1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TRẠI DƯỠNG LÃO pot

14 243 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 207 KB

Nội dung

TRẠI DƯỠNG LÃO - ĐẠO HIẾU - CHỨC NĂNG LUẬN - QUÁ TRÌNH LUẬN gửi bởi skoalls » 04 Tháng 1 2009 02:30 Núi người già, trại dưỡng lão trong mối quan hệ với “đạo hiếu” dưới góc nhìn chức năng luận và quá trình luận I.LÝ LUẬN : A.CHỮ HIẾU : 1.Nhận định chung : Trong Hiếu kinh – Khổng Tử nói : “Cư tắc chí kỳ kính, dưỡng tắc chí kỳ lạc, bệnh tắc chí kì ưu, tang tắc chí kỳ ai, tế tắc chí kì nghiêm” • Sống chung với cha mẹ phải thành kính với cha mẹ. • Phải vui vẻ hết lòng phụng dưỡng. • Phải lo lắng thuốc thang và hết lòng chạy chữa cho cha mẹ khi đau ốm. • Cha mẹ qua đời phải vô cùng đau xót buồn đau , an táng cho cha mẹ phải. chu đáo. • Cúng tế cha mẹ phải thành khẩn, cung kính, trang nghiêm. Khổng Tử cũng từng nói “ ngày nay người ta cho rằng nuôi cha mẹ là có hiếu, nhưng đến chó ngựa người ta cũng nuôi, nếu không kính cha mẹ thì có gì khác nào ? Theo Lão Tử: “chúng ta được cha mẹ sinh ra ắt tự nhiên thân thiết với cha mẹ mình”. Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ tư tưởng Nho giáo của Trung Hoa, nên ít nhiều chữ đạo Hiếu cũng bắt nguồn từ đây. 2.Bản chất, ý nghĩa luân lý của hiếu đạo: Hiếu đạo là quan niệm và đặc điểm trung tâm của luân lý truyền thống Trung Hoa, cũng là cơ sở luân lý đầu tiên và đứng đầu các khái niệm cũng như chi phối một hệ thống tư tưởng về hiếu đạo ở Việt Nam. Tục ngữ có câu “ Trăm việc thiện, hiếu đứng đầu”. Ý nghĩa luân lý cơ bản nhất của hiếu đạo là chỉ “phụng dưỡng cha mẹ”, cũng có nghĩa là ý thức và hành vi của con cháu đối với cha mẹ.Xưa bao hàm : ái tâm, kính ý, trung đức, thuận hành hay trong Hiếu kinh Sĩ chương viết “ Lấy việc thờ cha đưa vào việc thờ mẹ, nên tình thương ngang nhau. Lấy việc thờ cha đưa vào thờ vua, nên kính trọng như nhau. Cho nên đối với mẹ thì thương yêu, đối với vua thì kính trọng như thương yêu và kính trọng cha mình. Do đó, lấy hiếu thờ vua là trung, lấy kính cư xử với các bậc trưởng thượng là thuận.” Trong bài luận này tôi chỉ xét trên khía cạnh “ hiếu đạo” với cha mẹ , như bản chất vốn có của nó. 3.Hệ thống quy phạm của hiếu đạo: • Dưỡng thân. (phụng dưỡng cha mẹ) • Tôn thân. (tôn kính cha mẹ) • Tuân thân. (noi theo cha mẹ) • Lễ thân. (Giữ lễ với cha mẹ) • Quang thân. (Làm vẻ vang cha mẹ) Hay : • Kính yêu song thân • Không làm trái ý cha mẹ • Tránh việc làm bất nghĩa • Đối sử với song thân phải có lễ giáo • Kế thừa sự nghiệp • Phát huy danh tiếng của cha mẹ • Nhớ nghĩ tình thương cha mẹ • Làm vui lòng cha mẹ • Đừng để cha mẹ lo buồn • Luôn ở cạnh cha mẹ • Phụng dưỡng cha mẹ • Lo giữ bản thân mình • Sinh con nối dõi tông đường • Dùng đủ lễ chôn cất cha mẹ • Dùng đủ lễ tế tự hàng năm B.ĐẶC ĐIỂM ĐƯƠNG ĐẠI CỦA VĂN HÓA HIẾU ĐẠO: 1. Vị trí của hiếu đạo trong xã hội đương đại : Trong xã hội truyền thống, đã từng có lúc hiếu đạo là nền móng của toàn bộ sinh họat chính trị, văn hóa và xã hội. Nhưng nó chỉ thích dụng trong thời kỳ gia tộc của xã hội nông nghiệp truyền thống, chứ không thích hợp với xã hội công thương hiện đại.Trong xã hội hiện đại, hiếu đạo chỉ là thái độ và hành vi của những người trong gia đình với nhau. Thái độ và hành vi tốt đẹp của con cái đối với cha mẹ. 2. Đặc điểm chủ đạo của văn hóa hiếu đạo đương đại : thực hiện mục tiêu xã hội “phải chăm sóc người già” . Theo công