1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Giấc ngủ ngày và sức khoẻ của bé ppsx

5 157 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 150,22 KB

Nội dung

Trẻ nhỏ cần ngủ nhiều. (Ảnh minh họa). Giấc ngủ ngày và sức khoẻ của bé - Khi được 2 tuổi, bé bỗng trở nên khác lạ không muốn ngủ trưa nữa, hôm nào mệt quá thì lăn ra ngủ nhưng cũng có những hôm bé chơi suốt mà không buồn ngủ. Bạn tự hỏi: “Có nhất thiết phải cho bé ngủ trưa hay không? Hay là đến tuổi này bé không cần ngủ trưa nữa?” Bạn nghĩ: “Bây giờ bé có thể ngủ ít đi được rồi”. Trước đây bé ngủ hai lần ban ngày với thời gian thức cách nhau khoảng 3,5 tiếng. Khi được 1 tuổi rưỡi, bé chỉ ngủ 1 giấc ban ngày và thời gian thức kéo dài tới 4-5 tiếng. Đúng là sau 2 tuổi, bé năng động hơn. Thời gian của giấc ngủ ngày cũng rút xuống còn 2 tiếng. Đa số các bé ở độ tuổi này cần ngủ 12-13 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ tốt nhất là sau bữa trưa, từ 1-3 giờ. Bạn thắc mắc: “Tại sao phải ngủ trưa?” Giấc ngủ giúp cho trẻ phục hồi sức. Chính giấc ngủ trưa sẽ giúp cho trẻ nghỉ ngơi lấy lại sức sau khi đã chơi, đùa nghịch cả buổi sáng. Ngủ trưa cũng giúp bé lớn nhanh và hệ thần kinh được nghỉ ngơi. Cho dù giấc ngủ tối có dài bao nhiêu cũng không khôi phục được năng lượng trẻ hao tốn ban ngày. Giấc ngủ giúp trẻ phục hồi sức khỏe nhanh chóng. (Ảnh minh họa). Bạn cho rằng: “Cho trẻ chơi thỏa thích, khi mệt chúng sẽ lăn ra ngủ” Bạn nên thận trọng! Không bao giờ được “gác” giấc ngủ khi cần rồi ngủ bù sau đó. Nếu bạn chủ định lùi hoặc cắt hẳn giấc ngủ trưa của bé, sẽ có nguy cơ bé khó ngủ ban đêm, gặp ác mộng, mệt mỏi vào ngày hôm sau. Đồng hồ sinh học của bé không thay đổi cho dù bạn có đổi lịch sinh họat của gia đình thế nào đi chăng nữa. Nếu bé không ngủ ngày sẽ mệt mỏi vì vậy đến đêm bé càng khó ngủ hơn. Bạn nghĩ: “Bỏ ngủ trưa một hôm cũng chẳng sao”. Đúng vậy. Không cần lo lắng quá nếu một vài lần bé không ngủ trưa khi đi chơi xa chẳng hạn. Nhưng cần nhớ rằng trong thời điểm này, mọi sinh hoạt của bé cần được duy trì đều đặn. Nếu thường xuyên thay đổi, bé sẽ bị mất nhịp. Khi đã thành thói quen, bé sẽ tự nguyện đi ngủ khi đến giờ mà không phải ép buộc. Bạn luôn tâm niệm: “Chế độ hàng ngày là bất di bất dịch”. Cũng không nên quá cứng nhắc như thế. Có thể cho phép một số linh họat nhất định khi cần thiết. Nếu bé bỗng mệt, hãy cho bé đi ngủ ngay, bất kể lúc ấy là mấy giờ. Nếu bé đang say giấc nồng, hãy để bé ngủ đẫy giấc cho dù đã quá giờ ăn. Nếu bé năng động và ngoan, không quấy khóc, đi ngủ đúng giờ, ngủ sâu và thức dậy khỏe mạnh, bạn không có gì phải lo lắng vì mọi việc đều ổn. Bạn tự nhủ: “Sau bữa ăn