân tích cấu trúc đa nhóm khi có các biến kiểm soát dạng chuẩn hóa

Bảng 3.23 Phân tích tổng thể các nhân tố nhân khẩu học

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bởi AMOS 22

Bảng phân tích tổng thể các nhân tố nhân khẩu học (Bảng 3.24) cho ta thấy các nhóm chuyên môn (Chuyenmon), độ tuổi (DoTuoi), thâm niên công tác (Thamnien), giới tính (Gioitinh) có ý nghĩa thống kê (P < 0.05) Theo đó, tác giả sẽ tiến hành phân tích cấu trúc đa nhóm theo các nhân tố này.

3.3.2.1 Phân tích cấu trúc đa nhóm theo giới tính

Biến nhân khẩu học giới tính được chia thành hai nhóm gồm nhóm giảng viên nam và nhóm giảng viên nữ Mục đích của phần này nhằm khảo sát việc chia sẻ tri thức giữa giảng viên nam và giảng viên nữ có sự khác biệt hay không? Tác giả lần lượt chạy mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) của hai mô hình (mô hình bất biến và mô hình khả biến).

Bảng 3.24 Sự khác biệt giữa hai mô hình theo giới tính

Mô hình Chi-square df GFI CFI TLI RMSEA

Chidist(Delta(Chi-square)/df) 0.115940695

Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra của tác giả

Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) cho mô hình khả biến và bất biến được trình bày trong Hình 3.8 và Hình 3.9 Kết quả đó chứng tỏ cả hai mô hình bất biến và khả biến đều phù hợp với dữ liệu khảo sát Trong khi đó Bảng 3.25 trình bày sự khác biệt giữa hai mô hình theo giới tính.

Hình 3.9 Mô hình khả biến chuẩn hóa trong phân tích đa nhóm theo giới tính

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả.

Hình 3.10 Mô hình bất biến chuẩn hóa trong phân tích đa nhóm theo giới tính

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả.

Kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt giữa mô hình bất biến và mô hình khả biến là không có ý nghĩa thống kê (P-value = 0.115940695 > 0.05) Vì vậy, chấp nhận giả thuyết H0 và bác bỏ giả thuyết H1 Hay nói cách khác, mô hình bất biến được chọn và có thể kết luận rằng giữa nhóm giảng viên nam và nhóm giảng viên nữ không có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới quá trình thu nhận tri thức (KSI) và quá trình truyền đạt tri thức (KSO). Để kết luận sự khác biệt giữa nhóm nam và nhóm nữ trong việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới chia sẻ tri thức, tác giả trình bày bảng các trọng số trong mô hình bất biến giữa nhóm nam và nhóm nữ trong Bảng 3.26 và Bảng 3.27 (các bảng này chỉ thể hiện các giá trị P < 0.05, còn các giá trị P > 0.05 không thể hiện vì không có ý nghĩa thống kê).

Bảng 3.25 Các trọng số chưa chuẩn hóa trong mô hình cấu trúc bất biến của nam

Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra của tác giả

Bảng 3.26 Các trọng số chưa chuẩn hóa trong mô hình cấu trúc bất biến của nữ

Nguồn: Số liệu tính toán từ điều tra của tác giả 3.3.2.2 Phân tích cấu trúc đa nhóm theo độ tuổi

Biến nhân khẩu học độ tuổi ban đầu được chia thành 04 nhóm gồm:

- Nhóm có độ tuổi dưới 30 tuổi

- Nhóm có độ tuổi từ 30 đến dưới 40 tuổi

- Nhóm có độ tuổi từ 40 đến dưới 50 tuổi

- Nhóm có độ tuổi trên 50 tuổi

Tuy nhiên, khi đưa vào phân tích số liệu, hai nhóm gồm “Nhóm có độ tuổi dưới

30 tuổi” và “Nhóm có độ tuổi trên 50 tuổi” không có đủ lượng mẫu cần thiết để phân tích (