bố của liên hiệp quốc, nếu 60 tuổi trở lên được gọi là người già thì tình hình như sau: năm 1950 là 210 triệu, năm 1975 là 350 triệu, dự kiến tới năm 2025 sẽ là 1,12 tỷ. Với thực trạng đó, mỗi quốc gia sẽ có một cách riêng để “báo hiếu”. II.TRẠI DƯỠNG LÃO TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẠO HIẾU DƯỚI GÓC NHÌN CHỨC NĂNG LUẬN : - Có nên hay không nên đưa người già “vào trại dưỡng lão” Có lẽ đây là 1 trong số những chủ đề có nhiều ý kiến trái ngược nhất , mà mỗi ý kiến đó đều có căn cứ , lập luận đúng đắn . Theo thống kê ở trên thì ước tính đến năm 2025 sẽ có 1,12 tỷ người già từ 60 tuổi trở lên.So với dân số thế giới trong khoảng thời gian này từ 2tỷ tăng lên tới 11,2 tỷ , tăng gấp 5 lần.Tốc độ tăng trưởng của người già nhanh hơn tốc độ nhân khẩu tăng lên, từ con số 8,5% tăng lên 13,7%.Tại Trung Quốc hiện nay, người già ở thành phố hay nông thôn đều dựa vào dưỡng lão gia đình.Về mặt kinh tế, ở thành phố có một số người già không có thu nhập hoặc thu nhập thấp phải nhờ vào con cái chăm lo. Còn ở phương Tây, theo truyền thống và tập quán thì người già không được con cái nuôi dưỡng. Mỗi thế hệ chỉ lo cho thế hệ sau, còn thế hệ sau không chịu trách nhiệm với thế hệ trước, vì thế sự nghiệp dưỡng lão phát triển nhanh.Ở Việt Nam, người lớp trước có trách nhiệm với người lớp sau và ngược lại, hình thành tâm lý hai lớp người ỷ lại vào nhau “trẻ cậy cha, già cậy con” .Còn về vấn đề kinh tế và một số vấn đề khác khiến các trại dưỡng lão không phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém… CHƯƠNG 1 : 1.chức năng luận • Với xã hội : Khi những quỹ phúc lợi mở ra những trại dưỡng lão giành cho những người già vô gia cư,neo đơn… thì xã hội sẽ yên tâm và đồng cảm hơn với những số phận người cao tuổi gặp khó khăn ấy • Ý kiến chung : Nếu vào viện dưỡng lão, người già sẽ được sống trong không khí yên tĩnh và tự do. Họ không bị ảnh hưởng bởi không khí ồn ào, tất bật, căng thẳng của lớp người trẻ tuổi. Trên mạng điện tử của báo dân trí đã có ý kiến cho rằng : “Theo tôi thì sống trong các trung tâm dưỡng lão hoặc nhà riêng của mình là tốt nhất vì những lẽ sau đây: - Người già được sống trong không khí yên tĩnh, thanh bình, thân ái, đoàn kết và tự do. Họ không bị ảnh hưởng bởi không khí ồn ào, tất bật, khẩn trương, căng thẳng của lớp người trẻ tuổi đang phải đương đầu trong cuộc sống thường nhật. - Người trẻ tuổi sẽ được tự do làm các công việc mà họ yêu thích trong cuộc sống tại căn nhà của họ mà không ngại rằng mình làm phiền người cao tuổi. Họ có thể sống theo lối sống của họ và người già cũng sống theo cách riêng tại trung tâm dưỡng lão. Điều này giúp tránh được những mẫu thuẫn nảy sinh do hai thế hệ khác nhau chung sống trong cùng một mái nhà. - Người già thực sự được nghỉ ngơi một cách thoải mái cho đoạn cuối cuộc đời của mình mà không bị phiền toái bởi những công việc như chợ búa, cơm nước, trông các cháu nhỏ, dọn dẹp nhà cửa, đưa cháu đến trường và đón về nhà, dỗ các cháu khi chúng đánh cãi nhau, lo tắm giặt cho bọn trẻ Những công việc đó thật vô cùng vất vả. Việc này đáng ra là của những người trẻ tuổi đã có gia đình phải làm. Nhưng họ đi làm từ sáng đến tối mới về, không có thời gian chăm sóc con cái. Hơn thế, nhiều cậu ấm cô chiêu luôn tỏ ra bận rộn quá mức, mệt mỏi quá mức, cáu kỉnh, không thèm đụng chân đụng tay làm bất cứ việc gì sau khi từ cơ quan trở về nhà. Họ nghĩ rằng họ đã quá mệt rồi nên không còn làm gì được nữa, không hiểu rằng cha mẹ họ tuổi đã cao, sức đã yếu còn vất vả hơn nhiều lần với hàng núi việc không tên trong ngày. Đấy, vì thế cho nên người già nên sống tại trung tâm dưỡng lão là tốt hơn cả. Ngoài ra việc này còn có ý nghiã trong việc giáo dục và đào tạo những người trẻ tuổi phải tự rèn luyện mình, không thể ỷ lại, lười biếng, giả dối, họ phải tự chịu trách nhiệm về công việc và cuộc sống của riêng họ.” • Với bản thân người già : Bà Đ.T.T. năm nay 85 tuổi, ở trung tâm đã gần ba năm, kể: “Chính tôi quyết định nhờ các con gửi tôi vào đây. Con cháu đi làm cả ngày, mình chả biết trò chuyện với ai. Nơi này tôi thấy thoải mái hơn vì có bầu có bạn. Ở với các con, vật chất, tiện nghi không thiếu thứ gì. Nói thật đứa nào cũng rất quan tâm đến mẹ, nhưng đó chỉ là vào buổi tối khi chúng đi làm về, còn ban ngày tôi cứ thui thủi một mình trong căn nhà lớn. Người già nhu cầu tiện nghi không nhiều, cái tôi cần là trò chuyện, chia sẻ hằng ngày. Tôi hiểu các con tôi, hiếu thảo thì hiếu thảo đấy, nhưng chẳng lẽ mình lại kêu chúng bỏ việc ở nhà trò chuyện với mình!”. Ông B. (85 tuổi, vào trung tâm đã lâu) tâm sự rằng ông rất hiểu lòng những người con bận rộn của mình luôn đi làm xa nhà, nên quyết định vào “trung tâm báo hiếu” này để cuộc đời ông có thêm niềm vui cho những ngày còn lại. Và ông đã toại nguyện. Ông B. nói: “Báo hiếu cũng có năm bảy đường, không phải cứ ở bên cha mẹ suốt ngày để chăm sóc mới là hiếu thảo, miễn sao những đứa con vẫn mãi nặng lòng ơn nghĩa sinh thành”. • Với những người con : Chị T.M. - nhà ở Hưng Yên, con gái của bà X. 83 tuổi, vào đây hơn một năm - vào thăm mẹ, tâm sự: “Cũng chẳng đặng đừng tôi mới phải đưa mẹ vào đây, chứ người Việt mình trước đến nay vẫn quan niệm con cái phải tận tay chăm sóc bố mẹ mình ở nhà mới là hiếu thảo. Nhưng hai anh trai cả đi làm ăn xa, cả năm mới về thăm quê một lần. Vợ chồng tôi đi buôn theo xe hàng, con cái còn phải gửi người khác trông coi, có muốn cũng không lo lắng được cho mẹ. Nhưng bà ở nhà một mình bị ngã thì nguy hiểm lắm”. Chị M. cho biết khi đưa mẹ vào trung tâm, mỗi tháng phải tốn chi phí vài triệu đồng. Đối với cuộc sống chật vật của vợ chồng chị thì khoản chi này không đơn giản chút nào, nhưng không khổ tâm bằng việc phải nghe những lời dị nghị của làng xóm. Từ hồi đưa mẹ vào đây, người trong thôn cứ nói như mắng: “Vợ chồng con đó ăn ở tệ quá, ai đời lại đem mẹ vào bỏ ở viện dưỡng lão. Thế nào cũng bị trả báo”. Bà X. ngồi nghe chị M. kể chuyện mà tay cứ xoa đầu con như đứa trẻ mới lọt lòng. Bà bảo: “Lúc đầu nghe con bảo sẽ đưa mẹ vào trại dưỡng lão, tôi tủi thân lắm, cứ nghĩ chúng định bỏ mẹ đây. Nhưng khi vào đây tôi mới cảm thấy thương con nhiều hơn vì nó làm vậy cũng chỉ muốn tốt cho tôi. Kệ người ta, con ạ”. NHƯNG … Vâng, bất cứ cái gì cũng có tính hai mặt của nó, nếu chúng ta đã công nhận với nhau rằng “đưa các cụ vào trại dưỡng lão là nên làm” thì chúng ta cũng nên làm sao cho đúng cách, hợp lý. Đừng để những trường hợp đáng thương tâm cứ mãi tiễp diễn : (VietNamNet) - “Tại sao nó không cho tui gặp mặt. Dù sao tui cũng là mẹ ruột của nó, đã từng mang nặng đẻ đau ra nó”, bà P.T.T, một thành viên trại dưỡng lão Chánh Phú Hòa (TP.HCM), nghẹn ngào thổ lộ… Bà P.T.T sinh năm 1936, Hơn 20 năm bà đã không gặp lại hai đứa con ruột của mình – một gái, một trai – mặc dù bà vẫn biết nơi ở của chúng. Bà