bé quấy cho nên cũng chẳng cần ép ngủ”. Có thể ngay lúc đó thì không cần, nhưng bạn phải theo dõi bé. Nếu bé dụi mắt, mút ngón tay cái và trông hơI kích động, đó là lúc bé buồn ngủ rồi đấy. Bạn hãy nhẹ nhàng nhưng dứt khoát dỗ bé ngủ, mặc dù bé sẽ hơi khóc một chút, nhưng sẽ ngủ ngay. Nếu bé khóc và la hét lâu hơn 5 phút, bạn hãy cho bé chơi và ngủ sau. Những bé khóc nhiều sẽ khó ngủ hơn. Bạn tự an ủi: “Trong gia đình chẳng ai ngủ trưa cả”. Mặc dù vậy nhưng bé có thể sẽ khác cả nhà. Nếu anh trai hoặc bố không ngủ trưa, không có nghĩa bé cũng sẽ noi theo như vậy. Chỉ bỏ giấc ngủ trưa nếu bé ngủ hết sức khó khăn, kể cả khi có mẹ nằm cạnh, dậy sớm. Có thể kiểm tra bằng cách cho bé chơi cả ngày, nếu đến tối bé không quấy khóc thì có nghĩa bé không cần giấc ngủ trưa. Nếu bé quấy, hoặc bị kích động lúc gần chiều, có nghĩa là bé cần giấc ngủ trưa đấy. Bạn tự nhủ rằng: “Phải nghiệm khắc hơn như vậy bé sẽ ngủ ngoan”. Điều này không đúng. Giấc ngủ thường bị xáo trộn ở những bé quá nhạy cảm, hay quấy hoặc sợ ở một mình. Nếu chỉ ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần hé cửa phòng cho thoáng giúp bé an tâm ngủ yên giấc. Trường hợp bé lo sợ thật sự, bạn nên có mặt trong phòng ru bé ngủ. Mẹ cần nhớ • Trước hai tuổi, bé thường khó ngủ vì không muốn rời xa mẹ. Khi lớn hơn, lý do lại là yếu tố tâm lý hoặc sự khắt khe của người lớn. Bố mẹ hãy thường xuyên âu yếm, biểu lộ tình cảm cho bé yên giấc. • Khi giấc ngủ ngày bị xáo trộn, tuyệt đối không nên ép buộc trẻ. Ngay khi thấm mệt trẻ sẽ tự đồi đi ngủ. • Hãy cùng bé chơi đồ chơi nhẹ nhàng trước khi ngủ và tạo thành thói quen cho bé. Việc lau rửa cho bé cũng làm phần nào dịu đi căng thẳng và giúp bé thư giãn. Bạn hãy để đèn mờ, giảm bớt âm thanh và hãy nhắc bé nói thầm để “các bạn đồ chơi” không bị thức giấc. • Những phút chuẩn bị đi ngủ là lúc cần bày tỏ tình cảm với bé. Bạn hãy biến những phút giây đó trở nên dễ chịu cho cả hai. Bạn hãy vỗ về, xoa lưng bé, dùng giọng truyền cảm đọc cho bé nghe quyển sách yêu thích hoặc hát bài ru nhẹ nhàng. . cần ngủ nhiều. (Ảnh minh họa). Giấc ngủ ngày và sức khoẻ của bé - Khi được 2 tuổi, bé bỗng trở nên khác lạ không muốn ngủ trưa nữa, hôm nào mệt quá thì lăn ra ngủ nhưng cũng có những hôm bé. Nếu bé bỗng mệt, hãy cho bé đi ngủ ngay, bất kể lúc ấy là mấy giờ. Nếu bé đang say giấc nồng, hãy để bé ngủ đẫy giấc cho dù đã quá giờ ăn. Nếu bé năng động và ngoan, không quấy khóc, đi ngủ. chúng sẽ lăn ra ngủ Bạn nên thận trọng! Không bao giờ được “gác” giấc ngủ khi cần rồi ngủ bù sau đó. Nếu bạn chủ định lùi hoặc cắt hẳn giấc ngủ trưa của bé, sẽ có nguy cơ bé khó ngủ ban đêm,

Ngày đăng: 13/08/2014, 14:21