Khi con 3thángtuổi –
Tuần 2
10 tuần tuổi, con đã đủ lớn để bắt đầu tung hoành và cũng đủ lớn để
bắt đầu “bị” đưa vào khuôn khổ; con có thể háo hức đón nhận những
người, những điều mới lạ, nhưng cũng có thể ra sức chống cự đấy. Bố
mẹ hãy giúp con làm quen, và cũng nhớ “bảo vệ” chính mình nữa nhé!
Vận động nhịp nhàng
Tuy chưa phải một diễn viên múa nhưng từ bây giờ tay chân của bé đã có
thể phối hợp với nhau ăn ý lắm rồi đấy. Những động tác vụng về lúc mới
sinh giờ đây đã được thay thế bằng những cử động nhịp nhàng hơn, nhiều cử
động tròn hơn, đặc biệt khi bé quan sát mọi người.
Hãy cho con đủ không gian để bé có thể co duỗi tay chân thoải mái. Đặt một
cái chăn dưới sàn nhà cho bé nằm lên và để bé vận động, di chuyển tự do tùy
ý thích. Việc này giúp bé cứng cáp hơn và phát triển các cơ. Được nằm sấp,
bé sẽ bắt đầu đẩy hai chân – đó là bước đầu tiên trong quá trình học cách di
chuyển của con đấy.
Bé đã đủ lớn để "tung hoành", cũng đủ lớn để đi vào khuôn khổ. (Ảnh:
Inmagine)
Thói quen ngủ tốt
Cho dù bạn định cho con ngủ riêng trong cũi từ sớm hay ngủ chung giường
với bố mẹ thì cũng cần thiết lập một thói quen đi ngủ dễ chịu và đều đặn cho
con, có như thế, con sẽ chịu hợp tác với bạn hơn và ngủ đủ giấc. Bây giờ
không phải là quá sớm để bắt đầu đâu bạn nhé!
Để báo hiệu sắp đến giờ ngủ rồi, bạn có thể thực hiện một số “thủ tục” như
đung đưa bé, hát cho bé nghe, tắm, kể chuyện, cho bé ôm một món đồ yêu
thích hoặc bất cứ việc gì phù hợp. Khicon lớn hơn thì những thủ tục này
cũng có thể biến đổi một chút. Nhưng nhìn chung, có thể coi đây là một “thủ
tục” đáng yêu của gia đình đấy chứ.
“Chào bé, cô tên là…”
Ở giai đoạn này, bé có thể thích làm quen với cả em bé lẫn người lớn. Bạn
có thể thấy bé cười khi có người bước vào phòng hoặc chìa tay ra khi có ai
định ẵm bé.
Vậy nên đây là lúc thích hợp để cho con làm quen với những người mà bạn
dự định sẽ nhờ họ trông nom bé sau này. Mời họ đến nhà để họ tiếp xúc và
cùng chơi với bé. Sau đó bé có thể sẽ đến giai đoạn sợ người lạ, đến giới
thiệu thôi cũng rất khó khăn chứ chưa nói đến chuyện tiếp xúc hay chơi
cùng.
Hãy nhớ rằng mỗi bé mỗi tính, có bé dễ làm quen với người mới rất nhanh
nhưng cũng có bé nhút nhát hơn. Nếu con chưa chịu người lạ, bạn hãy kiên
nhẫn, ẵm bé lên vỗ về và để bé từ từ làm quen lại, có thể sẽ phải mất vài lần
như vậy. Khung cảnh xung quanh thân thuộc cũng giúp việc làm quen dễ
dàng hơn.
Cuộc sống của bạn: Đừng quên các biện pháp ngừa thai!
Bạn thắc mắc: Nếu đang cho con bú, tôi có thể có thai không? Trường hợp
sau khi sinh tôi vẫn chưa thấy kinh nguyệt lại trở lại thì có thể có thai
không?
Câu trả lời là có và có. Ngay cả khi bạn thỉnh thoảng mới quan hệ thì vẫn có
thể có thai. Theo dân gian thì cho con bú là một biện pháp ngừa thai nhưng
thực tế thì bạn đã bắt đầu rụng trứng trước khi thấy kinh nguyệt trở lại, và
bạn cũng không thể biết khi nào thì chuyện đó xảy ra. Vì vậy tốt nhất hãy sử
dụng các biện pháp tránh thai trừ khi bạn định sinh con năm một.
Bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn một vài biện pháp tránh thai sau khi cân nhắc một số
vấn đề sau:
Trước đây bạn dùng biện pháp tránh thai nào? Nếu bạn dùng màng
ngăn tinh trùng, hãy chắc chắn rằng bây giờ chiếc màng đó vẫn còn vừa với
bạn bởi sau khi sinh xong, cơ thể bạn có thể khác lúc trước.
Nếu bạn đã từng dùng các biện pháp tác động lên hormone (như
thuốc, miếng dán, vòng tránh thai) và bây giờ bạn đang cho con bú, bạn có
thể cần phải sử dụng một loại thuốc có công thức khác, chẳng hạn như các
loại thuốc chỉ có progesterone.
Bạn có muốn thử một biện pháp tránh thai mới không? Chẳng hạn
như vòng tránh thai (dạng chữ T) phù hợp với phụ nữ đã sinh con hơn phụ
nữ chưa sinh bao giờ.
Đừng chủ quan, đừng quên các biện pháp tránh thai! (Ảnh: Inmagine)
Bạn có định dùng bao cao su không? Bao cao su là một lựa chọn tốt
nhất cho các bà mẹ mới sinh con vì nó không ảnh hưởng đến sữa cho bé bú
và nó cũng dễ hơn việc phải nhớ mỗi ngày uống một viên thuốc tránh thai.
Hơn nữa, bao cao su cũng giúp chồng bạn có ý thức về việc tránh thai.
.
Khi con 3 tháng tuổi –
Tuần 2
10 tuần tuổi, con đã đủ lớn để bắt đầu tung hoành và cũng đủ lớn để
bắt đầu “bị” đưa vào khuôn khổ; con có thể. cho con ngủ riêng trong cũi từ sớm hay ngủ chung giường
với bố mẹ thì cũng cần thiết lập một thói quen đi ngủ dễ chịu và đều đặn cho
con, có như thế, con