ly dị chồng năm 1973 do dùng tiền gia đình cho người khác mượn đi buôn cà phê rồi bị giựt, tiêu tán cả gia sản. Nghe lời khuyên của các cán sự trung tâm, bà viết thư liên lạc với người con gái. Con gái bà là một kỹ sư, làm việc tại một nhà máy lớn ở tỉnh Trà Vinh. Lại một lần nữa, con gái bà nghe lời bên nội, từ chối mẹ. Ông Phạm Đình Phú, cán sự của trung tâm, đích thân lên tận nhà máy – nơi con gái của bà đang làm việc – thì mới biết chị kỹ sư kia khai vào lý lịch là… “mẹ chết”!? Trong cuộc tiếp xúc với người của trung tâm, chị kỹ sư ấy kiên quyết không nhận mẹ, cho dù chỉ là một nắm tro tàn khi mẹ mất đi. Điều kiện để chị ta nhận mẹ mình đã thật sự gây “sốc” và bàng hoàng: “Chỉ khi nào bà ấy quỳ xuống xin lỗi tôi”!!! Bà Năm Trầu có một đứa con trai, con bà là đương kim tổng giám đốc của một công ty lớn. Vì mâu thuẫn với con trai, bà đã bỏ nhà đi lang thang lượm bọc kiếm sống và sau đó lên trãi dưỡng lão Chánh Phú Hòa. Bà vô trung tâm đã hơn 20 năm rồi, vậy mà đứa con trai vẫn không đoái hoài đến người mẹ ruột… Hay tại trại dưỡng lão Từ Liêm ( Hà Nội ) biết bao nhiêu cảnh đời éo le, các cụ “được” con cái đưa vào đây rồi phó mặc cho trung tâm. Những đứa con không cần biết bố mẹ mình ra sao? Ăn uống thế nào? Cũng không quan tâm đến những đêm họ nhớ con cháu đến quay quắt chỉ biết úp mặt vào tường mà khóc. Dịp giáp tết, có một đợt trường tôi đến thăm các cụ, nhiều cụ vui vẻ ra mặt … tíu tít vào ra kể lể vì các cụ sắp được con cháu đón về ăn tết. Nhưng cũng không ít các cụ buồn so, tự tách mình ra tập thể lặng người một góc. Có cụ còn hỏi đi hỏi lại mãi “con ơi, hôm nay là bao nhiêu âm rồi nhỉ” … rồi để khi nhận được câu trả lời “ 24 rồi cụ ạ” … gương mặt cụ như trùng xuống càng hằn lên vết hằn năm tháng. … Họ - những người già - không còn cách chọn lựa nào khác, khi mái ấm gia đình không còn êm ấm. Cuộc sống đẩy con cháu họ vào vòng đua, họ không chịu nổi cái cảm giác bị bỏ quên giống như người ta bỏ quên một món đồ nào đó đã lâu không thèm dùng đến… Nhưng làm thế nào đây ? Người Việt có tâm lý thích con đàn, cháu đống, quan niệm cuộc sống phải phồn thịnh, sinh sôi nảy nở, rồi quan tâm chăm sóc lẫn nhau, nhất là khi gặp khó khăn, ốm yếu, đói nghèo, đoàn kết tương trợ nhau Do đó, tâm lý người Việt khác hẳn với các nước phương Tây - Khi con cháu muốn gửi các cụ vào viện dưỡng lão, cần cân nhắc và hỏi ý kiến các cụ. Dù được chăm sóc ân cần đến đâu thì cũng không thể như ở nhà được Phải vào viện dưỡng lão đối với các cụ già có lẽ là chọn lựa cuối cùng, vì ở Việt Nam ta các cụ cao tuổi luôn muốn sống gần gũi con cháu, mong hưởng yên vui lúc tuổi già. Khi con cháu muốn gửi các cụ vào viện dưỡng lão, cần cân nhắc và hỏi ý kiến các cụ. Đôi khi phải đoán biết trước nhu cầu của các cụ để không làm các cụ buồn, vì dù được chăm sóc ân cần đến đâu thì cũng không thể như ở nhà được. Có thể các cụ đồng ý nhưng vì con cháu chứ không hề muốn. Nhất là với các cụ ở quê có nhà cửa, bà con lối xóm thân quen, có cháu con ở gần thì không nên đưa lên thành phố rồi gửi vào các viện dưỡng lão. Các cụ không còn trẻ, không còn sức khoẻ để bắt đầu làm quen với môi trường sống mới xa lạ và hụt hẫng như vậy. Chiếc taxi bóng lộn với các cụ không thể thân quen bằng con trâu, cái cày. - Khi “trao” các cụ cho các trung tâm, không phải là đã hết trách nhiệm và cứ đóng tiền đều đều hàng tháng thì gọi là báo hiếu. Các cụ vẫn có nhu