Kháng sinh và sứckhỏe
của bé
– Bất cứ cha mẹ nào khi chứng kiến cảnh con ho, chảy mũi, nôn trớ do
ho nhiều cũng đau lòng và mong con mình nhanh chóng khỏi bệnh. Chỉ
vì thương con “sai cách”, nhiều ông bố bà mẹ đã không ngần ngại chạy
ra hiệu thuốc tây kể bệnh để dược sĩ bán về cho con uống mà không hề
nghĩ đến tác dụng phụ củakhángsinh lên con trẻ.
Khi phụ huynh đưa con đến khám tại các phòng mạch tư, cũng không ít
những trường hợp các bé chỉ bị ho – sổ mũi hay viêm đường hô hấp nhẹ
nhưng bác sĩ muốn cho bệnh nhân mau khỏe đã kê cho bé những toa thuốc
kháng sinh liều cao dạng tiêm hoặc uống mà đôi khi thể trạng và cân nặng
của bé không đủ để đáp ứng.
Nên cẩn thận với tất cả những loại thuốc cho trẻ dùng. Ảnh: Inmagine
Hậu quả của việc lạm dụng khángsinh
Loạn khuẩn đường ruột:
Khi trẻ em hoặc kể cả người lớn uống nhiều khángsinh trong một thời gian
dài sẽ làm cho đường tiêu hóa bị rối loạn vi khuẩn, tình trạng này đưa đến
hai trường hợp: tiêu chảy hoặc táo bón. Rất nhiều các bé sau một thời gian bị
viêm phổi, viêm phế quản hoặc ho lại mắc thêm bệnh suy dinh dưỡng do
kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi ở đường tiêu hóa của trẻ, gây rối
loạn tiêu hóa, không hấp thu được chất dinh dưỡng.
Trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa sau khi dùng kháng sinh, đa số các
phụ huynh thường tự điều trị tiêu chảy cho trẻ bằng các loại men tiêu hóa
như Antibio, Lactomin plus, Lacta fort… mà không chú ý đến việc dùng các
loại men này, qua một thời gian dài các bé sẽ bị lệ thuộc vào thuốc, có thuốc
mới có thể hấp thu được thức ăn.
Bên cạnh đó, đối với các trường hợp bé bị táo bón do kháng sinh, các bà mẹ
không đưa đi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để điều trị mà tự thụt hậu môn cho
con bằng mật ong, vaserline hay các loại thuốc có bán sẵn ở các nhà. Khi trẻ
không thể tự đi tiêu mà phải dùng các dụng cụ bên ngoài tác động vào, qua
một thời gian cơ vòng và nhu động ruột của trẻ sẽ mất đi phản xạ buồn đi
tiêu. Trẻ sẽ phải phụ thuộc vào thuốc và dụng cụ thụt.
Đối với những trẻ bị bệnh do nhiễm khuẩn mới cần điều trị bằng kháng sinh.
Tuy nhiên, khi trẻ sốt thông thường do mọc răng hay thời tiết thay đổi… các
bà mẹ vẫn vô tư mua khángsinh ở tiệm thuốc tây về cho con uống. Việc này
đã đưa lại những hậu quả khá nghiêm trọng đối với sức khỏecủa trẻ và
không ít những trường hợp trẻ phải nhập viện cấp cứu.
Dị ứng
Dị ứng với khángsinh thường làm cho trẻ nổi mẩn đỏ khắp người, miệng
phù, chân tay mất cảm giác phải cấp cứu.
Ngộ độc
Một số trường hợp trẻ bị sốc phản vệ do dùng khángsinh rất dễ gây tử vong.
Nhiều trường hợp ngộ độc thuốc khángsinh gây có thể gây ra những tác hại
sau:
- Tiêu chảy, nôn mửa.
- Tổn thương chức năng gan, suy gan khi ngộc độc các loại khángsinh như
tetracyclin, rifampin, novobiocin, sulfonamide.