Ngày đăng: 21/12/2022, 18:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Al‐Alawi, A.I., Al‐Marzooqi, N.Y. and Mohammed, Y.F. (2007),‘Organizational culture and knowledge sharing: critical success factors’, Journal of Knowledge Management, Vol. 11 No. 2, pp. 22‐42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journalof Knowledge Management
Tác giả: Al‐Alawi, A.I., Al‐Marzooqi, N.Y. and Mohammed, Y.F
Năm: 2007
3. Alavi, M., and Leidner, D. E. (2001), ‘Knowledge management and knowledge management systems: conceptual foundations and research issues’, MIS Quarterly, Vol. 25 No. 1, pp. 107-136 Sách, tạp chí
Tiêu đề: MISQuarterly
Tác giả: Alavi, M., and Leidner, D. E
Năm: 2001
5. Ardichvili, A. (2003), ‘Motivation and barriers to participation in virtual knowledge-sharing communities of practice’, Journal of knowledge management, 7(1), 64-77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of knowledge management
Tác giả: Ardichvili, A
Năm: 2003
6. Bartol, K.M. and Locke, E.A. (2000), ‘Incentives and motivation”, in Rynes, S.and Gerhardt, B. (Eds)’, Compensation in Organization: Progress and Prospects, Lexington Press, San Francisco, CA, pp. 104‐47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Compensation in Organization: Progress and Prospects,Lexington Press, San Francisco
Tác giả: Bartol, K.M. and Locke, E.A
Năm: 2000
7. Bartol, K.M. and Srivastava, A. (2002), ‘Encouraging knowledge sharing: the role of organizational reward systems’, Journal of Leadership and Organizational Studies, Vol. 9 No. 1, pp. 64‐77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Leadership andOrganizational Studies
Tác giả: Bartol, K.M. and Srivastava, A
Năm: 2002
8. Baskarada, S., and Koronios, A. (2013), ‘Data, information, knowledge, wisdom (DIKW): a semiotic theoretical and empirical exploration of the hierarchy and its quality dimension’, Australasian Journal of Information Systems, 18(1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Australasian Journal of Information Systems
Tác giả: Baskarada, S., and Koronios, A
Năm: 2013
10. Bock, G.-W. and Kim, Y.-G. (2001), ‘Breaking the myths of rewards: an exploratory study of attitudes about knowledge sharing’, PACIS 2001 Proceedings, pp. 1112-1125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PACIS 2001Proceedings
Tác giả: Bock, G.-W. and Kim, Y.-G
Năm: 2001
11. Bock, G.W., Zmud, R.W., Kim, Y.G. and Lee, J.N. (2005), ‘Behavioral intention formation in knowledge sharing: examining the roles of extrinsic motivators, social-psychological forces, and organizational climate’, MIS Quarterly, Vol. 29 No. 1, pp. 87-111 Sách, tạp chí
Tiêu đề: MIS Quarterly
Tác giả: Bock, G.W., Zmud, R.W., Kim, Y.G. and Lee, J.N
Năm: 2005
12. Bontis, N., Bart, C., Sáenz, J., Aramburu, N. and Rivera, O. (2009), ‘Knowledge sharing and innovation performance: a comparison between high-tech and low- tech companies’, Journal of Intellectual Capital, Vol. 10 No. 1, pp. 22-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Intellectual Capital
Tác giả: Bontis, N., Bart, C., Sáenz, J., Aramburu, N. and Rivera, O
Năm: 2009
13. Bouthillier, F., and Shearer, K. (2002), ‘Understanding knowledge management and information management: the need for an empirical perspective’, Information research, 8(1), 8-1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Informationresearch
Tác giả: Bouthillier, F., and Shearer, K
Năm: 2002
14. Bùi Thị Thanh (2014), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên trong các trường đại học’, Tạp chí Kinh tế &amp; Phát triển, tháng 1/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kinh tế & Phát triển
Tác giả: Bùi Thị Thanh
Năm: 2014
15. Bulan, S. J., and Sensuse, D. I. (2013), ‘Knowledge Sharing Model Among Academic Staffs in Universities’, Jurnal Sistem Informasi, 8(2), 133-139 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Jurnal Sistem Informasi
Tác giả: Bulan, S. J., and Sensuse, D. I
Năm: 2013
16. Cabrera, E.F. and Cabrera, A. (2005), ‘Fostering knowledge sharing through people management practices’, International Journal of Human Resource Management, Vol. 16 No. 5, pp. 720‐35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Human ResourceManagement
Tác giả: Cabrera, E.F. and Cabrera, A
Năm: 2005
17. Cameron, K.S. and Quinn, R.E. (1999), ‘Diagnosing and Changing Organizational Culture Based on the Competing Values Framework’, Addison‐Wesley, Reading, MA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Addison‐
Tác giả: Cameron, K.S. and Quinn, R.E
Năm: 1999
18. Chatman, J.A. (1991), ‘Matching people and organization: selection and socialization in public accounting firms’, Administrative Science Quarterly, Vol.36 No. 3, pp. 459‐84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Administrative Science Quarterly
Tác giả: Chatman, J.A
Năm: 1991
20. Chee‐Yang Fong, Keng‐Boon Ooi, Boon‐In Tan, Voon‐Hsien Lee, Alain Yee‐Loong Chong. (2011), ‘HRM practices and knowledge sharing: an empirical study’, International Journal of Manpower, Vol. 32 Issue: 5/6, pp.704- 723 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Manpower
Tác giả: Chee‐Yang Fong, Keng‐Boon Ooi, Boon‐In Tan, Voon‐Hsien Lee, Alain Yee‐Loong Chong
Năm: 2011
21. Chen, M.-Y., Huang, M.-J. and Cheng, Y.-C. (2009), ‘Measuring knowledge management performance using a competitive perspective: an empirical study’, Expert Systems with Applications, Vol. 36 No. 4, pp. 8449-8459 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Expert Systems with Applications
Tác giả: Chen, M.-Y., Huang, M.-J. and Cheng, Y.-C
Năm: 2009
22. Chi, L. and Holsapple, C.W. (2005), ‘Understanding computer-mediated interorganizational collaboration: a model and framework’, Journal of Knowledge Management, Vol. 9 No. 1, pp. 53-75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal ofKnowledge Management
Tác giả: Chi, L. and Holsapple, C.W
Năm: 2005
107. Nguyễn Phan Như Ngọc (2018), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ tri thức của nhân viên trong ngành công nghệ thông tin’, Truy cập ngày 18/12/2018, http://fe.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/fe/ Link
144. Trần Thị Mến và cộng sự (2018), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên Ngân hàng BIDV – Bình Dương’, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh- Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w