cầu được con cháu quan tâm, được về nhà sum vầy trong ngày cuối tuần hay dịp lễ tết. Đau đớn làm sao khi những ngày cả nước vui vẻ mà các cụ vẫn cứ phải sống lầm lũi buồn tủi … - Xã hội thì cố gắng để tạo dựng được những trại dưỡng lão thật tốt. – Dân trí : “Tôi thấy người già ở các nước phương Tây họ không sống cùng con cháu mà luôn sống riêng biệt ở nhà riêng của họ. Hoặc họ bán nhà của mình đi và mua một căn hộ nhỏ hơn, để giành tiền chi phí cho cuộc sống cuối đời trong trung tâm dưỡng lão. Phải nói rằng các trung tâm dưỡng lão của họ rất đẹp, rất thanh bình, yên ả, sạch sẽ, dịch vụ phục vụ đầy tình người và vô cùng chu đáo. Hầu hết họ rất vui vẻ và hạnh phúc. Họ sống với nhau như một gia đình lớn. Tôi đã đến thăm những trung tâm như vậy ở New Zealand. Tôi thấy thật là tuyệt vời. Sống ở các trung tâm đó trong thời gian còn lại của cuộc đời khi về già thì thật là tuyệt vời. Ở Việt Nam ta thì việc này không phổ biến do truyền thống văn hoá, do quan niệm về cuộc sống của người Việt từ xa xưa, quan niệm về đạo đức, tình cảm, sự gắn bó, lương tâm, trách nhiệm, dư luận xã hội Nhưng cực chẳng đã, phải đưa cha mẹ mình vào trại dưỡng lão thì hãy để các cụ sống thật vui vẻ và hạnh phúc. Re: TRẠI DƯỠNG LÃO - ĐẠO HIẾU - CHỨC NĂNG LUẬN - QUÁ TRÌNH LUẬN gửi bởi skoalls » 04 Tháng 1 2009 03:37 MỒI MỘT CHÚT CHO PHẦN 2 GÂY TÒ MÒ TRƯỚC : “Ngày xửa ngày xưa, khi Nhật Bản chưa phải là 1 nước thống nhất, đất đai bị chia cắt thành nhìu vùng nhỏ, mỗi vùng đặt dưới sự điều khiển của 1 lãnh chúa đầy uy quyền. Lúc bấy h, tại 1 vùng nhỏ nghèo đói, vị lãnh chúa ở đó đã đề ra 1 luật lệ vô cùng tàn ác. Luật đó qui định rằng, all mọi người từ 60 tuổi trở lên đều bị mang vào núi và ở đó cho đến chết. Sở dĩ là do họ đã quá già, ko thể gách vác công việc được nữa. Hình phạt cho những gia đình nào ko chấp hành luật này cũng vô cùng nghiêm khắc thế nên ko nhà nào dám vi phạm. Và ngọn núi đó được call là núi Người Già. Trong vùng có gia đình nọ gồm 1 người đàn bà và cậu con trai. Mặc dù rất nghèo và ko hề có bà con thân thích nào khác nhưng hai mẹ con lại có cuộc sống vui vẻ đạm bạc. Cậu con trai vô cùng hiếu thảo với mẹ và chỉ mong được sống mãi bên cạnh để chăm sóc cho bà lúc tuổi già. Thế nhưng chàng cũng biết rằng điều ấy là ko thể được. Năm tháng trôi qua, đến khi mẹ gần đúng thọ 60 thì chàng càng lo lắng hơn. Vào tuối cuối cùng của năm thứ 59 của mẹ, chàng nói: - Mẹ ơi, xin mẹ đừng lên núi Người Già vào ngày mai !!!! Người mẹ mỉm cười hiền hậu và lắc đầu: - Không được đâu con ạ ! Lãnh chúa sẽ ko tha cho cả con nếu mẹ ko thi hành theo luật. Con đừng buồn mà hãy tiếp tục vui vẻ sống, rồi chúng ta sẽ gặp lại nhau vào 1 ngày nào đó trên thiên đàng thôi !! Những lời lẽ can đảm của bà chỉ làm cho chàng trai thêm buồn hơn. Đêm đó, chàng ko sao ngủ được. Chàng trăn trở và mong cho ngày mai đừng đến. Nhưng chuyện j đến cũng phải đến. Khi trời còn chưa sáng, bà mẹ đã thức dậy: - Chúng ta đi ngay bây h thôi con, đường xa và con còn phải quay về làm việc. Đau buồn khôn tả, chàng trai miễn cưỡng đi lấy cái gùi, rồi đặt mẹ vào trong, cõng bà lên núi. Mẹ ko nặng nhưng chân chàng như đeo đá, mãi đến đầu chiều, họ mới đi hết ½ đường. Trong đầu chàng trai đầy ắp những kĩ niệm về khoảng thời gian sống cùng mẹ, được mẹ chăm sóc. Chàng đưa tay lau nước mắt và bỗng nhận ra với mỗi bước chân của chàng đều kèm theo 1 tiếng “rắc” nhỏ sau lưng. Chàng