- Tổn thương chức năng thận, suy thận cấp khi ngộc độc các loại khángsinh
như cephalosporin, aminoglycoside, polymycin, sulfonamide.
- Rối loạn thần kinh, chóng mặt, rối loạn cảm giác da khi ngộ độc
aminoglycoside, viêm đa dây thần kinh đố khi ngộ độc isoniazide.
- Rối loạn các tế bào máu khi ngộ độc chloramphenicol, sulfonamide.
Lờn thuốc
Trẻ có thể trả bệnh trong một thời gian dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần phải
dùng kháng sinh, gây lờn thuốc và phải tăng liều. Lúc đó, thuốc chẳng
những không trị được bệnh mà còn tàn phá các vi khuẩn cộng sinh có lợi cho
cơ thể làm bé viêm miệng lưỡi, nổi nhiệt, rối loạn tiêu hóa và mắc một số
các bệnh khác.
Đối với những bệnh cảm cúm do siêu vi hoặc viêm mũi viêm họng chưa có
biến chứng, khángsinh không những không có tác dụng trị khỏi bệnh mà
còn gây kháng thuốc làm tình trạng trầm trọng hơn. Khángsinh làm giảm
sức đề khángcủa hệ tiêu hóa, làm cho các bé ăn uống kém và mắc các bệnh
tiêu hóa khác dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng.
Dùng thuốc khángsinh đúng cách
Trước tiên, khi thấy trẻ bị ho hoặc cảm sốt các bậc phụ huynh không nên tự
ý mua khángsinh ở tiệm thuốc tây về cho trẻ uống. Đối với các trường hợp
này, chỉ nên hạ sốt bằng các phương pháp tự nhiên như lau mát, mặc quần
áo thông thoáng dễ rút mồ hôi, cho trẻ uống nhiều nước. Các loại thuốc ho
được bào chế từ thảo dược an toàn cho trẻ có thể dùng trong trường hợp này.
Phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 9% để làm sạch mũi cho trẻ,
giúp cho đường hô hấp được thông thoáng.
Khi đưa trẻ đi khám bác sĩ và được chỉ định thuốc, phụ huynh cũng nên bình
tĩnh để hỏi chuyện với bác sĩ về toa thuốc của bé. “Trong toa này loại thuốc
nào là khángsinhvà loại nào không phải là kháng sinh?”. Trong trường hợp
bé đã từng dị ứng với thuốc nào hoặc với chất hóa học nào thì phụ huynh
cần ghi nhớ để trình bày lại, bác sĩ có thể lựa chọn một loại thuốc khác cùng
tác dụng nhưng không gây dị ứng cho trẻ.
Đối với những bệnh thật sự cần dùng kháng sinh, phụ huynh nên cho con
uống đầy đủ theo toa mà bác sĩ đã chỉ định: đúng liều lượng và thời gian.
Sau khi uống hết toa thuốc, phụ huynh cần đưa con đi tái khám đúng hẹn.
Không nên khi uống thuốc được vài ngày, thấy bé không còn đau họng nữa
phụ huynh tự động ngưng thuốc hoặc đến hẹn không tái khám. Bởi vì mặc
dù các biểu hiện như ho, sưng họng, sốt… trên cơ thể trẻ đã giảm những các
vi khuẩn vẫn còn, vì thế nên cho trẻ uống đủ liều và đủ thời gian đã được chỉ
định để tiêu diệt khuẩn để tránh cho bệnh tái phát và trẻ phải sử dụng thêm
nhiều lần thuốc khángsinh về sau.
.
Kháng sinh và sức khỏe
của bé
– Bất cứ cha mẹ nào khi chứng kiến cảnh con ho, chảy mũi, nôn trớ do
ho nhiều cũng đau lòng và mong con mình. chứng, kháng sinh không những không có tác dụng trị khỏi bệnh mà
còn gây kháng thuốc làm tình trạng trầm trọng hơn. Kháng sinh làm giảm
sức đề kháng của