Khi con6thángtuổi–
Tuần 2
23 tuần tuổi, bé yêu sẽ líu lo suốt ngày như một chú khướu nhỏ với
những âm tiết có thanh điệu dù là vẫn chưa có nghĩa, hãy luôn hưởng
ứng những câu chuyện bi ba bi bô này để khích lệ con học nói. Còn đối
với mẹ, giấc ngủ rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ và để bắt đầu lại
công việc sau thời gian nghỉ sinh.
Dùng tay khám phá
Giờ con đã biết chơi với cả hai bàn tay của mình rồi nhé - Ảnh: Inmagine
Khi bé khoảng 6thángtuổi (hoặc hơn), bé có thể điều khiển đôi tay để lôi
một món đồ nhỏ lại phía mình. Có thể bé chưa thực sự nắm lấy được món đồ
đó nhưng bé có thể kéo nó lại phía mình.
Bạn có thể giúp bé luyện tập kỹ năng này bằng cách để một món đồ chơi
trong tầm với của bé rồi chờ bé lấy món đồ về. Khoảng một vài tháng sau,
bé sẽ học cách lấy các món đồ to hơn và bắt đầu tập cách chuyền từ tay này
sang tay kia.
Bạn hãy cho bé một cái lục lạc hoặc một món đồ chơi nào đó để bé cầm
bằng một tay rồi giúp bé chuyền qua tay kia. Cứ thế, thay phiên chuyền từ
tay này sang tay kia và ngược lại.
Khi bé học được cách chuyền các đồ vật, một thế giới mới mở ra trước mắt
bé – bây giờ bé có đến hai tay để chơi cùng rồi!
Con khướu nhỏ
Bây giờ bé gần như nhìn thấy và nghe thấy thế giới giống bạn vậy. Kỹ năng
giao tiếp của bé cũng phát triển rất nhanh, bằng chứng là bé hò hét, phì bong
bóng, và giọng bé thay đổi lúc trầm lúc bổng. Những âm thanh bé phát ra
cho thấy thái độ và phản ứng của bé với các sự việc, ví dụ như bé cảm thấy
vui, hăng hái, thỏa mãn khi một vấn đề nào đó được giải quyết đúng ý bé.
Ở độ tuổi này, khoảng phân nửa các bé bi bô suốt cả ngày. Bé lặp đi lặp lại
một âm tiết, chẳng hạn như “ba,” “ma,” “ga,” hoặc những âm tiết kết hợp
bởi nguyên âm và phụ âm khác. Một số bé thậm chí còn nói được hai, ba âm
tiết.
Bé líu lo suốt ngày như một con khướu nhỏ - Ảnh: Inmagine
Bạn có thể khuyến khích bé nói bằng cách đáp lời bé và bày ra một trò chơi
với các âm thanh bé phát ra, ví dụ “Con cừu nó kêu baaa, con dê nó kêu
maaa. Hoặc nếu bạn nghe bé nói một từ vô nghĩa, đơn giản là hãy đáp lại bé
một cách nhiệt tình, chẳng hạn bạn có thể nói “Đúng rồi, đây là xe hơi! Con
nhìn xem xe hơi sơn màu đỏ đẹp chưa!” Bé sẽ rất vui khi được bạn khuyến
khích và tiếp tục nói chuyện với bé.
Bé cũng sẽ rất vui nếu bạn lắng nghe, tỏ ra hiểu hết và cảm thấy những điều
bé nói thật thú vị. Hãy thử làm một cuộc trò chuyện giữa hai mẹ con: Khi bé
nói bạn lắng nghe, sau đó hỏi bé một câu hỏi và chờ bé trả lời!
Cuộc sống của bạn: Đối phó với tình trạng thiếu ngủ
Mẹ cần ngủ đủ và sâu để khỏe mạnh và hạnh phúc – Ảnh: Inmagine
Nếu bạn bị thiếu ngủ triền miên thì ban ngày rất khó để tập trung làm việc.
Bạn bè hoặc những đồng nghiệp không phải “vật lộn” với con nhỏ thường
không hiểu những gì bạn đang phải trải qua. Bạn cần thực hiện đồng thời 3
điều dưới đây:
1. Cho bé ngủ nhiều hơn. Ở tuổi này, hầu hết các bé đã có thể ngủ nguyên
đêm (nghĩa là ngủ một giấc 5, 6 tiếng). Nếu bé không làm được như vậy, bạn
phải nghiên cứu một số phương pháp huấn luyện bé ngủ và chọn một
phương pháp phù hợp với hoàn cảnh của bạn. Đọc thêm các bài viết về các
vấn đề và giải pháp xung quanh giấc ngủ của bé.
2. Bạn cần ngủ nhiều hơn. Hãy thử một vài cách dưới đây:
Chợp mắt một chút vào giờ nghỉ trưa tại công ty hoặc nếu bạn ở nhà
thì vào lúc bé ngủ trưa.
Đơn giản hóa các công việc hàng ngày để bạn có thêm thời gian nghỉ
ngơi.
Đi ngủ sớm và để chồng bạn cho bé ngủ.
Mỗi ngày đều cố gắng đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
3. Chất lượng giấc ngủ là quan trọng. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn có
giấc ngủ ngon:
Nếu bạn khó ngủ hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem có được dùng các loại
thảo dược hoặc thuốc ngủ loại không cần kê toa không? Đôi khi ban đầu bạn
cần thuốc hỗ trợ để thiết lập đồng hồ sinh học cho cơ thể bạn.
Tạo một không gian ngủ đúng nghĩa là dành để ngủ. Đừng để các tài
liệu hoặc công cụ liên quan đến công việc trên giường (và tốt nhất là không
để trong phòng ngủ). Nệm giường phải thoải mái – nếu chiếc nệm của bạn
đã có tuổi thọ chín mười năm rồi thì cũng đã đến lúc nên thay cái khác mới
hơn, chắc chắn hơn. Điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ và âm thanh trong phòng
ngủ cho phù hợp. Nhìn chung, càng tối, càng mát và càng yên tĩnh chừng
nào thì càng dễ ngủ chừng đó.
Thư giãn trước khi ngủ để có thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ
sâu hơn. Các cách thư giãn gồm uống một ly sữa ấm, tập yoga, tập vài động
tác duỗi căng cơ, thư giãn cơ, hít thở sâu, tắm, và mát-xa.
Chăm sóc bản thân bằng những cách khác. Ăn các bữa chính giàu chất
dinh dưỡng và các bữa phụ nhẹ, tránh uống café vào buổi chiều tối, và tập
thể dục đều đặn. Cố gắng làm những việc khó và đòi hỏi nhiều sức lực vào
buổi sáng sớm và từ từ giảm lại vào gần cuối ngày.
.
Khi con 6 tháng tuổi –
Tuần 2
23 tuần tuổi, bé yêu sẽ líu lo suốt ngày như một chú khướu nhỏ với. khám phá
Giờ con đã biết chơi với cả hai bàn tay của mình rồi nhé - Ảnh: Inmagine
Khi bé khoảng 6 tháng tuổi (hoặc hơn), bé có thể điều khi n đôi tay