way đầu lại thì thấy mẹ đang bẻ những cành cây nhỏ và vứt lại phía sau. - Mẹ đang làm j thế? – chàng hỏi - Mẹ làm vậy để con ko lạc đường khi trở về con trai ạ! Lúc này chàng trai bật khóc nức nở, mẹ lúc nào cũng wan tâm đến chàng. Chàng trai khóc đến nổi ko thể nào bước thêm. - Để mẹ ở đây là được rồi con ạ! – Bà nói dịu dàng và trải tấm nệm rơm ra đất. - Giờ thì con về nhà đi, trời cũng sắp tối rồi !! - Mẹ, mẹ ơi… - chàng trai chỉ biết khóc, và nắm chặt hai tay mẹ. Nhưng rồi cuối cùng chàng cũng phải nghe theo lời mẹ mà trở về. Trên đường đi thì bất ngờ trời đổ tuyết, chàng trai càng thương mẹ hơn: - Trời lạnh như vậy, mẹ lại chỉ 1 mình …. một vài hình ảnh : skoalls Sinh Viên Bài viết: 176 Ngày tham gia: 02 Tháng 10 2007 18:21 Đến từ: HÃ Ná»™i Giới tính: • Website • Tài khoản Yahoo Đầu trang Re: TRẠI DƯỠNG LÃO - ĐẠO HIẾU - CHỨC NĂNG LUẬN - QUÁ TRÌNH LUẬN gửi bởi skoalls » 11 Tháng 1 2009 20:31 mọi người cùng tớ thảo luận được không ? không có sự hỗ trợ của mọi người tớ sẽ không hoàn thiện được bài viết này please!!! vậy để thuận lợi hơn tớ xin đưa ra 1 vài câu hỏi nhé 1. Mọi người nghĩ sao về việc đưa bố mẹ , ông bà mình vào các "trại dưỡng lão" 2. Mọi người thấy thế nào khi sau này mình bị đưa vào " trại dưỡng lão " 3. Các bạn hãy đóng góp thêm về "tính giá trị" cho trại dưỡng lão nhé Vì hầu hết mọi người phương đông đều cho rằng trại dưỡng lão là không hợp lý , đưa bố mẹ vào đó là bất hiếu , nên tớ muốn tìm hiểu hơn về một khía cạnh ngược lại vậy trại dưỡng lão sẽ đem lại cho tất cả chúng ta cái gì ? ^^ mọi người giúp tớ chứ ? Yêu lắm Hà Nội ơi ! skoalls Sinh Viên Bài viết: 176 Ngày tham gia: 02 Tháng 10 2007 18:21 Đến từ: HÃ Ná»™i Giới tính: • Website • Tài khoản Yahoo Đầu trang Re: TRẠI DƯỠNG LÃO - ĐẠO HIẾU - CHỨC NĂNG LUẬN - QUÁ TRÌNH LUẬN gửi bởi HCNandChocolate » 12 Tháng 1 2009 01:41 Vấn đề này hcnandchocolate cũng đã từng suy nghĩ đến vì có lần chính trong giờ học Giáo dục công dân, cô giáo cũng đặt ra những giá trị của việc đưa người già vào các viện dưỡng lão. Thực sự, ở Việt Nam hiện nay, đa số vẫn cho rằng việc đưa cha mẹ vào các viện dưỡng lão là một điều trái với đạo đức. Bản thân hcnandchocolate cũng không nghĩ là mình sẽ đưa ông bà, cha mẹ vào viện dưỡng lão. Nếu dựa vào việc người già sẽ cảm thấy thực sự nghỉ ngơi cho đến cuối cuộc đời để tán thành với việc đưa người già vào trại dưỡng lão thì cũng chưa hợp lý. Vì tâm lý ở lứa tuổi này vẫn muốn mình có đóng góp được cho gia đình và xã hội, nhiều người nếu không lo được cho con cháu sẽ cảm thấy khó chịu, bực tức vì mình bị xem như vô dụng. Nếu lấy lý do người trẻ cần làm việc của họ, cần sống theo lối sống của họ và như vậy sẽ hạn chế nảy sinh mâu thuẫn giữa các thế hệ, cũng không phải là lý do hợp lý. Mâu thuẫn giữa các thế hệ là điều không tránh khỏi, chẳng lẽ giải quyết mâu thuẫn bằng cách tách hoạt động của nhau ra. Theo hcnandchocolate nghĩ, trại dưỡng lão và việc đưa ông bà, cha mẹ vào trại dưỡng lão có thể mang giá trị ở chỗ họ có thể tìm được sự đồng cảm, chia sẻ, đoàn kết, thân ái trong môi trường trại dưỡng lão. Thử nghĩ đến việc mỗi ngày có những người bạn già cùng đánh cờ, tập dưỡng sinh, cùng bàn luận thời sự, chia sẻ những thú vui, sở thích chung , điều đó sẽ tạo niềm vui ở tuổi già. Hơn nữa, ở các trại dưỡng lão, sẽ có sự đầu tư các thiết bị y tế, hạn chế những rủi ro xảy đến với người già. Nhiều người vẫn xem việc này là vi phạm vào hệ thống các quy phạm đạo đức (như skoalls đã đề cập ở trên), nhưng nếu xem xét rằng, người già mong muốn tìm được người cùng cảnh ngộ để tâm sự, việc đưa họ vào các viện dưỡng lão cũng là cách làm vừa lòng, không làm trái ý cha mẹ. Vẫn phụng dưỡng cha mẹ nhưng bằng cách khác. Nghĩ sao nếu sau này bị đưa vào trại dưỡng lão ? Chưa nghĩ xa đến vậy. Nhưng nếu có, phải xem xét tình hình, thái độ của con cháu dành cho mình. Nếu thực sự đó là điều nên làm và mình sống trong môi trường đó cảm thấy thoải mái, sẽ chấp nhận. Hcnandchocolate thường nghĩ về mô hình một khu dưỡng lão kết hợp với một trại trẻ chẳng hạn. Như vậy, người già sẽ có thể san sẻ tình thương yêu của mình cho những đứa trẻ kém may mắn, cũng là một cách hòa nhập được với cộng đồng, giúp đỡ cho xã hội. Cuối ngày, người già được trở về với gia đình, gắn bó với gia đình. Tóm lại, họ có thể vừa đóng góp cho xã hội, vừa được sống trong sự yêu thương của gia đình đó chứ. Suy nghĩ chưa được nhiều, có thể còn nhiều ý kiến mới chỉ nhìn nhận một chiều. Hi vọng nhận được sự góp ý. Còn phải xem bạn skoalls nhìn nhận việc này dưới góc độ Quá trình luận nữa. Nhìn xa thì cuộc đời là hài kịch. Nhìn gần thì cuộc đời là bi kịch (Charlie Chaplin) HCNandChocolate Sinh Viên Bài viết: 27 Ngày tham gia: 27 Tháng 2 2008 13:17 Giới tính: Đầu trang Re: TRẠI DƯỠNG LÃO - ĐẠO HIẾU - CHỨC NĂNG LUẬN - QUÁ TRÌNH LUẬN gửi bởi giomat » 12 Tháng 1 2009 16:45 Bạn có xem phim U60 ko? nói về chủ đề này và do Bác Mạc Can đóng đấy?! Đọc nhé http://www1.laodong.com.vn/pls/bld/disp (40,139948) Tớ cứ nghĩ tết là họ được về tham nhà chứ?? Chẳng lẽ họ ko được về nhà luôn ah? "Trẻ con là tương lai chúng ta. Nhưng phía trước đường đời mỗi con người là tuổi già. " giomat Sinh Viên Bài viết: 60 Ngày tham gia: 26 Tháng 9 2007 16:41 Đến từ: VÄ©nh Long Giới tính: Đầu trang Re: TRẠI DƯỠNG LÃO - ĐẠO HIẾU - CHỨC NĂNG LUẬN - QUÁ TRÌNH LUẬN gửi bởi phuonghongxixon » 14 Tháng 1 2009 08:34 Hix! Ông ngoại tui vừa mới xuất viện, tui đang chăm ngoại nè, ngoại vừa mới ngủ. Ngoại năm nay đã 85 tuổi, nhưng bình thường ngoại vẫn khỏe lắm- tai vừa rồi bị tai nạn giao thông nhưng cũng may ngoại tui đi xe đạp- đội mũ bảo hiểm nên chỉ chấn thương sơ sơ thui!!! Không phải nãy giờ nói xàm đâu nha! Điều tui muốn nói ở đây là: khi các cụ đã lớn tuổi- nhu cầu được con cái chăm sóc và quan tâm là rất lớn, đặc biệt là những khi đau yếu rủi ro vì dù cho có cẩn thận thế nào thì bệnh tuổi già cũng là không tránh khỏi. Từ điều này mà suy ra cái nên và không nên của việc đưa ngoài già vào viện dưỡng lão thui. Chủ nhân cái topic này cũng nêu khá rõ chức năg của nó qua các dẫn chứng rùi. Nhưng về phần quá trình luận- hình như chưa có gì! tui nghĩ mãi cũng không ra! Theo tui bạn nên phân tích nó bằng tiến hóa luận thì sẽ rõ ràng hơn, đặc biệt là về qui mô và hình thức. HÃY CHO NHỮNG GÌ BẠN MUỐN NHẬN! phuonghongxixon Sinh Viên Bài viết: 71 Ngày tham gia: 23 Tháng 3 2008 08:34 Đến từ: GIA LAI Giới tính: Đầu trang Re: TRẠI DƯỠNG LÃO - ĐẠO HIẾU - CHỨC NĂNG LUẬN - QUÁ TRÌNH LUẬN gửi bởi skoalls » 16 Tháng 2 2009 23:24 [...]... trang Re: TRẠI DƯỠNG LÃO - ĐẠO HIẾU - CHỨC NĂNG LUẬN - QUÁ TRÌNH LUẬN gửi bởi quananh » 17 Tháng 4 2009 01:30 Một thực tế ở Việt Nam cho rằng việc đưa cha me vào trại dưỡng lão là bất hiếu Điều này là có Hồi nhỏ, vì lỡ lời nói với mẹ là: "sau này, con muốn mẹ vào ở viện dưỡng lão" Lập tức, tối đó, mẹ dọn 2 mâm Một là mâm cơm, hai là mâm mặt Mình khi đó vẫn chưa nhận thức hết vai trò của trại dưỡng lão nên... việc đưa cha mẹ vào trại dữơng lão chưa thể kết luận rằng họ "bất hiếu" được (dẫn chứng đã nêu ở trên nhé), đúng không? Cái đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu, khả năng, điều kiện, mong muốn CẢM ƠN BẠN! Yêu lắm Hà Nội ơi ! skoalls Sinh Viên Bài viết: 176 Ngày tham gia: 02 Tháng 10 2007 18:21 Đến từ: HÃ Ná»™i Giới tính: • Website • Tài khoản Yahoo Đầu trang Re: TRẠI DƯỠNG LÃO - ĐẠO HIẾU -... Tuy nhiên, có đi vào nơi đó, mới thấy những gì mẹ giận mình là không phải không có lí Những gì mà chúng ta được thấy qua phim ảnh (phim U60 - U70) là phản ánh chưa hoàn toàn đúng với sự thật Một trại dưỡng lão mà tôi đã có dịp tới thăm không có được những chất lượng dịch vụ cao đến thế Đa số người già tỏng đó là người già neo đơn, và họ đã phải tựa vào nhau mà sống Họ như những anh chị em một nhà Nhìn... nữa, học mãi, hộc máu!!!!!!! quananh Sinh Viên Bài viết: 97 Ngày tham gia: 06 Tháng 10 2008 13:20 Đến từ: Giengel, Bayern, Deustchland Giới tính: Quốc tịch: • Website • Tài khoản Yahoo Đầu trang Re: TRẠI DƯỠNG LÃO - ĐẠO HIẾU - CHỨC NĂNG LUẬN - QUÁ TRÌNH LUẬN gửi bởi skoalls » 17 Tháng 4 2009 20:46 quananh đã viết: Việc nhận xét vấn đề đọa hiếu ở đây cần phải thận trọng, không thể đánh đồng được Nên đặt...cảm ơn sự góp ý của các bạn có lẽ tớ vẫn chưa đánh "trúng" vào điểm cần khai thác nên sự trao đổi còn hạn chế ! Tớ cũng đã định đi sâu tìm hiểu "trại dưỡng lão" bằng nhiều con đường nhưng tự thấy kiến thức lý luận phân tích của mình còn quá mông lung chưa biết phải bắt đầu từ đâu và như thế nào nên còn "trì hoãn" Vấn đề HCN đưa ra tớ đã đề cập tới... chồng bà, những đứa trẻ xung quanh là con và cháu của bà Còn ở phương Đông kín đáo, chúng ta trọng những gì thiên về tình cảm, sống với nhau vì cái tình, cái nghĩa, nên việc đưa người già đến viện dưỡng lão được xem là một việc thất đức Nhưng trên thực tế, đúng là như thế Rất nhiều những trường hợp, con cháu bất hiếu, chỉ mong ông bà đến viện ở "cho rảnh nợ" Hiếm lắm những trường hợp muốn đưa người... chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra giá trị đạo lí hơn Ở nước ngoài, nếu một gia đình để cho người già ở nhà một mình, cảnh sát sẽ lập tức tới "gõ cửa" nhà đó ngay Và người già đó sẽ lập tức được đưa vào viện dưỡng lão ngay Vì lí do an sinh, người ta sẽ chấp nhận, ngay cả đương sự Nhưng đó là phương Tây, nền văn hóa của người ta trọng dương, hướng ngoại hơn là hướng nội Cho nên, tình cảm gia đình sẽ thay đổi tùy... bên nhau quananh có dịp được xem 1 bộ phim, câu chuyện là kí ức của 1 người phụ nữ đã "về chiều", bà đã quên mọi thứ ngay cả chồng và con cháu của mình, và ngay cả câu chuyện tình của bà Trong viện dưỡng lão nơi bà sống có một ông già làm nhà văn, một hôm đã đọc cho bà nghe quyển hồi kí về mối tình đầu đầy trắc trở nhưng kết thúc rất có hậu của ông Mỗi ngày, ông đọc cho bà ta nghe 1 đoạn Và cho đến . TRẠI DƯỠNG LÃO - ĐẠO HIẾU - CHỨC NĂNG LUẬN - QUÁ TRÌNH LUẬN gửi bởi skoalls » 04 Tháng 1 2009 02:30 Núi người già, trại dưỡng lão trong mối. hiếu”. II.TRẠI DƯỠNG LÃO TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI ĐẠO HIẾU DƯỚI GÓC NHÌN CHỨC NĂNG LUẬN : - Có nên hay không nên đưa người già “vào trại dưỡng lão Có lẽ

Ngày đăng: 23/03/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w